Hồng Lâu Mộng: bi kịch của đàn ông thấy
mình đầu thai thành đàn bà
Phó Đức Tùng
Bảo Ngọc giúp Bình Nhi trang điểm
Có người comment hỏi Anh Nguyễn, “Từ
khi Bảo Ngọc làm
mất ngọc thì gia đình họ Giả bắt đầu sụp đổ. Tại sao lại mất ngọc?”
Mình mạn phép chuyên gia Anh Nguyễn tán phét một chút.
Mình không phải chuyên gia về Hồng
Lâu Mộng, nhưng cứ suy theo logic thì không phải họ Giả sa sút từ khi mất
ngọc, mà ngay từ khi có ngọc. Giả Bảo Ngọc tức là hòn ngọc quý nhưng giả, không
phải ngọc thật.
Có ngọc giả giống như nhận lầm một giá
trị giả làm thật, là nguyên nhân của sự mất bền vững. Còn khi mất ngọc thì có
nghĩa là đã sa sút, ê chề tới mức ngay cả một giá trị quý ảo tưởng cũng không
còn nữa.
Tuy nhiên, sự mất ngọc đó chỉ liên
quan tới cái phù hoa quyền quý, còn chính vì việc mất ngọc giả đó mà lại có thể
dẫn tới nhận thức được những giá trị bền vững hơn.
Giảmẫu phân phát của để dành cho các con khi đã sa sút.
*
Nhiều khi có người nói trong Hồng Lâu Mộng, Tào Tuyết Cần có đề cao
vai trò phụ nữ, một điều rất trái với tư duy nho giáo. Theo tôi thì không phải,
Tào Tuyết Cần vẫn hoàn toàn nằm trong tư duy nho giáo, trọng nam khinh nữ. Một
trong những bằng chứng là tác phẩm này được đông đảo người hâm mộ ngay từ xưa,
mà những người này không có lý do gì để có nhận thức về bình đẳng giới cả.
Hồng Lâu Mộng theo tôi là một cơn ác mộng rất
đặc biệt, khi một người đàn ông (hòn đá, chính là Tào Tuyết Cần) thấy mình đầu
thai dưới dạng đàn bà (mặc dù Bảo Ngọc vẫn là đàn ông nhưng hệ thống giá trị,
nhận thức là đàn bà). Khi một hòn đá (đàn ông) tự coi mình như một viên ngọc
thì tức là nó bị biến thành đàn bà.
Dính Yên cầu cho Bảo Ngọc kiếp sau được hoá thành con gái
Giả Phủ là một tiểu thế giới đàn bà,
trong đó đàn ông trở thành thứ yếu, đảo ngược hệ giá trị Nho giáo. Cũng chính
vì vậy nên khi Bảo Ngọc ra đời, có viên ngọc, hội đàn ông trong gia đình không
mấy quan tâm, chỉ có hội đàn bà thì rất nâng niu. 12 thoa tượng trưng cho 12 dạng
cơ bản của thế giới đàn bà, (số 12 tương tự như 12 địa chi, tượng trưng cho mọi
dạng archetype có thể hình dung dưới mặt đất này) mà vì Bảo Ngọc bị biến thành
đàn bà, nhưng không phải một đàn bà cụ thể, mà là cái sự đàn bà nói chung, nên
có thể trải nghiệm, cảm nhận sâu sắc về tất cả 12 dạng đàn bà.
Toàn câu chuyện mô tả về một xã hội
mang hệ thang giá trị đàn bà, cho dù có muôn vàn nét tinh tế, lộng lẫy, cho dù
rất khôn ngoan, cơ trí, nhưng cuối cùng về cơ bản vẫn là ảo, giả, sai lầm, và
do đó không có kết cục tốt đẹp.
Bảo Ngọc chơi đùa cùng các tiểu thư
Như vậy, Hồng Lâu Mộng cũng
có thể coi là một trước tác kinh điển Nho giáo, nhưng thay vì cứ suy tôn các
giá trị đàn ông, quân tử, và hiển nhiên miệt thị đàn bà, tiểu nhân, đây là một
bài luận sâu sắc về thế giới đàn bà, để đi đến kết luận là cuối cùng đó cũng chỉ
như trang sức mà thôi, không thể trụ cột.
Nói cách khác, không phải là một hủ
nho gia trưởng nói xấu đàn bà, mà chính là tinh hoa đàn bà cuối cùng tự nhật thấy
sự bất cập của mình, và quay trở lại tôn vinh giá trị dương cương.
*
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét