Tranh Đới Đôn Bang |
HỒI 6.
Cái
chết đau thương
Vận
Ca tay xách giỏ lê nhưng quên cả bán lê, chỉ đi hết đường này đường nọ để tìm
Võ Đại. Sau một hồi tìm kiếm, Vận Ca trông thấy Võ Đại gánh bánh từ xa đi tới.
Vận Ca đứng lại chờ Võ Đại tới gần rồi hỏi:
– Lâu nay tôi không gặp ca ca, hồi này coi bộ ca ca mập ra đấy.
Võ
Đại đặt gánh xuống đáp:
–
Tao thì lúc nào cũng gầy gò ốm yếu như thế này mà thôi, làm sao mà mập ra được.
Vận
Ca bảo:
–
Tôi đang cần ít lúa nuôi gà, nghe người ta nói là ca ca có.
Võ
Đại cười:
–
Tao đâu có nuôi gà vịt gì mà có lúa trong nhà.
Vận
Ca bảo:
–
Ca ca cũng như con gà con vịt, ăn nhiều quá chỉ mập ra mà hóa ngu đi, chẳng
trách vợ ca ca bỏ ca ca mà đi với người khác là phải.
Võ
Đại nổi giận:
–
Thằng oắt kia, sao tự nhiên mày lại mắng tao, so sánh tao với gà vịt? Vợ tao
đâu có ngoại tình.
Vận
Ca cười khẩy:
–
Phải, bà chị không ngoại tình thì cũng tình ngoại.
Võ
Đại chỉ vào mặt Vận Ca mà bảo:
–
Này, đừng có nói láo!
–
Ca ca chỉ biết lấy ta chỉ vào mặt tôi, mà không biết chỉ vào nhà bên cạnh.
Võ
Đại ngẫm nghĩ rồi đổi giọng:
–
Em ơi, mày biết gì thì nói cho tao nghe đi, tao cho mày mười cái bánh.
Vận
Ca bĩu môi:
–
Mười cái bánh mà ăn thua gì, ca ca muốn biết thì phải đãi tôi một tiệc rượu mới
được.
Võ
Đại bảo:
–
Nếu chú mày biết uống rượu thì theo tao.
Nói
xong quảy gánh đi trước, dẫn Vận Ca vào một quán rượu nhỏ gần đó, gọi rượu thịt,
lại lấy thêm ít bánh trong gánh ra, mời Vận Ca ăn uống, rồi bảo:
–
Nào chú em, nói cho ta nghe đi.
Vận
Ca đáp:
–
Ca ca đừng gấp, để tôi ăn uống đã. Mà tôi nói xong thì ca ca đừng buồn khổ, tôi
đã có cách.
Nói
xong cắm cúi nhồm nhoàm ăn uống. Võ Đại uống rượu chậm chạp để chờ đợi. Khi thấy
Vận Ca ăn xong. Võ Đại giục:
–
Bây giờ thì nói đi chứ?
Vận
Ca nói:
–
Ca ca nghe tôi nói đây. Hôm nay tôi có một giỏ tuyết lê, định đi tìm Tây Môn
Khánh Đại quan nhân để bán, nhưng tìm khắp nơi không thấy. Có một người đi đường
bảo là Tây Môn Khánh Đại quan nhân ngày nào cũng hẹn hò gặp gỡ với tẩu tẩu tại
bên trong quán nước của Vương bà. Tôi bèn tìm tới để bán giỏ tuyết lê cho Tây
Môn Đại quan nhân kiếm ít tiền mua gạo, nào ngờ con mụ họ Vương khốn kiếp đã
không cho tôi vào gặp Tây Môn Đại quan nhân, lại còn đánh đập chửi mắng tôi và
hất cả giỏ tuyết lê của tôi ra đường. Tôi tức quá nên mới tìm ca ca để nói cho
ca ca biết.
Võ
Đại hỏi lại:
–
Chuyện đó có thật chăng?
Vận
Ca vỗ tay xuống bàn:
–
Lại còn phải hỏi nữa. Tôi nói cho ca ca biết là hàng ngày, ca ca vừa ra khỏi
nhà là hai người đã hú hí với nhau bên nhà con mẹ họ Vương rồi. Sự việc đã như
thế mà còn ở đó hỏi thật với không thật. Chẳng lẽ tôi đánh lừa ca ca hay sao?
Mà lừa như vậy để làm gì?
Võ
Đại bảo:
–
Chú em à, tao rất tin lời mày. Vợ tao ngày ngày sang bên nhà Vương ma ma để may
quần áo, mỗi lần về nhà, mặt lại đỏ lên. Đứa con riêng của tao thì bị đánh mắng
tối ngày. Tao xem vợ tao mấy hôm nay hình như tinh thần hỗn loạn, thấy tao về
cũng chẳng ra vui mừng gì, tao đã nghi lắm. Bây giờ nghe mày nói vậy thì không
cần phải nghi ngờ gì nữa. Có điều là tao muốn bắt tại trận thì phải làm thế nào
bây giờ?
Vận
Ca nói:
–
Ca ca đã lớn tuổi rồi mà chẳng hiểu biết gì hết. Mụ giặc già Vương lợi hại lắm,
ca ca làm sao thắng nổi. Mụ ta chắc là có ám hiệu riêng rồi, ca ca vào bắt vợ
thì mụ đã kịp thời giấu đi một chỗ. Rồi Tây Môn Khánh sẽ kiếm chuyện với ca ca,
liệu ca ca có chịu nổi một trận đòn của Tây Môn Khánh không? Thằng cha đó lại
có tiền bạc thế lực, tất cả sẽ lật lọng tố cáo ngược lại, như vậy ca ca làm sao
tránh khỏi tù tội? Vào tù rồi không ai chăm nom săn sóc, liệu ca ca có sống nổi
không?
Võ
Đại buồn rầu:
–
Chú em à, những lời mày vừa nói rất đúng, nhưng tao phải làm sao bây giờ?
Vận
Ca nói:
–
Tôi bị con chó nhà họ Vương đánh chửi mà cũng chưa biết làm sao đây này, cho
nên việc của ca ca khó lắm. Tuy nhiên, hôm nay ca ca về nhà, cứ tự nhiên như
thường, đừng để lộ tí gì cả, rồi những hôm sau nữa cũng đừng nói gì cả. Ca ca cứ
sáng ra đi bán bánh như thường, tôi sẽ đợi ở đầu đường, nếu Tây Môn Khánh tới,
đợi nó vào xong, tôi sẽ báo cho ca ca biết. Tiếp đó, tôi tới gây chuyện với mụ
Vương, mụ tất sẽ đánh tôi, tôi sẽ nhân đó cầm chân mụ ta, rồi liệng cái giỏ ra
đường làm hiệu, ca ca hãy lập tức xông vào trong phòng mà bắt người vợ trắc nết
hư thân. Ca ca thấy thế nào?
Võ
Đại đáp:
–
Kế đó cũng hay, nhưng phiền chú mày quá, đây tao tạ ơn chú mày hai quan tiền,
sáng mai nhớ tới đó sớm giùm tao.
Nói
xong lại gói mấy cái bánh cho thêm, Vận Ca cầm tiền và bánh đi. Võ Đại trả tiền
rượu, rồi đi bán một lúc nữa, chờ tới giờ thường lệ mới về nhà. Tới nhà, Võ Đại
vẫn giữ vẻ bình thường, không để lộ gì cả. Kim Liên hỏi:
–
Chàng có uống rượu không?
Võ
Đại đáp:
–
Thôi, mới uống mấy chén với người bạn ở ngoài phố rồi.
Kim
Liên dọn cơm chiều lên. Võ Đại ăn uống như thường. Sáng hôm sau, Võ Đại chỉ bày
vài cái bánh lên phía trên mặt thúng mà gánh đi. Kim Liên lòng dạ chỉ nghĩ tới
Tây Môn Khánh nên chẳng để ý gì. Chồng vừa đi khỏi là Kim Liên đóng cửa lại, rồi
theo cổng sau sang bên phòng Vương bà chờ Tây Môn Khánh. Võ Đại đi tới đường Tử
Thạch gặp Vận Ca xách giỏ từ xa đi tới bèn hỏi:
–
Thế nào?
Vận
Ca tới gần nói nhỏ:
–
Bây giờ còn sớm quá, ca ca cứ đi bán một vòng đi đã, nhưng chỉ nên đi quanh quẩn
gần đây thôi, để tôi kiếm cho dễ, tên đó hôm nay thế nào cũng tới.
Võ
Đại nghe lời, đi bán một vòng rồi quay lại thì gặp Vận Ca cũng vừa đi tới. Vận
Ca bảo:
–
Thằng cha đó vào nhà rồi, bây giờ ca ca đứng vào một chỗ khuất, nhớ theo dõi
cái giỏ của tôi đấy nhé. Hễ thấy tôi ném cái giỏ ra giữa đường thì ca ca phải
chạy vào lập tức, chậm trễ e bị con chó già ngăn cản đó.
Võ
Đại gật đầu. Vận Ca xách giỏ đi thẳng tới quán nước của Vương bà rồi bước vào
chỉ mặt Vương bà mà mắng:
–
Mụ giặc già kia, tại sao hôm qua đánh tao?
Vương
bà nhảy choi choi mà mắng:
–
Thằng chết đâm kia, bà với mày không thù oán gì, tại sao sáng sớm mày dám tới
đây nói láo?
Vận
Ca lập tức mồm năm miệng mười chửi mắng Vương bà bằng đủ các con vật xấu xa. Quả
nhiên Vương bà nổi giận đùng đùng túm lấy Vận Ca mà đánh. Lập tức, Vận Ca ném
ngay cái giỏ ra giữa đường, rồi ôm chặt lấy Vương bà. Vương bà già yếu, bị giữ
chặt, không sao thoát ra được, chỉ biết vùng vẫy mà chửi rủa om sòm. Vận Ca
không nói không rằng, chỉ quyết giữ chặt Vương bà mà thôi. Trong khi đó Võ Đại
thấy cái giỏ bị liệng ra đường, lập tức chạy thẳng vào nhà Vương bà. Vương bà
thấy sợ quá, muốn chạy tới ngăn cản nhưng bị Vận Ca liều chết giữ lại. Vương bà
không biết làm sao, chỉ kêu lên:
–
Võ Đại tới, Võ Đại tới.
Lúc
đó Tây Môn Khánh cùng Kim Liên đang thầm thì âu yếm trong phòng. Nghe Vương bà
kêu thất thanh là có Võ Đại đến, cả hai đều hốt hoảng. Kim Liên từ giường nhảy
xuống đứng nép vào sau cánh cửa, còn Tây Môn Khánh thì vội chui xuống gầm giường.
Võ Đại chạy tới cửa phòng, nhưng cửa phòng đóng kín, lấy sức mà xô cũng không
ra, bèn đập rầm rầm, gọi Kim Liên bắt mở cửa. Kim Liên đứng bên trong nói vọng
ra:
– Anh là người yếu đuối nhút nhát, trói gà không chặt, thấy con hổ giấy cũng sợ, bây giờ làm gì được ai.
Kim
Liên cố ý nói vậy là rõ ràng muốn cho Tây Môn Khánh ra đánh Võ Đại lấy đường mà
chạy. Tây Môn Khánh chợt hiểu, bèn bò dậy, thình lình mở cửa, phóng chân đá
trúng ngay ngực Võ Đại. Võ Đại lảo đảo chưa kịp phản ứng gì thì Tây Môn Khánh
đã cướp đường mà chạy. Vận Ca đang giữ chặt Vương bà, thấy Tây Môn Khánh chạy
ra thì biết là chuyện khó thành, bèn buông Vương bà ra mà chạy. Vương bà chạy
vào, thấy Võ Đại nằm gần cửa phòng, bèn nâng dậy thì thấy Võ Đại trúng thương
thổ huyết, mặt xanh như tàu lá, bèn bảo Kim Liên vào trong lấy thau nước lau mặt
cho Võ Đại rồi cả hai hì hục khiêng Võ Đại theo cổng sau về nhà, đặt lên giường.
Hôm sau Tây Môn Khánh không nghe động tĩnh gì, lại tới nhà Vương bà, cùng Kim
Liên vui thú.
Trong
khi đó Võ Đại trúng thương ngã bệnh, nằm li bì năm bảy ngày, muốn uống thuốc
cũng không có, miếng cháo miếng nước cũng không. Gọi vợ thì vợ không trả lời,
chỉ thấy ngày ngày trang điểm đẹp đẽ ra khỏi nhà, lúc về thì mặt mũi hồng hào
tươi tỉnh. Kim Liên lại cấm không cho Nghênh Nhi tới gần săn sóc cho cha. Nhiều
khi Võ Đại gọi lâu quá, mệt mà ngất đi. Một hôm Võ Đại nằm trên giường réo gọi
Kim Liên mà bảo:
–
Tất cả những chuyện mụ làm, ta đều biết rõ. Ta đích thân tới bắt thì mụ lại
ngăn trở để cho tên gian phu đả thương ta đến nỗi dở sống dở chết như thế này.
Bây giờ thì mụ được yên lành, tên gian phu được thỏa thích, ta có chết thì các
người cũng không thèm biết tới, ta chết bởi vì ta không thể thắng các người.
Nhưng Võ Tòng về đây, tính nết nó thế nào các người đã biết đó, liệu nó có để
cho các người yên hay không? Bây giờ nếu mụ có thương ta thì chịu khó săn sóc
cho ta mau mạnh, lúc em ta về, ta sẽ không nói gì tới mụ cả, còn nếu mụ cứ bỏ mặc
ta thì em ta về đây, ta sẽ nói hết với nó.
Kim
Liên nghe xong không nói gì, chỉ chạy sang to nhỏ thuật lại với Vương bà. Vương
bà lại nói lại với Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh nghe xong như bị gáo nước lạnh,
vò đầu bứt tai than với Kim Liên:
–
Khổ quá, nếu biết Võ Đô đầu, người đả hổ ở núi Cảnh Dương, là em ruột của Võ Đại
thì tôi đâu quyến luyến nàng làm gì. Bây giờ thì biết tính sao đây, thật khổ
quá đi mất thôi.
Vương
bà cười nhạt:
–
Lạ thật, ngài như người ngồi trong thuyền, tôi mới là người lái thuyền, tôi
chưa sợ mà ngài đã cuống cả lên là thế nào?
Tây
Môn Khánh bảo:
–
Tôi chẳng gì cũng là một trang hảo hán, vậy mà bây giờ rối trí không biết tiến
lui làm sao thì kể cũng đáng hổ thẹn thật, nhưng việc đã thế này thì ma ma có
cách gì cứu chúng tôi một phen.
Vương
bà hỏi:
–
Nếu hai người muốn tôi cứu thì tôi xin hỏi hai người muốn làm vợ chồng với nhau
lâu hay mau.
Tây
Môn Khánh hỏi lại:
–
Làm vợ chồng lâu hay mau là thế nào?
Vương
bà nói:
–
Nếu muốn làm vợ chồng mau thì xa nhau từ bây giờ đi, rồi sang van xin Võ Đại.
Khi Võ Tòng về, Võ Đại không nói gì là yên. Nhưng Võ Đại bảo gì thì phải nghe,
sai thì phải làm. Còn nếu muốn làm vợ chồng lâu dài thì trước hết cứ tiếp tục
vui vầy với nhau, không việc gì phải lo sợ cả. Tôi sẽ có diệu kế, có điều là
khó nói với các người.
Tây
Môn Khánh nói:
–
Ma ma cố giúp chúng tôi, chúng tôi muốn làm vợ chồng lâu dài thôi. Ma ma nói gì
chúng tôi cũng nghe.
Vương
bà nói:
–
Ôi dào, trời sinh thì trời diệt. Cái kế này của tôi cần dùng tới một thứ mà
không ai có, chỉ ngài có mà thôi.
Tây
Môn Khánh bảo:
–
Cái gì nhà tôi có mà người khác không có?
Vương
bà nói:
–
Bây giờ tên lùn đó đang bệnh thập tử nhất sinh, mình nhân đó mà hạ thủ là hay
nhất. Muốn vậy thì tới hiệu dược phẩm của ngài mà lấy về ít bột Tỳ Sương, là chất
bột cực độc, đưa cho Đại nương hòa với thuốc cho tên lùn đó uống. Uống vào thì
bụng đau như thắt mà chết. Sau đó mình đem các tang vật mà hỏa thiêu trong nhà,
như vậy là vô tông vô tích. Tên Võ Tòng về thì nương tử đây lựa lời mà nói. Đợi
tới lúc nương tử mãn tang chồng thì ngài cưới về nhà mà sống với nhau trọn đời.
Như vậy chẳng là làm vợ chồng lâu dài hay sao? Ngài thấy kế đó thế nào?
Tây
Môn Khánh đáp:
–
Kế đó cực hay, không còn cách nào khác nữa.
Vương
bà cười:
–
Nếu vậy thì quan nhân về đi, rồi sai người mang ngay thứ Tỳ Sương đó tới đây,
già sẽ chỉ cách cho nương tử đây hạ thủ. Việc xong rồi thì nhớ đền ơn già này
cho xứng đáng đấy nhé.
Tây
Môn Khánh cũng cười:
–
Cái đó là lẽ tự nhiên, không cần ma ma phải nhắc.
Nói
xong đi thẳng ra tiệm dược phẩm, đem về một gói bột Tỳ Sương đưa cho Vương bà,
Vương bà bảo Kim Liên:
–
Nương tử à, để tôi dặn nương tử cẩn thận mới được, nếu không tức là cứu hắn ta
sống đấy. Nương tử đem gói thuốc độc này về, đợi lúc hắn gọi đem thuốc đến,
nương tử hãy hòa bột này vào thuốc mà cho hắn uống. Khi thuốc ngấm thì ruột đau
như cắt, hắn sẽ phải lăn lộn kêu la, nương tử phải lấy một cái chăn mà trùm kín
hắn lại để người ngoài đừng nghe thấy. Nương tử cũng nên cẩn thận là thứ thuốc
độc này mạnh lắm, có thể làm cho mồm mũi tai ứa máu, cho nên nhớ đừng để một vết
máu nào dính ra ngoài. Sau đó, khi hắn đã chết hẳn rồi thì đã có tôi sang chỉ
cách sao cho mau chóng gọn gàng.
Kim
Liên nói:
–
Ma ma nói vậy thì hay quá rồi, nhưng chỉ sợ tay chân tôi yếu đuối, không làm nổi,
lỡ có gì sơ suất chăng?
Vương
bà bảo:
–
Cái đó không khó, sẽ có tôi sang giúp mà. Tây Môn Khánh đứng dậy bảo:
–
Hai người phải nên thận trọng, canh năm ngày mai tôi sẽ trở lại.
Nói
xong ra về. Kim Liên cũng nhận gói bột Tỳ Sương mà về. Vào tới phòng, thấy Võ Đại
nằm thiêm thiếp, hơi thở bằn bặt chẳng khác nào người đã chết rồi, bèn tới giường
giả vờ khóc. Võ Đại mở mắt hỏi:
–
Làm sao mà khóc vậy?
Kim
Liên gạt nước mắt đáp:
–
Tôi nhất thời nhẹ dạ làm điều xằng bậy khiến chàng bị đả thương, tôi hối hận lắm,
đi hỏi khắp nơi mới tìm được thứ thuốc rất công hiệu. Tôi đã mua về để cho
chàng uống đây.
Võ
Đại bảo:
–
Nếu nàng cứu sống ta, ta sẽ bỏ qua hết. Võ Tòng về ta cũng sẽ không nói gì cả.
Nàng hãy mau lấy thứ thuốc đó cho ta uống đi.
Kim
Liên nói:
–
Thứ thuốc này quý lắm, có lời dặn của thái y là chỉ được uống vào nửa đêm, uống
xong phải đắp vài ba cái chăn dầy cho ra mồ hôi, hôm sau có thể dậy được rồi.
Võ
Đại mừng lắm bảo:
–
Nếu vậy thì đêm nay nàng nhớ thức dậy vào lúc nửa đêm để cho ta uống thuốc.
Kim
Liên đáp:
–
Chàng cứ yên tâm ngủ sớm cho khỏe, tôi sẽ thức để đợi chờ giờ cho chàng uống
thuốc.
Lúc
đó trời đã tối. Kim Liên đốt đèn trong phòng Võ Đại, rồi quay vào trong chuẩn bị
mọi thứ đúng theo lời dặn của Vương bà.
Trống
canh ba [khoảng 23h] vừa điểm, Kim Liên đổ bột Tỳ Sương vào chén, rót thuốc
nóng vào cho tan rồi bưng ra phòng Võ Đại gọi:
–
Chàng ơi, thuốc đây, dậy uống đi.
Võ
Đại bảo:
–
Nàng mau đem lại cho ta uống.
Kim
Liên một tay đỡ chồng dậy, một tay đổ thuốc vào miệng chồng. Võ Đại mới uống được
một hớp thì ngừng lại nhăn mặt bảo:
–
Thuốc gì mà khó uống quá.
Kim
Liên bảo:
–
Khó uống cũng phải uống chứ, thuốc đắng dã tật mà.
Võ
Đại vừa mới há miệng ra định uống thì Kim Liên đã vội đổ hết chén thuốc vào miệng.
Võ Đại uống không kịp, chút nữa thì sặc. Vừa uống khỏi miệng, Võ Đại đã bảo:
–
Lạ thật, thuốc gì vừa uống vào đã đau bụng quá thế này? Chết cha, đau quá...
Kim
Liên không nói không rằng, lấy hai ba cái chăn dầy ra phủ lên người Võ Đại rồi
cuộn tròn lại.
Võ
Đại ú ớ trong chăn:
–
Thôi bỏ ra đi, ngạt thở quá.
Kim
Liên vừa cuộn chặt người Võ Đại lại vừa bảo:
–
Thái y đã dặn rồi mà, uống thuốc xong là phải đắp thật nhiều chăn cho ấm để ra
mồ hôi.
Võ
Đại đang muốn nói nữa thì Kim Liên sợ Võ Đại ngấm thuốc giẫy giụa la hét, bèn
leo lên giường, ngồi lên mình Võ Đại mà túm thật chặt các góc chăn, không cho
tuột ra. Võ Đại giẫy giụa ú ớ một hồi rồi im lìm. Kim Liên xuống giường, vén
chăn vạch mặt Võ Đại ra coi thấy hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, cắn cả vào
môi chảy máu, tai mũi và cả mắt đều ứa máu ròng ròng, biết là đã chết hẳn rồi,
bèn chạy ra sau nhà đằng hắng. Vương bà chờ sẵn biết là Võ Đại đã chết, vội
theo cổng sau mà sang. Kim Liên đón vào nhà, Vương bà hỏi:
–
Xong rồi chứ?
Kim
Liên đáp:
–
Thì xong chứ sao không xong. Có điều là tay chân tôi yếu đuối mà hồi nãy hắn
giãy giụa mạnh quá. Bây giờ thì sao đây?
Vương
bà đáp:
– Bây giờ thì không khó gì nữa, có tôi sang đây giúp rồi.
Nói
xong tiến vào phòng Võ Đại, lau sạch những vết máu, xem xét lại các dấu vết khả
nghi, rồi cùng Kim Liên kéo xác Võ Đại ra sau nhà, đội mũ đi giày cho tử tế, lấy
khăn phủ lên mặt cho Võ Đại rồi cả hai cùng ngồi khóc. Thật là nực cười, trong
hoàn cảnh này mà hai người ngồi khóc được. Cho hay khi người đàn bà khóc thì phải
phân biệt ba trường hợp. Khóc thành tiếng và có nước mắt, gọi là “khốc”. Khóc
không thành tiếng mà có nước mắt, gọi là “khấp”. Còn không có nước mắt mà chỉ
nghe tiếng kể lể thở than, thì chỉ là gào mà thôi. Ở đây Vương bà và Kim Liên
chỉ gào cho lấy có.
Cách
năm hôm sau, trời chưa sáng rõ, Tây Môn Khánh đã mò tới hỏi tin tức. Vương bà
thuật lại đầu đuôi, Tây Môn Khánh lấy bạc ra thưởng cho Vương bà và đề nghị mua
quan tài tống táng đàng hoàng, rồi gọi Kim Liên sang bàn tính. Kim Liên nói:
–
Võ Đại đã chết, vậy là từ nay tôi chỉ còn biết trông cậy vào chàng mà thôi,
nhưng chẳng hiểu là có nhờ cậy được lâu không.
Tây
Môn Khánh bảo:
–
Sao lại bận tâm về chuyện đó.
Kim
Liên hỏi:
–
Rồi nay mai chàng phụ rẫy tôi thì sao?
Tây
Môn Khánh thề:
–
Tôi mà phụ rẫy nàng thì cũng như Võ Đại vậy.
Vương
bà bảo:
–
Đại quan nhân à, cứ lo việc bây giờ trước đã. Mình phải tẩm liệm cho sớm, nếu
chậm trễ lỡ bị quan cho người đến khám nghiệm thi thể thì sao? Mình có thể gọi
Hà Cửu[19] tới tẩm liệm giùm, nhưng không
biết hắn có chịu làm không?
Tây
Môn Khánh bảo:
–
Không sao, Hà Cửu thì tôi nói một tiếng là được, nó không dám trái lời tôi đâu.
Vương
bà bảo:
–
Nếu vậy thì ngài đi gọi hắn ngay đi, không nên chậm trễ.
Tây
Môn Khánh đứng dậy bước ra đường.
Chú thích
[19] Con
thứ chín nhà họ Hà. Trong Thủy Hử, nhân vật này được gọi là Hà
cửu thúc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét