Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

20 tác phẩm văn học vĩ đại tk XIX và tk XX

20 tác phẩm văn học vĩ đại tk XIX và tk XX

Hơn một trăm nhà văn nổi tiếng của Anh và Mỹ đã tham gia cuộc trưng cầu ý kiến mang tên “Các nhà văn lựa chọn những cuốn sách yêu thích của mình”. 
Kết quả tác phẩm đứng đầu thế kỷ XIX là “Anna Karenina” và thế kỷ XX là “Lolita”.
Trong số 125 nhà văn tham gia có những tên tuổi như Norman Mailer, Stephen King, Ann Patchett, Jonathan Franzen, Joyce Carol Oates. 
Họ phải chọn ra mười tác phẩm văn học nghệ thuật vĩ đại của mỗi thế kỷ bao gồm tiểu thuyết, tập truyện ngắn, các tác phẩm thơ và kịch.
Có 544 tác phẩm được đưa ra để bình chọn. Tác phẩm xếp thứ nhất được chấm mười điểm, xếp thứ mười chấm một điểm. Sau đó cộng tổng số điểm của mọi người bình chọn để xếp hạng.

MƯỜI TÁC PHẨM VĂN HỌC VĨ ĐẠI THẾ KỶ XX
1. “Lolita” – Vladimir Nabokov (Nga)

Lolita (1955) là một tiểu thuyết của Vladimir Vladimirovich Nabokov. Tiểu thuyết được viết bằng tiếng Anh và được xuất bản vào năm 1955 ở Paris, sau đó được chính tác giả dịch ra tiếng Nga và được xuất bản vào năm 1967 ở New York. Tiểu thuyết nổi tiếng cả ở phong cách mới lạ lẫn nội dung gây ra các tranh cãi do nhân vật chính của tiểu thuyết tên Humbert Humbert, một người khá lớn tuổi luôn mang trong mình sự ám ảnh về tình dục với một cô gái 12 tuổi tên Dolores Haze.

Humbert, nhân vật ngôi số một "tôi", là giáo sư ngành văn chương ở Paris, trạc 35 tuổi và đẹp trai. Tuy sống cùng với vợ nhưng Humbert không hề có hứng thú tình dục với vợ mà luôn thầm tơ tưởng đến những cô gái 12, 13 tuổi để mong tìm lại thiên đường đã mất khi người yêu thời nhỏ của mình là Annabel đã chết vì bệnh hiểm nghèo. Ông ta không hề thấy buồn khi vợ mình bỏ theo một người đàn ông khác, thậm chí còn ngạc nhiên khi vợ mình lại có sức hấp dẫn tới kẻ khác. Sau đó vài năm ông được mời sang Mĩ giảng dạy văn học trong một trường đại học ở New England.
Bà chủ nhà trọ chỗ Humbert ở là Charlotte Haze yêu ông ta nhưng ông ta chẳng hề thấy hứng thú gì nơi người đàn bà góa phụ này, ngược lại Humbert lại yêu cô con gái tên là Dolores Haze (mà ông ta gọi là Lolita) mới 12 tuổi của bà ta. Humbert chấp nhận lấy bà chủ nhà để được gần gũi với Lolita. Hàng ngày ông ghi vào nhật ký những cảm xúc dạt dào với đứa con riêng của vợ đang tuổi dậy thì. Rồi có ngày vợ ông lục tủ và phát hiện ra bí mật khủng khiếp trong tâm hồn của chồng được ghi trong cuốn nhật ký. Trong trạng thái hoang mang tột độ, bà vợ bị xe cán chết trên đường ra bưu điện gửi thư cho con gái đang ở trại hè.
An táng vợ xong, Humbert đến chỗ Lolita sinh hoạt trại hè để đưa cô đi hết thành phố này đến thành phố khác, những tối tại các nhà nghỉ nơi ông và Lo dừng chân, đó là thiên đường, mà theo ông, là một thiên đường có bầu trời rực lửa của địa ngục, nhưng là một thiên đường đúng nghĩa. Hành trình với những dục cảm tội lỗi ấy đi đến hồi kết khi Lo phải vào viện vì bị nhiễm virus, và sau đó biến mất mà không để lại cho Humbert một lời nào. Nhiều năm tìm kiếm trong vô vọng, Humbert nhận được thư của Lo nói rằng cô đã kết hôn và đang mang thai. Humbert vội vã lao xe đến địa chỉ người gửi thư. Lo giờ đã thay đổi, không còn tươi tắn rực rỡ như trước, nhưng Humbert không quan tâm tới điều đó và vẫn một mực yêu cô. Lo thuật lại những gì đã xảy ra sau đêm ở bệnh viện. Humbert vô cùng xúc động và ngỏ ý muốn Lo chạy trốn cùng ông. Nhưng Lo từ chối. Humbert để lại số tiền $4000 cho Lo rồi bước ra khỏi cửa chính. Ông tìm tới nhà Quilty và giết gã, trong cuộc truy đuổi cuối cùng, ông tạt xe rẽ xuống một cánh đồng nhỏ, nơi những đàn bò sữa đang gặm cỏ, nhìn về xa xăm, "Lo không chỉ vắng bóng bên cạnh tôi, mà cả giọng của em cũng thiếu mất trong bản hòa âm kia" - Humbert hướng tia nhìn về phía trường học đằng xa. Humbert chết do nghẽn động mạch vành trong tù ngày 16 tháng 11 năm 1950. Lolita chết trong khi sinh con vào giáng sinh năm 1950.
2. “Gatsby vĩ đại” – Francis Scott Fitzgerald 


Câu chuyện được kể qua hồi ức của Nick Carraway về sự việc xảy ra năm 1922. Nick tốt nghiệp đại học Yale và từng tham gia trong Thế chiến I, hiện đang làm nghề kinh doanh trái phiếu tại New York. Nick mới chuyển đến thuê nhà tại West Egg, cạnh một dinh thự hoành tráng do Jay Gatsby làm chủ. Anh này là một triệu phú bí ẩn thường xuyên tổ chức các bữa tiệc cho quan khách nhưng bản thân mình lại không tham gia cùng họ.
Một lần nọ Nick được mời đến ăn tối ở East Egg cùng gia đình người chị họ Daisy và chồng, Tom Buchanan, cũng là người quen biết của Nick thời đại học. Họ giới thiệu Nick với cô Jordan Baker, một golf thủ trẻ thành công, và hai người bắt đầu mối quan hệ hẹn hò. Jordan cũng tiết lộ cho Nick biết Tom có cô nhân tình tên Myrtle Wilson, dù cô này đã có gia đình. Vợ chồng Wilson mở một trạm xăng ở vùng "valley of ashes", khu vực khá hẻo lánh của tầng lớp lao động. Một dịp khác, Nick đến căn hộ riêng của Tom và Myrtle tại New York để tham gia bữa tiệc nhỏ, tại đây đã xảy ra trận cãi cọ liên quan đến Daisy, Tom và Myrtle xung đột và kết cuộc là Tom đấm vỡ mũi Myrtle.
Cũng mùa hè năm đó, Nick nhận được lời mời dự tiệc từ Gatsby, trong bữa tiệc này Gatsby đã thổ lộ với Jordan Baker một bí mật mà sau đó Nick biết được rằng Gatsby đã đem lòng yêu Daisy (Buchanan) từ lần đầu tiên gặp gỡ trong thời kỳ Gatsby đi lính. Tuy nhiên thuở đó Gatsby chỉ là anh chàng nhà quê tay trắng, không có điều kiện tài chính để lo cho cô. Gatsby đã quyết tâm bằng mọi cách làm giàu hòng lấy được Daisy. Gatsby liên tục tổ chức tiệc tùng với hy vọng sẽ được Daisy chú ý đến nhưng không thành công. Sau đó, Gatsby lên một kế hoạch là nhờ Nick mời Daisy đến nhà Nick dự một bữa tiệc trà nhỏ mà không tiết lộ cho ai biết là Gatsby sẽ có mặt. Đúng như dự tính, Gatsby được tái ngộ với người trong mộng, anh cho Daisy nhìn thấy gia sản đồ sộ của mình, và sau phút bỡ ngỡ ban đầu hai người đã nhanh chóng vun đắp tình cảm.
Nick và Gatsby dần dần trở nên thân thiết hơn, qua đó anh biết được nhiều chuyện đời tư của Gatsby. Vốn tên là James Gatz, xuất thân trong gia đình nông dân, cảnh sống bấp bênh. Lên 17 tuổi James Gatz đổi tên thành Jay Gatsby và cũng trong thời gian này Gatsby gặp được Dan Cody, người dẫn dắt Gatsby thấy được tiềm năng, định hình tương lai và quyết tâm làm nên sự nghiệp cho chính mình. Từ đó Gatsby mới có được ngày hôm nay.
Một dịp khác, vợ chồng Daisy - Tom đến nhà Gatsby dự tiệc. Tom với bản tính háo sắc, đi tán tỉnh các cô khác, trong khi đó Gatsby và Daisy dắt nhau vào sân nhà Nick để có khoảng thời gian riêng tư bên nhau, Nick giữ vai trò canh cửa cho hai người. Sau đó Nick biết được tâm tư Gatsby, anh ta quyết tâm đoạt lại quá khứ có Daisy vì cả cuộc đời Gatsby đi gây dựng cơ ngơi, gia sản này cũng vì để có được người đẹp. Đối với Gatsby đó là cả lý tưởng sống.
Vào một ngày hè định mệnh, Nick cùng Gatsby đến East Egg dự tiệc tại cơ ngơi nhà Buchanan. Lúc này Tom đã có hoài nghi về tình cảm giữa Gatsby và vợ mình. Vì trời quá nóng bức, Daisy đề nghị cả nhóm lái xe vào thành phố nghỉ mát. Thế là Gatsby và Daisy đi chung một xe; Nick, Jordan và Tom một xe. Trên đường đi mọi người ghé đổ xăng tại trạm xăng vợ chồng Wilson và được biết Wilson đã phát hiện ra vợ mình ngoại tình với ai đó (chứ không biết đó là Tom) nên đang lên kế hoạch chuyển nhà đi xa. Tình thế này đẩy Tom vào hoàn cảnh hụt hẫng vì sắp mất cả vợ lẫn nhân tình.
Cả nhóm đến khách sạn - nhà hàng Plaza ăn và uống rượu thỏa thuê. Tom phát hiện ra mối quan hệ thân thiết quá mức giữa đôi Daisy - Gatsby, anh ta lồng lộn lên và hằn học cho Daisy biết Gatsby giàu lên nhờ buôn lậu và bao phi vụ mờ ám khác, còn Tom thuộc dòng dõi Buchanan là tầng lớp thượng lưu với tài sản dồi dào từ bao đời nay. Anh ta ra lệnh mọi người lái xe về nhà để trước mặt mọi người anh ta sẽ dùng gia sản kếch sù của mình mà giữ lại Daisy.
Trên đường về, Nick, Tom và Jordan (đi chung xe) phát hiện có vụ tai nạn ngay trạm xăng nhà Myrtle Wilson, cả ba người đến xem xét thì phát hiện ra Myrtle đã chết vì xe tông, mà xe đó chính là xe của Gatsby. Về đến East Egg, qua vài câu hỏi, Nick biết được người cầm tay lái tông vào Myrtle chính là Daisy chứ không phải Gatsby nhưng Gatsby vẫn khăng khăng nhận hết lỗi về phía mình. Sau vụ tai nạn, George Wilson, chồng Myrtle, đã gặp Tom chất vấn, sau khi biết được người ngồi trong chiếc xe gây tai nạn là Gatsby thì anh ta tức tốc đến dinh thự nhà Gatsby, giết Gatsby và tự sát.
Sau thảm họa đó, đám tang của Gatsby chỉ có mình Nick lo liệu. Trong buổi chôn cất chỉ có vỏn vẹn Nick, cha Gatsby, mấy gia nhân và cha nhà thờ.
3. “Đi tìm thời gian đã mất” – Marcel Proust (Pháp)


Đi tìm thời gian đã mất là tiểu thuyết có dấu ấn tự truyện với nhân vật chính là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng "tôi". Nhân vật "tôi" kể chuyện mình từ ngày còn nhỏ, với những ước mơ, dằn vặt, mối tình với Gilberte - con gái của Swann; với Albertine - một trong "những cô gái tuổi hoa", mối tình thơ mộng và đau xót làm cho nhân vật quằn quại. Còn có những thiên đường tuổi ấu thơ; một xã hội thượng lưu giả dối, nhạt nhẽo; Albertine sống bên cạnh Marcel như một "nữ tù nhân", rồi chết một cách thảm thương. Cuối cùng "thời gian lại tìm thấy", có nghĩa là người kể chuyện tìm ra lẽ sống của mình là cống hiến cuộc đời cho nghệ thuật. Tất cả những hoạt động xã hội chỉ là "thời gian đã mất" và người kể chuyện biến cái thời gian đã mất ấy thành một hành động sáng tạo nghệ thuật.

Cốt truyện của Đi tìm thời gian đã mất chỉ đơn giản như phần nội dung đã nói, song ý nghĩa và giá trị tác phẩm không phải ở đấy mà ở trăm nghìn chi tiết khác, ở kiến trúc thâm u, đồ sộ với muôn ngàn ngóc ngách; ở những phân tích sâu sắc, nên thơ, những cảm xúc dạt dào hay ẩn hiện. Quyển tiểu thuyết lớn này chứa đựng nhiều quyển tiểu thuyết nhỏ; ở đây có tiếng thủ thỉ tâm tình triền miên, như không bao giờ chấm dứt, có nhiều tiếng nói, có tiếng nhạc xa xôi dội về và những bóng người. Đi tìm thời gian đã mất là một giấc mơ vô tận. Trong môi trường gia đình (về phía nhà Swann) và môi trường quý tộc (về phía nhà Germantes), hình bóng những nhân vật hiện lên, dần dần xóa nhòa và biến đi; cuối cùng nổi lên một nhân vật duy nhất, có thể tồn tại với thời gian: Marcel.
Đi tìm thời gian đã mất là công cuộc đi tìm cái tôi, với muôn ngàn bóng dáng, luôn luôn thay hình đổi dạng. Có nhiều nhân cách trong một nhân cách, nhiều hữu thể trong một hữu thể. Đó là ý nghĩa sâu xa của tác phẩm. Cái tôi ấy được khơi dậy từ quá khứ. Một kỷ niệm bỗng nhiên sống lại từ bóng tối của thời gian, ký ức là một sức mạnh sáng tạo như Proust đã viết: "Những thiên đường thật là những thiên đường đã mất". Những tư tưởng này được gợi ý phần nào từ tư tưởng triết học của Henri Bergson về yếu tố thời biến của thời gian, và trùng hợp với yếu tố tiềm thức của Sigmund Freud.
Từng bị giới nghiên cứu Mác xít đánh giá là tác phẩm muốn "di chuyển" vấn đề xung đột giữa cá nhân và xã hội tư sản tàn bạo vào nội tâm con người, xa rời hiện thực, nhưng từ góc độ khác có thể thấy Đi tìm thời gian đã mất mở đầu cho tiểu thuyết mới thế kỷ 20 với những câu văn dài bất tận như dòng suy tư, cấu trúc ngữ pháp đặc biệt để tạo nên những lớp thời gian chồng lên nhau tưởng như không thể gỡ ra được, những thể nghiệm về một độ căng thời gian kể chuyện... Câu chuyện tưởng như chỉ xoay quanh những chủ đề mang tính chất riêng tư của một nhân vật, nhưng giờ đây khi đọc lại với một đồ lùi thời gian đáng kể, người ta còn nhìn thấy sự đan cài vào những lớp thời gian của truyện những câu chuyện thời sự đầu thế kỷ 20 (vụ Dreyfus), những hình ảnh về xã hội thượng lưu phù hoa (thời trang), về những người lao động chân tay trực tiếp (những người nấu bếp)...
Như chính các nhà văn thế kỷ 20 thừa nhận, dù thích hay không thích thì tác phẩm cũng này là một biểu hiện cụ thể buộc các nghệ sĩ hiện đại phải thay đổi cách nhìn của mình về thế giới và tất nhiên cả cách thể hiện thế giới ấy. Đi tìm thời gian đã mất vì thế trở thành một cột mốc trong hành trình thời gian của tiểu thuyết hiện đại thế kỷ 20.
4. “Ulysses” – James Joyce (Ailen)


James Joyce: tác giả Ulysses tại Zurich năm 1938. Ảnh: Carola Giedion-Welcker 

Ulysses là tiểu thuyết gồm 3 phần của James Joyce xuất bản lần đầu năm 1922. Với ẩn dụ về sử thi Odysseus, thủ pháp dòng ý thức và nội dung được nén chặt bằng những sự kiện miên man trôi theo suy tưởng của các nhân vật diễn ra chỉ trong một ngày 16 tháng 6 năm 1904, tác phẩm được tạp chí Time đánh giá là một trong số những kiệt tác văn chương lớn nhất thế giới thế kỷ 20.

Câu chuyện khởi đầu khi Buck Mulligan leo lên cầu thang của một cái tháp cổ và chuẩn bị cạo râu vào buổi rạng sáng ngày 16 tháng 6 năm 1904. Lát sau Stephen Dedalus cũng leo lên cầu thang đứng nhìn ra vịnh Dublin. Khi Mulligan nói về mặt biển lấp lánh trong ánh bình minh thì bỗng dưng Stephen nhìn thấy mẹ trong thời điểm hắn được gọi về từ Paris đứng bên giường bà đang nằm chờ chết một năm về trước. Hắn nhớ cảnh mẹ van nài hắn cầu nguyện cho linh hồn bà, nhưng hắn, do luôn chống lại các quy tắc luật lệ của nhà thờ thời thơ ấu, đã từ chối yêu cầu của mẹ.
Sau đó, Stephen và Mulligan xuống thang đi ra phố cùng với Hainex, một cậu trẻ cũng sống trong tháp cổ. Dù Hainex tỏ ra thân thiện, Stephen cũng không thể nào ưa cậu ta. Stephen cảm thấy cuộc sống hiện tại của mình trôi qua trong tình trạng vô mục đích và đồi bại khi quan hệ với Mulligan và những sinh viên y khoa khác.
Trong ngày hôm đó trường được nghỉ nửa buổi và bọn trẻ nô đùa ầm ỹ trên sân. Một học trò của Stephen không thể thực hiện việc đi tiểu theo cách đơn giản của nó và Stephen, qua hình ảnh đứa bé, chợt tái hồi thời thơ ấu của chính mình. Hắn thoải mái khi tuyên bố giải tán lớp và đi dạo một mình trên bờ biển, nghĩ về văn học, những ngày còn là sinh viên cũng như những ngày bất hạnh trong đời hắn.
Trong lúc đó, Leopold Bloom, gã người Do Thái, đã ra khỏi giường và chuẩn bị bữa ăn sáng phục vụ vợ. Là một người chồng kiên nhẫn, suốt 16 năm trời phục dịch cô vợ Marion Tweedy Bloom hành nghề ca sĩ nhưng gã không hề ca thán một lời. Tuy nhiên, gã khổ sở khi biết vợ đang phải lòng một người Ireland, Blazes Boylan, đang tổ chức chương trình lưu diễn mà vợ gã cũng tham gia. Bloom trệu trạo nhai bữa sáng rồi đọc bức thư của cô con gái Milly gửi về từ Munllingar. Lá thư gợi lại cho Bloom ý nghĩ về cậu con trai Rudy chết khi mới 11 ngày tuổi. Bloom lại đọc bức thư thêm một lần nữa và nghĩ ngợi về cậu sinh viên mà cô con gái nhắc đến trong thư, gã chợt hoảng sợ khi có ý nghĩ rồi có lẽ con gái mình sẽ lại giống mẹ. Bloom ra ngoài đi dạo buổi sáng, dừng lại ở bưu điện và lấy một bức thư gửi cho Henry Flower từ một phụ nữ tên là Martha. Gã lang thang và tạt vào nhà thờ nghe một đoạn giảng kinh, sau đó nhập vào đoàn đưa tang người bạn cũ tên là Paddy Dignam chết vì đột quỵ. Suốt tang lễ Bloom quan sát cha Coffey và lại nhớ về Rudy và người cha đã tự sát chết của gã.
Bloom tiếp tục đi đến tòa soạn thu xếp việc in quảng cáo và ở đó gã gặp Stephen. Nhìn Stephen nhưng không nói gì, gã tiếp tục rời tòa soạn đi qua cầu O'Connell và gặp cô gái Breen ở đây. Gã kể cho cô nghe về đám tang của Dignam và Breen báo cho Bloom biết cô Purefoy đã vào bệnh viện phụ sản phố Holles. Bloom lại tiếp tục lang thang ngoạn cảnh và cuối cùng tạt vào quán Davy Byrne gọi chiếc bánh, rồi vào Thư viện Quốc gia đọc báo. Tại Thư viện Quốc gia, gã gặp lại Stephen đang đỏ bừng vì hơi men sau bữa ăn trưa, đang đứng thao thao bất tuyệt trước Buck Mulligan và mấy người bạn về cái gọi là lý thuyết độc đáo của bản thân về kịch Shakespeare. Hai gã lại nhìn nhau nhưng không mở miệng nói với nhau một câu. Bloom đi đến khách sạn Ormond ăn trưa và ở đây, trước khi gã rời đi thì thấy Blazes Boylan bước vào (vì Blazes Boylan có hẹn hò với Marion Tweedy vợ của Bloom tại quán này).
Chiều cùng ngày Bloom có mặt tại cuộc tranh cãi trong quán rượu về món tiền Blazes Boylan kiếm được trong một trận đấm bốc. Bloom thoát khỏi đám đông, tiếp tục đi bộ dọc bờ sông và trong ánh hoàng hôn chạng vạng gã trông thấy Gertie Mac Dowell.
Khi trăng mọc, Bloom quyết định vào bệnh viện thăm Purefoy đang chuẩn bị sinh. Khi gã bước trên bờ cát ven vịnh thì đồng hồ nhà vị linh mục gần đấy điểm 9 giờ tối, bỗng dưng Bloom ý thức được rằng gã lại bị vợ cắm sừng. Tại bệnh viện gã biết Purefoy chưa sinh, và gã thêm một lần nữa gặp lại Stephen Dedalus đang uống với Buck Mulligan và nhóm sinh viên ở đây. Gã đã rất bực mình vì thấy con trai người bạn cũ của gã, Simon Dedalus, đang ở trong nhóm. Bloom đi cùng các sinh viên y khoa đến quán rượu gần đấy.
Lúc sau hầu như cả nhóm đều say bí tỉ, Stephen và Buck cãi nhau về việc sở hữu chìa khóa của ngôi tháp cổ. Khi nhóm giải tán, Stephen cùng một số sinh viên đi về nhà chứa tại một khu ổ chuột gần đó và Bloom cũng chậm rãi đi theo. Bloom hình dung rõ cảnh vợ gã với Blazes Boylan đang hú hí với nhau, trong khi Stephen ngất ngư say và chợt nghĩ rằng người mẹ đã chết của hắn từ mồ xuất hiện van xin hắn cầu nguyện cho bà. Hắn hoảng sợ chạy hộc tốc dọc theo con phố và bị hai binh sĩ Anh quật ngã trong cuộc ẩu đả. Bloom đưa Stephen về nhà mình trong tình trạng Stephen đã hầu như kiệt sức, chỉ im lặng và rầu rĩ nghe Bloom thuyết trình về nghệ thuật và khoa học. Bloom nài nỉ Stephen ngủ tại nhà hắn, thuyết phục Stephen từ bỏ Buck cùng nhóm bạn du đãng để đến ở cùng Bloom trong tương lai nhưng Stephen từ chối. Stephen loạng choạng bước ra đường phố yên tĩnh vào lúc chuông nhà thờ Saint George gióng lên trong đêm.
Khi giấc ngủ lơ mơ đến dần, Bloom bảo vợ hắn nhớ chuẩn bị bữa ăn sáng cho mình. Trong khi đó Marion Tweedy Bloom nằm thao thức nghĩ về người tình Blazes Boylan, nghĩ về những điều bí ẩn trong cơ thể con người, những gã đàn ông mà ả đã từng chung chạ, thời thiếu nữ của ả tại trại lính ở Gibraltar. Ả cân nhắc đến khả năng Stephen đến ở cùng gia đình ả và nhìn thấy Stephen là kẻ có văn hóa chứ không thô lỗ như ông chồng. Nghe tiếng còi tàu, ả lại nhớ lại những người yêu trong quá khứ, nhớ về bông hồng cài trên mái tóc của ả ngày được Bloom đính hôn. Những ý nghĩ triền miên kéo dài đến trên 50 trang cuối của tác phẩm. Trong lúc đó ông chồng Bloom, mà Marion Tweedy từng coi như chàng Ulysse nhân vật huyền thoại và hào hoa trong Odysseus, sau một ngày mệt mỏi vì dặt dẹo lang thang ở mọi xó xỉnh của vịnh Dublin đang ngáy vang trong bóng tối bên cạnh ả.

5. “Những người Dublin” – James Joyce (Ailen)
6. “Trăm năm cô đơn” – Gabriel Garcia Marquez (Columbia)


7. “Âm thanh và cuồng nộ” - William Faulkner (Mỹ)


"Âm thanh và cuồng nộ" (Tiếng Anh: The Sound and the Fury) xuất bản năm 1929 là tác phẩm nổi tiếng của William Faulkner (1897-1962) là một trong những bậc thầy của văn học dòng ý thức. Đúng như cái tên của nó lấy từ câu trong vở kịch Macbeth của William Shakespeare: "Đó là một câu chuyện được kể bởi một thằng ngốc/ Đầy âm thanh và cuồng nộ, không có ý nghĩa gì cả", quả thực đã được "ba thằng khùng" kể lại với tất cả cảm nhận của nó về sự phi lý của cuộc đời.
Âm thanh và cuồng nộ được xem là một trong bốn tiểu thuyết thành công nhất của William Faulkner được viết trên nền chủ đề đen (dark theme) với hệ thống nhân vật xuất hiện như những bóng ma của quá khứ, điên dại, ngẩn ngơ trong cuộc đời thực… Thành công của tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ cũng chính là thành công của tiểu thuyết Gothic miền Nam nói riêng và của dòng văn học miền Nam nói chung, góp phần không nhỏ trong trào lưu Phục hưng văn học miền Nam trong văn học Hoa Kỳ.
Một trong những đóng góp quan trọng của tiểu thuyết Gothic chính là tác động của nó đối với văn học Hoa Kỳ, hình thành nên một nhánh mới, tiểu thuyết Gothic miền Nam gắn với những tên tuổi nổi tiếng như Edgar Allan Poe, Nathaniel Hawthorne, Henry James...
Thế giới nghệ thuật của tác phẩm bị vỡ ra trong những cái nhìn khác nhau mà không thể hàn gắn và cũng đầy giới hạn. Đó là tiếng nói đa thanh của nỗi cô đơn trong thế giới hỗn loạn. Thể nghiệm ý thức cá nhân qua những tiếng nói cuồng nộ, Faulkner đã cảnh báo thảm trạng tinh thần trong xã hội: nguy cơ huỷ diệt của ý thức ở mọi cơ tầng của nó dưới áp lực của tồn sinh.
Như vậy, những thể nghiệm dòng ý thức trong "Âm thanh và cuồng nộ" đã góp phần tạo nên sức mạnh biểu hiện và chiều sâu các địa tầng ý nghĩa cho tác phẩm. Nó là một yếu tố góp phần tạo tính mở cho "Âm thanh và cuồng nộ" vẫy gọi sự khám phá của độc giả…
Cấu tạo bằng bốn độc thoại nội tâm liên tiếp thuật lại thảm trạng suy sụp, tan vỡ của gia đình Compson, đó từng một thời quyền quý, giàu sang trong vùng Missississipi.
Các nhân vật xuất hiện trong truyện là: Ông Jason Compson, bà Caroline vợ ông ta, bốn người con: Quentin (con trưởng), cô con gái thứ hai Candace (Caddy) và hai người con trai theo thứ tự: Jason, Maury sau này được đổi tên là Benjamin (Benjy) người bị mắc bệnh chậm phát triển tâm thần, một người không đủ khả năng thiết lập được những nối kết giữa điều gì nhìn thấy, nghe được và những gì anh ta cảm nhận, gia đình người da đen ở nhà Compson có Rosbus, Dilsey vợ anh ta và những đứa con, Versh, T.P và Frony, Frony cũng có một đứa con được đặt tên là Luster.
Tấn thảm kịch lần lượt được thuật lại bởi ba người con trai Benjy (phần thứ nhất), Quentin anh sinh viên đại học Harvard trước khi tự sát chết (phần thứ hai), Jason kẻ biển lận tham lam ích kỷ (phần thứ ba) và phần cuối cùng do Dilsey người vú da đen vợ của Robus.
Phần thứ nhất của chuyện khởi đầu vào ngày 7 tháng 4 năm 1928 do Benjy kể lại đúng vào dịp sinh nhật 30 tuổi của cậu ta. Benjy không suy nghĩ mà Benjy chỉ cảm nhận bằng giác-quan của anh, Benjy kể lại những sự việc thoáng hiện trong đầu anh ta, bám víu vào hình ảnh của cô chị ruột, Caddy, của âm thanh, tiếng nói, mùi vị: "Chị Caddy có mùi như mùi cây "smelled like trees" khi Caddy còn trinh trắng, sau đó "Caddy no longer smells like trees" - "Chị Caddy không còn thơm như mùi cây nữa" khi đã lén lút trao thân cho một tình nhân - Dalton Ames, một sinh viên tại đại học Harvard - và có mang rồi sinh ra một đứa con gái được đặt trùng tên với bác ruột, Quentin.
Phần thứ hai người đọc được kéo trở lại năm 1910 - ngày 2 tháng 6, những biến cố xảy ra trong ngày cuối cùng cuộc đời của Quentin tại viện đại học Harvard, anh ta lang thang thất thểu, quay quắt trong tâm-trí những bứt rứt chất chứa từ lâu. Ở đây người đọc tìm gặp những suy-tư của một tâm-thần suy nhược, đau đớn, dằn vật với chính mình, những hình ảnh chợt hiện lên, chợt tan biến, báo hiệu trước giờ hẹn với tử thần.
Đa số là những hồi tưởng ghi nhận trong thời mới lớn lên của Quentin đặc biệt là về bản năng sinh dục (sexuality) buổi đầu của Caddy, em gái anh ta, tình yêu sâu đậm của Quentin với cô em gái; đó là Caddy vào một buổi tối trong quá khứ, là mùi thơm của hoa kim ngân trở về không ngớt, nhói đau trong suốt câu chuyện tự thuật của Quentin, là sự lầm lỗi, sự ăn năn, hình phạt và là chiếc đồng hồ mà cha anh ta đã tặng anh. Cuối cùng, Quentin đã tự tử để thoát khỏi những ám ảnh, dày vò, những thất vọng ngập tràn tâm trí…
Phần thứ ba, ngày Thứ Sáu tháng 4 năm 1928, được diễn ra trong tư tưởng của Jason, em của Quentin, anh của Benjy và là em của Caddy - cô em gái mà định mệnh là chìa khóa của tất cả quyển tiểu thuyết - một kẻ ghen tỵ, hung tợn, xảo quyệt, bần tiện, bủn xỉn.
Quentin đã tự tử chết, Caddy không còn sống chung với gia đình nữa mà buộc lòng phải đem đứa con gái về cho gia đình nuôi nấng nhưng lại cấm chỉ không được lui tới thăm nom, kể từ nay trở đi Jason gánh vác gia đình. Jason nuôi trong lòng sự thù hận vô biên với Quentin, đứa cháu gái và là con của Caddy.
Thái độ của Jason thật vô nhân đạo, thật bỉ ổi đối với Caddy. Jason lường gạt tất cả mọi người ngay cả với mẹ ruột hắn, duy nhất chỉ có Dilsey mới là người dám đương đầu với hắn.

8. “Đến ngọn hải đăng” – Virginia Woolf (Anh)
Giới thiệu




9. “Toàn tập truyện ngắn” – Flannery O’Connor (Mỹ)


10.  “Ngọn lửa tái” – Vladimir Nabokov (Nga)



Được dịch từ tiếng Anh-Lửa nhạt là một cuốn tiểu thuyết năm 1962 của Vladimir Nabokov. Cuốn tiểu thuyết được trình bày dưới dạng một bài thơ 999 dòng có tựa đề "Lửa nhạt", được viết bởi nhà thơ hư cấu John Shadow, với lời tựa, bình luận dài và chỉ mục được viết bởi người hàng xóm và đồng nghiệp học thuật của Shadow, Charles Kinbote.


MƯỜI TÁC PHẨM VĂN HỌC VĨ ĐẠI THẾ KỶ XIX
1. “Anna Karenina” – Lev Tolstoy (Nga)


2. “Bà Bovary” – Gustave Flaubert (Pháp)


3. “Chiến tranh và hòa bình” – Lev Tolstoy (Nga)


4. “Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn” – Mark Twain (Mỹ)


5. Những truyện ngắn của Anton Chekhov (Nga)








6. “Middlemarch” – George Eliot (Anh)
Middlemarch là một câu chuyện phức tạp về chủ nghĩa duy tâm, vỡ mộng, hoang phí, trung thành và tình yêu thất vọng. Phân tích sâu sắc này về cuộc sống của một thị trấn tỉnh Anh trong thời kỳ bất ổn xã hội trước Dự luật cải cách năm 1832 được kể qua cuộc đời của Dorothea Brooke và Tiến sĩ Tertius Lydgate và bao gồm một loạt các nhân vật mô hình khác làm sáng tỏ tình trạng của tiếng Anh cuộc sống ở giữa thế kỷ XIX.
Henry James mô tả Middlemarch là một kho báu chi tiết trong khi Virginia Woolf nổi tiếng tán thành kiệt tác George Eliot, là một trong số ít tiểu thuyết tiếng Anh viết cho người lớn.
(google dịch, mình chưa được biết cuốn này)
7. “Moby Dick” – Herman Melville (Mỹ)



Moby Dick - Cá voi trắng (nguyên tác: Moby-Dick; or, the Whale) là một tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm của tác giả người Mỹ Herman Melville và được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1851, được coi là một tiểu thuyết Mỹ vĩ đại và một kho tàng văn học thế giới. Câu chuyện kể về cuộc phiêu lưu của thủy thủ lang thang Ishmael, và chuyến đi của mình trên một con tàu săn cá voi được chỉ huy bởi thuyền trưởng tên Ahab. Ishmael sớm nhận rằng trong chuyến đi này, Ahab có một mục đích, để tìm ra một con cá voi trắng tên là Moby Dick, nó rất hung dữ và bí ẩn. Trong một cuộc gặp gỡ trước đó, con cá voi đã phá hủy thuyền Ahab và cắn cụt chân Ahab, bây giờ ông ta quyết tâm phải trả thù.
8. “Những niềm mong đợi lớn” – Charles Dickens (Anh)


Những niềm mong đợi lớn là cuốn tiểu thuyết thứ mười ba của Charles Dickens và cuốn tiểu thuyết hoàn thành áp chót của ông, miêu tả sự giáo dục của một đứa trẻ mồ côi có biệt danh Pip (một bildungsroman ). Đây là cuốn tiểu thuyết thứ hai của Dickens, sau David Copperfield , được kể lại đầy đủ ở ngôi thứ nhất. Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh ở Kent và London vào đầu thế kỷ 19 và chứa một số cảnh đáng nhớ nhất của Dickens, bắt đầu từ một nghĩa địa, nơi Pip trẻ tuổi bị giam cầm bởi kẻ bị kết án trốn thoát, Abel Magwitch. Kỳ vọng lớn chứa đầy hình ảnh cực kỳ nghèo đói, tàu tù và dây chuyền, và chiến đấu cho đến chết và có một dàn nhân vật đầy màu sắc đã đi vào văn hóa đại chúng. Những người này bao gồm Hoa hậu lập dị Havisham , Estella xinh đẹp nhưng lạnh lùng và Joe, thợ rèn không cầu kỳ và tốt bụngCác chủ đề của Dickens bao gồm sự giàu có và nghèo đói, tình yêu và sự từ chối, và chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác. 

9. “Tội ác và hình phạt” – Fedor Dostoevsky (Nga)

10.  “Emma” – Jane Austen (Anh)


Emma là một tiểu thuyết của nhà văn Jane Austen. được viết trong thời gian 1814-1815 rồi được xuất bản lần đầu tiên vào cuối năm 1815. cùng ba tiểu thuyết trước đó: Sense and Sensibility (1784), Pride and Prejudice (1796-97) và Mansfield Park (1814) khi xuất bản đều không ghi tên tác giả, để là vô danh, vì thành kiến của xã hội đương thời đối với phụ nữ viết văn. Mãi khi nhà văn qua đời, tên thật của bà mới được xuất hiện trên tác phẩm của mình. Hoàng Thái tử Anh quốc (1762-1830, vua Geogre IV của Anh, Ireland và Công quốc Hanover từ năm 1820) rất yêu thích các tác phẩm của Jane Austen đến nỗi ở mỗi dinh thự của ông đều có đẩy đủ một bộ sách của tác giả. Jane Austen đã trân trọng đề tặng truyện Emma cho vị Hoàng Thái tử này. Năm 1816, một nhà phê bình văn học có uy tín khi viết bài đánh giá truyện Emma đã ca ngợi "tác giả không tên" là ngòi bút tuyệt diệu của "tiểu thuyết hiện đại" trong truyền thống mới về hiện thực.

Nhân vật chính là Emma Woodhouse, một cô gái "xinh xắn, thông minh và giàu có". Mẹ mất sớm, chị gái Isabella lấy chồng, rồi chị quản gia Taylor cũng lấy chồng, Emma ở lại nhà với người cha. Cô kết bạn với Harriet, một cô gái hiền lành đáng thương, không rõ nguồn gốc (thực ra đến cuối truyện mới hay Harriet có bố mẹ là người giàu có). Emma quyết tâm cải tạo phong thái và vị thế cho Harriet, và với bản tính thích mối lái, Emma đã làm các trò gán ghép Harrriet với các chàng trai, nhưng rốt cuộc đều "xôi hỏng bỏng không", gây ra nhiều sự trớ trêu cả cho mình. Nhưng truyện kết thúc có hậu với đám cưới của cả Harriet và Emma.
MƯỜI NHÀ VĂN VĨ ĐẠI NHẤT QUA CÁC THỜI
(Theo tổng số điểm)
1. Lev Tolstoy (327)
2. William Shakespeare (293)
3. James Joyce (194)
4. Vladimir Nabokov (190)
5. Fedor Dostoevsky (177)
6. William Faulkner (173)
7. Charles Dickens (168)
8. Anton Chekhov (165)
9. Gustave Flaubert (163)
10.  Jane Austen (161)
(Ngân Xuyên theo báo nước ngoài)

Bạn đã đọc được bao nhiêu tác phẩm trong đó ? 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét