Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

Ta trả cho em mười sáu tuổi

Ôm cuộc sống trong tay bên đời quá rộng.
Tuổi thần tiên yêu dấu dưới ngôi trường kia
    
Lớp toán đặc biệt (lớp 7) tỉnh Hải Dương, 1965 Yết Kiêu Gia Lộc.
    
Hàng ngồi, trước, từ phải.
Phạm Thị Hò (Hà)- TM; Hoàng Thị Nguyệt-TH; ?; Toán-CG; Nguyễn Thị Hợp- Hải Phòng); ?; Lượt; Trần Thị Tâm- KM; Phạm Kim Oanh- HD.
hàng giữa, từ phải.
Nghuyễn Văn Xược- KM; ?, tôi- Phạm Văn Thế (giải Ba tỉnh)- KT; Dương Xuân Thảnh- TM; ?; Nguyễn Hữu Cử- KM; Bùi Đăng Vũ- NG; ?; Nguyễn Đức Nghị- CL; ?. Năm 1965, tôi và Nghị được Bác Hồ khen tặng huy hiệu về thành tích học tập.
Hàng đứng, từ phải.
Thầy Trình; Đỏ- BG; Thụ- NS (giải Nhì tỉnh), học rất giỏi, vì thành phần không được học cấp 3; Thái Văn Hiếu- Hải Phòng (giải Nhất tỉnh); Phạm Trung Tấn- TH; Lê Trọng Hòa- Hà Nội; Đệ- Hải Phòng; ?; Nguyễn Hữu Ngà- TK, Nguyễn Văn Dăm- NG, Liệu- TK; ?; Thầy Phê; Thầy Hải.

 
Ta trả cho em mười sáu tuổi
Nơi đám mây như trang giấy học trò

Dòng mực biếc trôi xanh màu viễn xứ
Khung trời nào cũng nở mấy ngàn hoa
     
Lớp toán đặc biệt Hải Hưng, 10A (1966-1969).
học tại trường cấp 3 Tứ Kỳ, Hưng Yên có một lớp.
Ảnh 10A (1966-1969). Tính từ phải sang trái.
Hàng đầu. Tân, Thiện, Cô Nga, Oanh, Tâm, An, Cô Thọ, Mua, Cường.
Hàng giữa. Thầy Siêu, Thầy Bằng, Thầy Đảm, Thầy Liểu, Thầy Xuyến (thầy Bí thư đoàn trường),Thầy ,Thầy Bạch (thầy Hiệu trưởng), Thầy Khoái (thầy Chủ nhiệm), Thế, Hưng.
Đứng sau. Vũ, Thầy Dương, Thọ, Công, Cử, Huy, Hằng, Minh, Lập, Thầy Thanh, Hòa, Hồng, Mạnh, Quynh, Hiến.

Ta trả cho em mười sáu tuổi
Môi bâng khuâng khi nhớ một tên người
Mùa xuân ngọt, mùa đông cũng ngọt
Khi một mình thì gọi ánh mắt ơi !
   

Lớp Toán đặc biệt sau 30 năm gặp lại (ảnh chụp 2009)
Từ phải, Đặng Duy Cường, Đào Minh Tân, Lê Trọng Hòa, Trần Thị Tâm,
Thầy Lê Ngọc Khoái (chủ nhiệm 9A, 10A), thầy Hoàng Năng Thân (chủ nhiệm 8E)
  Phạm Kim Oanh, Đào Xuân Thế, Bùi Đăng Vũ, Lê Văn Thiện và tôi- Phạm Văn Thế
Ta trả cho em mười sáu tuổi
Ta thề buông một cánh buồm xa
Nghĩ về bạn thấy mình như có lỗi
Cánh hoa rơi thấp thỏm trước hiên nhà…
    
      
Nhóm học trò nghịch ngợm nhất lớp.
Từ phải. Phạm Văn Thế (nhất toán tỉnh), Lê Trọng Hòa
Thầy chủ nhiệm Lê Ngọc Khoái
Lê Văn Thiện, Đặng Duy Cường (nhì toán tỉnh)
Hồi đó giải tỉnh Hải Hưng chỉ có một nhất, một nhì.

Ta trả cho em mười sáu tuổi
Những gì xưa hóa chật chội mất rồi
Ta trả cho em mườI sáu tuổi
Bàn chân đi xê xích cả chân trời !

      
Phạm Văn Thế, Đào Minh Tân; Cần Thơ, tháng Ba 2010
Ta trả cho em mười sáu tuổi
Xếp hành trang kỷ niệm chỉ chất đầy
Làng với phố, bạn xưa, trường lớp cũ
Tuổi thơ ghì ấm áp một vòng tay !
Nhóm topo 1972, C3 khoa Toán ĐHSP Hà Nội
Hàng trước, phải. Dương Lương Sơn, Ngô Văn Chiến
Hàng đứng, phải Đào Văn Kính, Phạm Văn Thế

          
Nào ai biết sau miền hai mươi tuổi
Bước vào đời đâu cũng gặp phục binh
Mong cái chết như một điều cứu rỗi
Trời pha lê hát vỡ dưới chân mình

Trước, bên phải Phạm Văn Thế, Nguyễn Xuân Tiếu
Võ Thu Lam, A15 khoa Toán,  hiệu  ảnh thị trấn Vân Đình
 Thì đây em, ta trả lại vòm xanh
Gìn giữ được sau rất nhiều bão tố
Ta trả cho em những đường chiều hoa đỏ
Rơi như mưa trên áo trắng học trò

Ta trả cho em một tuổi mùa thu
Hương cốm mới, lá sen lần thứ nhất
Trả mười ngón tay thưa lùa mái tóc
Soi mắt nhìn, lấp lánh ánh sao đêm
      
Năm 1972
Ta trả cho em chiếc lá non mềm
Môi run rẩy những điều không thể nói
Ta trả cho em cả những điều nông nổi
Hương thời gian mà giữ ngực căng đầy 

1979, khoa Toán ĐHSP Hà Nội
 Ta trả cho em mùa hạ của nồng say
Triền sông ngát, Trương Chi chiều đứng hát
Ngàn sao cháy làm sao mà chịu được
Ước ao đành khóc lẫn với mưa ngâu !

  

Năm 1980
 Ta trả cho em cả sợi bạc trên đầu
Chờ đợi mãi, bao nhiêu là nước chảy
Còn tất cả khi em vừa kịp tới
Tan hết vào mười sáu tuổi, vầng trăng…

                                   Thơ Nguyễn Sỹ Đại


Danh sách lớp 10A Toán đặc biệt (1966-1969), khóa 2, tỉnh Hải Hưng, bên Hưng Yên có một lớp. Sĩ số lớp là số nhà của bạn Đặng Duy Cường.

Vũ Duy Hưng (Hợi)
Vũ Văn Mạnh (phi công hụt)
Nguyễn Quang Minh
Phạm Văn Quynh (Gorờ Quynh)
Nguyễn Minh Hồng
Nguyễn Xuân Công
Hoàng Ngọc Lập
Nguyễn Xuân Cử
Đặng Duy Cường (Cường trố)
Đỗ Xuân Mua (bạn đã mất ở nước ngoài)
Lê Trọng Hòa (Hòa khấc)
Phạm Phú Hiến (bát đại kim cương)
Bùi Đăng Vũ (медведь)
Vũ Văn Thọ (Lớp trưởng)
Nguyễn Đức Hằng (liệt sỹ)
Nguyễn Thu An (giỏi Văn và thành đạt nhất)
Phạm Kim Oanh (bí thư chi đoàn)
Trần Thị Tâm (người chuyên đi xe đạp chở tôi  về nhà, vì tôi không biết đi xe đạp)
Trần Văn Huy (Đỏ)
Lê Văn Thiện
Phạm Văn Thế (Thế đen)
Đào Minh Tân (Tân nhõn) mến yêu.
 

 Các bạn đừng trách tôi ghi biệt danh, chủ yếu thằng Cường và thàng Vũ đặt và chúng nó cũng có biệt danh, tôi ghi lại để nhớ. Nhờ Bạn Tân và Thiện cấp thông tin.

Học lớp 8E, bạn Nguyễn Văn Dăm (lớp trưởng), tác giả Hành khúc lớp 8E và Phạm Hồng Nga (bí thư chi đoàn), Nguyễn Mộng Hải, Nguyễn Doãn Hợp (Họp, cọp), đến lớp 9 chuyển lên toán đặc biệt của Bộ. Bạn Nguyễn Hữu Ngà và .... Liệu đi bộ đội, phi công. Còn Vũ Văn Mạnh là phi công hụt. Bạn Nguyễn Trọng Sở- Cẩm Giàng, bị cảm  mất hè lớp 8.
   
Bí thư chi đoàn Kim Oanh (một trong ba bạn gái của lớp mà chúng tôi quý mến) và Trọng Hòa, vì lý lịch, không được vào đại học, các bạn đi bộ đội, lập chiến công, được phong dũng sỹ, hòa bình thi vào Đại Học, học rất giỏi. Oanh công tác ở VP Quốc hội cho đến khi về hưu, Hòa được giữ lại trường làm CBGD, dạy giỏi, nổi tiếng nghiêm khắc về chất lượng SV. Đa số trong lớp đi học ở Liên xô và Đông Âu đều học giỏi như Lê Văn Thiện, còn lại thành phần thấp hơn thì học trong nước (hồi đó không phải thi ĐH, nếu như phải thi để chọn trường như bây giờ, cả bọn chấp một mắt. Nhóm học trong nước, giữa chừng, nửa đoạn cũng nhập ngũ cả. Hòa bình về học lại đều khẳng định "Toán đặc biệt" và dạy Đại học. Bạn Trung Tấn thi tốt nghiệp ĐH, điểm 10,10,10 và 4 môn Lịch sử Đảng (đỗ vớt), tôi 10,10,9 và 5 môn LSĐ, suýt trượt, thủ Khoa cùng Khắc Hải (học sinh khoa Toán). Cả trường ĐHSP năm 1976 có 4 thủ khoa (Toán 2- một ông là bộ đội, Lý và Hóa). Nói chung tất cả đều hiền lành, bọn nam đều chỉ có một vợ, nghèo nhưng sang, con cái thành đạt. Bây chừ đã sáu mươi, vẫn gặp nhau kể về xưa ấy. 

12 nhận xét:

  1. Cảm ơn anh! Còn trên cả tuyệt vời.


    Tuổi mười sáu ngày xưa bao ấp ủ
    Nay trở thành hoài niệm một miền thơ.

    Trả lờiXóa
  2. TUỔI MƯỜI SÁU

    Tuổi mười sáu em là con diều nhỏ
    Trên từng không bầu trời rộng vô cùng
    Như sớm mai vừa hé nụ tầm xuân
    Tinh khôi quá nhụy hoa còn phong kín.

    Tuổi mười sáu ngọt như mùa trái chín
    Chút nắng soi đôi má đã ửng hồng
    Có chú bướm tương tư về nuối mộng
    Ngẩn ngơ lòng theo mãi dấu chân ai.

    Tuổi mười sáu còn thích ngậm ô mai
    Vị mặn ngọt cuộc đời em chưa rõ
    Cũng đâu biết đôi mắt nào qua ngõ
    Hồn thanh tân nguyên vẹn buổi ban đầu.

    Ta thèm quá trở về thời mười sáu
    Cũng như em, hoa dại với bướm vàng
    Ép nụ hồng phượng nở giữa hè sang
    Để mãi mãi hồn nhiên làm cô nhỏ.

    Ôi! Thời gian sao không dừng lại đó?
    Nhớ quắt quay tuổi mười sáu xa rồi
    Như cỏ non nhớ chút nắng mặt trời
    Bến cũ nhớ cánh buồm không trở lại.

    Tuổi mười sáu xa rồi là mãi mãi
    Cả một thời đẹp nhất đã đi qua…
    Rồi thanh xuân cũng lặng lẽ rời xa
    Chiếc lá rụng – mùa thu về bên cửa.
    (ST)

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn Bạn gái!

    Ôi! Thời gian sao không dừng lại đó?
    Nhớ quắt quay tuổi mười sáu xa rồi
    Như cỏ non nhớ chút nắng mặt trời
    Bến cũ nhớ cánh buồm không trở lại.

    ...
    sợ gì chim bay đi
    mang bóng chiều đi hết
    tình ta như lộc biếc
    gọi ban mai lại về
    (trích thơ Chế Lan Viên)

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn anh! Anh lúc nào cũng biết nói đúng những điều cần nói.
    Tình yêu đích thực, cao đẹp và cao thượng bao giờ cũng lạc quan, tràn đầy niềm tin. Ngay cả những lúc tưởng như bế tắc và tuyệt vọng tình yêu vẫn luôn cho ta hy vọng vào điều tốt đẹp nhất.

    Trả lờiXóa
  5. Lửa phượng tắt, sen hồ tàn tạ hết
    Thì còn đây hoa sữa chín trên cành
    Với hoa sữa có điều gì phải tiếc?
    ...

    Chào Bạn!

    Trả lờiXóa
  6. EM - MÙA THU đúng không anh?

    HG đang có tâm trạng, đọc hai comment của anh HG chỉ chực khóc, nhưng cũng thấy nhẹ lòng nhiều lắm. Cảm ơn anh đã chia sẻ.

    Trả lờiXóa
  7. Đúng!
    Đó là bài thơ EM - Mùa Thu, của Nguyễn Hoàng Sơn, (Sơn có bài Tình em cũng hay), Lê Vinh phổ nhạc.

    Nghe Ngọc Tân hát buồn lắm!

    Trả lờiXóa
  8. Bài "Tình em" hợp với tình yêu của anh chị lắm, cứ như là viết tặng amh chị đó.
    HG khao khát cả hai bài, mãi chỉ là khao khát thôi.
    Ngọc Tân còn hát được đã là nghị lực lắm rồi, buồn thì có sao đâu phải không anh? Những người như anh em mình hiểu Ngọc Tân lắm mà.

    Trả lờiXóa
  9. Hồi ở chiến trường mình hay tự đọc bài thơ Tình em, còn hát thì cần giọng cao, mình chịu.

    Ma sao Em xa anh
    Đời vẫn xanh rời rợi!

    Thú vị và ấm lòng.
    Cảm ơn Bạn chia sẻ và động viên tôi khi mùa đông về trên má..

    Trả lờiXóa
  10. Mình nhớ nhầm tác giả bài Tình em, hiền nhắc, vào mạng, tác giả là Hồ Ngọc Sơn, nhầm 40 năm nay.
    Chào bạn!

    Trả lờiXóa
  11. Tuổi mười sáu là tuổi đẹp nhất của người phụ nữ , hồ dễ gì có thể trả hết hả anh ?...

    Trả lờiXóa
  12. Bài này mình đăng phục vụ các bạn "toán đặc biệt" xưa. Tuổi hoa niên chưa hề làm cán bộ, lớp 10 cuối cấp 3 mới được vinh dự đứng trong hàng ngũ Đoàn, nên bài đăng phải dấu trong một bài thơ. Các bạn xưa cũng xem và cho thông tin, tôi phải thêm về mình, thấy thế nào ấy.

    Vả lại, Hiền Giang cũng có nhắc về áo tím nên tôi thêm ảnh người xưa ấy.

    Về bài thơ 'Tình ca ban mai",Hiền Gaing tâm trạng, vần điệu bài thơ rất lạ, thi sĩ họ Chế nhiều kiểu viết lắm. Bài này trong tập Ánh sáng và phù xa, nó ngọt ngào hương cây tình người, chứ sau này thơ triết học của Cụ khó đọc.
    Cứ hai câu một ý, đọc lên như không đủ hơi, tiết tấu ngắn, gieo vần không theo quy luật chung, hợp cho tâm trạng yêu thương, hy vọng, đợi chờ. Tên bài thơ là Tình ca ban mai. Nói như Hiền là “bài thơ đẹp”, rất đẹp cả lời thơ.

    “Em ở trời trưa ở
    Nắng sáng màu xanh che.”

    Chào Vũ.

    Trả lờiXóa