Xưa, ta còn
trai trẻ, uống rượu gọi là “uốn diệu”; khi “thăng”, hay tâng nhau: “Mày còn
nhên”, vỗ đùi nhau đen đét những là “anh
‘gùng’ thiên hạ đếch đứa nào bằng ta…”.
Có những khi “Rượu
ơi ta đã say rồi” nhớ em ĐK có “bẩu” rằng khi "uốn” say (đại ý) thấy “lô nhô toàn những thiên tài…”.
Xưa, 1958, Tế Hanh
có câu thơ về nông trường Tam Điệp- Ninh Bình: “Bạn ơi rót nữa cho tôi/ Tôi
không muốn ngủ núi đồi trăng trong…”, uống cà phê mà say như là rượu; nghĩ lại một mơ màng, ấu thơ về CNXH. (Đoạn văn này sửa theo góp ý của Bac Vũ Nho- cảm ơn Bác).
Ta đã từng uống,
say chí chết về nhà ngủ vùi, lòng những “im như thóc”, sáng hôm sau 'loa phường' nói: Xe máy phải nhờ chú T. (hàng xóm) đem vào nhà! Cảm ơn Vợ, cảm ơn Hàng Xóm
muôn phần…
Blog Haixuan nhắc.
“Uống với phường
vô lại/
Thì chúc tụng
'anh hùng',
Mà quên chuyện
Lý Thông! ...”
Nhóm nhạc có
cái tên ngộ nghĩnh Quái Vật Tý Hon ra một album tên là Đường Về. Trong đó
có bài hát “Vợ ơi anh đã sai rồi” nghe rất dễ chịu, phảng phất Người ơi
người ở đừng về.
Bài hát này có
câu “Rượu ơi ta đã say rồi”.
…
Là rượu hay là
người, người bỏ ta thật rồi
Gần Tết rồi,
ta: “Thu vàng thêm vài lá/ Rượu kém chừng nửa phân…” Chép hầu Các Bạn lời bàn của
ông Khắc Cung về “DIỆU”.
Chữ Tĩnh |
Bàn về cách uống rượu
Lý Khắc Cung
(1998)
Người sành rượu, trước hết cầm lấy chai rượu, ngắm nghía một lát, như say đắm, như vuốt ve chai rượu, trân trọng mà âu yếm nồng nàn như cái kiểu giải y một cô gái.
Người sành rượu, trước hết cầm lấy chai rượu, ngắm nghía một lát, như say đắm, như vuốt ve chai rượu, trân trọng mà âu yếm nồng nàn như cái kiểu giải y một cô gái.
Anh ta lại đặt chai rượu xuống. Tay nắm chặt chiếc chén trong tay, ướm ướm. Chén rượu không có tai. Có thể là chiếc chén Bát Tràng, chén ở lò ông Thiếu hoặc chén cổ có men sáng, dưới đáy có chữ " Nội phủ ". Quanh chén có vẽ chút thủy mặc và hai câu thơ :
Vị thủy đầu can nhật,
Kỳ sơn nhập mộng thần.
Anh ta rút nút chai bằng lá khô ra, ngửi ngửi rồi rót rượu ra chén. Thế là rượu hiện ra, dịu dàng, nõn nà, trong suốt. Có thể là độc ẩm (uống một mình) hoặc là đa ẩm (uống với nhiều người). Trong mấy người uống rượu với nhau, người ít tưổi hơn phải giữ ý.
Khi nâng chén, không để chén của mình
cao hơn chén của người nhiều tuổi.
Tay nâng chén rượu, người ta tớp một hớp thật nhỏ, khẽ chép miệng rồi mới uống tớp đầu tiên, tớp thứ hai... Người ta thấy tinh thần phấn khởi. Nỗi mệt nhọc được giảm đi. Tâm hồn nhẹ tênh. Người ta quên đi mọi bi kịch, mọi sự vụn vặt trong cuộc sống. Tự biến mình từ nô lệ của cuộc sống vật chất sang tự do. Người ta chuyển thực tế vào mộng một cách dễ dàng và êm ả.
Khi uống với bạn bè, người ta cùng uống, cùng say để tỏ tình thật với nhau, uống cho sự giao ước, hứa hẹn được bền vững. Con quỉ tinh nghịch trong rượu sẽ đưa người uống rượu trở về những ngày vàng son. Họ trở nên dịu dàng, chan hòa, vui tươi.
Người sành rượu phải tri kỳ vị (biết vị của rượu); tri kỳ hương (biết hương thơm của rượu); tri kỳ ảo (biết sự huyền ảo); tri kỳ linh (biết cái linh hồn của rượu)...
Người ta uống nếm; uống thưởng thức, uống lấy say. Uống kiểu chén thù chén tạc là uống hai người: chủ và khách. Bên chủ là bên "tạc" có nghĩa là chúc mừng. Bên khách là bên "thù" có nghĩa là uống đáp lại.
Người ta uống đứng, uống ngồi, vừa đi vừa uống... Người đàn ông lý tưởng một thời xưa kia phải là người tài hoa phải biết cầm (đàn hát), kỳ (đánh cờ); thi (làm thơ); họa (vẽ)... Nhưng lại phải biết cả tửu (uống rượu) mới là trọn vẹn. Tửu cũng chiếm một địa vị quan trọng.
Những người cầu kỳ hoặc tao nhân mặc khách khi uống rượu yêu cầu phải có một không khí phù hợp, người uống với mình phải "ngon", rượu phải ngon, thức nhắm phải ngon...
Người giàu có uống loại rượu đắt tiền hơn và có kẻ hầu người hạ làm các món nhắm. Người có chữ nghĩa, vừa uống rượu vừa làm thơ làm phú, đọc cho nhau nghe những áng văn hay. Có khi họ vừa uống vừa thưởng thức giọng hát ca trù của các đào nương. Họ đưa sáng tác của họ ra để các đào nương trình bày. Người nghèo thì uống "suông". Cũng có khi thức nhắm là quả sung, quả ớt, quả ổi hoặc quả nhót cũng xong. Gọi là rượu nhạt, rượu suông.
Trong những bữa rượu, người ta xếp những người ngang tuổi ngồi với nhau, những người có chức sắc ngồi với nhau hoặc bình dân ngồi với nhau. Nhưng khi uống rượu kiểu "chén chú chén anh" thì thật thoải mái, bình đẳng. Chẳng phải giữ kẽ gì tha hồ mà mồm nhai, tai nghe... Đó là thú dân dã và đặc biệt.
Cũng có nhiều kiểu say: say khướt, say khướt cò bợ, say tít cung mây, say túy lúy càn khôn, say mềm, say mê mẩn đời, say ngà ngà, say không biết trời đất là gì... Lẽ dĩ nhiên cũng thường có chuyện : "rượu vào lời ra" hoặc quá chén mà xảy ra những điều đáng tiếc.
Chữ Tửu |
Ở thời xa xưa, những người dân ở vùng cao đều uống rượu cần. Mọi người uống tập
thể từ một vò rượu. Nhưng rồi một số di dân xuống đồng bằng, họ sống trong môi
trường mới, không uống rượu cần nữa. Họ đã quên kiểu uống rượu này đi. Nhưng
những người anh em của họ ở lại miền cao vẫn còn giữ được cái nếp uống rượu
cần. Tính cộng đồng của việc uống rượu cần rất cao. Họ cùng vui với nhau bên
chén rượu cần, sống cùng nhau và chết cùng nhau.
Tem vàng chai rượu đang say
Trả lờiXóaHỏi người nơi ấy ơi có hay
Chén rượu xuân ta vui cùng bè bạn
Chúc nhau vui khỏe tết năm nay (~_~)
Hát rằng...
XóaVợ ơi ta đã sai rồi...
Hi... Hi...
Nói đươc thế là còn tỉnh.
XóaCó ông giám đốc nọ chân nam đá chân chiêu còn bảo lái xe: Đi karaoke mày. Lái xen chở sếp về nhà cho bà xã giả rượu. Đến cống thấy vợ ra đón sếp quát lái xe, ồi con này vừa già vừa xấu boa cho nó ít tiền rồi đi quán khác...
Trong túi sếp còn có phong bì lẻ về báo cáo vợ nhà là đi hội nghị nữa cơ. Bu đã từng là sếp lớn chắc đầy mình kinh nghiệm kiểu này.
Xóa.
Chúc Sếp vui!
chuẩn bị đón tết chưa anh trai cùng họ ơi ! Vui khỏe bình yên anh nhé !
Trả lờiXóaCầu chúc Em và Gia đình, năm mới Bình yên Hạnh phúc!
XóaLà phụ nữ, nhưng M thích ngắm những chai rượu đẹp ở những quầy rượu, thích tự tay ngâm những vài loại mơ, dâu tằm, táo, cơm rượu.. thành mật thành rượu. Thích mua về rồi nhìn gia đình, bạn bè đầm ấm đoàn tụ để cùng uống với nhau vài chung, nếm với nhau vị ngọt ngào của men rượu, say với nhau vài giọt.. nhưng ghét ai uống rượu vì ghiền.
Trả lờiXóaTiên tửu, M. à.
XóaTôi đã chép chữ TĨNH lên bài viết.
Đừng hiểu nhầm mà tôi tủi thân...
Ui! M hiểu thầy giáo VP mà, đâu có hiểu nhầm gì đâu anh VP ơi!
XóaChỉ là viết tí quan tâm của M về rượu thôi mà..!
M chợt nhớ tới bản nhạc Lời Rêu.
Cảm ơn M.
XóaUống cùng nhau một giọt, đắng cay nào chia đôi
Say cùng nhau một giọt, trong mối đời pha phôi...
.
Quý Bạn, một lòng cảm nhận.
Thân!
Bà M. ơi!
XóaĐó là tri kỳ vị, tri kỳ hương, tri kì ảo, tri kỳ linh.
Chúc Bàl vui!
Dù ai cho RƯỢU là gì đi chăng nữa thì:
Trả lờiXóaĐã là Lãng tử:
"Ta không thể thiếu men nồng cháy
Đời tầm thường bỗng chốc hóa chơi vơi..."
Trưa qua nhân tổng kết năm, bọn Phòng làm việc cũ mời đi uống rượu. Cũng fân chia ngôi thứ, tuổi tác. Các cháu xúm vào "chạm, chạm". Đành mở lòng đến độ chẳng nhớ về nhà bằng cách nào. Tranh thủ chém gió: Có lần cho mấy chai say về đến nhà vợ nó khóa cổng. Định gọi nó ra mở hộ thì quên béng mất tên, Bực mình alô cho bố vợ, hỏi: tên nhà con là gì ấy nhỉ vì con say đang đứng ngoài cổng. Bố vợ trả lời: Đến tên vợ tao tao còn chẳng nhớ thì sao nhớ tên vợ mày, tao đang bận uống rượu. Cả lũ cười bò ... lại hết thêm vài chai nữa. Đời vui là vậy!!!
"Ta không thể thiếu men nồng cháy
XóaĐời tầm thường bỗng chốc hóa chơi vơi..."
.
Cảm ơn Bạn vì cái còm vui!
chúc anh trai cùng họ chuẩn bị đón xuân vui tết như trẩy hội nhé ! Tết đến đừng có say rượu nữa nha anh , say rồi ko biết gì trời đất nữa thì say mần chi anh nhé ! (~_~)
Trả lờiXóaRượu ơi ta đã say rồi...
Xóa.
Chúc Em vui!
Sao ko thấy anh trai họ Phạm đâu, bận hay đau thế, chúc anh sức khỏe để đón tết an lành nhé ! (~_~)
Trả lờiXóaAnh Chị lên HN đón cháu về HD ăn Tết.
XóaCảm ơn EM!
THÌN CHƯA RA NGÕ
Trả lờiXóaTỴ GÕ CỬA VÀO
NĂM MỚI MONG SAO
NHÀ NHÀ NO ĐỦ
MAI VÀNG TRƯỚC NGÕ
CUNG CHÚC TÂN XUÂN (~_~)
MỪNG EM GÁI ĐẾN THĂM ANH
XóaVUI SAO CUNG CHÚC TÂN XUÂN
NGÕ NHÀ MƯA BỤI GIÓ XUÂN
ẤM LÒNG NGƯỜI MIỀN QUÊ ĐẤT LỬA.
Bạn cao tuổi ơi. Tôi cũng là người thích uống rượu. Thích uống cho đến khi cảm thấy thăng hoa. Nhưng không muốn trở thành say xỉn.
Trả lờiXóaCái bệnh nghề nghiệp nên thấy ông bạn chép câu : "Bạn ơi, rót nữa cho tôi/ Tôi không ngủ được núi đồi trăng trong" của Tế Hanh, phải góp ngay rằng : Nhà thơ uống cà phê chứ không phải uống rượu. Đó là bài thơ "Nông trường cà phê" viết năm 1958 . "Không muốn ngủ" chứ không phải " không ngủ được".
Kính!
Vũ Nho Ninh Bình
Cảm ơn Bác. 'rượu ơi ta đã sai rồi' !
XóaChúc Bác vui!