HỒI 76.
Thê thiếp náo loạn
Nói về Tây Môn Khánh bị Kim Liên đón đường dẫn về phòng, thì tới nơi cứ để nguyên quần áo mà ngồi trên giường.
Kim Liên hỏi:
– Sao chàng không thay quần áo cho khỏe?
Tây Môn Khánh cười khì khì:
– Tôi đang định nói với nàng là đêm
nay nàng cho tôi qua bên kia ngủ.
Kim Liên chỉ tay vào mặt Tây Môn Khánh
nói:
– Đồ quỷ, chàng ở trong tay tôi mà còn
định lừa tôi hay sao? Hồi nãy tôi không đứng đó thì chàng đã tự ý đến với con
khốn Như Ý rồi, đâu có nói gì với tôi. Bây giờ còn làm bộ xin với xỏ. Chắc là
sáng sớm hôm nay con khốn đã hẹn với chàng phải không? Hèn gì chàng sai nó đem
áo cừu cho tôi, lại bắt nó lạy tạ xin lỗi tôi nữa. Hồi Bình Nhi còn sống, chàng
bỏ rơi tôi, có coi tôi ra gì đâu bây giờ lại giả vờ này nọ.
Tây Môn Khánh cười:
– Nàng nói vậy nghe sao được, có bao
giờ tôi bỏ nàng đâu. Vả lại Như Ý muốn tạ lỗi với nàng từ trước rồi mà không
dám đấy chứ, đến lúc tôi nói, nó mới dám sang. Nó không tạ lỗi thì nàng lại nói
này kia.
Kim Liên im lặng một lúc rồi bảo:
– Được rồi, tôi để chàng đi đấy.
Tây Môn Khánh không nói gì, chỉ cười
khì khì bước ra. Kim Liên vội gọi lại dặn:
– Này, nghe tôi dặn đã. Chàng không được
ngủ chung giường với con khốn đâu nhé. Bên đó còn hai đứa a hoàn, làm vậy hai đứa
chúng nó xấu hổ chết. Xong xuôi thì cho con khốn ngủ riêng đi.
Tây Môn Khánh gật đầu cười rồi định bước
đi. Kim Liên lại gọi lại mà bảo:
– Tôi đã dặn hết đâu, việc gì mà vội
thế?
Tây Môn Khánh nói:
– Còn dặn gì nữa?
Kim Liên bảo:
– Chàng muốn làm dơi làm chuột gì với
con khốn thì làm, nhưng cấm không được trò chuyện gì với nó đấy, kẻo nay mai nó
lại vác mặt lên, không coi ai ra gì, hơi tí thì đem lời của chàng ra mà nói.
Tôi mà nghe được chuyện gì thì chàng biết tôi, đừng hòng vào phòng tôi nữa.
Tây Môn Khánh cằn nhằn:
– Con mụ này thật lắm chuyện quá.
Nói xong bước thẳng sang phòng Bình
Nhi. Trong này, Xuân Mai nói với chủ:
– Thôi, để cho gia gia đi, nương nương
nói nhiều làm gì. Bây giờ chủ tớ mình đánh cờ giải muộn vậy.
Nói xong gọi Thu Cúc bảo đóng cửa, rồi
bày bàn cờ lên bàn. Kim Liên thẫn thờ ngồi xuống đánh cờ với Xuân Mai.
Tây Môn Khánh sang phòng Bình Nhi, vén
mành bước vào thì thấy Như Ý cùng Nghênh Xuân và Tú Xuân đang ăn cháo, bèn bước
sang gian phòng có bàn thờ Bình Nhi, ngồi xuống mà ngắm hình Bình Nhi. Lát sau
Như Ý bước ra tình tứ cười bảo:
– Gia gia ngồi đây lạnh chết, mời gia
gia vào phòng trong.
Tây Môn Khánh theo Như Ý vào phòng
trong, ngồi lên giường. Nghênh Xuân đem trà tới. Tây Môn Khánh uống trà xong,
Như Ý đứng bèn nói:
– Chúng tôi vừa cúng cơm tối cho Lục
nương xong, trên bàn thờ hãy còn nguyên một bình rượu Kim Hoa, gia gia có dùng
để tôi đem xuống.
Tây Môn Khánh bảo:
– Ta không uống rượu nữa đâu, để rượu
đó cho các ngươi ăn cơm thì uống. Bây giờ có hoa quả gì cho ta ăn cũng được.
Đoạn bảo Tú Xuân:
– Ngươi đem đèn Tàng Xuân hiên vào thư
phòng bảo Vương Kinh đưa bình rượu Bồ Đào, đem về đây ta uống vậy, ta không
thích rượu Kim Hoa đâu.
Tú Xuân vâng lời đem đèn đi. Nghênh
Xuân vội dọn bàn ra.
Như Ý bảo:
– Em giúp chị chọn ít hoa quả để gia
gia dùng.
Hai người loay hoay xếp hoa quả vào, đồng
thời dọn lên vài món đồ ăn. Lát sau Tú Xuân đem rượu vào. Tây Môn Khánh ra ngồi
gần bàn. Như Ý rót rượu đưa tận tay cho ông chủ tình nhân, rồi đứng qua một bên
hầu rượu. Tây Môn Khánh hài lòng lắm, vừa uống rượu vừa ngắm nhìn Như Ý.
Nghênh Xuân biết ý cùng Tú Xuân ra
phòng ngoài lên giường nằm.
Tây Môn Khánh thấy hai a hoàn đã ra
ngoài, bèn kéo Như Ý vào lòng, bảo cùng mình uống rượu, Tây Môn Khánh cầm tay
Như Ý, thấy da mịn như nhung, trắng như phấn thì bảo:
– Bàn tay ngươi tuyệt đẹp, chẳng khác
gì bàn tay Lục nương ngày trước. Ta ngồi với ngươi cũng như ngồi với Lục nương
vậy.
Như Ý cười:
– Gia gia nói vậy chứ Lục nương còn trắng
hơn tôi. Nói về da trắng và đẹp thì cũng phải kể đến Đại nương và Tam nương, Tứ
nương. Còn Ngũ nương thì mặt tuy đẹp thật, nhưng da dẻ cũng chỉ vào loại trung
bình mà thôi.
Tây Môn Khánh gật đầu cười, nhìn nhận
là Như Ý nói đúng.
Lát sau Như Ý nói:
– Tôi còn chuyện này muốn thưa với gia
gia. Nghênh Xuân nó cũng đẹp đấy chứ, vậy mà chẳng có gì. Gia gia có thể cho nó
cái mũ kim xích mà ngày trước Lục nương vẫn đội hay không?
Tây Môn Khánh bảo:
– Nếu nó muốn thì để ta cho nó hẳn cái
mới, bởi vì rương hòm của Lục nương đều đem vào phòng Đại nương hết rồi, hỏi Đại
nương thì không tiện.
Như Ý nói:
– Nếu vậy thì gia gia cho tôi luôn một
thể.
Tây Môn Khánh gật đầu:
– Dĩ nhiên, chẳng lẽ Nghênh Xuân nó có
mà ngươi không có hay sao.
Như Ý bước xuống lạy tạ rồi bảo:
– Gia gia cũng nên gọi Nghênh Xuân vào
cho nó uống chén rượu kẻo nó buồn.
Tây Môn Khánh cất tiếng gọi Nghênh Xuân,
nhưng không thấy trả lời. Như Ý ra tận phòng ngoài bảo:
– Nghênh Xuân à, gia gia đang gọi kìa.
Nghênh Xuân ngượng ngập bước vào. Tây
Môn Khánh bảo Như Ý gắp đồ ăn và rót rượu cho Nghênh Xuân, Nghênh Xuân cảm tạ rồi
đứng mà ăn uống.
Như Ý bảo:
– Em cũng nên gọi cả Tú Xuân vào đây
cho vui.
Nghênh Xuân ăn qua loa vài miếng, uống
một chung rượu rồi ra phòng ngoài. Lát sau trở vào nói:
– Tú Xuân không ăn.
Nói xong xin phép Tây Môn Khánh ra
phòng ngoài, lên giường mà ngủ.
Như Ý chuốc rượu cho chủ một lúc nữa rồi
dọn giường màn, chăn lụa gối hoa tề chỉnh. Xong xuôi, rót trà cho Tây Môn Khánh
uống rồi dìu vào giường, thay quần áo cho Tây Môn Khánh. Đoạn trở ra đóng cửa
phòng, để cây đèn lại gần giường, rồi lên giường nằm. Tây Môn Khánh bảo:
– Để ngày mai ta sai chúng nó ra tiệm
lấy một xấp lụa để ngươi may áo ngủ mà mặc.
Như Ý cười:
– Vậy thì còn gì bằng.
Tây Môn Khánh lại hỏi:
– Ta quên mất, ngươi năm nay bao nhiêu
tuổi nhỉ, ngươi họ gì, là con thứ mấy trong nhà, ta chỉ nhớ mang máng là chồng
ngươi họ Thái mà thôi.
Như Ý đáp:
– Chồng tôi họ Thái, tên Vượng. Còn
tôi họ Chương, là con thứ tư trong nhà, năm nay tôi ba mươi hai tuổi.
Tây Môn Khánh bảo:
– Vậy là ta hơn ngươi một tuổi, từ nay
ta gọi ngươi là Chương Tứ Nhi nhé.
Như Ý cười không đáp. Tây Môn Khánh lại
nói:
– Ngươi cứ chịu khó hầu hạ ta cho chu
đáo, nay mai Đại nương sanh ca nhi hay tiểu thư thì ngươi lại là nhũ mẫu. Rồi
sau đó nếu ngươi may mắn có mụn con với ta thì ta sẽ cất nhắc ngươi lên hàng tiểu
nương. Ngươi nghĩ thế nào?
Như Ý đáp:
– Chồng tôi đã chết rồi. Nhà cha mẹ
thì chẳng còn ai, tôi nguyện tận tâm tận lực hầu hạ gia gia, tới chết cũng
không ra khỏi nhà này.
Tây Môn Khánh hài lòng bảo:
– Có vậy mới khỏi phụ lòng ta.
Lúc đó đã khoảng canh ba, hai người
vui vầy ân ái. Mãi gần canh tư mới ngủ. Sáng hôm sau Như Ý dậy sớm, mở cửa, dọn
dẹp trong phòng, đun nước nóng để Tây Môn Khánh rửa mặt[109].
Tây Môn Khánh rửa mặt chải đầu xong
thì lên đại sảnh, gọi Đại An và hai tên quân hầu tới, đem thiếp và bộ đỉnh quý
tặng Tống Ngự sử, dặn là phải đưa tận tay Tống Ngự sử và đem thiếp hồi báo về.
Sau đó lại sai Kính Tế viết thiếp và
soạn một xấp kim đoạn, một xấp đoạn màu, sai Cầm Đồng cưỡi ngựa đem tới Hà Khẩu
biếu Thái Cữu. Cắt đặt xong xuôi, Tây Môn Khánh vào hậu phòng ăn cháo lót lòng.
Nguyệt nương hỏi:
– Chẳng lẽ tất cả chúng tôi đều tới
nhà Ứng nhị gia hay sao? Cũng phải có người ở nhà chứ? Hay là để Đại thư ở nhà
coi nhà và bầu bạn với Đại cữu mẫu?
Tây Môn Khánh đáp:
– Nàng tính vậy cũng phải, vả lại tôi
đã hứa với Ứng nhị ca là để các nàng đi đông đủ rồi.
Nguyệt nương không nói gì. Quế Thư bước
tới nói:
– Đại nương cho con về.
Nguyệt nương bảo:
– Việc gì phải vội, ở lại một hôm nữa
đã.
Quế Thư nói:
– Chẳng giấu gì Đại nương, nhà con
không có ai, con đi thế này, ở nhà mẫu thân con không được yên tâm. Để ra giêng
con sẽ xin tới ở chơi lâu hơn.
Nói xong quay sang lạy chào Tây Môn
Khánh. Nguyệt nương thưởng cho một lạng bạc, cho thêm ít bánh trái rồi cho về.
Tây Môn Khánh áo mũ chỉnh tề bước ra đại
sảnh. Bỗng thấy Đại An vào báo:
– Kính lão gia tới.
Tây Môn Khánh bước xuống thềm đón tiếp.
Hai người bước lên đại sảnh phân ngôi chủ khách mà ngồi. Kinh Đô giám nói:
– Đại nhân thăng chức, tôi tới mừng trễ
quá, thật là đắc tội.
Tây Môn Khánh nói:
– Đa tạ đại nhân có lòng ưu ái.
Gia nhân đem trà ra. Tây Môn Khánh mời
khách dùng trà.
Kinh Đô giám hỏi:
– Hình như đại nhân sửa soạn đi đâu
thì phải.
Tây Môn Khánh đáp:
– Công tử thứ chín của Thái sư đương
triều là Thái phủ có việc đi ngang đây, Tống Ngự sử và An bang Trung mượn nhà
tôi để đãi tiệc, bây giờ chẳng lẽ tôi không tới bái kiến, chỉ sợ là giờ này
Thái tri phủ đã lên đường rồi.
Kinh Đô giám nói:
– Tôi cũng nghe là Tống Ngự sử thường
đến uống rượu tại quý phủ, nên muốn nhờ đại nhân nói giúp cho vài lời. Vì sợ rằng
cuối năm, Ngự sử có thể đàn hặc quan chức địa phương. Được đại nhân cất nhắc
cho thì vãn sinh đội ơn lắm, chẳng bao giờ dám quên.
Tây Môn Khánh đáp:
– Chỗ đại nhân với vãn sinh là chỗ
thân tình, lẽ nào vãn sinh lại không giúp. Ngày kia Ngự sử lại tới đây dùng tiệc,
nhân vụ tiễn Hầu Tuần phủ thăng chức về kinh. Đại nhân cứ viết thiếp sẵn, vãn
sinh sẽ nhân dịp này mà nói.
Kinh Đô giám mừng lắm vội đứng dậy vái
tạ:
– Đa tạ thịnh tình của đại nhân, tiểu
đệ nguyện chẳng quên. Tiểu đệ biết là thế nào đại nhân cũng thương mà giúp nên
đã viết sẵn thiếp đem theo đây.
Nói xong lấy thiếp trong tay áo ra,
hai tay đưa lên. Tây Môn Khánh cầm xem, thấy đó là tấm thiếp ghi lý lịch, viết
như sau:
“Sơn Đông Binh bị Đô giám Thanh Hà Vệ
Chỉ huy Kiểm sự Kinh Trung, ba mươi hai tuổi, người Đàn Châu, trước là chức
Chánh Thiên hộ, sau trúng khoa võ cử mới được thăng chức này, hiện chỉ huy binh
mã Tế Châu.”
Tây Môn Khánh gật đầu, sai Vương Kinh
cất vào thư phòng. Kinh Đô giám lại đưa thiếp ghi lễ vật lên rồi nói:
– Có chút lễ mọn, xin đại nhân đừng cười
mà nhận cho.
Tây Môn Khánh cầm thiếp lên coi thấy
ghi hai trăm thạch gạo quý, bèn nói:
– Sao lại thế này? Chỗ thân giao mà đại
nhân cho như thế này, tiểu đệ quả không dám nhận.
Kinh Đô giám nói:
– Đại nhân nhận đây là để chuyển đến Tống
Ngự sử giùm tiểu đệ, nếu đại nhân không nhận thì tiểu đệ quả không dám nhờ vả nữa.
Kinh Đô giám nói mãi, Tây Môn Khánh mới
chịu nhận lễ vật rồi nói:
– Tiểu đệ tạm nhận rồi ngày mai sẽ đưa
tới Tống Ngự sử, sau đó sẽ sai gia nhân đem thiếp tới hồi báo đại nhân.
Kinh Đô giám uống xong chung trà thì đứng
dậy vái tạ và cáo từ. Tây Môn Khánh tiễn khách xong cùng Cầm Đồng lên ngựa tới
bái kiến Thái tri phủ.
Tây Môn Khánh đi rồi, Ngọc Tiêu xuống
phòng Kim Liên nói:
– Tối qua sao mãi chẳng thấy Ngũ nương
trở lại nghe giảng kinh. Đại nương tôi cứ nói hoài, bảo là Ngũ nương vừa nghe
nói ngoài đại sảnh việc vãn là ba chân bốn cẳng chạy ra đón đường dẫn về phòng.
Hôm qua là sinh nhật của Tam nương mà cũng chẳng để gia gia đến với Tam nương nữa.
Đại nương nói xong thì tam nương bảo là chẳng hơi đâu tranh giành vì trong nhà
này chỉ có Ngũ nương là chiếm được gia gia mà thôi.
Kim Liên bảo:
– Nếu vậy thì ta chịu tiếng oan rồi,
mà người nào nói vậy là người đó không có mắt. Bộ ngươi tưởng là đêm qua gia
gia ở đây?
Ngọc Tiêu ngạc nhiên:
– Ngoài này thì chỉ có phòng Ngũ nương
và phòng Lục nương. Lục nương đã mất rồi, gia gia không nghỉ đêm ở đây thì...
Kim Liên đáp:
– Ai biết ma ăn cỗ, ai biết tổ chuồn
chuồn, nhưng ma vẫn có nơi ăn cỗ và chuồn chuồn vẫn có tổ. Người này chết thì
đã có người khác thay thế.
Ngọc Tiêu lại nói:
– Đại nương tôi còn giận Ngũ nương vì
chuyện Ngũ nương xin gia gia cái áo cừu của Lục nương mà không thèm nói cho Đại
nương biết lấy một tiếng. Đến khi gia gia trả chìa khóa lại, Đại nương trách
gia gia là không nghĩ tình người chết, để lại có cái áo mà cũng đem cho người
khác.
Kim Liên bảo:
– Trong nhà có người chồng làm chủ là
được rồi, chẳng lẽ việc gì cũng phải thưa với khắp mọi người sao. Làm vợ mà muốn
lấn quyền chồng sao được, vậy mà cũng còn nói này nói nọ.
Ngọc Tiêu dặn:
– Tôi nghe sao thì nói vậy, xin nương
nương để bụng, đừng nói là tôi đã thưa lại với nương nương. Hôm nay Quế Thư
cũng về nhà rồi. Đại nương tôi đang cho dọn dẹp nhà cửa, nương nương cũng nên bảo
dọn dẹp phòng ốc cho sạch sẽ kẻo Đại nương nói.
Nói xong cáo lui vào hậu phòng. Kim
Liên ngồi trước gương trang điểm, rồi sai Xuân Mai tới hỏi Ngọc Lâu là hôm nay
mặc xiêm y gì. Ngọc Lâu bảo:
– Nhà mình đang có tang, không nên mặc
xiêm y rực rỡ.
Do đó năm người thê thiếp đồng ý là
dùng nữ trang toàn bằng bạc, và xiêm y màu thật nhạt. Riêng Nguyệt nương thì đội
mũ Kim lương, áo trầm hương, quần sa lục nhạt, coi sang trọng nhất, tỏ ra là mệnh
phụ phu nhân.
Lát sau, Nguyệt nương ngồi cỗ kiệu lớn,
bốn tiểu thiếp bốn cỗ kiệu nhỏ. Kỳ Đồng, Lai An và Vương Kinh đi theo, quân hầu
sau lưng mà tới nhà Bá Tước ăn tiệc đầy tháng.
Ở nhà Như Ý còn một vò rượu Kim Hoa và
ít rượu Bồ Đào, trưa cùng Nghênh Xuân, Tú Xuân bày tiệc nhỏ, mời Phan Xuân Mai
sang ăn uống, lại mời Úc Đại thư tới đàn hát.
Giữa tiệc, Xuân Mai nói:
– Thân Nhị thư hát cũng hay lắm, mình
nên mời xuống hát cho vui.
Nghênh Xuân bèn bảo Tú Xuân vào trong
mời Thân Nhị thư.
Bỗng thấy Xuân Hồng đi ngang, Xuân Mai
gọi vào hỏi:
– Đồ quỷ kia hôm nay không phải theo
kiệu hay sao?
Xuân Hồng đáp:
– Gia gia để Vương Kinh đi, còn tôi được
ở nhà trông nhà.
Xuân Mai hỏi:
– Đi đâu mà lân la tới đây?
Nói xong bảo Nghênh Xuân:
– Thư thư cho hắn một chung rượu uống
cho ấm bụng.
Đoạn quay sang bảo Xuân Hồng:
– Anh uống đi, rồi vào nhà trong mời
giùm Thân Nhị thư tới đây cho chúng tôi. Tôi muốn mời Nhị thư hát hầu lão bà
đây ít khúc.
Nghênh Xuân đưa chung rượu cho Xuân Hồng,
Xuân Hồng uống xong cảm ơn rồi bước ra.
Thân Nhị thư đang cùng Đại cữu mẫu, Đại
thư, Ngọc Tiêu và ba vị sư bà ngồi uống trà nói chuyện. Xuân Hồng vén mành thò
đầu vào gọi:
– Thân Nhị thư à, đại cô nương mời Nhị
thư xuống hát mấy khúc.
Thân Nhị thư chỉ vào Đại thư mà bảo:
– Đại cô nương của ngươi ngồi đây còn
đại cô nương nào nữa?
Xuân Hồng đáp:
– Thì cô nương Xuân Mai chứ còn ai.
Thân Nhị thư nói:
– Cô nương Xuân Mai của ngươi ăn uống
thì đã có Úc Đại thư đàn hát rồi, việc gì phải gọi đến ta nữa, ta còn phải ở
đây đàn hát hầu Đại cữu mẫu đây.
Đại cữu mẫu bảo:
– Nhị thư có đi thì cứ đi, lát nữa trở
lại cũng được.
Thân Nhị thư nghe vậy nhưng cứ ngồi
yên. Xuân Hồng liền trở ra bảo Xuân Mai:
– Tôi đã gọi rồi, nhưng Thân Nhị thư
không chịu đi.
Xuân Mai bảo:
– Phiền anh trở lên nói rằng tôi gọi
thì thế nào Nhị thư cũng đến.
Xuân Hồng bĩu môi:
– Tôi nói là Đại cô nương ngoài này gọi.
Nhị thư ngồi yên mà hỏi là Đại cô nương nào, nhà này làm gì có Đại cô nương nào
nữa, tôi mới nói là cô nương Xuân Mai, thì Nhị thư bảo là cô nương Xuân Mai ăn
uống thì đã có Úc Đại thư đàn hát rồi, việc gì phải gọi ai nữa.
Thân Nhị thư còn phải hát hầu Đại cữu
mẫu. Đại cữu mẫu nghe vậy mới bảo là cứ đi đi, lát nữa trở lại cũng được nhưng
Nhị thư vẫn không chịu nhúc nhích.
Xuân Mai nghe xong tức đỏ mặt, hầm bầm
đứng dậy định vào nhà trong, mọi người ngăn lại cũng không được. Xuân Mai vào
thẳng nhà trong chỉ vào mặt Thân Nhị thư mà mắng:
– Ta nhờ người gọi sao ngươi không chịu
tới, lại viện lẽ này lẽ nọ? Ngươi có phải là bà quan bà tướng gia đâu mà ta
không gọi ngươi được? Nhờ có chúng ta mà ngươi mới được đối đãi tử tế ở cái nhà
này. Ngươi là loài dâm phụ, hầu hạ trăm nhà vạn nhà, ngươi tới đây mới được ít
lâu mà đã lên mặt với chúng ta. Coi chừng ta đến tận nhà ngươi mắng vào mặt mẹ
ngươi cho mà coi, rồi nói với gia gia cấm cửa, không cho ngươi bén mảng tới đây
nữa. Tài nghệ ngươi được bao nhiêu mà làm phách, chẳng qua là học được vài ba
khúc hát quê mùa chứ gì. Ca nữ tài ba có không thiếu, mà những người lui tới
nhà này là những tỳ nữ có tiếng nhất, ngươi đã tới đâu, ai cần ngươi mà làm
dáng, ngươi dựa hơi con dâm phụ vợ Hàn Đạo Quốc. Ngươi có dựa hơi nó ta cũng chẳng
sợ đâu.
Ngô lại cữu mẫu bảo:
– Xuân Mai đừng có làm ồn như vậy.
Xuân Mai đâu chịu thôi ngay, còn chửi
mắng tàn tệ một hồi.
Thân Nhi Thư giận lắm, nhưng chỉ nói:
– Thư thư sao lại ăn nói hàm hồ thô lỗ
như vậy, hồi nãy tôi nói Xuân Hồng có điều gì là quá đáng đâu. Vậy mà thư thư
làm ầm làm ĩ lên, thật chẳng ra làm sao cả. Tôi nói thật, nơi này không cần tôi
thì có nơi khác, tôi có lo sợ gì.
Xuân Mai nghe vậy lại càng tức giận, mắng
rằng:
– Con dâm phụ cứng đầu kia, mày đức hạnh
nỗi gì mà dám chê người khác hàm hồ thô lỗ. Mày có thể tới hát ở các nhà khác để
xin cơm xin áo thì cút ngay bây giờ đi, từ rày đừng vác mặt lại đây nữa.
Thân Nhị thư bảo:
– Ta cũng không thèm tới đây nữa đâu.
Xuân Mai đáp:
– Dẫn xác tới đây thì ta cho người ra
tống cổ đi.
Ngô Đại cữu mắng Xuân Mai:
– Con này hôm nay lạ nhỉ, tự nhiên
đùng đùng tới gây chuyện, mày có ra ngoài đó đi không!
Xuân Mai không chịu đi, cứ đứng ở cửa.
Thân Nhị thư khóc lóc lạy chào Ngô Đại cữu mẫu, rồi nhờ Đại cữu mẫu sai Họa Đồng
đưa mình về nhà Đạo Quốc chứ không đợi kiệu tới đón nữa.
Xuân Mai thấy vậy, mắng theo vài câu rồi
mới trở ra.
Ngô Đại Cữu mẫu bảo Ngọc Tiêu và Đại
thư:
– Chắc con đó uống rượu say, chứ không
tự nhiên sao lại phát điên phát khùng như vậy, có ta ngồi đây mà nó chẳng nể
nang gì hết, thật không coi được chút nào hết.
Nói xong giữ Thân Nhị thư lại, không
cho về.
Đại thư nói:
– Chắc chắn là uống rượu chứ còn gì nữa.
Xuân Mai hầm hầm trở lại bàn tiệc, nói
với mọi người:
– Tôi vừa mới cho con dâm phụ một trận
mắng nên thân, đáng lẽ tôi phải cho nó ăn mấy bạt tai mới đúng, nó chưa biết
tôi là ai mà.
Nghênh Xuân bảo:
– Thư thư cũng nên giữ ý tứ một chút,
còn có Úc Đại thư ở đây nữa.
Xuân Mai nói:
– Con dâm phụ đó làm sao so với Úc Đại
thư đây được. Úc Đại thư là chỗ quen thuộc của nhà này mấy năm nay rồi. Đại thư
tính tình dễ chịu, chẳng bao giờ làm mất lòng ai, mời hát là Đại thư hát ngay.
Sở dĩ con đó không chịu tới đây hát là vì nó ghen tức với Đại thư đây mà thôi.
Nó thì hát hỏng ra cái gì mà ghen tức với người ta.
Úc Đại thư tiếp lời:
– Cũng có thể như vậy lắm, vì tối qua,
Đại nương bảo tôi hát, tôi vừa mới cầm cây đàn tỳ bà lên chưa kịp hát thì Thân
Nhị thư đã giằng cây đàn trong tay tôi mà hát. Nói cho đúng thì Thân Nhị thư mới
tới, chưa biết đường đi nước bước ra sao, nên có biết Xuân Mai thư thư đây là
ai đâu.
Xuân Mai nói:
– Hồi nãy tôi cũng có mắng cho con khốn
này là mày tưởng dựa hơi con dâm phụ vợ Hàn Đạo Quốc hay sao, mày có dựa hơi nó
tao cũng chẳng sợ.
Phan bà bảo:
– Thôi thư thư ơi, chuyện qua rồi, giận
làm gì cho mất vui.
Như Ý cũng nói:
– Nói cho bớt giận. Ta rót mời thư thư
một chung rượu thư thư uống.
Xuân Mai bảo:
– Nói thì nói vậy chứ tôi hoài hơi mà
giận con khốn đó.
Đoạn cười bảo Úc Đại thư:
– Như Ý thư thư có lòng tốt mời rượu
tôi, nhọc Đại thư xem khúc hát nào hay thì hát cho Như Ý thư thư nghe.
Đại thư cầm cây Lý bà lên bảo:
– Thôi thôi để tôi hát khúc “Oanh Oanh
náo ngọa phòng” hầu mọi người cho nó hợp tình hợp cảnh.
Mọi người cùng cười. Như Ý bảo:
– Thư thư hát cho hay để tôi rót rượu.
Nghênh Xuân đem bình rượu tới bảo Xuân
Mai:
– Xin thư thư đừng giận nữa, uống một
chung với lão lão đây và chúng tôi cho vui.
Xuân Mai nói:
– Đồ khỉ, người ta đã hết giận rồi mà
cứ nói là người ta giận.
Đoạn quay sang bảo Úc Đại thư:
– Đại thư hát khúc “Giang thủy” hay
hơn.
Úc Đại thư đàn hát, Nghênh Xuân rót rượu
mời mọi người.
Trong khi đó, Tây Môn Khánh từ Hà Khẩu
về, vừa tới cổng, Bình An đã chạy ra thưa:
– Hôm nay có Hà lão gia ở nha môn sai
người lại thỉnh gia gia ngày mai ra nha môn thẩm vấn mấy vụ cướp. Rồi mời lão
gia ở trên phủ cho đem biếu một trăm cuốn lịch năm mới. Kinh lão gia cũng đem
biếu dê lợn và rượu, lại có cả bốn gói bạc nữa, cậu Kính Tế đã đưa cho Đại
nương rồi. Đã thưởng cho gia nhân của Hồ lão gia và gửi hồi thiếp, còn gia nhân
của Kinh lão gia thì nói là tối nay sẽ tới. Rồi Kiều thân gia lại sai đem thiếp
đến thỉnh lão gia ngày mai tới dự tiệc. Hồi nãy tôi cũng đem hồi thiếp tới viện
Giám sát. Tống Ngự sử nói là ngày mai sẽ tới.
Tây Môn Khánh nghe xong gật đầu vào
nhà. Xuân Hồng vội tới báo cho Xuân Mai biết:
– Này, gia gia vừa về đó, còn ở đây mà
ăn uống đàn hát.
Xuân Mai bảo:
– Đồ chết dịch, gia gia về thì về chứ
sao, Ngũ nương không ở nhà thì gia gia tới đây làm gì.
Mọi người cùng cười, tiếp tục ăn uống.
Tây Môn Khánh vào thượng phòng, Đại cữu
mẫu và ba vị sư bà nghe nói Tây Môn Khánh về, đã lánh sang phòng khác. Ngọc
Tiêu giúp chủ thay mũ áo rồi dọn bàn bưng cơm.
Tây Môn Khánh cho gọi Lai Hưng đến bảo:
– Ngày ba mươi là tiệc của Tống Ngự sử
đãi Hầu Tuần phủ, ngày mồng một là tiệc đãi hai Thái giám Lưu Tiết và Chu lão
gia ở Soái phủ, ngươi nhớ chuẩn bị cho tề chỉnh.
Lai Hưng vâng lời lui ra. Ngọc Tiêu đứng
bên hỏi:
– Gia gia dùng rượu gì để tôi lấy.
Tây Môn Khánh bảo:
– Lấy thử rượu do Kinh lão gia vừa đem
tới để ta thưởng thức xem sao.
Vừa nói xong thì Lai An vào thưa:
– Gia gia cho chúng tôi đi đón các
nương nương.
Tây Môn Khánh gật đầu. Lai An lui ra.
Ngọc Tiêu đem rượu ra rót cho chủ. Tây Môn Khánh uống xong khen vị ngon và
thanh, bảo Ngọc Tiêu rót thêm để vừa uống vừa ăn cơm.
Lúc đó trời cũng xâm xẩm tối, Lai An
và mấy tên quân hầu đón các bà chủ. Nguyệt nương và các tiểu nương về tới nhà,
kéo nhau vào thượng phòng lạy chào Tây Môn Khánh rồi qua phòng bên chào Đại cữu
mẫu và ba vị sư bà. Nguyệt nương ngồi lại nói với chồng:
– Gớm, hôm nay chúng tôi tới, Ứng nhị
tẩu mừng lắm. Trong tiệc lại có cả Mã nương nương ở nhà kế bên, có Ứng đại tẩu
và Đỗ nhị nương, tất cả cũng khoảng chục người. Thằng bé mặt mũi cũng xinh lắm.
Xuân Hoa thì tuy vẫn đẹp nhưng gầy hơn trước. Có điều là bữa tiệc không được tề
chỉnh lắm vì nhà neo người, không thể tổ chức chu đáo. Tuy nhiên cũng có hai ca
nữ được gọi tới đàn hát. Lúc chúng tôi cáo từ, Ứng nhị gia còn tới lạy tạ nữa,
lại nhờ chúng tôi chuyển lời cảm tạ gia gia về lễ vật hậu hĩnh đem cho.
Tây Môn Khánh bảo:
– Xuân Hoa nó cũng ra chào mọi người
hay sao?
Nguyệt nương đáp:
– Thì con là con người ta, khách khứa
đến ăn mừng đầy tháng đứa nhỏ thì người ta phải ra chào chứ sao?
Tây Môn Khánh nói:
– Con đó thì đẹp đẽ gì mà ra cho mọi
người nhìn.
Nguyệt nương bảo:
– Chàng nói thế mà cũng nghe được, chỉ
có tiểu thiếp của chàng đẹp thì mới ra chào hỏi khách khứa thôi hay sao?
Vương Linh đứng bèn nói xem vào:
– Lúc các nương nương mới tới thì Ứng
nhị gia chưa ra chào hỏi mà cứ núp trong cửa sổ nhìn ra. Tôi bắt gặp vậy liền bảo:
“Nhị gia thật bất lịch sự quá, nhị gia nhìn gì vậy?” Thế là Ứng nhị gia định
đánh tôi.
Tây Môn Khánh cười:
– Thật xấu quá, để ngày mai hắn tới
dây, ta nói hắn một mẻ mới được.
Vương Kinh cũng cười:
– Phải vậy chứ.
Nguyệt nương nạt:
– Thằng quỷ chỉ nói láo, nhị gia nhìn
trộm chúng ta hồi nào đâu mà mày đặt điều bịa chuyện như vậy? Chúng tôi tới thì
nhị gia chẳng ra lạy chào đàng hoàng là gì.
Vương Kinh vội lủi ngay, Nguyệt nương
cũng sang phòng bên chào Đại cữu mẫu và ba vị sư bà. Đại thư, Ngọc Tiêu và các
gia nhân a hoàn cũng tới lạy chào Nguyệt nương. Sau đó Đại cữu mẫu nói hết cho
Nguyệt nương nghe vụ Xuân Mai nhục mạ Thân Nhị thư. Nguyệt nương nghe xong hỏi:
– Thân Nhị thư đâu sao không thấy?
Ngọc Tiêu thưa:
– Thân Nhị thư xin phép về rồi.
Nguyệt nương bảo:
– Hèn gì nó không đợi ta về, đáng lẽ
nó phải nói rõ cho ta hay chứ.
Đại cữu mẫu nói:
– Thì người ta buồn giận nên mới về chứ.
Nguyệt nương giận dữ bảo:
– Người ta không hát thì thôi, sao con
khốn Xuân Mai lại dám mắng chửi người ta, con khốn này quả là lộng quá rồi,
không còn biết kiêng sợ gì ai nữa. Chẳng qua chủ không ra chủ nên đầy tớ mới
không ra đầy tớ. Thế này thì còn nghĩa lý gì nữa.
Đoạn quay sang bảo Kim Liên:
– Muội muội phải dạy nó, để cho nó
không biết nể nang ai như thế hay sao.
Kim Liên cười:
– Cũng chưa biết chuyện thế nào, nhưng
không có lửa làm sao có khói, Thân Nhị thư là ca nữ, đi hát tại trăm nhà vạn
nhà, tới nhà người ta thì phải hát chứ. Nếu gọi mà hát ngay thì làm gì có chuyện.
Cũng tại Thân Nhị thư nó cậy thế của ai đó nên mới dám làm bộ như vậy, Xuân Mai
có mắng cho cũng phải.
Nguyệt nương nổi giận:
– Ăn nói hay nhỉ, rồi đây để cho con
khốn đó nó muốn chửi mắng thì chửi mắng hay sao? Đã không biết rầy la nó lại
còn nối giáo cho nó nữa.
Kim Liên thấy Nguyệt nương giận vội
nói:
– Nếu vậy thì để đánh cho nó một trận.
Nguyệt nương giận đỏ mặt nói:
– Không dạy nó thì để gọi tất cả họ
hàng thân thích nhà này đến cho nó chửi mắng.
Nói xong hầm hầm đứng dậy trở lại thượng
phòng. Tây Môn Khánh thấy sắc mặt vợ có vẻ giận dữ thì hỏi:
– Chuyện gì vậy?
Nguyệt nương đáp:
– Có chuyện gì nữa, chuyện a hoàn cưng
của chàng tự nhiên chửi mắng Thân Nhị thư ầm ĩ cả lên.
Tây Môn Khánh cười:
– Chắc là bảo hát mà không chịu hát chứ
gì. Không sao, để ngày mai sai gia nhân đem hai lạng bạc thưởng cho Thân Nhị
thư vậy.
Ngọc Tiêu đứng bên nói:
– Cái quả đựng lễ vật do Thân Nhị thư
mang đến hãy còn để đây, chưa đem về.
Tây Môn Khánh chỉ cười. Nguyệt nương
thấy vậy bảo:
– Tôi tớ trong nhà hỗn láo, không biết
răn dạy mà còn cười, không biết cười cái gì mới được chứ.
Tây Môn Khánh chỉ im lặng ăn cơm uống
rượu.
Tại phòng bên, đám tiểu thiếp thấy
Nguyệt nương giận, đều về phòng.
Nguyệt nương vào phòng riêng thay quần
áo, cởi nữ trang rồi hỏi Ngọc Tiêu:
– Bốn gói bạc để trên rương kia là ở
đâu đem tới vậy?
Tây Môn Khánh ở ngoài nghe hỏi liền
đáp:
– Của Kinh Đô giám đem tới, nhờ tôi
nói với Tống Ngự sử về vụ thăng thưởng đó.
Ngọc Tiêu nói thêm:
– Hồi chiều cậu Kính Tế đem vào, nhưng
Đại nương vắng nhà, vừa rồi tôi cũng quên không thưa lại với Đại nương.
Nguyệt nương bảo:
– Của người ta đem gửi thì phải cất
vào tủ cho cẩn thận chứ.
Ngọc Tiêu vội mở tủ cất bạc.
Trong khi đó, tại phòng bên, mọi người
đi hết, chỉ riêng Kim Liên ngồi lại, chờ gặp Tây Môn Khánh để đưa về phòng
mình, vì hôm nay là ngày Nhâm Tý, Kim Liên muốn uống thuốc đẻ con của Tiết sư
bang. Nhưng chờ mãi chẳng thấy Tây Môn Khánh sang, Kim Liên sốt ruột, bước sang
thượng phòng, vén mành thò đầu vào bảo:
– Chàng chưa xuống phòng tôi hay sao?
Tôi chờ mãi lâu quá, thôi để tôi về phòng trước nhé.
Tây Môn Khánh bảo:
– Được rồi, nàng cứ xuống trước đi, ta
ăn xong sẽ xuống sau.
Kim Liên yên lòng bước ra. Trong này,
Nguyệt nương bảo chồng:
– Tôi không cho chàng đi đâu, tôi còn
chuyện cần nói với chàng. Chàng thấy không, con dâm phụ đó không hiểu nó gấp
rút nỗi gì mà dám vào phòng tôi gọi chàng xuống ngủ với nó, thật vô liêm sỉ
quá. Bộ chỉ có mình nó là vợ không hay sao, hay nó là chính thất ở cái nhà này?
Tôi thấy từ ngày chàng ở Đông Kinh về tới giờ, đêm nào cũng xuống với nó, bỏ bê
tất cả phòng khác, chàng làm vậy, chúng tôi không buồn sao được. Hôm sinh nhật
Tam nương mà nó cũng đón đường dẫn chàng về phòng nó, không cho chàng đến với
Tam nương nữa. Hôm nay thì Tam Nương trong người khó chịu, cả một ngày nay ở
bên nhà Ứng nhị ca, Tam Nương không ăn uống được chút gì cả. Lúc sắp về, Ứng nhị
tẩu mời một chung rượu, mà Tam nương uống vào lại nôn ra. Bây giờ chàng không
vào thăm Tam nương một chút hay sao, hay là ăn uống cho mau rồi xuống với con
dâm phụ vô liêm sỉ đó?
Tây Môn Khánh nghe xong hỏi:
– Thật vậy sao?
Đoạn quay bảo a hoàn:
– Thôi, dọn dẹp đi, ta không ăn nữa
đâu.
Nói xong đứng dậy, tới phòng Ngọc Lâu.
Tới nơi thấy Ngọc Lâu đã thay quần áo, cởi bỏ nữ trang, đang nằm trên giường
nôn ọe. Ngọc Lâu cứ nôn ọe liên hồi, Tây Môn Khánh hoảng quá, hỏi:
– Nàng ơi, nàng thấy trong người thế
nào, nói với tôi đi rồi sáng sớm mai tôi cho mời lang y tới chẩn mạch cho.
Ngọc Lâu cứ nôn ọe khan, không nói được
gì, hai tay ôm bụng đau đớn. Tây Môn Khánh ngồi xuống giường, nâng Ngọc Lâu dậy
hỏi:
– Nàng thấy trong bụng thế nào?
Ngọc Lâu bảo:
– Chẳng thế nào hết. Tôi có chết chàng
cũng không cần biết mà, chàng còn hỏi tôi làm gì.
Tây Môn Khánh ôn tồn:
– Nào tôi có biết, vừa rồi Đại nương
nói tôi mới hay, Đại nương nói xong là tôi bỏ ăn vào đây với nàng liền.
Ngọc Lâu giận dỗi:
– Chúng tôi đâu phải vợ chàng, chàng đến
làm gì, sao chàng không đến với người vợ yêu quý của chàng đi.
Tây Môn Khánh bảo:
– Lạ quá, tôi nói chuyện đàng hoàng
còn nàng cứ nói những gì không đâu.
Đoạn quay bảo:
– Lan Hương! Rót trà cho nương nương
ngươi súc miệng.
Lan Hương đáp:
– Tôi có rót trà sẵn đây.
Nói xong bưng chung trà tới. Tây Môn
Khánh tự tay cầm chung trà đưa lên miệng Ngọc Lâu. Ngọc Lâu giằng lấy chung trà
mà bảo:
– Để tôi cầm uống được rồi, khỏi phải
làm nhọc công gia gia, mà lại mang tiếng là tranh giành chồng với người ta. Đại
nương nói thế mà đúng. Tranh giành làm gì cho thêm phiền. Cả tháng nay gia gia
không bước vào phòng tôi cũng chẳng sao.
Tây Môn Khánh nói:
– Nàng không thấy hay sao, từ ngày ở
Đông Kinh về, tôi bận tối mắt, hết chuyện này tới chuyện kia, có lúc nào rảnh
đâu.
Ngọc Lâu nói:
– Phải mà, chàng còn thì giờ nào rảnh
rang mà nghĩ tới chúng tôi nữa, ngày nào cũng ở với người ta thì còn thì giờ
nào rảnh.
Tây Môn Khánh không nói gì, để Ngọc
Lâu ngồi dựa vào thành giường. Ngọc Lâu bảo:
– Hôm nay đến cả một hớp rượu tôi cũng
không uống được, ai ăn uống gì chứ còn tôi có cái gì trong bụng đâu.
Tây Môn Khánh nói:
– Nếu nàng chưa ăn gì thì để bảo chúng
nó đem cơm lên tôi với nàng cùng ăn. Nàng không uống rượu được thì tôi cũng
không uống.
Ngọc Lâu bảo:
– Tôi mệt mà đau bụng lắm, không ăn uống
gì được đâu, chàng có muốn ăn thì đi đâu mà ăn đi.
Tây Môn Khánh cũng vẫn nhỏ nhẹ:
– Nếu nàng không ăn thì tôi cũng không
ăn đâu. Thôi, bây giờ mình đi ngủ, rồi sáng mai tôi cho mời Nhiệm Y quan tới sớm,
thăm bệnh cho nàng.
Ngọc Lâu bảo:
– Thôi, không việc gì phải mời y quan
y cung cho lôi thôi ra, cứ cho gọi Lưu lão bà tới, tôi uống một hai viên thuốc
của lão là khỏi.
Nghe Ngọc Lâu nói tới hai tiếng “viên
thuốc”, Tây Môn Khánh mới chợt nhớ là hôm qua Lưu Học quan có tặng mười hoàn
thuốc Quảng đông Ngưu hoàng lạp, nói là trị bệnh đau bụng, bèn gọi Lan Hương tới
bảo:
– Ngươi lên hỏi Đại nương, bảo đưa cho
ngươi hai viên thuốc đau bụng do Lưu Học quan tặng hôm qua, rồi đem cả một bình
rượu xuống đây.
Lan Hương vâng lời bước ra. Ngoc Lâu
nói:
– Tôi đau bụng thường thôi, việc gì phải
uống thứ thuốc quý đó.
Lát sau Lan Hương đem về hai viên thuốc
bọc sáp ong tới. Tây Môn Khánh bảo Lan Hương hâm rượu cho nóng, rồi bẻ vỏ thuốc
ra, thấy bên trong là hoàn thuốc óng ánh như vàng, đưa cho Ngọc Lâu, bảo uống với
rượu nóng. Ngọc Lâu uống thuốc xong, Tây Môn Khánh đấm lưng vuốt bụng cho Ngọc
Lâu một lúc rồi hỏi:
– Nàng ơi, nàng uống thuốc vào có thấy
dễ chịu chút nào không?
Ngọc Lâu đáp:
– Không còn đau nhiều nữa, chỉ hơi
ngâm ngẩm mà thôi.
Tây Môn Khánh cười:
– Không sao, vậy là công hiệu đó rồi,
lát nữa là nàng hoàn toàn hết đau.
Một lúc sau Tây Môn Khánh lại nói:
– Hôm nay trong lúc nàng vắng nhà, tôi
lại vừa mới đưa cho Lai Hưng năm chục lạng bạc để ngày kia làm tiệc giùm cho Tống
Ngự sử. Mồng một này, tôi phải làm lễ tạ trời đất về cuộc đi Đông Kinh vừa rồi.
Đến mồng ba thì phải bỏ ra hai ngày dọn tiệc khoản đãi thân bằng quyến thuộc và
các quan xa gần, cảm tạ người ta. Người ta đem bao nhiêu lễ vật tới chúc mừng
tôi thăng chức, mà không có tiệc đãi người ta thì coi không được. Mấy hôm đó
tôi giao việc sắp xếp nhà cửa tiệc tùng cho nàng.
Ngọc Lâu nói:
– Đãi tiệc hay không đãi tiệc thì cũng
chẳng ăn thua gì đến tôi, sao chàng không giao phó cho Ngũ nương có được không.
Người ta lúc nào cũng khoe khôn khoe giỏi chứ chúng tôi thì biết gì.
Tây Môn Khánh ôn tồn:
– Nàng tin lời con dâm phụ đó làm gì,
nàng cứ ăn ở đàng hoàng là tự khắc nó phải sợ. Bây giờ nếu công việc có nặng nhọc
thì nàng bảo nó giúp đỡ vài phần.
Ngọc Lâu bảo:
– Đó thấy chưa, rõ ràng là chàng muốn
giao việc cho Ngũ nương, nên chàng mới nói thế. Thật tôi không ham đâu, lãnh việc
chỉ tổ bận rộn bù đầu tối mắt, thêm mệt nhọc mà lại khiến cho người ta thù oán
nữa.
Tây Môn Khánh nói:
– Người ta thường nói, lo việc nhà ba
năm thì đến con chó nó cũng có lúc ghét mình, nhưng nàng cứ bỏ qua, không để ý
gì mới được. Thôi, bây giờ thì để tôi săn sóc cho nàng ngủ đêm nay.
Ngọc Lâu thấy Tây Môn Khánh một mực ân cần dịu ngọt thì cũng nguôi giận. Hai người sau một thời gian ngắn không gặp nhau nay muôn phần đậm đà thắm thiết.
Trong khi đó Nguyệt nương ngồi uống
trà nói chuyện với Đại cữu mẫu và ba vị sư bà. Nguyệt nương hỏi là có gọi kiệu
đưa Thân Nhị thư về không. Đại cữu mẫu kể lại rằng Nhị thư khóc lóc đòi về, giữ
lại chỉ được một lúc, sau đó phải gọi Họa Đồng đưa Nhị thư về nhà Hàn Đạo Quốc
chứ không đợi kiệu tới đón.
Đại cữu mẫu nói tiếp:
– Cũng không hiểu sao hôm nay con Xuân
Mai lại ăn nói thô lỗ quá như vậy, tôi nói mà nó cũng chẳng coi ra gì, cứ tiếp
tục chửi mắng Thân Nhị thư tàn tệ. Ngày thường nó có vẻ ngoan ngoãn, ăn nói hiền
lành, chắc hôm nay nó uống rượu say nên mới ăn nói bậy bạ như thế.
Ngọc Tiêu đứng bên nói:
– Thưa đúng như vậy đó, họ gồm năm người,
bày tiệc ăn uống tại phòng Lục nương suốt cả ngày, lúc gia gia về cũng còn ăn uống.
Nguyệt nương nói:
– Con khốn này bây giờ lộng quá rồi,
không còn coi ai ra gì, mai nó dám chửi mắng tất cả mọi người trong nhà này lắm,
nếu vậy thì có chúng tôi ở nhà này làm gì. Thân Nhị thư đi hát ở cả trăm nhà vạn
nhà, rồi kể chuyện này cho khắp nơi nghe, nói là nhà này không còn trật tự gì nữa,
trong nhà chẳng biết ai là bà chủ, ai là a hoàn. Như vậy thử hỏi còn ra cái gì
nữa, mà chúng tôi còn mặt mũi nào trông thấy ai nữa.
Ngô Đại cữu mẫu bảo:
– Thôi, mặc kệ nó, dượng ấy đã không
nói gì thì cô cũng chẳng nên nói, chỉ thêm mất vui cửa nhà mà thôi.
Mọi người nói sang chuyện khác. Một
lúc lâu sau mới đi ngủ.
Hôm sau Tây Môn Khánh dậy sớm ra nha
môn làm việc. Kim Liên nghĩ rằng đêm qua Tây Môn Khánh ở với Nguyệt nương, làm
lỡ mất ngày Nhâm Tý, do đó oán hận Nguyệt nương lắm. Thức dậy là Kim Liên sai
Lai An gọi kiệu cho mẹ về nhà.
Ba vị sư bà cũng cáo từ, Nguyệt nương
cho mỗi người năm tiền và một gói trà, rồi đưa riêng cho Tiết sư bà một lạng bạc
và dặn:
– Ra giêng tôi sẽ tới am làm lễ cúng
chay, sư phụ cầm chỗ này trước để lo nhang đèn, cuối tháng chạp tôi sẽ cho đem
thêm các thực phẩm tới để làm cỗ chay.
Tiết sư bà nhận tiền, rồi cùng hai sư
bà kia vái chào cảm tạ mà về.
Nguyệt nương vào phòng sai pha trà, mời
Đại cữu mẫu và đám đàn bà con gái trong nhà tới dùng trà buổi sáng. Ngọc Lâu
cũng tới. Nguyệt nương hỏi ngay:
– Uống thuốc đó vào có bớt đau bụng
không?
Ngọc Lâu đáp:
– Đa tạ Đại nương, uống vào thì bớt
đau ngay, sáng sớm hôm nay nôn ra được toàn nước chua, bây giờ thì khỏi hẳn rồi.
Nguyệt nương quay lại bảo Tiểu Ngọc:
– Ngươi ra đằng trước thỉnh Phan lão
bà và Ngũ nương vào dùng trà và điểm tâm.
Ngoc Tiêu thưa:
– Để Tiểu Ngọc ở đây hầu trà, tôi đi
cho.
Nói xong bước ra. Tới phòng Kim Liên,
Ngọc Tiêu chào Kim Liên, rồi nói:
– Nương nương tôi cho mời lão bà và
Ngũ nương vào dùng trà và điểm tâm. À, mà lão bà đâu sao không thấy?
Kim Liên đáp:
– Là cụ về từ sáng sớm rồi, ở lại mà
người ta không vui vẻ thì ở làm gì.
Ngoc Tiêu bảo:
– Nhưng ít ra Ngũ nương cũng phải nói
với Đại nương một tiếng, để bà cụ về im lìm như vậy sao được.
Kim Liên im lặng. Ngọc Tiêu lại nói:
– Tôi có để sẵn ít lạp xưởng và hoa quả
bánh trái để biếu lại bà, ai dè lão bà về mất rồi. Thôi thì Ngũ nương nhận giùm
thay cho lão bà vậy.
Nói xong đưa một gói lớn cho Thu Cúc.
Thu Cúc đem vào trong cất.
Ngọc Tiêu lại hỏi:
– Hôm qua Ngũ nương về phòng rồi, có
biết chuyện gì không?
Kim Liên bảo:
– Nào ta có biết gì đâu, mà chuyện gì
vậy?
Ngọc Tiêu thấp giọng:
– Sau khi Ngũ nương về phòng thì Đại
nương tôi bảo là Ngũ nương vô liêm sỉ, dám vào phòng Đại nương mà gọi gia gia,
cũng như hôm trước dám đón đường gia gia để dẫn về phòng mình, rồi bảo là Ngũ
nương quyến rũ mê hoặc gia gia khiến gia gia không thèm đến các phòng khác. Sau
đó Đại nương bắt gia gia phải vào thăm Tam nương, rồi gia gia ở cả đêm qua với
Tam nương đó. Đại nương còn nói cả với Đại cữu mẫu và ba vị sư bà rằng Ngũ
nương dung dưỡng Xuân Mai cho nó hỗn láo, nay mai nó dám chửi mắng mọi người
trong nhà này lắm, chủ nào thì tớ nấy. Nghe đâu là gia gia định thưởng cho Thân
Nhị thư hai lạng bạc gọi là an ủi.
Ngọc Tiêu cứ thế mà kể một hồi, không
còn thiếu chuyện gì. Kim Liên nghe xong giận lắm.
Ngọc Tiêu trở lên thượng phòng thưa với
chủ:
– Lão bà đã về từ sớm rồi, Ngũ nương
thì sắp vào.
Nguyệt nương nói với Đại cữu mẫu:
– Tẩu tẩu thấy không, hôm qua tôi nói
có mấy câu mà Ngũ nương cũng giận hờn, sáng sớm đã bắt mẹ về nhà mà không thèm
nói với tôi một tiếng. Thật là con người không biết điều một chút nào hết.
Không ngờ Ngọc Tiêu vừa đi thì Kim
Liên cũng đi ngay. Những lời Nguyệt nương vừa nói, Kim Liên đứng ngoài mành
nghe hết. Cho nên khi Nguyệt nương dứt lời, Ngô Đại cữu mẫu chưa kịp nói gì thì
Kim Liên đã bước vào lên tiếng:
– Đại nương nói đúng lắm, tôi không biết
điều thật, nhưng tôi không có ngăn cản níu kéo chồng.
Nguyệt nương bảo:
– Đúng đấy, hôm qua tôi ngăn cản không
cho gia gia đến với cô đấy. Nhưng cô thử nghĩ xem, từ hôm gia gia ở Đông Kinh về
tới giờ, cô trổ tài quyến rũ, giữ chặt gia gia ở phòng cô, chẳng để gia gia gặp
người này người khác. Như vậy là thế nào? Có phải nhà này chỉ có mình cô là vợ
của gia gia hay không? Hôm qua Lý Quế Thư nó xin về nhà. Đại cữu mẫu đây mới hỏi
là tại sao Quế Thư không ở chơi thêm một ngày, hay là gia gia giận Quế Thư chuyện
gì. Tôi mới trả lời là cũng không biết giận vì chuyện gì. Vậy mà cô dám bảo là
người khác không biết, chỉ mình cô biết. Phải mà, cả ngày cô chỉ lo đón đường dẫn
gia gia về phòng, làm sao không hiểu gia gia.
Kim Liên bảo:
– Gia gia mà không muốn xuống phòng
tôi, thì chẳng lẽ tôi lấy dây cột lôi đi được hay sao?
Nguyệt nương chỉ vào mặt Kim Liên:
– Cô đừng có nói láo. Tối qua gia gia
đang ngồi ăn cơm tại phòng tôi, sao cô lại tới vén mành thò đầu vào mà gọi? Tôi
hỏi lúc đó thì gia gia có muốn xuống phòng cô không? Cô vác mặt tới gọi ơi ới
như vậy còn quá là đem dây tới cột lôi đi nữa. Mà tôi hỏi người chồng trong nhà
làm thân nam tử đội trời đạp đất, ngày ngày làm việc cực khổ nuôi cả nhà, tội
tình gì mà cô đòi đem dây tới cột lôi đi? Rõ thật là đồ trắc nết vô liêm sỉ. Cô
thấy chúng tôi không nói nên cứ tự tung tự tác phải không? Cô muốn xin áo cừu,
cô chỉ thậm thụt nói với gia gia, không thèm nói với tôi một tiếng. Làm chủ nhà
mà như vậy thì làm sao dạy nổi đày tớ, đày tớ nó không bắt chước sao được. Do
đó nó mới muốn chửi mắng ai thì chửi mắng, nhà này đã loạn đâu, đã chết hết đâu
cũng còn có người này người kia chứ.
Kim Liên nói:
– Chuyện con a hoàn của tôi lầm lỗi là
trong lúc tôi vắng nhà, tôi có xúi giục gì nó đâu. Còn chuyện cái áo cừu, tôi
có hỏi xin gia gia thật, nhưng không phải gia gia lấy chìa khóa mở tủ chỉ là để
lấy áo cho tôi, mà còn để lấy nhiều quần áo cho người khác nữa. Cái người đó
sao Đại nương không nói? Không dạy a hoàn, đành rằng đó là lỗi của tôi, nhưng để
cho một đứa không ra gì quyến rũ chồng thì đó là lỗi của ai vậy?
Nguyệt nương nổi giận, mặt đỏ lên mà bảo:
– Thì đó là lỗi của tôi đấy, cô muốn
nói gì thì nói. Nhưng tôi là chính thất trong nhà này, tôi về nhà này có cưới
có xin linh đình, tôi lại là con nhà quan quyền, chứ không phải hạng đầu đường
xó chợ, theo không chồng người ta đâu. Tôi là vợ cái con cột, đứa nào có giỏi cứ
việc quyến rũ chồng tôi, tôi không sợ gì cả.
Ngô Đại cữu mẫu khuyên:
– Thôi, cô nương không nên giận mà nói
nhiều.
Nguyệt nương bảo:
– Không nói sao được, nó đã giết được
một người bây giờ nó muốn giết cả tôi hay sao?
Ngọc Lâu cũng lên tiếng:
– Thôi, sao hôm nay Đại nương giận quá
như vậy? Không khéo chúng tôi đây vì liên lụy mà bị đòn cũng nên.
Đoạn quay sang bảo Kim Liên:
– Ngũ thư thư không nhịn Đại nương được
một câu hay sao, mà cứ mồm năm miệng mười đối đáp vậy?
Ngô Đại cửu mẫu nói:
– Người ta có câu: “Đánh người thì tay
mình trái, mắng người thì miệng mình quấy”. Chúng tôi là thân thích tới đây
chơi, thấy mấy người tranh giành ông chồng mà cũng phải hổ thẹn.
Đoạn bảo Nguyệt nương:
– Thôi cô nương đã không nghe lời tôi
mà cứ làm ầm lên thì để tôi về, bảo gia nhân nó gọi kiệu cho tôi đi.
Nói xong đứng dậy. Kiều Như vội bước
ngăn lại, mời Đại cữu mẫu ngồi xuống. Trong khi đó, Kim Liên ngồi phệt xuống, đầu
tóc xổ tung, khóc lóc kể lể:
– Chết tôi mất thôi, sống làm sao được. Chồng ba nói ngon nói ngọt đem tôi về nhà này làm gì để bây giờ tôi bị người ta mắng chửi nhục nhã như thế này. Để đợi gia gia về, tôi chỉ xin cho tôi vài chữ là tôi ra khỏi nhà này ngay, Đại nương khỏi phải làm nhục tôi.
Nguyệt nương phân bua:
– Mọi người thấy không, bé xé ra to, tự
nhiên thì gào khóc kể lể, cái miệng thấy mà ghê.
Đoạn bảo Kim Liên:
– Thì cứ đợi gia gia về chứ sao, muốn
ton hót gì thì cứ việc ton hót, có ai sợ đâu mà chưa gì đã dọa.
Kim Liền bảo:
– Đại nương là vợ cái con cột, tôi nào
dám dọa Đại nương.
Nguyệt nương thấy Kim Liên vừa như mỉa
mai vừa như thách thức mình càng giận, chỉ tay bảo:
– Dù không là vợ cái con cột thì cũng
chẳng hú hí với trai.
Kim Liên ngẩng lên hỏi:
– Đại nương nói ai hú hí với trai vậy?
Đại nương hay là tôi?
Ngọc Lâu thấy câu chuyện càng lúc càng
thêm gay go, bèn lôi Kim Liên ra ngoài bảo:
– Làm gì mà gào khóc kể lể um sùm vậy?
Mỗi người phải bớt lời đi mới được chứ, cứ cãi đi cãi lại như vậy, không sợ ba
vị sư phụ đây cười cho hay sao? Thôi để tôi đưa thư thư về phòng.
Kim Liên vùng vằng không chịu. Ngọc
Tiêu chạy ra phụ lực với Ngọc Lâu đưa Kim Liên về phòng.
Trong này, Đại cữu mẫu bảo Nguyệt
nương:
– Cô nương đang có mang, phải nên giữ
gìn, không nên giận dữ cãi cọ. Vả lại, tôi tới đây thấy mấy chị em vui vẻ thì
tôi mới vui vẻ chứ. Tôi đã khuyên hết lời mà cô nương không nghe làm sao?
Ba vị Sư bà thấy ngồi lâu bất tiện,
bèn ăn vội ăn vàng mấy cái bánh, rồi đứng dậy cáo từ. Nguyệt nương bảo:
– Xin ba vị đừng cười chúng tôi nhé.
Sư bà đáp:
– Sao Bồ Tát lại dạy vậy? Bát chén còn
có khi xô nữa là, nhà nào mà chẳng thế. Có điều là mỗi người nhịn đi một tí thì
tốt ngay. Phật dạy phải nhẫn nhịn, một sự nhịn là chín sự lành mà. Có nhịn thì
mới được phúc, còn không nhịn thì ngàn bộ kinh Kim Cương cũng chẳng đem lại
phúc. Có nhịn thì mới thành Phật được. Thôi, Bồ Tát cho chúng tôi về.
Nói xong vái chào, hai sư bà kia cũng
vái theo. Nguyệt nương vội vái trả mà nói:
– Để ba vị về, rồi tôi sẽ sai người
đem đồ chay lại.
Đoạn quay bảo Kiều Nhi:
– Nhị nương tiễn các sư phụ giùm tôi.
Kiều Nhi đưa ba vị sư bà ra. Nguyệt
nương ngồi xuống nói với chị dâu:
– Tẩu tẩu coi, tôi mới giận có một
chút mà chân đã run đứng không vững nữa, hai bàn tay thì lạnh ngắt thế này này,
sáng ra mới chỉ uống có một hớp trà mà bây giờ cũng thấy no lên tận cổ.
Ngô Đại cữu mẫu nói:
– Bởi vậy tôi mới khuyên cô nương đừng
giận mà cô nương chẳng nghe tôi. Cô nương lại đang bụng mang dạ chửa, phải cẩn
thận lắm mới được.
Nguyệt nương nói:
– Như tẩu tẩu biết đấy, tôi đối với
Ngũ nương hay với các tiểu nương khác, lúc nào cũng hòa hợp. Nhưng tôi muốn hòa
hợp với người khác mà người khác lại không muốn hòa hợp với tôi rồi biết làm sao?
Như vừa rồi có phải là cây muốn lặng mà gió chẳng dừng hay không. Tẩu tẩu tính
coi, Ngũ nương cả ngày chỉ tìm cách giữ rịt lấy gia gia, lại dung túng cho con
a hoàn làm bậy, mà còn nhiều chuyện vô liêm sỉ lắm, tẩu tẩu không biét được
đâu. Vậy mà nó không biết xấu hổ lại còn lớn miệng đôi đáp với tôi. Gia gia tôi
thì chẳng biết gì, cứ tưởng nó tốt đẹp lắm. Tôi cứ thử chống mắt xem sau này nó
ra thế nào hay lại chết khổ chết nhục mà thôi. Như tẩu tẩu thấy đó, tôi đối với
nó lúc nào cũng như bát nước đầy, sáng ra thì sai pha trà, mời hai mẹ con nó
lên. Vậy mà nó bắt mẹ về nhà sớm, rồi lên đây làm ầm ĩ, lại còn dọa là về nói lại
với gia gia. Tôi đâu có sợ nó.
Tiểu Ngọc đứng bên nói:
– Ngũ nương hay rình rập lắm. Một buổi
tối, tôi đứng cầm đèn bên ngoài thượng phòng, mà Ngũ nương tới lúc nào tôi
không hay, không nghe cả tiếng chân đi nữa.
Tuyết Nga nói:
– Con khốn đó hành tung quỷ quái lắm,
lúc nào cũng chỉ đi thứ hài thật êm để dễ bề rình rập người này người nọ. Hồi
trước đó, nó cũng rình rập tôi, rồi ton hót lại với gia gia, khiến gia gia đánh
tôi mấy trận. Hồi đó Đại nương chưa biết nó, lại trách tôi là kiếm chuyện với
nó.
Nguyệt nương bảo:
– Nó chuyên môn lấn lướt người khác,
hôm nay lại muốn lấn lướt cả tôi nữa. Hồi nãy nó bù lu bù loa, cố tình xổ tung
cả đầu tóc, ra là để gia gia về trông thấy đấy, nó muốn dùng khổ nhục kế mà.
Kiều Nhi trở vào, nghe Nguyệt nương
nói vậy thì bảo:
– Đại nương nhận xét tinh tế lắm.
Nguyệt nương nói:
– Nhị muội không biết, nó là con hồ ly
tinh chín đuôi đấy, coi chừng kẻo bị nó làm hại đến tính mạng chứ chẳng phải
chơi đâu. Nhị muội coi, đàn bà đứng đắn ai lại hành động như loài đĩ điếm bao
giờ, thế mà tối hôm qua nó dám trơ trẽn tới vén mành thò đầu vào phòng tôi rủ
rê gia gia, nào là “chàng không tới hay sao, tôi chờ mãi, thôi để tôi về trước
nhé”, nhị muội xem thế có nghe được không, tôi không giận sao được. Ai đời, gia
gia từ Đông Kinh về, ban ngày đã bận nhiều chuyện, ban đêm cũng phải gặp người
này người nọ trong nhà trò chuyện chứ, vậy mà nó tìm đủ cách giữ chặt gia gia.
Ngày sinh nhật của Tam nương mà cũng không để gia gia được nghỉ đêm với Tam
nương nữa.
Ngô Đại cữu mẫu bảo:
– Thôi cô nương à, cô nương đang thai
nghén, nên nghỉ ngơi là hơn, tranh giành làm gì.
Mọi người vừa khuyên giải vừa trò chuyện
với Nguyệt nương. Tới gần trưa thì Ngọc Tiêu dọn cơm lên, Nguyệt nương bảo:
– Ta không ăn đâu, bụng làm như no, miệng
thì nhạt nhẽo, mà đầu đang nhức quá. Ngươi lấy cái gối ra cho ta nằm nghỉ đỡ tại
tràng kỷ đi.
Đoạn bảo Kiều Nhi:
– Nhị nương mời Đại cữu mẫu dùng cơm.
Úc Đại thư cũng xin về, Nguyệt nương
sai gói cho ít bánh trái, và thưởng cho năm tiền.
Tới trưa thì gia nhân của Kinh Đô giám
tới. Tây Môn Khánh về tới nhà, lên đại sảnh, cho gọi gia nhân của Kinh Đô giám
vào bảo:
– Đa tạ gia gia ngươi cho nhiều thứ
quá, ngươi cứ đem về, việc của gia gia ngươi ta sẽ hết lòng lo liệu.
Gia nhân của Kinh Đô giám thưa:
– Chúng tôi đâu dám đem lễ vật về, gia
gia tôi quở chết. Lão gia dùng lễ này để lo việc giùm gia gia chúng tôi.
Tây Môn Khánh bảo:
– Nếu vậy thì ngươi cầm thiếp này về, thưa
là ta sẽ hết lòng.
Nói xong đưa hồi thiếp và thưởng một lạng
bạc rồi cho gia nhân nhà họ Kinh về.
Sau đó Tây Môn Khánh vào thượng phòng,
thấy Nguyệt nương đang nằm ngủ trên tràng kỷ, gọi mấy tiếng cũng không dậy, bèn
hỏi a hoàn:
– Sao Đại nương lại nằm đây?
Chẳng a hoàn nào dám nói. Tây Môn
Khánh xuống phòng Kim Liên, thấy Kim Liên đầu tóc rối bời, cũng đang nằm ngủ
trên giường, gọi cũng không dậy. Tây Môn Khánh chẳng hiểu chuyện gì, bèn tới
phòng Ngọc Lâu gạn hỏi. Ngọc Lâu biết là không giấu được, bèn kể lại việc đấu
khẩu giữa Nguyệt nương và Kim Liên hồi sáng. Tây Môn Khánh nghe xong hoảng lên,
chạy tới thượng phòng, cầm tay Nguyệt nương lay gọi mà bảo:
– Nàng đang có mang, sao lại để ý tới
con dâm phụ đó làm gì?
Nguyệt nương mở mắt đáp:
– Tôi có làm gì đâu, tự nhiên nó tới
gây chuyện với tôi, chàng hỏi thử mọi người xem có đúng vậy không. Sáng ra, tôi
dặn pha trà, mời mọi người và mời cả hai mẹ con nó tới, không ngờ nó giận dỗi
chuyện gì chẳng biết, bắt mẹ về nhà từ sớm, rồi vào gây chuyện với tôi, rồi nó
rũ đầu rũ tóc ra, nó nói tôi không còn nước còn cái gì hết. Nếu không nhờ mọi
người can ngăn, có lẽ nó dám xông lại đánh tôi chứ không chơi đâu. Ngày thường
nó lấn lướt người khác quen rồi, hôm nay nó lại định lấn lướt tôi nữa. Tôi nói
một thì nó nói mười, cái mồm nó cứ xoen xoét, tôi làm sao nói lại nổi. Nó còn
nói là đợi chàng về, nó sẽ bỏ nhà này mà đi cho mà biết. Nó làm tôi giận run
lên, chân tay lạnh cả đi, miệng nhạt chẳng muốn ăn gì, người cứ như hâm hấp sốt,
mà bây giờ bụng lại đau nữa, thôi để đêm nay tôi kiếm cái dây thắt cổ chết cho
rảnh, để chàng ở lại với nó cho vui vẻ. Thà tôi chết trước còn hơn là để giống
như Bình Nhi bị nó làm hại.
Nói xong nước mắt rơi lã chã. Tây Môn
Khánh nghe xong phát hoảng, vội ôm Nguyệt nương vào lòng mà bảo:
– Nàng ơi, nàng đừng thèm chấp con dâm
phụ đó làm gì. Nó có biết phải quấy gì đâu mà giận nó cho mệt, để tôi chửi cho
nó một trận.
Nguyệt nương bảo:
– Chàng mà dám chửi nó, nó bảo là lấy
dây cột chàng lại, lôi chàng đến phòng nó đó.
Tây Môn Khánh bảo:
– Nó dám hỗn láo với tôi như vậy thì để
tôi cho nó một trận đòn. Còn nàng bây giờ thấy trong người thế nào? Đã ăn uống
được gì chưa?
Nguyệt nương đáp:
– Đã ăn uống gì đâu. Sáng sớm uống được
mấy hớp nước trà là nó đã tới gây chuyện rồi. Bây giờ bụng cứ như là no hơi, lại
đau nữa, đầu thì nhức như búa bổ, tay chân thì lạnh ngắt đây này, không tin
chàng sờ thử xem.
Tây Môn Khánh càng lo sợ:
– Thế thì làm thế nào bây giờ, để tôi
cho người mời Nhiệm Y quan tới ngay vậy.
Nguyệt nương bảo:
– Thôi, mời làm gì cho phiền ra, cứ kệ
tôi, sống thì sống, mà chẳng sống được thì chết cũng yên. Tôi chết đi để chàng
được yên mà vui vẻ với nó, đem nó lên hàng chính thất, người thông minh lanh lợi
như nó thì thừa tài giỏi để quán xuyến cái gia đình này.
Tây Môn Khánh bảo:
– Thôi, tôi đã nói là nàng đừng thèm để
ý tới con dâm phụ đó nữa, cứ coi nó như đồ nhơ bẩn thối tha, không đáng để mắt.
Bây giờ nàng không cho mời lang y tới, lỡ cái thai nó làm sao thì khổ.
Nguyệt nương nói:
– Nếu vậy thì bảo chúng nó mời Lưu lão
bà tới vậy, lão cho thuốc là khỏi ngay.
Tây Môn Khánh bảo:
– Con mụ Lưu đó thì biết gì về thuốc
men với thai sản, nàng nghe tôi, mời Nhiệm Y quan tới là tốt nhất.
Nguyệt nương nói:
– Chàng mời thì cứ mời, chứ tôi không
chịu đâu.
Tây Môn Khánh không nghe, bước ra gọi
Cầm Đồng bảo:
– Mau lấy ngựa ra ngoại thành mời Nhiệm
lão gia lại đây ngay, nhớ chờ đó, cùng Nhiệm lão gia tới đây ngay.
Cầm Đồng vâng lời dẫn ngựa ra, leo lên
phi nước đại phóng ra ngoại thành.
Tây Môn Khánh quay vào quanh quẩn bên
Nguyệt nương, lại sai a hoàn nấu cháo, rồi khuyên Nguyệt nương ăn.
Quá trưa, Cầm Đồng về thưa:
– Nhiệm lão gia lên trên phủ Đông Bình
coi mạch đến tối mới về. Người nhà nói là sẽ nói lại, sáng mai Nhiệm lão gia sẽ
tới đây thật sớm.
Nguyệt nương sực nhớ là Kiều Đại hộ
sai người tới mời mấy lần, bèn bảo chồng.
– Mình đã hẹn là ngày mai tới dự tiệc
bên Kiều thân gia, bây giờ tôi bệnh thế này, làm sao đi được. Hay là chàng tới
đó nói một câu đi, kẻo bên đó không thấy mình tới lại buồn giận. Chàng đi bây
giờ đi kẻo muộn.
Tây Môn Khánh nói:
– Tôi đi rồi ở nhà ai săn sóc nàng?
Nguyệt nương cười mãn nguyện:
– Đồ quỷ khéo lo, ai khiến ở nhà săn
sóc. Nói vậy chứ chàng cứ đi đi, tôi không sao đâu, nằm cho khỏe một lát rồi sẽ
dậy ăn cơm rồi còn tiếp chuyện Đại cữu mẫu nữa chứ. Chàng việc gì phải hoảng
lên vậy.
Tây Môn Khánh bảo Ngọc Tiêu:
– Ngươi ra thỉnh Đại cữu mẫu vào đây
trò chuyện với Đại nương.
Đoạn hỏi:
– Úc Đại thư đâu, gọi vào đây đàn hát
cho Đại nương nghe.
Ngọc Tiêu thưa:
– Úc Đại thư đã xin về rồi.
Tây Môn Khánh quát lên:
– Ai cho nó về? Ta đã bảo nó ỏ lại đây
vài hôm cơ mà.
Nói xong tức giận chạy tới đạp Ngọc
Tiêu một đạp. Nguyệt nương bảo:
– Người ta thấy nhà chàng loạn lên như
cái chợ, không về thì ở lại làm gì.
Ngọc Tiêu mếu máo:
– Cái đứa hỗn láo chửi mắng Thân Nhị
thư thì không đánh, lại đi đánh tôi.
Tây Môn Khánh giả vờ không nghe, chỉ đội
mũ mặc áo tới nhà Kiều Đại hộ. Nhưng Tây Môn Khánh chỉ đi một lát rồi lại về. Đại
cữu mẫu, Kiều Nhi và Ngọc Tiêu đang ngồi xung quanh trò chuyện với Nguyệt
nương. Đại cữu mẫu thấy Tây Môn Khánh về thì bước sang phòng bên. Tây Môn Khánh
bước vào hỏi Nguyệt nương:
– Nàng có thấy khỏe hơn chút nào
không?
Nguyệt nương đáp:
– Đại cữu mẫu cho tôi ăn được ít cháo,
bây giờ cũng thấy dễ chịu, chỉ còn nhức đầu đau lưng mà thôi.
Tây Môn Khánh bảo:
– Không sao, ngày mai Nhiệm Y quan tới
coi mạch cho thuốc tán khí an thai là khỏi.
Nguyệt nương bảo:
– Tôi đã nói đừng mời mà chàng cứ mời
làm gì, tôi không muốn lang y đàn ông tới cầm tay cầm chân bắt mạch đâu, rồi
chàng coi, tôi không chịu cho coi mạch đâu. À, mà Kiều thân gia có nói gì
không?
Tây Môn Khánh đáp:
– Kiều thân gia nói rằng tôi từ Đông
Kinh về, nên muốn có chén rượu đãi. Hôm nay Kiều thân gia cho dọn tiệc thịnh soạn
lại gọi hai ca nữ tới đàn hát. Nhưng tôi lo cho nàng, chẳng có bụng dạ nào ngồi
ăn uống nên chỉ uống vài chung rượu rồi cáo từ.
Nguyệt nương bĩu môi:
– Thôi đi, tôi đâu có tin lời chàng,
chàng là hay nói dối lắm, chàng có nghĩ gì đến tôi, tôi có chết chàng cũng mặc
kệ, tôi chết chàng lại càng được yên ấy chứ.
Đoạn hỏi:
– Kiều thân gia không nói gì nữa hay
sao?
Tây Môn Khánh đáp:
– Có, nhưng là chuyện đàn ông với
nhau. Kiều thân gia đang muốn có một chức quan hàm với đời, nên đã gói sẵn ba
chục lạng bạc, nhờ tôi nói với Hồ Phủ doãn để giúp cho. Tôi nói là điều đó tôi
làm được, nhưng không nhận bạc, Hồ Phủ doãn mới cho người ta lại, để tôi đến cảm
ơn Hồ Phủ doãn rồi sẽ đem thiếp của Kiều thân gia tới nói luôn một thể. Nhưng
Kiều thân gia không chịu, nói mà để tôi dùng mà mua lễ vật.
Nguyệt nương bảo:
– Chàng thấy giúp được thì giúp, lấy
tiền của người ta làm gì.
Tây Môn Khánh bảo:
– Nào đã lấy đâu, ngày mai Kiều thân
gia mới cho người đem bạc lại, lúc đó mình từ chối cũng được. Mình cũng phải
mua một con lợn và một vò rượu để tạ Hồ lão gia.
Hai vợ chồng chuyện trò thân mật. Đêm
đó Tây Môn Khánh nghỉ lại với Nguyệt nương.
Hôm sau Tây Môn Khánh đích thân đứng
trông coi gia nhân bày bàn dọn tiệc. Từ sáng sớm, trên phủ đã cho ba chục quân
hầu do hai viên lệnh quan dẫn tới để chạy việc trong nhà Tây Môn Khánh.
Cũng từ sáng sớm, Nhiệm Y quan đã cưỡi
ngựa tới, Tây Môn Khánh mời lên đại sảnh dùng trà. Nhiệm Y quan nói:
– Hôm qua hân hạnh được đại nhân gọi tới,
nhưng tôi lại lên trên phủ, đến tối mới về, sáng sớm hôm nay là phải tới hầu
ngay, không dám chậm trễ, dám hỏi vị nào trong quý phủ thân thể bất an?
Tây Môn Khánh đáp:
– Tiện nội tự nhiên trong người khó chịu,
nhức đầu đau bụng đau lưng, phiền tiên sinh coi mạch cho thuốc giùm.
Nhiệm Y quan nói:
– Nghe tin đại nhân thăng chức, lại vừa
triều kiến thánh thượng về, tôi không tới chúc mừng được, thật là đắc tội.
Tây Môn Khánh mỉm cười:
– Tôi bất tài, may mắn được thăng chức
chỉ là để bù vào chỗ trống của Hạ đại nhân, có gì đáng chúc mừng.
Nói xong quay lại bảo gia nhân:
– Vào thưa với Đại nương là Nhiệm lão
gia đã tới, rồi bảo dọn dẹp phòng ngoài để lão gia vào chẩn mạch.
Cầm Đồng vâng lời vào trong.
Ngô Đại cữu mẫu, Kiều Nhi và Ngọc Lâu
đang ngồi trò chuyện với Nguyệt nương thì Cầm Đồng vào thưa:
– Nhiệm tiên sinh đã tới, gia gia bảo
là dọn dẹp phòng ngoài để tiên sinh vào coi mạch.
Nguyệt nương nói:
– Tôi đã bảo là đừng mời Nhiệm Y quan
mà cứ mời làm gì không biết. Thà cứ gọi Lưu lão bà tới, uống vài viên thuốc lại
mau khỏi mà đỡ lôi thôi phiền phức.
Ngọc Lâu bảo:
– Đại nương à, gia gia đã mời người ta
tới rồi, người ta lại là danh y trong vùng, quen biết lớn, Đại nương không chịu
ra coi sao tiện, chẳng lẽ lại để người ta về hay sao.
Đại cửu mẫu cũng nói:
– Cô nương à, người ta chẳng gì cũng
là vị Thái y, cứ để người ta coi mạch xem bệnh tình cô nương thế nào, có phạm hệ
gì không, rồi người ta cắt thuốc an thai hạ khí cho cô nương. Còn theo tôi thì
Lưu lão bà có học hành gì đâu mà hiểu biết về mạch lý y dược, lỡ có chuyện gì lại
hối hận.
Nguyệt nương đành phải ngồi dậy chải
sơ lại đầu. Ngọc Tiêu cầm gương soi mặt tới cho Nguyệt nương mặc áo ngoài. Kiều
Nhi và Tuyết Nga thì giúp Nguyệt nương đeo đồ nữ trang và cài trâm giắt thoa
trên tóc.
Xong xuôi, mọi người dẫn Nguyệt nương
ra phòng ngoài, chờ Nhiệm Y quan xuống coi mạch.
Ghi
chú.
[109] Theo
bản tiếng Anh, Tây Môn Khánh kể chuyện Kim Liên uống nước tiểu của mình, Như Ý
nói: “Nếu gia gia muốn thì tôi cũng chiều lòng”. Sau đó, Tây Môn Khánh đã tống
cả đống nước tiểu vào miệng Như Ý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét