Tranh Đới Đôn Bang |
HỒI 7.
Những
ngày vui thú
Tây
Môn Khánh đi thì trời cũng đã sáng, Vương bà vội đi mua quan tài và đèn nhang
vàng giấy, rồi về giúp Kim Liên bày bàn thờ Võ Đại. Xóm giềng hay tin đều tới
phúng điếu thăm hỏi. Kim Liên vờ che mặt mà kêu khóc.
Có
người hỏi:
– Chẳng hay đại lang bị bệnh gì mà qua đời vậy?
Kim
Liên đáp:
–
Nhà tôi mắc chứng đau bụng lâu ngày, chữa chạy mãi cũng không khỏi mà cứ mỗi
ngày thêm nặng. Nhưng không ngờ hôm qua đau bụng dữ dội rồi tới canh ba thì từ
trần. Thật khổ hết sức.
Nói
xong lại kêu khóc. Mọi người đều nghi ngờ về cái chết không rõ ràng của Võ Đại
nhưng không ai tiện nói ra, mà chỉ khuyên:
–
Dù sao thì người chết cũng đã chết rồi, khóc thương cũng không sống lại được,
chỉ mong cho người sống được yên vui mà thôi, Đại nương cũng chẳng nên thương cảm
quá độ mà có hại tới sức khỏe.
Kim
Liên vờ hết lời cảm tạ. Lát sau thì hàng xóm về hết, Vương bà cũng chở quan tài
về. Hà Cửu cũng được gọi tới tẩm liệm. Mọi thứ cần dùng cho tang lễ cũng được
chuẩn bị đầy đủ. Lại mời hai vị tăng từ chùa Báo Ân tới tụng kinh trước linh cữu.
Hà
Cửu đi tới đường Tử Thạch thì gặp Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh hỏi:
–
Bây giờ đi đâu đây?
Hà
Cửu đáp:
–
Tôi tới tẩm liệm cho anh chàng Võ Đại bán bánh.
Tây
Môn Khánh bảo:
–
Tới đây ta cần nói câu chuyện.
Nói
xong dẫn Hà Cửu vào một quán rượu nhỏ gần đó, lên gác tìm một chỗ khuất mà ngồi.
Tây Môn Khánh kéo ghế bảo:
–
Mời lão Cửu ngồi đây.
Hà
Cửu rụt rè:
–
Tiểu nhân hèn hạ đâu dám để phiền lòng Đại quan nhân như vậy?
Tây
Môn Khánh bảo:
–
Thì cứ ngồi tự nhiên đi, chấp nhặt làm gì nữa.
Tây
Môn Khánh gọi rượu ngon. Tửu bảo mang đồ nhắm tới và hâm rượu ngon đem tới. Hà
Cửu trong lòng nghi ngờ, nghĩ thầm: “Xưa nay Tây Môn Khánh có bao giờ mời mình
đi uống rượu đâu, hôm nay làm vậy hẳn là có ý gì đây?” Đang nghĩ ngợi thì thấy
Tây Môn Khánh rút ra một đĩnh bạc Tuyết Hoa để lên bàn mà bảo:
–
Lão Cửu à, cầm tạm chỗ này đi, đừng chê ít, ngày mai ta sẽ hậu tạ thêm.
Hà
Cửu ngạc nhiên, xoa tay nói:
– Tiểu nhân quả không có công gì, làm sao dám nhận? Đại nhân cần sai bảo điều gì, tiểu nhân cũng không dám từ nan.
Tây
Môn Khánh bảo:
–
Thì cứ cầm lấy đi đã, đừng để cho người ngoài thấy.
Hà
Cửu nói:
–
Đại quan nhân cần gì xin cứ chỉ dạy.
Tây
Môn Khánh nói:
–
Cũng chẳng có chuyện gì, lát nữa tới liệm xác cho Võ Đại thì nhớ kỹ lưỡng giùm,
đừng sơ sót điều gì.
Hà
Cửu nói:
–
Tưởng chuyện gì chứ chuyện đó là việc làm thường ngày của tôi, tôi đâu đám nhận
tiền thưởng này của Đại quan nhân.
Tây
Môn Khánh lạnh lùng:
–
Nếu không nhận tức là đã từ chối đó.
Hà
Cửu vốn sợ oai Tây Môn Khánh, nghe nói vậy vội cất đĩnh bạc vào áo rồi rót rượu
mà uống. Tây Môn Khánh gọi tửu bảo lại, dặn ghi tiền rượu vào sổ rồi nói thêm:
–
Hôm nào mang sổ ra tiệm của ta mà lấy tiền.
Nói
xong dẫn Hà Cửu xuống đường, ra tới đường, Tây Môn Khánh bảo:
–
Lão Cửu à, điều tôi dặn, nhớ đừng quên, thấy có gì lạ cũng không được tiết lộ với
ai. Sau này sẽ có tiền thưởng thêm.
Nói
xong bỏ đi. Hà Cửu vừa đi vừa nghĩ bụng: “Không hiểu có chuyện gì ở trong vụ
này mà Tây Môn Đại quan nhân không chịu nói ra, chỉ cho bạc là làm sao? Có lẽ tới
nhà Võ Đại sẽ biết”.
Trong
khi đó thì Vương bà nóng lòng sốt ruột chờ đợi Hà Cửu.
Tới
cổng nhà Võ Đại, Hà Cửu hỏi nhỏ một người:
–
Võ Đại lang bị bệnh gì mà chết vậy?
Người
này đáp:
–
Nghe đâu là đau bụng dữ dội rồi chết.
Hà
Cửu không nói gì, vén mành vào nhà. Vương bà niềm nở:
–
Đợi lâu quá, sao lão Cửu bây giờ mới tới?
Hà
Cửu đáp:
–
Tôi cũng bận vài chuyện riêng nên tới hơi trễ.
Đang
nói thì Kim Liên từ trong mặc tang phục bước ra khóc lóc kêu gào. Hà Cửu chào rồi
bảo:
–
Đằng nào thì đại lang cũng thành người thiên cổ rồi, xin Đại nương chớ quá
thương cảm mà có hại.
Kim
Liên vờ gạt nước mắt nói:
–
Khổ thân tôi, chồng tôi đau bụng có một cơn mà chết, bỏ tôi lại một mình, bây
giờ tôi biết nhờ cậy vào đâu!
Hà
Cửu để ý nhìn Kim Liên từ đầu tới chân rồi nghĩ thầm: “Mình vẫn nghe mọi người
đồn Võ Đại có vợ tuyệt đẹp, bây giờ mới thấy. Bây giờ mình cũng tạm hiểu tại
sao Tây Môn Khánh lại cho mình một lúc cả mười lạng bạc”.
Vương
bà kéo Hà Cửu vào trong. Lúc đó tăng sĩ, đạo sĩ đã tạm nghỉ tụng kinh, cờ phướn
đã được dựng lên. Hà Cửu bước vào phòng trong, giở tấm vải phủ thi thể ra thì để
ý thấy các ngón tay Võ Đại xanh lè, miệng méo đi và tím bầm, còn da mặt thì
vàng khè, hai tròng mắt lồi ra. Hà Cửu biết ngay Võ Đại đã trúng độc mà chết. Mấy
người phu đám ma vào theo để giúp Hà Cửu, thấy vậy nói:
–
Làm sao mà mặt lại có chỗ vàng chỗ tím, môi thì bị cắn rách ra, còn miệng thì
giờ này vẫn ứa máu?
Hà
Cửu át đi:
–
Đừng có nói vớ vẩn, mấy hôm nay thời tiết nóng nực, thi thể biến đổi là chuyện
thường.
Nói
xong vội vã bắt tay vào việc tẩm liệm rồi cho nhập quan. Sau đó dùng thứ đinh
thật lớn mà đóng nắp quan tài. Xong việc, Vương bà đem vào ít tiền, nói là để
chia cho mấy người phụ việc. Hà Cửu nhận tiền rồi hỏi:
–
Tính chừng nào thì đưa đám?
Vương
bà đáp:
–
Đại nương đây định là chỉ để linh cữu ở nhà ba ngày thôi, rồi đem ra nghĩa
trang ở ngoại thành mà làm lễ hỏa táng.
Đang
nói thì Kim Liên vào mời Hà Cửu ra ngoài uống rượu.
Hôm
sau Vương bà mời thêm bốn vị tăng tới tụng kinh. Ngày thứ ba, từ canh năm mọi
việc đã chuẩn bị xong. Đám tang kéo ngoài thành, mấy người hàng xóm cùng một số
bạn hàng của Võ Đại theo đưa đám. Kim Liên ngồi trong một cỗ kiệu nhỏ mà theo
linh cữu, suốt dọc đường giả vờ kêu gào thê thảm.
Tới
nghĩa trang ở ngoại thành, quan tài được đưa ngay vào chỗ hỏa thiêu, tro tàn được
chôn ngay trong nghĩa địa. Mọi việc rất mau lẹ êm thắm vì Tây Môn Khánh đã bỏ
tiền ra lo liệu hết cả. Về tới nhà, Kim Liên lập bàn thờ chồng trên lầu, giữa
có bài vị ghi là “Vong phu Võ Đại lang chi linh”[20] bàn thờ có ngọn đèn nhỏ và ít
vàng giấy. Nhưng cũng từ đó, Kim Liên và Tây Môn Khánh không gặp nhau bên Vương
bà nữa, mà kéo nhau lên lầu nhà Võ Đại, mặc tình vui thú ngay trước bàn thờ Võ
Đại. Hai người nghiễm nhiên sống như vợ chồng. Mới đầu Tây Môn Khánh còn ngại
hàng xóm đàm tiếu, nên mỗi lần tới, đều vào nhà Vương bà trước ngồi một lúc rồi
mới theo cổng sau mà sang bên nhà Kim Liên. Nhưng sau thì nhiều khi sang thẳng
nhà Kim Liên luôn. Nhiều hôm ở lì không về nhà, chuyện nhà ra sao không cần biết,
khiến gia sự rối loạn, mọi người trong nhà đều khó chịu. Thời gian qua mau, thắm
thoắt Tây Môn Khánh dan díu với Kim Liên đã được hơn ba tháng. Hôm đó nhằm tiết
Đoan Dương, Tây Môn Khánh tới nhà Vương bà. Vương bà vội dọn trà rượu ra rồi hỏi:
–
Đại quan nhân từ đâu tới đây? Đã qua thăm nương tử chưa?
Tây
Môn Khánh đáp:
–
Hôm nay nhân ngày lễ, tôi cũng mới từ miếu về đây.
Vương
bà nói:
–
Hôm nay có Phan bà, thân mẫu của nương tử tới đây. Để tôi chạy qua xem còn ở
bên đó không.
Nói
xong theo cổng sau mà sang. Kim Liên đang ngồi tiếp rượu cho mẹ, thấy Vương bà
sang, vội mời ngồi rồi cười bảo:
–
Ma ma sang thật đúng lúc, xin dùng chén rượu với mẹ tôi. Uống rượu vào cho khỏe
người và trẻ ra.
Vương
bà cười:
–
Tôi già quá rồi, uống gì vào cũng không trẻ lại được nữa, chỉ những người như
nương tử mới cần chăm sóc tuổi trẻ mà thôi.
Kim
Liên cười:
–
Thế người ta nói “lão bạng sinh châu”[21] thì sao?
Vương
bà nhìn Phan bà rồi nói:
–
Đó bà xem, con gái quý của bà bảo tôi là “lão bạng” đó.
Phan
bà cười:
–
Nó từ nhỏ vẫn có cái tật lẻo mép đó, bà chấp làm gì.
Vương
bà cười bảo:
–
Bà có con gái xinh đẹp lanh lợi như thế này là có phúc lắm, nay mai thế nào chẳng
lọt vào gia đình danh giá giàu sang.
Phan
bà cũng cười:
–
Được vậy thì còn gì bằng, nhưng trăm sự cũng phải nhờ bà cả.
Nói
xong rót rượu mời Vương bà, Kim Liên thì tiếp đồ ăn. Vương bà uống vài chén rượu,
rồi sợ Tây Môn Khánh bên đó chờ lâu, bèn đưa mắt cho Kim Liên rồi đứng dậy cáo
từ mà về. Kim Liên biết là Tây Môn Khánh đang chờ bên nhà Vương bà, bèn tiếp
cho mẹ ăn mau rồi hối thúc mẹ về. Sau đó dọn dọn nhà cửa, dọn tiệc mới thịnh soạn,
rồi gọi Tây Môn Khánh theo cổng sau sang. Kim Liên lẳng lơ mời vào phòng, rồi mắng
yêu:
–
Con người phụ bạc kia, sao hai hôm nay không thấy lại? Hay là lại vui vầy với
người nào rồi? Bỏ tôi lạnh lùng vò võ như thế này hay sao?
Tây
Môn Khánh cười đáp:
–
Chỉ nói bậy, mấy hôm nay nhiều việc nên không tới được. Hôm nay nhân tiết Đoan
Dương, tới miếu rồi đi mua ít quần áo và đồ trang sức cho nàng đây.
Nói
xong đưa cho Kim Liên một túi lớn, Kim Liên mừng lắm, cảm tạ hết lời rồi gọi
Nghênh Nhi rót trà mời Tây Môn Khánh, sau đó mời Tây Môn Khánh qua bàn tiệc,
Tây Môn Khánh nói:
–
Thôi, nàng khỏi phải bận tâm. Tôi đã đưa tiền cho Vương bà rồi, bên đó đã sửa
soạn sẵn cả rồi, định mời nàng dùng rượu nhân tiết Đoan Dương. Hồi nãy có ai
trong nhà vậy?
Kim
Liên đáp:
–
Đó là mẹ tôi, hồi nãy tôi cũng có dọn tiệc mời mẹ tôi. Bây giờ để tôi mời
chàng.
Nói
xong rót rượu, tình tứ nâng lên môi Tây Môn Khánh. Trong khi đó thì Vương bà
xách giỏ đi mua đồ ăn về làm tiệc cho Tây Môn Khánh và Kim Liên ăn. Lúc đó là đầu
tháng năm, trời mưa lớn mà lại thình lình. Thường thường, trời đang nắng thì bỗng
nhiên mây đen kéo tới mù mịt, rồi giông gió nổi lên, mưa đổ ào ạt. Cho nên lúc
Vương bà đi thì trời đẹp, lúc mua xong đồ ăn thì cuồng phong nổi lên, mưa ào xuống,
phải đứng núp vào mái hiên của một nhà bên đường. Tuy nhiên gió tạt nên quần áo
cũng ướt hết. Ít sau thì mưa bớt hột, Vương bà ba chân bốn cẳng chạy về nhà,
đem đồ ăn xuống bếp rồi sang nhà Kim Liên, thấy hai người đang chuốc rượu cho
nhau vô cùng âu yếm thì cười khanh khách mà bảo:
– Đại quan nhân và nương tử đã có tiệc rượu bên này rồi, vậy mà còn bắt tôi phải lặn lội ướt hết cả thế này, Đại quan nhân phải bồi thường cho tôi mới được.
Tây
Môn Khánh cười:
–
Bồi thường gì mà khôn thế?
Vương
bà cũng cười:
–
Chẳng khôn gì cả, nhưng Đại quan nhân phải đền cho tôi một xấp lụa Đại Hải
Thanh để tôi may quần áo.
Kim
Liên bảo:
–
Ma ma vào đây uống chén rượu cho khỏi lạnh, chứ cứ đứng đó mà nói hay sao?
Vương
bà kéo ghế ngồi ké né một bên, uống vài chén rồi nói:
–
Quần áo tôi ướt hết, để tôi về thay đã. Nói xong trở về nhà, thay quần áo rồi
xuống bếp làm món ăn. Tiệc dọn xong, vô cùng thịnh soạn, bèn mời Tây Môn Khánh
và Kim Liên qua nhà mình dự tiệc. Hai người nắm tay nhau mà sang, đồ ăn ngon,
rượu tốt, cặp già nhân ngãi non vợ chồng này say sưa đối ẩm. Trong lúc uống rượu,
Tây Môn Khánh chợt nhớ là trong phòng Kim Liên có treo một cây đàn tỳ bà, bèn bảo:
–
Từ lâu tôi nghe nói nàng có tài đàn tỳ bà, hôm nay nhân buổi tiệc vui, xin nàng
đánh lên vài khúc cho tôi được thưởng thức tài nghệ.
Kim
Liên cười đáp:
–
Từ nhỏ tôi cũng đã có học chút ít, nhưng tài nghệ còn kém lắm, đánh lên chỉ sợ
chàng cười.
Tây
Môn Khánh không nói gì, chạy qua nhà Kim Liên lấy cây đàn tỳ bà sang đưa cho
Kim Liên, lại bảo nàng ngồi lên đùi mình mà so giây nắn phím. Kim Liên dạo một
khúc đàn rồi cúi đầu hát rằng:
“Xưa
kia lười biếng điểm trang,
Bây
giờ tóc đã ngả sang màu chiều,
Kim
Thoa ngày trước
Cài
tóc yêu kiều
Bây
giờ ở chốn thanh tiêu xa vời
Mở
rương cũ
Gọi
Mai Hương
Lấy
ra một bộ y thường
Mặc
vào y hệt tiên nương khác gì
Này
Mai Hương
Cuốn
cho chị chiếc mành Tương
Rồi
đốt miệng trầm hương đêm dài.”
Tiếng
hát đứt, Tây Môn Khánh hết lời khen tặng rồi bảo:
–
Thật không ngờ nàng đàn giỏi hát hay như vậy. Tôi thường len lỏi khắp nơi, kể cả
những ca kỹ để nghe đàn hát, nhưng tất cả đều còn thua nàng rất xa.
Kim
Liên cười:
–
Cảm tạ chàng quá khen, chỉ mong rằng sau này đừng quên em mà thôi.
Tây
Môn Khánh bảo:
–
Nàng cứ nói vậy hoài là thế nào? Ta bao giờ mà quên được nàng.
Nói
xong cúi xuống, tháo chiếc hài nhỏ xíu của Kim Liên ra, đổ rượu vào đầy chiếc
hài rồi kề miệng mà uống.
Kim
Liên cười sung sướng, nhưng vờ bảo:
–
Người ta cứ bảo đôi chân của em nhỏ xinh, nhưng em chẳng thấy xinh chút nào...
Hai
người cứ vui vầy bên nhau như vậy, cho tới tối thì Tây Môn Khánh đưa cho Kim
Liên ít bạc vụn để chi dùng rồi đứng dậy về. Kim Liên lưu giữ thế nào cũng
không được.
Chú thích.
[20] Linh
vị của người chồng đã khuất Võ Đại lang
[21] Con
trai già mà còn có ngọc, ý nói vợ chồng già mà còn có con
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét