Đĩa vẽ nhị hùm có niên
đại thế kỉ 17, đường kính 28cm, vẽ đôi hùm với nét vẽ “lệt bệt”, mảng miếng, với sắc chàm tái đặc trưng trên đồ sứ xanh
trắng thế kỉ 15 – 17.
Theo truyền thống, hùm là chúa sơn
lâm, biểu trưng cho vua, cho giai cấp thống trị thời đó. Đây là đĩa dùng để
đựng mâm ngũ quả trong các gia đình tầng lớp quý tộc phong kiến trước kia.
Hiện vật có màu xanh trắng, nước men
bóng khỏe, nét chàm tái, có trôn mộc trơ cốt gốm, không được phủ men. Cốt sứ
được làm từ đất cao lanh, nung ở nhiệt độ 1300oC cho cốt gốm mỏng mà cứng chắc.
Điểm đặc biệt của cổ vật là sắc
“chàm tái” còn gọi là chàm xanh đen đặc trưng của đồ sứ TK 15–17. Cuối nhà Minh
đầu nhà Thanh, người Trung Hoa bắt đầu nhập nguyên liệu Chàm từ các nước đạo
Hồi về dùng để vẽ trên đố sứ.
Trong thời kì đầu, kỹ thuật pha chế
màu còn thô sơ, chưa tốt nên có màu chàm đen hay chàm tái, từ mà giới cổ vật
thường dùng. Phải từ thế kỉ 18 trở đi, kỹ thuật pha chế chàm tốt hơn nên màu
chàm có sắc xanh tươi hơn.
Đồ sứ thế kỉ 17
có 2 trường phái vẽ: Một là lối vẽ mãnh mẽ, đầy phóng khoáng hay còn gọi là lối
vẽ mảng miếng với nét vẽ “lệt bệt”. Hai là lối vẽ nhẹ nhàng, lả lơi, tơ tóc đến
từng chi tiết. Nhìn vào bức họa trên đĩa, bạn sẽ thấy nhiều nét vẽ lệt bệt,
nhiều mảng miếng ở phần đầu, ở đuôi và các tán cây rất rõ nét.
Bức tranh nhị hùm rất sống động, một
đực một cái đang vờn nhau dưới bóng cây tùng mang đậm văn hóa Trung Hoa. Tùng
biểu thị cho sự bền lâu và trường tồn. Hùm biểu thị cho vua chúa. Do đó, ý
nghĩa biểu trưng ở đây cầu mong sự trường tồn của một chế độ, cầu mong sự vững
chắc và hùng mạnh.
Vành ngoài đĩa được bọc bạc trắng
kín mép. Nhà sưu tầm này chia sẻ, ban đầu đĩa không được bọc nhưng do người sau
muốn bảo vệ, tránh va đập trong quá trình sử dụng nên bọc kim loại bên ngoài
như vậy.
Ôi! Thú chơi cổ vật có từ nghìn năm
trước đây, được coi là thú chơi đặc thù của tầng lớp quý tộc, tầng lớp trên
trong xã hội phong kiến xưa cho đến tận ngày nay. Ngoài yếu tố tiền bạc, người
chơi và sưu tầm cổ vật còn cần phải có kiến thức và thời gian trải nghiệm, tìm
hiểu nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét