Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

CON ÐƯỜNG CÁI QUAN


Trong mỗi phần của hòa tấu, ta cảm nhận được chất dân ca của những miền quê đất nước. “Đồng Đăng có phố Kỳ lừa” trong tiếng hát ru của mẹ, trong lanh lảnh tiếng cười vui của người con gái bến sông, tiếng sáo diều đồng quê, con thuyền xuôi nước … “Ai vô xứ Huế thì vô…” da diết nhớ thương quê ngoại. Câu hò man mác… dằng dặc vùng đất trải dài của miền Trung thương nhớ… “Đi đâu cho thiếp theo cùng” tận cùng hồn quê sông nước phương Nam miền đất Việt… 

Trường ca đưa ra một lữ khách đi trên con đường xuyên Việt, đi từ Ải Nam Quan cho tới mũi Cà Mau, đi từ ngày lập quốc cho tới khi đã hoàn thành xứ sở, đi trong lịch sử và lòng dân, đi tới đâu cũng có tiếng dân chúng địa phương ca hát chúc tụng lữ khách đi nối liền được lòng người và đất nước... 


Trường ca CON ÐƯỜNG CÁI QUAN gồm có ba phần.
Phần Thứ Nhất: Từ Miền Bắc, mang tính chất hào hùng của miền quê cha đất tổ.
 
Tôi đi từ ải Nam Quan (hành khúc)
Người nhớ thương ai hơn là nàng Tô Thị, lúc này đang đứng đợi người ở đầu nguồn!
Nhưng người vọng phu lại khuyên người đi đừng có trở về! Vì nếu người về thì nàng chẳng thành đá và chẳng được người đời thương mến nữa... Nàng Tô Thị ru rằng...

 .
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa (hát ru)  Người lữ khách từ biệt miền thượng du.
Có dân chúng vùng núi rừng hát tiễn đưa... 
 - Người về miền xuôi Người lữ khách về đến trung du. Qua bến đò ngang, gặp cô lái hát mừng người..



 
Này người ơi (tình ca) Người lữ khách về đến thủ đô miền Bắc... Tôi đi từ lúc trăng tơ (hành khúc)



Phần Thứ Hai: Qua Miền Trung, với tình thương yêu chan chứa niềm xót xa. Vào tới miền Trung, một lũ trẻ chạy ra đón lữ khách
Ai đi trong gió trong sương (Hát lý) Và một bà mẹ ôm con, ru rằng... 
Ai vô xứ Huế thì vô (Hát ru)  
Qua thôn xóm, gặp lúc ngày mùa, lữ khách nghe thấy tiếng hò của người dân đang giã gạo.



Ai đi trên dặm đường trường (hò giã gạo) Lữ khách muốn được như nàng Huyền Trân khi xưa, đi vào phía Nam bằng một tấm lòng! Người nghe thấy tiếng hát của Công chúa vọng lên...


 - Nước non ngàn dặm ra đi (Tình ca)  Công chúa Huyền Trân muốn nói rằng con đường thiên lý dù sao cũng không dài bằng con đường đi vào lòng người.
Nàng mong lữ khách mau nối tiếp công việc đi vào Đất Nước và lòng người của nàng khi xưa.

Lữ khách vội ra đi, để lại sông Hương và giọng hò của cô gái Huế


Gió đưa cành trúc la đà (Hò trên sông) Lữ khách cất tiếng hát qua đèo để vào vùng ven bể.  - Tôi xa quê nghèo ruộng nghèo. (Hò giã gạo)



Phần Thứ Ba: Vào Miền Nam, tỏ sự vui mừng của con người đã cả thắng thiên nhiên để hoàn thành nước Việt...
Lữ khách vào tới miền Nam, nghe tiếng hò của một cô gái
Anh đi đường vắng đường xa (Hò ơ) Lữ khách mừng rỡ hát khúc hành ca
Nhờ gió đưa về (Hành khúc) Cô gái miền Nam muốn được đi bên lữ khách trên con đường và trong cuộc đời


Đi đâu cho thiếp theo cùng (Tình ca) Từ biệt miền Bắc với tâm trạng của chồng nàng Tô Thị.
Vào miền Trung với mối tình của Huyền Trân công chúa, nhưng tới miền Nam lữ khách đã tìm được lương duyên ở cảnh và người.
Lữ khách kết duyên cùng cô gái miền Nam!
Dân chúng miền Nam hò mừng vợ chồng mới... 

Đèn cao Châu Đốc gió độc Gò Công  (Hò lơ) 
Đôi vợ chồng son cưỡi sóng Cửu Long giang về miền hậu giang thành lập thôn ấp...


Cửu Long Giang (Âu ca)/ Về miền Nam (Hành khúc) Thành lập xong cuộc đời trên đất miền Nam màu mỡ, họ hát cám ơn rằng...


Giã ơn cái cối cái chầy (Hò ru)/ Về miền Nam (Hành khúc) Lữ khách đã tới cuối con đường xuyên Việt.
Tạm dừng chân, người mong con đường cái quan sẽ có ngày hết ranh giới để người được mãi mãi đi trong một duyên tình dài. 

-
 Đường đi đã tới (Đoạn kết)


(Ảnh và lời bình - chữ nghiêng là của Bạn Hoài Nhân)

2 nhận xét:

  1. Những ca từ đã vun vút đi vào lòng người từ ải Nam Quan đến Mũi Cà mau.

    Hay quá anh VP ạ, anh đã gom tất cả về đây rồi, để tối sẽ về mở ra nghe lại.

    Trả lờiXóa