Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Từ Liêm Bắc…

Nghề bán phân ở Cổ Nhuế, Từ Liêm, hái ra tiền.
Chỉ nội cái tên hai quận mới thủ đô; một vị đề là Nam Từ Liêm – Bắc Từ Liêm mà HĐNDTP Hanoi đồng ý cái rụp. Giải thích rất hay: Từ là nhân từ, Liêm là liêm chính, tổ tiên để lại không nỡ bỏ. Nếu đã tròm trèm Hán Việt sao không gọi là Từ Liêm Nam, Từ Liêm Bắc cho rồi. Lười biếng và cẩu thả cho việc đặt một cái tên.
Quê tôi, xã Cổ Dũng có 3 làng Giống: Thôn Giữa, thôn Bắc và thôn Đông, xưa thường gọi là Giống Bắc và Giống Đông, thấy ít gọi là Giống Giữa vì nó “tưởng tượng” quá. Và các cụ cũng không gọi là Bắc Giống hay Đông Giống chắc là đọc lên nó như “Phong Nhũ phì đồn”.
Được biết huyện Từ Liêm xưa đã vài lần bị cắt xén lập thêm quận này, quận nọ. Nay chỉ còn gọi chút này lại chia đôi. Mà cái tên Nam Từ Liêm, dân Hải Dương nhà tôi khó đọc lắm, díu cả mồm. Kiểu như trẻ đố nhau: Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch. Không tin, bạn đọc vài lượt mà xem. Khử cò bợ ra chứ.
Lại biết, xưa Từ Liêm, làng Cổ Nhuế, có nghề may truyền thống. Ông Văn Tiến Dũng (người thôn Cổ Nhuế Trù) là Thư ký Hội ái hữu thợ dệt Hà Nội đã viết bài trên báo Tin tức - tờ báo công khai của Đảng ta để cổ động cuộc đấu tranh. Cổ Nhuế còn có nghề bán phân bắc. Người làng thường mắng con cái: “Nếu không học hành tử tế thì sau này chỉ có đi hót cứt thôi con ạ”. Thành Hoàng làng cũng là người làm nghề đó. Vua Lê Thánh Tông từng ban cho làng này câu đối:
“Khoác tấm áo bào giang tay gánh vác Thiên hạ
Vung hai thước kiếm, tận thu lòng dạ Thế gian’’.


Ôi vui thay, quê làng giờ lên quận. Chỉ thích cái là có thêm một ông bí thư, một ông chủ tịch quận và tiếp theo đô mi nô cứ chạy tốt, lên theo. Viết vui một chút, lan man quá.

24 nhận xét:

  1. Câu chuyện vui nhưng hàm ý sau xa đấy ạ .
    Chúc anh VP cuối tuần có nhièu niềm vui .

    Trả lờiXóa
  2. HN có ông xếp ngày xưa là người Từ Liêm, ông bảo nơi đó trồng rau. Vợ chồng rất quý tính cách và con người ông ấy và ông cũng thương bọn này nên cái tên Từ Liêm thấy rất gần gủi với mình! Bác VP bảo là "lan man" nhưng HN thích cái lan man này, nhất là cái kết thật sâu. Chúc an vui bác nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em nghĩ, chia và tách là chuyện thường như "thái cực sinh lưỡng nghi". Nhưng đây nó ầm ỹ việc đặt tên, không phải lối, mà đến cái tên lại tùy tiện, vô hồn.

      Xóa
  3. Giờ mới biết bác VP nhà miềng là dân Hải Dương nhe! Nói dzậy chớ giáo chưa ra Bắc bao giờ nên phần địa lý coi như cần phải được xóa mù rùi. Nhờ bài viết của anh mà giáo được lên lớp abc địa lý, cảm ơn anh nè!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giáo ra Bắc chị hứa là lười cách mấy cũng đưa đi Hải dương để thưởng thức bánh đậu xanh( chị mê bánh này kết hợp với trà mạn pha đặc)

      Xóa
    2. Chào hai bạn. Cạnh làng tôi, làng Giống nói ở trên có nghề bắt chuột. Đủ món: Nướng, bó giò... Mời bạn về chơi, mùa ngày khói trắng đồng, hun lỗ chuột, vui như xưa hội tòng quân. Hãy xuyên Việt một lần giáo làng ơi. Già lại hối tiếc à. Chúc Ong vui.

      Xóa
  4. Kiểu như trẻ đố nhau: Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch. Không tin, bạn đọc vài lượt mà xem. Khử cò bợ ra chứ.
    .....................
    Cuối cùng câu đố đó chỉ còn 2 chữ ốc, ếch thoi phải ko anh trai cùng họ, hi hi
    Chúc anh trai cuối tuần vui khỏe nhé ! (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đố cô em đọc liên tục câu Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch vài lần đấy. Nếu đọc thông anh vào QT ăn cơm gạn cát một lần nữa.
      .
      Chuyện rằng: Xưa ở đó (1972), cầm bát cơm lên ăn phải chan nước vào cho cát lắng xuống để và cơm. Bây giờ, hỡi ai còn nhớ, hỡi ai ... gây....

      Xóa
  5. Chúc bác Van Pham vui vẻ cùng bà con Bloger gần xa!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bác Vũ nhiều.

      Xóa
    2. Một bài viết dân dã mà rất sâu sắc, đúng kiểu "ông giáo".
      Nam - Bắc - Đông - Tây, người xưa nói thôn Đoài - thôn Đông, tức là thôn Tây - thôn Đông, đúng kiểu Hán Việt (một khi đã "chơi" chữ Hán), chứ không nói Đoài thôn hay Đông thôn. Kiểu đó như bác VanPham nói là "lười biếng và cẩu thả", nói theo dân gian Nam bộ là "ba rọi". Ở miền Nam vùng Bình Thuận trước đây cũng có tên gọi Bình Thuận Nam - Bình Thuận Bắc, không biết nay còn không? Đại khái cũng giống như Từ Liêm Nam và Từ Liêm Bắc vậy.
      Tôi cũng có đọc trong sách giải thích về tên Từ Liêm, xưa xưa xa lắc xa lơ chữ Nôm là TRÈM , cũng viết là TLÈM, rồi từ TLÈM thành Từ Liêm, chắc cũng giống như trong Nam từ tên BLAO, người ta nói là BỜ LAO rồi thành BẢO LỘC (thuôc tỉnh Lâm Đồng) vậy.
      Xưa dân ta đã thế, chuyện Cây tre trăm đốt, khắc tách khắc nhập khắc nhập khắc tách... Hết ngày dài rồi lại đêm thâu... Trong miền Nam có chuyện Vân Tiên cõng mẹ "Vân Tiên cõng mẹ chạy ra/ đụng phải cột nhà cõng mẹ chạy vô/ Vân Tiên cõng mẹ chạy vô/ Đụng phải cái bồ cõng mẹ chạy ra/ Vân Tiên cõng mẹ chạy ra/ Đụng phải con gà cõng mẹ chạy vô...", cứ thế mà cõng mà chạy, như cái đèn cù, hìhì!

      Xóa
    3. Cảm ơn bác đã cho biết một thông tin thú vị. Em đã tra tìm và có bài viết Tản mạn phương ngữ làng Trèm của Đông Chi, có đoạn:

      Trước tiên là cái tên Nôm cổ của làng, bao lâu nay đã song hành 2 cách nói - viết đối lập: Trèm và Chèm. Sự khác biệt được tạo bởi 2 phụ âm: ch – tr. Thực ra, một số nhà ngôn ngữ học và dân tộc học đã khảo sát từ nguyên, chính tả, và lý giải rằng: Tên cổ của làng ta (Trèm) xuất phát từ chữ p’lem  t’lem; đến thời Bắc thuộc, tiếng Việt bị Hán hóa cách viết, cách đọc thành Từ Liêm; đến thời nhà Nguyễn (thế kỷ 19), trở thành tên 1 huyện phiá tây bắc tỉnh Hà Nội. Một trong những xu hướng phát âm của người Hà Nội nói chung, người làng Trèm nói riêng, là nhẹ hóa phụ âm tr, giống như và lẫn với phát âm phụ âm ch. Bởi vậy: Trèm nói thành Chèm. Không chỉ trong ngôn ngữ nói mà dẫn chuyển cả sang ngôn ngữ viết (viết như nói). Mặc nhiên, không biết tự bao giờ, cách nói - viết Chèm cứ dần chiếm ưu thế và thay thế cách nói – viết Trèm, kể cả các văn bản hành chính, luật pháp chính thức. Nhưng riêng người viết bài này (dù có ý kiến cho rằng tôi hay tự gây nhiễu sự ngôn từ!) vẫn thường hay nói – viết theo cổ nhân (Trèm), ngõ hầu góp phần nhỏ mong bảo tồn một trong những phương ngữ, phương âm cổ truyền độc đáo của làng quê yêu dấu.

      Chúc bác vui.

      Xóa
    4. Cách phát âm của "người Bắc mình" xưa nay vẫn thế, Trèm = Tlèm = Hán hóa thành Từ Liêm, dân gian ít phân biệt (uốn lưỡi) trong phát âm Trèm thành Chèm, cũng như Trời = Giời, Nhuộm = Ruộm, Diệm - Riệm... Và miền nào cũng có cách phát âm như thế.
      Chủ nhật chúc bác và bác gái thảnh thơi, an nhàn.

      Xóa
  6. Anh VP ơi ! EMT đọc câu " Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch " đến lần thứ 11 thì bị vấp rồi ; anh đọc được bao nhiêu lần ạ ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. EMT phải đọc nhanh và liền cả câu. Nhíu (líu) lưỡi ngay. Thật thú vị.

      Xóa
  7. Thầy ơi, chả phải vì mỗi "lười biếng và cẩu thả" đâu, mà còn vì "học hành không tử tế " nữa đó ạ! Xem ra người làng Cổ Nhuế xưa quá lo xa khi mắng con mắng cái...:))
    Câu kết của thầy rất chuẩn ạ! HG xin một like cho bài viết.^.^

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn em.

      Một phần họ (những người miệng có gang có thép ấy) bây giờ hay nói ngọng: ấy ái uông

      Xóa
  8. EMT xin tặng anh chị lịch treo tường 2014 .

    http://kimages.imikimi.com/image/1Cw1r-1eh.jpg

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây nữa anh VP ạ .

      http://kimages.imikimi.com/image/1Cw1r-1ei.jpg

      Xóa
  9. EMT lấy vài mẫu để anh chị lựa nhé !

    http://kimages.imikimi.com/image/1Cw1r-1ek.jpg

    Trả lờiXóa
  10. Đường làng trông đẹp mắt quá. Tám cứ ước có dịp đi thăm khắp nơi ở VN.

    Trả lờiXóa