Bác Bulukhin. Ảnh ANDRO |
Thấy bài viết hay, ‘chôm’ của Bu, vì thân quen, nếu có trách cứ thì: Rượu ơi ta đã say rồi. Cảm ơn Bu!
Chung
quanh từ rượu
Rượu được con người dùng từ khá lâu, có thể
cách nay chừng 6000 năm ở xứ Ai cập. Năm 2879 trước Tây lịch ở ta và các
triều Phục Hy, Thần Nông ở bên Tàu đã dùng rượu rất phổ biến. Người ta mê rượu như
mê đàn bà và viết về rượu như viết về những chuyện không có hồi kết. Hình
ảnh cái nậm rượu được thể hiện trang trọng trong các công trình kiến trúc cổ
như đình, chùa, đền, miếu, am, tháp. Ở Hoàng Mai trên đất Kẻ Mơ (Hà Nội)
có nghề nấu rượu lâu đời còn lưu lại điệu múa cổ tuyệt vời, trong đó các
cô gái vừa nâng bầu rượu vừa múa hát “Em là con gái Kẻ Mơ. Em đi bán
rượu tình cờ gặp anh. Rượu em chẳng để be sành. Em cất trong bọc để dành giai
nhân”. Người phương Tây gọi rượu là nước của cuộc sống, nước bốc lửa. Các cụ ta
bảo rượu là tiêu sầu thủy. Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của
(in ở SG năm 1895-1896) định nghĩa “Rượu là thứ nước làm bằng trái cây hoặc
chưng đặt bằng nếp, gạo, có mùi cay nồng”. Một trăm năm sau, từ điển tiếng Việt
(in ở Hà Nội) định nghĩa chặt chẽ hơn, “Rượu là chất lỏng vị cay nồng, thường cất
từ chất bột hoặc trái cây đã ủ men” . Tùy mục đích dùng rượu mà rượu có các
tên: Rượu cúng, rượu tiển, rượu ngự, rượu kết nghĩa, rượu ly biệt, rượu cưới,
rượu thù, rượu nhân tình thế thái, rượu độc (như rượu ngâm với gan công bắt người
có tội phải uống để chết như Dương Quý Phi bên Tàu)
Thong dong bên đời |
Chung
quanh từ say
Có đến bốn quyển từ điển in từ 1937 trở về
trước ghi say là “Bị rượu làm mê man”. Từ điển tiếng Việt (Hà Nội
1992) định nghĩa say là lúc “con người ở trạng thái ngây ngất, choáng váng, nôn
nao do tác dụng của rượu, thuốc hay những yếu tố có tác dụng kích thích nào
đó”. Khi tửu lượng vượt quá khả năng của tửu đồ thì say. Có muôn vàn kiểu say,
tạm kê ra một số: Phê phê, xỉn, say ngà ngà, say chếnh choáng, say chúi, say
bò, say bét, say mèm, say nhè, say mê mệt, say vật vờ, say dứ, say khật khưởng,
say li bì, say tít, say nhừ tử…
Trúc lâm thất hiền |
Lưu Linh
là ai?
Nếu uống rượu được coi như một thứ Tửu đạo
thì Việt Nam, Trung quốc và các nước đồng văn khác từ lâu đã tôn Lưu Linh làm
giáo chủ, hoặc đức chúa của mình. Lưu Linh tên chữ là Bá Luân (210-270) sống
vào cuối đời Ngụy của Tào Tháo, Tào Phi và đầu đời Tấn của Tư Mã Ý, Tư Mã Viêm.
Vào thời này xã hội Trung Hoa đầy rẫy bất công , nhiễu nhương, và loạn lạc. Tư
tưởng thoát đời, thoát tục của Lão Trang được ưa chuộng. Huyền học - một loại
học thuyết siêu hình phát triển. Bảy vị nho sĩ gồm các ông Kê Khang, Nguyễn Tịch,
Sơn Đào, Hướng Tú, Vương Nhung Nguyễn Hàm và Lưu Linh họp lại lập nên
nhóm “Trúc Lâm thất hiền” nỗi tiếng văn chương và ăn chơi bạt tử. Nói về thơ
thì Kê Khang và Nguyễn Tịch đứng đầu bảng, nhưng về rượu thì Lưu Linh xếp sòng
vào cỡ không tiền khoáng hậu. Lưu Linh không hề màng tới chuyện đời mặc
dù học rộng tài cao. Ông thường ngồi trên xe hươu kéo với vò rượu và uống
triền miên. Lại sai người vác cuốc xẻng chạy theo xe để “ tử tiện mai” tức chết
đâu chôn đấy. Lý Bạch có hai câu thơ nói về Lưu Linh.
Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch
Duy hữu ẩm sĩ lưu kì danh
(Xưa nay thánh hiền (dễ) bị lãng quên
Duy có bợm rượu tiếng tăm lừng lẩy còn lưu
lại)
Nhưng sau này Nguyễn Du cho cái chuyện biết
say trần thế còn tiếc thân xác là đáng chê:
Cái bác Lưu Linh khéo dở thay
Huyênh hoang sẵn cuốc chết chôn ngay.
Say tràn đã biết hòa muôn chuyện.
Chết quách sao còn tiếc cái thây
Lại nói về
rượu
Say đi em ! Say đi em !
... Đất trời nghiêng ngửa ...
|
Đầu năm gặp nhau không thể không nâng cốc
chúc mừng năm mới. Nhưng nâng cốc vô hồi kì trận như Lưu Linh thì
hãy coi chừng sức khỏe và tai nạn giao thông. Trên thế giới có 28% chết vì ung
thư do tác hại của rượu. Khi say quá mức con người mất nhân tính và dễ phạm tội
ác, hoặc làm tan cửa nát nhà. Học giả Bê - tơ răng - rút xen đã nói: Say
là nhất thời tự sát, sự sung sướng mà nó đem lại là hư không, là sự gián đoạn
trong giây phút những nỗi thống khổ”. Sản xuất quá nhiều rượu cũng là
cách làm tăng người say và tốn phí khá nhiều thực phẩm. Vì số lượng thực
phẩm nấu rượu hằng năm có thể nuôi sống được 25 triệu người thuộc thế giới thứ
ba.
Rượu chờ ta thì ta uống chớ có sao
Trả lờiXóaSay đi em! Say đi em!
Say cho lơi lả ánh đèn
Cho cung bực ngả nghiêng, điên rồ xác thịt.
Rượu, rượu nữa, và quên, quên hết!
Nhưng hởi ơi, hô hào thế mà có quên được gì đâu:
Đất trời nghiêng ngửa
Mà trước mắt thành Sầu chưa sụp đổ
Đất trời nghiêng ngửa
Thành Sầu không sụp đổ, em ơi!
Thế mới thấy ông Lý Bạch cũng là dân Tàu chánh hiệu mà viết:
"Rút đao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh; lấy rượu tưới sầu, sầu càng sầu thêm”.
Không còn gì đúng hơn
Chép comment bên nhà Bu đó.
Xóa.
"Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu; tương tửu kiêu sầu, sầu cánh sầu
- 抽 刀 断 水, 水 更 流 , 將 酒 澆 愁, 愁 更 愁
- Rút đao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh; lấy rượu tưới sầu, sầu càng sầu thêm”
Anh VanPham đã bao giờ say chưa?
Trả lờiXóaSay người thiên hạ lại say nhau...
Xóa(Rượu và Hoa của NB)
[Bu không còm, chép còm của Bu yêu]
Trả lờiXóaVanPham. Bu minh hoạ bài "Rượu và Hoa" của Cụ NB cho vui.
.
Cô hàng nấu rượu ủ thêm men..."
Bulukhin Nguyễn.
Bu thuộc bài thơ ấy, có lẽ phải một ẻn về hoa với rượu để nhớ Nguyễn Bính chăng
VanPham.
Thưở ấy làm sao thật thái bình
Trai hiền bạn với gái đồng trinh
Đời say men rượu thơm hoa rụng
Tràn những thơ ngây ngập cảm tình
.
Bu viết đi. Một tấm lòng cho Bu đó, tôi hiểu Bu mà.
Thân thương.
Bulukhin Nguyễn.
Bạn gợi ý vào lúc bu tui cũng đang nghỉ đến Hoa với rượu của Nguyễn Bính. Không có say sưa ồn ào như Vũ Hoàng Chương, mà chỉ âm thầm nhưng nảo nùng da diết. Lúc còn bé tẹo thì:
Một tối nhà Nhi có giổ thầy
Chị Nhi cho uống rượu cay cay
Chừng đâu chén nhỏ làm hai đứa
Mặt đỏ lên rồi chếnh choáng say
Say rồi ôm nhau ngủ một lèo cho đến sáng mai, không biết thẹn thùng là gì, chị Nhi chế cho thì hai đứa chỉ nhìn nhau cười.
Ấy thế mà rồi cách biệt nhau
Nhà Nhi chẳng biết dọn đi đâu
Mình tôi trời bắt là thi sĩ
Mẹ mất khi kịp bạc đầu
Làm thi sỉ là xê dịch rày đây mai đó, không sung sướng gì mà còn “trăm sầu nghìn tủi mình tôi chịu”. Nhà thơ mơ ước trên bước giang hồ lưu lạc gặp lại em Nhi xinh đẹp nơi miền quê yên ả “trăng vàng đầy ngõ gió đầy sân”, rồi hai người thành vợ thành chồng. Chồng làm thơ vợ nấu rượu “say người thiên hạ lại say nhau” thật là hạnh phúc. Nhưng tỉnh cơn mơ nhà thơ kêu lên
Nhưng mộng mà thôi mộng mất thôi
Hoa thừa rượu ế ấy tình tôi
Xa rồi vườn củ hoa cam rụng
Gặp lại nhau chi muộn mất rồi
Buồn lắm VanPham nhỉ.
Bạn có thấy Bu đáng yêu không!
Xóa