Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Thổi cơm

Chiều, đi bộ trên đường, các bà hỏi nhau:
- Đã cắm cơm chưa mà đi sớm vậy.
.
Giật mình. 
Chỉ một đời mình thôi mà từ thổi cơm, nấu nước, nay đã thành cắm cơm, lọc nước. Lòng người thì biến đổi đến mức nào?

Cây Mai chiếu thủy, hành lang hậu cung Đền Cao An Phụ
(Đền còn có tên chữ là An Phụ Sơn Từ) 
 thờ An Sinh Vương Trần Liễu 

33 nhận xét:

  1. Tem vàng nhà anh trai cùng họ Phạm (~_~)

    Trả lờiXóa
  2. Hì ! Cắm cơm với bắc cơm, đều giống nhau cả mà, bây giờ đa số bà con toàn nấu nồi cơm điện, nên cắm cơm là đúng đó, cắm phích nồi cơm điện vào ổ cắm điện đó mà, anh trai đừng nghĩ sâu sa chi cho mệt ngài nhé ! Chúc anh trai ngày mới an lành (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn em hướng dẫn quy trình cắm cơm. Còn cắm quan, TP HCM vừa có. Cắm bản không thấy ai khen. Ngài đang mệt roài, sẽ nghe lời tuyên hấn.

      Chúc em vui!

      Xóa
  3. Theo đà phát triển của thế kỷ 21 nên tiếng Việt cũng có thêm nhiều từ ngữ mới anh VP nhỉ .
    Có lẽ không bao lâu nữa những tiếng " nhóm lửa , nhóm bếp " sẽ chỉ là hoài niệm trong ký ức mọi người .
    Chúc anh cùng gia đình luôn vui nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉ là nhớ kỷ niệm xưa, ký ức khiến mình có nét cá nhân hơn. Bạn à, nếu mình đánh mất ký ức, nếu có phiêu thì bay thế nào ấy. Sắp hết năm rồi, lại một Mùa Thu đi qua, một Nô- en gần kề, chúc EMT nhiều niềm vui.

      Xóa
  4. còn rất nhiều từ thay đổi nữa mà.
    hôm nào anh VP ngồi siu tầm tất cả những từ ấy cho pà kon coi cho vui anh ha!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quê tôi gọi là thủi cơm, Giáo à.
      Xin nhờ các bạn tập hợp dùm cho. Chúc Giáo vui. Đang học theo bác Hiệp.

      Xóa
    2. Vậy quê bác VanPham cũng nói là "cái chủi" (chổi quét nhà) phải không? Hồi tôi còn nhỏ ở kế bên nhà có ông bà di cư quê Hài Phòng cũng nói như thế "thủi cơm", "cái chủi".
      Ngày xưa nói "thổi cơm", thổi chắc là thổi lửa, vì xưa "nhóm bếp" bằng rơm rạ, than, củi khi nhóm phải thổi cho lứa bén. Bây giờ nấu bằng nồi cơm điện Toshiba nên phải cắm phích điện. Cùng là cái hành động để có cơm ăn. Từ ngữ biến đổi theo thời gian, cũng như con người vậy (bác VanPham dùng chữ "lòng người"), nhưng chữ "lòng người thay đổi" nghe "tiêu cực" hơn :-))

      Xóa
    3. Những phương ngữ thay âm vần: Cái chủi, thủi lửa, quả ủi, thủi cơm, thủi sáo...(ổi thành ủi), nước sôi gọi nước sủi. Nhưng có những danh từ chứ không biến âm như cái Thồi (cái bàn), cái đẽ (cái đĩa) Mỳ Trấng (mì chính). Sẽ rất buồn cười nếu gọi quả trứng lầ quả trấng thì được chứ không kêu là "Thị trường trấng khoán", ngon như món đồ ăn. Múc nước ao gọi là kín nước ao

      Xóa
    4. "kín nước ao" aha, bác VanPham làm tôi nhớ đến các cụ xưa, lúc mới vào Nam nhà tôi có cái giếng đào để lấy nước, các cụ nói "kín nước giếng vào chum", nếu miền Nam sẽ nói "gánh nước giếng vô lu". bây giờ mà nói "kín nước" chắc khó có ai hiểu :-)))

      Xóa
    5. Em cũng ghi lại kẻo quên.

      Xóa
  5. Anh phát hiện những từ mới xuất hiện thành quen dùng.Cắm có nhiều nghĩa:nghĩa đen là cắm vào điện ,nghĩa khác như cắm xe,cắm sừng...mới nhiêu khê ,anh nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác à, bọn trẻ bây giờ viết và nói mới khó hiểu. ví như bây giờ nó viết thành gọn bih. Viết tin nhắn cho thày mà phải nhờ nó phiên dịch nên chúng mới ngại không viết nữa vì thày viết là "k hỉu". Nó sợ luôn.
      Như sáng nay đi bộ có một bà nói về một người đi trước:
      Thằng đó là CA tuột xích, bây giờ gặp ai cũng cắm mặt xuống.
      Chúc bác vui.

      Xóa
  6. "Cắm cơm" dầu mới nghe lần đầu nhưng HN vẫn thấy thuyết phục, riêng cái từ "bắt xe" (đi đây đi đó) thì lạ. Đón xe rồi xe có cho lên hay không nhất là các tuyến từ Sài Gòn ra Trung ra Bắc ngày cuối năm chứ làm sao mà "bắt"? Chỉ cái "sự nghe" mà thành một ý để cùng bạn bè đàm đạo. Há chẳng sướng sao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, "bắt xe" từ ngữ hay quá phải không bác HN? Từ "bắt xe" này tôi được nghe đã rất lâu, nhưng không phổ biến, xưa có người bạn trong quân đội họ ở Kontum, nhưng gốc người Quảng Nam, Quảng Ngãi, họ dùng từ ấy, họ nói "bắt xe đò về Saigon", chứ không phải "đón xe" hình như đó cũng là "phương ngữ" của một vùng nào đó thuộc miền Trung, chắc chắn không phải của miền Bắc.

      Xóa
    2. Nhà em (vợ) quê miền trong, giảng bài cho học sinh và tâm sự với người thương, ai cũng hiểu. Nhưng về quê, mấy mụ nói chuyện với nhau đến chồng cũng không hiểu. Bác Hồng Ngọc à. Rất chi là vui...

      Xóa
  7. Con người, lòng người hay cảnh vật.. rồi thì theo thời gian cũng "Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều. " chứ anh VanPham ơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mọi điều sẽ thay đổi theo thời gian, chấp nhận thôi bạn à. Nhưng vẫn vui.

      Xóa
  8. ĐÚNG RỒI... HIỆN ĐẠI MÀ.... VĂN HÓA & NGÔN NGỮ CŨNG THEO DÒNG CHÀY THỜI GIAN
    BẠN THẤY ÂM NHẠC KO .. CỔ XƯA LÀ HÁT TRÙ ... ĐẾN TUỒNG CHÈO ... SAU LÀ NHẠC TIỀN CHIẾN & DÂN CA .... GIỜ LÀ NHẠC TRẺ... HIPHOP

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mọi con sông đều chảy, bạn à. Chỉ tiếc chiếu Chèo xưa từng say đắm.

      Xóa
  9. Nấu cơm thành ra cắm cơm
    Kín nước thành ra ( múc, lấy) bơm nước
    Những từ đã dùng quen thuộc
    Đổi khác theo dòng thời gian
    Rồi mọi người cũng sẽ QUEN!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngôn ngữ nhà Bác với nhà em cũng gần gặn. Cũng đồng Chiêm, bờ bãi. Chúc bác vui.

      Xóa
  10. Nghĩ vẩn vơ làm gì hãy thử nghĩ giúp: Xã hội dân sự là gì mà gần đây nhiều người nhắc thế?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đủ các kiểu, không vào được nhà ông. Làm Toán nữa làm gì, cho khổ.
      Bỏ cái dân sự đi. Quyét chùa...

      Xóa
  11. Chỉ một đời mình thôi mà đã một bước đổi dài . Nhớ ngày nào vui buồn chờ đợi lá thư đi , lại mất vài tháng . Bây giờ chỉ một cú nhấp chuột , là đọc ngay tâm tình bạn bè . Nhưng ... còn đâu nét chữ người thương ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xưa, những lá thư nhận được giữa 2 trận đánh, cong giữ lại được vài phong. Marguerite Bangtam nhắc lại thấy bồi hồi. Cảm ơn Bạn.

      Xóa
  12. Hi, Thầy cũng hoài cổ như em! :)

    Trả lờiXóa
  13. Hay là do nấu cơm điện, người ta chỉ việc cắm phích điện vào tường thành ra cắm cơm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thấy một từ lạ, bây giờ mới thấy lạ, nhấp lại để nghe.

      Vui. Cảm ơn Bu.

      Xóa
  14. Đã có quá nhiều thay đổi phải không Thầy. Em thường kể học trò những câu chuyện của thời "thổi cơm", và bảo chúng rằng thời các em có thể sẽ là thời của những chuyến du lịch lên Mặt trăng, Sao Hỏa... :D
    Vậy lòng người thay đổi thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên hén Thầy! Biết thế nhưng sẽ rất buồn...
    Hôm nay cuối tuần các cháu có về thăm ông bà không ạ? :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các cháu đợi đến tết dương lịch mới về.
      Cảm ơn Cô nhỏ.

      Xóa