Sông Thái Bình đoạn chảy qua thành phố Hải Dương |
II. HỆ THỐNG SÔNG THÁI BÌNH:
Hệ thống sông Thái Bình gồm sông Thái Bình cùng các phụ lưu và chi lưu của nó, các phụ lưu gồm sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam ở thượng nguồn. Tổng chiều dài của hệ thống khoảng 1.650 km và diện tích lưu vực khoảng 10.000 km². Ngoài ra, hệ thống sông này còn nhận một phần dòng chảy của sông Hồng, để đổ ra biển Đông.
1. Sông Thái Bình:
Dòng chính sông Thái Bình gồm hai đoạn:
- Đoạn một bắt đầu từ ngã ba Lác, phía dưới thị trấn Phả Lại thuộc tỉnh Hải Dương, chảy qua đất Hải Dương tới ngã ba Mía dài khoảng 64 km.
- Đoạn hai từ Quý Cao (xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ), nơi kết thúc sông Luộc, sang địa phận thành phố Hải Phòng, men theo ranh giới huyện Vĩnh Bảo với huyện Tiên Lãng và rồi chảy dọc theo ranh giới giữa huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) với tỉnh Thái Bình, đổ ra cửa Thái Bình ở vị trí giáp ranh hai tỉnh này với chiều dài đoạn này khoảng 36 km. Dòng mang tên Thái Bình này, chỉ chảy men theo tỉnh Thái Bình ở đoạn cuối, mà không chảy cắt qua địa phận tỉnh Thái Bình. Phần hệ thống sông Thái Bình liên quan tới tỉnh Thái Bình là sông Luộc và một con sông nhỏ là sông Hóa. Hai đoạn này của Sông Thái Bình thông với sông Văn Úc bằng ba sông nhỏ, dài khoảng 3 km mỗi sông là sông Cầu Xe, sông Mía và sông Kênh Khê.
- Do phần lớn lưu vực của hệ thống sông Thái Bình là các vùng đồi trọc, đất đai bị xói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa cao. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất.
2. Sông Cầu:
- Sông Cầu, còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức, là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình. Sông Cầu có diện tích lưu vực khoảng 6.030 km², là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, với chiều dài khoảng 290 km.
- Sông Cầu bắt nguồn từ phía Nam đỉnh Phia Bioóc (cao 1.578 m) của dãy Văn Ôn trong địa phận xã Phương Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, chảy ngoằn ngoèo giữa hai dãy núi Ngân Sơn và dãy núi Sông Gâm qua thị xã Bắc Kạn. Tại xã Nông Hạ huyện Chợ Mới nó nhận một chi lưu phía hữu ngạn, tới địa phận thị trấn Chợ Mới, nó nhận một chi lưu nữa phía hữu ngạn. Tới địa phận xã Vân Lăng, xã Cao Ngạn (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên), nhận một chi lưu phía tả ngạn rồi tới xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương nhận tiếp một chi lưu phía hữu ngạn là sông Đu rồi chảy qua phía đông thành phố Thái Nguyên. Chảy tới xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên nhận tiếp một chi lưu là sông Công. Tới ranh giới xã Mai Đình huyện Hiệp Hòa và xã Việt Long huyện Sóc Sơn (Hà Nội) nó nhận một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn là sông Cà Lồ rồi chảy tiếp về phía đông qua ranh giới của hai huyện Việt Yên-Bắc Giang và Yên Phong-Bắc Ninh rồi hợp lưu với sông Thương tại ngã ba Lác ở ranh giới của xã Đồng Phúc (huyện Yên Dũng) với thị trấn Phả Lại-Chí Linh, tỉnh Hải Dương để tạo thành sông Thái Bình.
3. Sông Đu:
Sông Đu là phụ lưu của Sông Cầu bắt nguồn từ vùng Lương Can, ở độ cao khoảng 275 m thuộc tỉnh Thái Nguyên, chảy theo hướng tây bắc - đông nam và nhập vào Sông Cầu ở Sơn Cẩm. Dài 44 km. Diện tích lưu vực 360 km2, cao trung bình 129 m.
4. Sông Công:
- Sông Công là một chi lưu của sông Cầu dài 96 km. Sông Công bắt nguồn từ vùng Đèo Khế, tỉnh Thái Nguyên, chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Sau khi ra khỏi hồ Núi Cốc ở phía Tây thành phố Thái Nguyên, nó chia thành hai nhánh. Nhánh chính chảy qua trung tâm thị xã Sông Công, qua huyện Phổ Yên để hội lưu với sông Cầu từ bên phải tại ranh giới ba xã Thuận Thành (huyện Phổ Yên), Trung Giã (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và Hợp Thịnh (huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang). Nhánh phụ nhỏ hơn chảy qua phía bắc thị xã Sông Công, huyện Phú Bình rồi chảy vào huyện Phổ Yên để nối với sông Cầu tại ranh giới ba xã Tân Phú, Thuận Thành (huyện Phổ Yên), Đại Thành (huyện Hiệp Hòa).
- Hồ Núi Cốc là nước của dòng sông Công được chặn lại tại huyện Đại Từ, tạo nên một hồ nhân tạo rộng lớn, cùng với rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ mà trước đây là đồi núi. Sông Công-Hồ Núi Cốc là công trình thuỷ lợi lớn có ý nghĩa trong phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo vệ môi sinh, tạo một thắng cảnh nổi tiếng trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Sông Công cùng với Núi Cốc đã đi vào thi ca mang màu sắc huyền thoại trong bài hát Huyền thoại Hồ Núi Cốc của nhạc sỹ Phó Đức Phương.
- Dòng sông Công còn có tên là sông Giã (Giã hà) bởi thời thuộc Lương con sông này nằm trên đất châu Giã Năng, quê hương của người anh hùng Lý Bí. Nơi dòng sông chảy ngoặt về phía Đông (gần cầu Đa Phúc ngày nay) chính là làng Trấn, Trấn lỵ châu Giã Năng, nơi Lý Bí khởi binh từ đất Hoài Đức (Hà Nội ngày nay) vượt qua núi Sóc về đây bao vây rồi đánh bại giặc Lương.
5. Sông Cà Lồ (còn gọi là sông Phủ Lỗ): Là một chi lưu của sông Cầu và từng là một phân lưu của sông Hồng. Nó vốn tách ra khỏi sông Hồng ở xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc và hợp lưu với sông Cầu tại ngã ba Xá, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, cách không xa chỗ sông Công hợp lưu vào sông Cầu. Tuy nhiên đoạn đầu nguồn của Cà Lồ (chỗ phân lưu khỏi sông Hồng) đã bị bịt vào đầu thế kỷ 20, nên sông Cà Lồ hiện nay không còn nối với sông Hồng. Đầu nguồn sông Cà Lồ hiện nay ở huyện Mê Linh (Hà Nội) và nguồn nước của sông chủ yếu là từ các dòng suối từ dãy núi Tam Đảo. Sông Cà Lồ tạo thành ranh giới tự nhiên giữa huyện Sóc Sơn với huyện Mê Linh và giữa huyện Sóc Sơn với huyện Yên Phong. Toàn chiều dài của sông là 89 km, trong đó đoạn trên địa bàn Vĩnh Phúc dài 27 km
6. Sông Thương:
- Sông Thương (hay sông Nhật Đức) là một sông lớn ở địa phận các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và là một chi lưu của sông Thái Bình. Sông Thương bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang, qua thành phố Bắc Giang (tên cũ là Phủ Lạng Thương) và điểm cuối là thị trấn Phả Lại-Chí Linh-Hải Dương. Tại đây nó hợp lưu với sông Lục Nam tại ngã ba Nhãn, tiếp theo hợp lưu với sông Cầu tại ngã ba Lác để tạo thành sông Thái Bình .
- Trên địa phận tỉnh Bắc Giang, sông Thương chảy qua các huyện Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng. Sông Thương có một chi lưu lớn là sông Sỏi chảy từ huyện Yên Thế-Bắc Giang, chúng hợp lưu tại nơi tiếp giáp của ba huyện: Yên Thế, Tân Yên và Lạng Giang. Gần thành phố Bắc Giang, có thêm một dòng sông đào đổ nước vào sông Thương, nước sông Thương vốn trong xanh nay có dòng nước đục thêm vào thành ra sông có hai dòng chảy song song, một bên trong, một bên đục. Hiện tượng này có thể nhìn thấy được tới thành phố Bắc Giang.
- Sông Thương có chiều dài 157 km, diện tích lưu vực: 6.640 km². Giá trị vận tải được trên 64 km, từ Phả Lại, tỉnh Hải Dương đến thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
- Thời phong kiến khi quan, quân lên trấn ải biên thùy Lạng Sơn thì gia quyến của họ được phép tiễn đưa đến con sông này, người đi xa, kẻ ở lại chia tay nhau ở đây thật là thương cảm lên từ đó người con sông nay được gọi là Sông Thương.
- Sông Sỏi là một con sông ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên,đây là phụ lưu của sông Thương. Sông Sỏi bắt nguồn từ núi Bồ Cu ở khu vực có độ cao 400 m, ở 5 xã vùng cao của huyện Yên Thế, Bắc Giang. Đó là xã Xuân Lương, Canh Nậu Đôn, Đống Tiến, Đồng Vương, Tam Tiến. Sông Sỏi có tổng chiều dài 38 km, diện tích lưu vực 303 km2.
7. Sông Lục Nam:
-
Sông Lục Nam (còn gọi là sông Lục, sông Minh Đức) là một phụ lưu của hệ thống sông Thái Bình, chảy qua hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang. Sông bắt nguồn từ độ cao khoảng 700 m trên vùng núi Kham thuộc địa phận huyện Đình Lập-Lạng Sơn, chảy qua các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam (thuộc tỉnh Bắc Giang) và kết thúc tại địa phận xã Đan Hội (Lục Nam) và xã Trí Yên (Yên Dũng) sau khi giao nhau với sông Thương từ hướng Tây Bắc chảy tới tại Ngã ba Nhãn (cách Phả Lại 10 km). Sông Lục Nam có các phụ lưu là sông Bò, sông Lê Ngạc, sông Chỉ Tác, sông Đan Hộ (bên tả ngạn) và sông Căn, sông Gốm, sông Cỏ Mạt (bên hữu ngạn).
Sông Lục Nam |
Sông Lục Nam (còn gọi là sông Lục, sông Minh Đức) là một phụ lưu của hệ thống sông Thái Bình, chảy qua hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang. Sông bắt nguồn từ độ cao khoảng 700 m trên vùng núi Kham thuộc địa phận huyện Đình Lập-Lạng Sơn, chảy qua các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam (thuộc tỉnh Bắc Giang) và kết thúc tại địa phận xã Đan Hội (Lục Nam) và xã Trí Yên (Yên Dũng) sau khi giao nhau với sông Thương từ hướng Tây Bắc chảy tới tại Ngã ba Nhãn (cách Phả Lại 10 km). Sông Lục Nam có các phụ lưu là sông Bò, sông Lê Ngạc, sông Chỉ Tác, sông Đan Hộ (bên tả ngạn) và sông Căn, sông Gốm, sông Cỏ Mạt (bên hữu ngạn).
- Tổng chiều dài của sông gần 200 km, đoạn trên địa phận Lạng Sơn dài 15 km, đoạn trên địa phận Bắc Giang dài khoảng 175 km. Tổng diện tích lưu vực của sông Lục Nam vào khoảng 3.070 km². Khoảng 45 km cuối hạ lưu (từ Chũ đến ngã ba Nhãn), sông rộng thuận tiên cho giao thông đường thủy.
8. Sông Đuống:
- Sông Đuống, còn gọi là sông Thiên Đức hay Thiên Đức Giang, là một con sông đào dài 68 km, nối sông Hồng với sông Thái Bình. Điểm đầu từ ngã ba Dâu (xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) địa giới giữa huyện Đông Anh và quận Long Biên của thành phố Hà Nội. Điểm cuối là ngã ba Mỹ Lộc (xã Trung Kênh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh). Nó là một phân lưu của sông Hồng, trước đây chỉ là một dòng sông nhỏ, do cửa nối với sông Hồng bị cát bồi cao nên chỉ khi sông Hồng có lũ lớn mới tràn qua được. Từ năm 1958, cửa sông được mở rộng để trở thành một phân lưu quan trọng giảm sức uy hiếp của lũ sông Hồng đối với Hà Nội. So với lượng lũ của sông Hồng tại Sơn Tây thì sông Đuống tiêu được 20-30 %. Sông Đuống là đường giao thông thuỷ nối cảng Hải Phòng với Hà Nội và các tỉnh ở phía bắc Việt Nam.
Sông Thiên Đức, bên thành Luy Lâu xưa. |
- Hiện trên sông Đuống có 3 cây cầu bắc qua: Cầu Đuống trên quốc lộ 1A-Hà Nội, Cầu Phù Đổng trên quốc lộ 1A mới-Hà Nội, Cầu Hồ trên quốc lộ 38 thuộc tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, sẽ có thêm 4 cầu đường bộ mới sẽ được xây dựng ngang qua sông Đuống, là: cầu Thạch Cầu, cầu Đông Trù, cầu Phù Đổng II, cầu trên vành đai giao thông đối ngoại (gần cầu Hồ hiện tại).
Hoàng hôn trên sông Kinh Thầy |
9. Sông Kinh Thầy:
- Sông Kinh Thầy, hay Sông Kinh Thầy, một chi lưu của Hệ thống sông Thái Bình, nối thông giữa sông Thái Bình với các sông vùng Đông Bắc, có chiều dài 44,5 km. Điểm đầu từ ngã ba Nấu Khê xã Cổ Thành huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Điểm cuối là ngã ba Trại Sơn nơi giáp ranh giữa xã Phú Thứ và thị trấn Kinh Môn (huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương).Tại ngã ba Bến Triều, nó chia nước với sông Mạo Khê. Tại ngã ba Trại Sơn nó chia thành hai sông nhỏ chiều dài khoảng 9 km mỗi sông, có tên gọi là sông Phi Liệt (lại đổ vào sông Mạo Khê một lần nữa, tại ngã ba Bến Đụn, để tạo thành sông Đá Bạch) và sông Hàn chảy vào sông Kinh Môn tại ngã ba Nống, tạo thành sông Cấm.
- Sông Kinh Thầy được rất nhiều người Việt Nam lớn lên trong thời kỳ chống Mỹ biết đến qua bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Đây là một trong những bài thơ và sau là bài hát thuộc nằm lòng của nhiều thế hệ Việt Nam.
Lục đầu giang |
+ Lục đầu giang: Chỗ hợp lưu của các con sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính sông Thái Bình gọi là Lục Đầu Giang, do đây là nơi sáu con sông gặp nhau. Các sông này hợp nhau tại thị trấn Phả Lại huyện Chí Linh thành sông Thái Bình.
+ Các chi lưu: Các chi lưu khác chảy ra biển của hệ thống sông Thái Bình đều nằm về phía tả ngạn sông Thái Bình:
10. Sông Kinh Môn: là một nhánh được chia ra từ sông Kinh Thầy tại Thạch Liên, còn nhánh kia gọi là Sông Hàn. Hai nhánh này nhập lại trước khi đổ ra biển ở cửa Cấm, Hải Phòng. Đoạn này gọi là sông Cấm, dài 30 km. Cảng Hải Phòng nằm trên cửa sông này. Sông Cấm là ranh giới của các huyện Thuỷ Nguyên và An Dương.
11. Sông Hàn: là tên gọi đoạn thượng lưu của sông Cấm, chảy ở phía Tây huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng và phía Đông huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Phía trên, thông với sông Kinh Thầy, phía dưới, thông với sông Vân Dương, ngăn cách huyện Kim Thành với huyện Thủy Nguyên
- Là một nhánh sông ở hạ lưu thuộc hệ thống sông Thái Bình, chảy qua địa phận Hải Phòng. Sông được bắt đầu tại ngã ba An Dương thuộc địa phận xã Minh Hòa (huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) nơi hợp lưu của hai con sông Kinh Môn và sông Hàn.
- Sông đổ ra biển Đông ở cửa Cấm, có tổng chiều dài khoảng 7.000m, đi qua và làm ranh giới giữa các địa phương như huyện An Dương, huyện Thủy Nguyên, các quận Hồng Bàng, Ngô Quyền, Hải An. Cảng Hải Phòng nằm trên sông Cấm, cách cửa Cấm khoảng 5 km.
- Sông Lạch Tray thuộc hệ thống sông Thái Bình, chảy qua Hải Phòng. Sông được chảy tách ra từ sông Văn Úc tại địa phận xã Bát trang (huyện An Lão - Hải Phòng) theo hướng Đông đổ ra biển Đông bởi cửa Lạch Tray.
- Sông có chiều dài khoảng 49 km đi qua huyện Kim Thành, Hải Dương và các huyện, quận của Hải Phòng là: An Lão, An Dương, Kiến An, Hải An, Lê Chân, Kiến Thụy. Quốc lộ 10 băng qua sông tại địa phận phường Quán Trữ (Kiến An).
- Sông Lạch Tray chảy ngang qua Hải Phòng, qua địa phận huyện Kiến An, An Dương ra biển bằng cửa Lạch Tray.
14. Sông Văn Úc : Sông Văn Úc là một nhánh ở hạ lưu trong hệ thống sông Thái Bình, phần lớn chảy qua địa bàn Hải Phòng. Sông bắt đầu từ đoạn giao nhau sông Hương và sông Rạng (còn có tên gọi là ngã ba Cửa Dưa) tại địa phận xã Thanh Xuân (huyện Thanh Hà, Hải Dương) theo hướng Đông Nam đổ ra biển Đông tại cửa Văn Úc. Sông có chiều dài khoảng 57 km, làm ranh giới giữa các huyện Thanh Hà, Hải Dương và An Lão, Hải Phòng, huyện An Lão và huyện Tiên Lãng, huyện Kiến Thụy và huyện Tiên Lãng. Quốc lộ 10 băng qua sông tại đoạn xã Đại Thắng, Tiên Lãng và xã Quang Trung, An Lão. Sông văn Úc thông với Sông Thái Bình bằng 3 con sông nhỏ là: Sông Kênh Khê, Sông Cầu Xe. Sông Mía, mỗi sông dài khoảng 3 km.
15. Sông Hương (hay Sông Gùa): Là một nhánh phụ lưu của Sông Văn Úc (không phải sông Hương ở Huế).
16. Sông Rạng hay Sông Lai Vu: Còn có tên khác là sông Tường Vu, nằm trong địa phận tỉnh Hải Dương là phần phía trên của sông Văn Úc trước khi nhập với Sông Hương để thành Sông Văn Úc và là một phân lưu trong hệ thống sông Thái Bình. Sông này tách khỏi sông Kinh Thầy gần như cùng một nơi với sông Kinh Môn với chiều dài khoảng 26 km. Phần thượng lưu là ranh giới giữa hai huyện Nam Sách và Kim Thành, sau đó là ranh giới hai huyện Kim Thành và Thanh Hà. Đến cuối địa phận Thanh Hà, nó hội lưu với sông Gùa để tạo thành sông Văn Úc tại ngã ba Cửa Dưa.
17. Sông Đá Bạch:
Sông Đá Bạc (còn được gọi là sông Đá Bạch) là một con sông thuộc hệ thống sông Thái Bình.
Sông này dài khoảng 20 km, bắt đầu từ nơi hợp lưu giữa sông Phi Liệt (một nhánh của sông Kinh Thầy) và sông Đá Vách và chảy về hướng đông, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh thành Quảng Ninh và Hải Phòng. Đến khu vực cảng Điền Công (thành phố Uông Bí, Quảng Ninh), sông ngoặc về hướng nam và hợp lưu với sông Giá tại Bến Rừng thành dòng sông Bạch Đằng.
- Sông Bạch Đằng hay Bạch Đằng Giang hiệu là sông Vân Cừ là phân lưu cuối cùng của hệ thống sông Thái Bình, dài 32 km là nhánh của sông Kinh Môn, cửa sông là một vùng lầy rộng lớn gọi là cửa Nam Triệu là con sông chảy giữa hai huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long, cửa Lục khoảng 40 km. Điểm đầu là phà Rừng - Hải Phòng (ranh giới Hải Phòng và Quảng Ninh). Điểm cuối là cửa Nam Triệu - Hải Phòng.
Sông Bạch Đằng đoạn gần cửa sông (ảnh chụp từ trên phà Đình Vũ cắt ngang sông ra đảo Cát Hải) |
- Sông Bạch Đằng là con đường thủy tốt nhất để từ miền nam Trung Quốc đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa). Từ cửa Nam Triệu các chiến thuyền đi vào sông Kinh Thầy, sông Đuống và cuối cùng là sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội.
- Sông Bạch Đằng nổi tiếng với 3 chiến công của dân tộc Việt Nam:
+ Năm 938: Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền,
+ Năm 981: Cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lê Hoàn
+ Năm 1288: Cuộc thủy chiến của Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên (trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba).
+ Hiện ở khu vực cửa sông Bạch Đằng có 4 ngôi đền thờ 3 vị anh hùng là đình Hàng Kênh (Lê Chân, Hải Phòng) thờ Ngô Quyền, đền Vua Lê Đại Hành ở thị trấn Minh Đức (Thủy Nguyên, Hải Phòng) và đền Trần Hưng Đạo ở Thủy Nguyên, Hải Phòng và xã Yên Giang, (Yên Hưng, Quảng Ninh).
+ Bãi cọc Bạch Đằng là các bãi cọc trên sông Bạch Đằng được sử dụng làm trận địa chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt, do Ngô Quyền khởi xướng vào năm 938 trong trận đánh quân Nam Hán. Hiện nay có hai bãi cọc được phát hiện:
+ Một bãi cọc nằm trong một đầm nước giáp đê sông Chanh, thuộc xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Bãi cọc này được phát hiện vào năm 1953 khi người dân trong vùng đào đất đắp đê. Bãi hiện còn hàng trăm cọc, một số cọc được cắm thẳng đứng, đa số cọc nằm chếch theo hướng đông 15°, cắm theo hình chữ "chi". Cọc phần lớn bằng gỗ lim, gỗ táu, đầu dưới vát nhọn, đầu trên đã bị gãy. Độ dài trung bình các cọc từ 2 m đến 2,8 m; có cọc dài tới 3,2 m. Phần cọc được vát nhọn dài từ 0,8 m đến 1 m. Đầu phía trên của cọc nằm dưới mặt đất khoảng 0,5 m đến trên 1,5 m. Toàn bộ bãi cọc đã được xây kè bảo vệ với diện tích 220 m2, trong đó có 42 cọc ở nguyên trạng khi phát hiện, sâu dưới bùn hơn 2 m, nhô cao từ 0,2 đến 2 m. Mật độ cọc ở nửa bãi phía nam là một cây mỗi 0,9 đến 1,2 m, nửa bãi phía bắc có một cây mỗi 1,5 đến 2,2 m.
+ Một bãi cọc được phát hiện năm 2005 tại cánh đồng Vạn Muối (thuộc xã Nam Hòa, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh), với hàng chục cây cọc trên một khu vực rộng 100 m, dài 300 m. Theo các nhà khoa học, người xưa đã dùng loại cọc đường kính 7 - 10 cm, to nhất là 20 - 22 cm, có cọc dài trên 2 m được cắm theo nhiều thế rất hiểm, thường xiên 45° theo một hướng.
+ Ngoài ra còn các sông nhánh khác như sông Lai Vu, sông Giá (Thuỷ Nguyên), sông Đa Độ (Kiến An - Đồ Sơn), sông Tam Bạc v.v…
18. Sông Chanh: Sông Chanh là một phân lưu của sông Bạch Đằng, chảy tách ra từ sông Bạch Đằng tại xã Yên Giang, Yên Hưng. Từ đây sông chảy xuyên qua huyện Yên Hưng theo hướng đông nam và đổ ra biển Đông tại xã Tiền Phong, Yên Hưng. Sông có chiều dài khoảng 15km, chảy giữa và chia đôi huyện Yên Hưng thành hai phần có diện tích gần bằng nhau.
20. Sông Mạo Khê: Từ Ngã ba Bến Triều đến Ngã ba Bến Đụn.
21. Sông Mía: Từ Âu Cầu Xe đến Ngã ba Mía.
22. Sông Hóa: Là một con sông nhỏ thuộc hệ thống sông Thái Bình, chảy trong tỉnh Thái Bình. Sông được tách ra từ Sông Luộc tại Ninh Giang, xã An Khê, Quỳnh Phụ, Thái Bình chảy theo hướng Đông Nam, đến địa phận xã Thụy Ninh, Thái Thụy, Thái Bình, sông đổi hướng chảy ngoằn ngoèo theo hướng Tây Đông và hợp lưu với sông Thái Bình tại Cửa Ba Giai, xã Thụy Tập (Thái Thụy) cách cửa Thái Bình khoảng 7 km về hướng Đông Bắc. Sông có tổng chiều dài khoảng 35 km, đi qua các địa phương như huyện Quỳnh Phụ, Thái Thụy và Vĩnh Bảo - Hải Phòng. Làm ranh giới tự nhiên giữa Thái Bình và Hải Phòng.
23. Kênh Cái Tráp: Một Đầu kênh thông với sông Bạch Đằng Đầu kia thông với Lạch Huyện.
24. Sông Đào Hạ Lý: Từ Ngã ba Niệm đến Ngã ba Xi măng.
25. Sông Phi Liệt: Sông Phi Liệt dài 8 km, từ ngã ba Trại Sơn đến ngã ba Bến Đụn, đi qua các xã An Sơn, Lại Xuân (Thủy Nguyên, Hải Phòng) và xã Minh Tân, Phú Thứ (Kinh Môn, Hải Dương) .
27. Sông Kênh Khê: Từ ngã ba Văn Úc đến Ngã ba Thái Bình.
28. Sông Cầu Xe: Từ Âu Cầu Xe đến Ngã ba Mía.
29. Sông Trà Lý: Từ Ngã ba Phạm Lỗ đến Cửa Trà Lý.
30. Sông Uông: Từ Cầu đường bộ 1 đến Ngã ba Điền Công.
31. Kênh Yên Mô: Từ Ngã ba Chính Đại đến Ngã ba Đức Hậu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét