Người thiếu nữ cầm quạt- Tranh Sơn Nam |
Mai Hương và Lê Phong
Tiểu thuyết trinh
thám Thế Lữ
XV
Mắc bẫy
Gần đến cái cổng mà nửa
giờ trước Lê Phong đứng, anh đi chậm lại. Mưa vẫn rơi dưới bầu trời tối, dòng
nước trắng bay vắt chung quanh anh, ánh vào một ngọn đèn điện bên đường.
Mười một giờ điểm ở đồng
hồ một nhà gần đó. Phố vắng tanh, không một bóng người nào qua lại. Trong lòng
Lê Phong thấy hồi hộp, cái thứ cảm giác nồng nàn của tâm hồn khi người ta sắp
thấy một việc quan trọng, sắp vào một nơi đầy gian nguy.
Anh đứng sau gốc cây
to ở đường bên này, nhìn sang cái cổng lớn, cửa sắt hé mở, đang yên lặng trong
bóng tối và dưới mưa âm thầm... Sau cổng, một cái cửa đóng, bên trong không có
một tia sáng. Trên gác, các cửa sổ cũng đóng, và hình như cũng không thắp đèn.
Lê Phong đứng một hồi
lâu, không chờ đợi gì, vì anh biết rằng sẽ không gặp một người nào trong những
giây phút sắp tới.
Lúc ấy, anh thấy anh
oai vệ và quan trọng như người mang cái trách nhiệm lớn và sắp sửa hành động những
việc phi thường.
Anh nhân tính lại cái
mưu cơ anh sắp đặt tuy vội, nhưng cũng khá chu đáo. Lê Phong tự nghĩ:
- Cái bẫy cạm đều sẵn
sàng cả, bốn mặt lưới vây, chỉ đợi hiệu lệnh của ta là dồn lại mà chụp lấy cả bọn,
Mai Hương dọn tinh khôn đến mấy cũng khó lòng thoát khỏi tay ta.
Anh đưa mắt, lắng tai
nghe ngóng một lát nữa rồi xem đông hồ:
- 11 giờ 10. Được lắm!
Muốn bắt hùm phải vào tận hang hùm. Ta vào một nơi chưa để gót tới bao giờ,
nhưng sự nguy hiểm càng to, ta càng được thấy cái thú của sự chiến đấu...
Nhẹ nhàng, Lê Phong,
đẩy cổng bước vào. Qua một cái sân hẹp, anh đến trước cửa. Cửa chỉ khép, đa đầu
vào, anh thấy một lối đi bên tường dẫn tới cái sân rộng và ớt, lấp lánh dưới một
ngọn đèn mờ. Bên trái lối đi là những căn buồng bóng ván lên tới trần, kín mít
và tối om. Lắng tai nghe không thấy gì bên trong, hình như một nơi bỏ không,
không bao giờ có người ở. Lê Phong xem xét kỹ lưỡng biết rằng cửa buồng nào
cũng khóa, anh mới bước thẳng vào sân trong, một cái cầu thang bằng gạch, áp tường
sân trong là lối lên gác trên. Anh trông trước trông sau không thấy gì khả nghi
nên thản nhiên lên, định bụng rằng nếu trong tiệm không ai chú ý đến anh và nếu
người ta tưởng anh cũng như mọi người đến hút ở đây, thì anh để ý dò xét thêm,
cho cẩn thận, bằng nếu gặp điều gì khác, thì một tiếng còi thổi, anh sẽ có người
đến trợ lực, và lúc đó, mười phần chắc tám, anh sẽ bắt được bọn gian.
Trên gác, cũng như dưới
nhà, cũng có nhưng buồng ván liên tiếp nhau. Buồng nào cũng có một tấm màn vải
dầy kéo che kín. Lê Phong đứng ở bậc cửa một lát thì có người chạy ra như đợi
anh sai bảo. Người đó là tên bồi tiêm của nhà này.
- Còn buồng nào
không, (Lời Lê Phong hỏi).
- Thưa ngài còn nhiều.
Ngài cần buồng nào?
Lê Phong lẳng lặng
nhìn tên bồi ra ý lưỡng lự, rối thấp tiếng nói:
- Buồng nào cũng được...
cần nhất phải để tôi một mình tôi tiêm lấy.
- Ngài xơi bao nhiêu?
Lê Phong bắt chước điệu
bộ một người khách quen, không nói, chỉ giơ hai ngón tay lên, rối thong thả bước
vào.
Những hơi thuốc phiện
nồng nặc đưa ra, trong cái không khí nặng nề và ấm áp.
Lê Phong thấy khó chịu,
huyết mạch như lợm tởm, nhưng ngoài mặt vẫn cố giữ vẻ tự nhiên. Đến trước một
buồng có tiếng xì xào nói chuyện anh đứng lại, ghé nhòm vào chỗ màn mở hé...
Lê Phong cắn lấy môi
để nén sự cảm động. Tuy anh vẫn đến những cảnh tượng ấy nhưng anh không khỏi thấy
hồi hộp một cách dị thường.
Trong buồng, quanh ngọn
dèn dầu lạc, ba người ngả nghiêng nằm. Trong số đó, anh nhận rõ hai người lạ mặt
gặp ở trường Cao đẳng với người trẻ tuổi anh mới thấy ở hiệu cao lâu hàng Buồm.
Anh nghĩ bụng:
- Quái, thế con Mai
Hương đâu? Sao bây giờ chưa có ở đây?
Rồi lại lẳng lặng cúi
nhìn nữa.
Mặt người nào cũng có
vẻ trầm ngâm, tư lự song không ra ý nghi ngờ gì.
Anh liền rón rén đi
vào gian buồng áp bên, thì người bồi cũng vừa đem thuốc phiện tới.
- Ngài cần dùng đến
điếu?
Lê Phong nằm ngả lên
chiếc giường thấp lắc đầu nói khẽ:
- Không, mặc tôi, anh
cứ để cả đấy.
Lúc ngọn đèn dầu lạc
đã thắp, và lúc tên bồi đã ra khỏi, Lê Phong liền đứng thẳng dậy, đến áp tai
vào ván gỗ nghe xem bọn bên kia nói những gì.
Trong tiếng tẩu vo
vo, Lê Phong chỉ phân biệt được những lời nói rất nhỏ của người trẻ tuổi, và thỉnh
thoảng thấy tiếng ầm ừ của hai người đàn ông.
Bỗng anh nín hơi. Tiếng
sột soạt quần áo cho anh đoán rằng một người đang trở dậy. Mấy tiếng khạc nhổ,
mấy tiếng tiêm móc chạm nhau. Rồi lại im. Một lát, tiếng vo vo lại đều đều kéo.
Hết sức cẩn thận nhẹ
nhàng, Lê Phong đứng lên ra ngoài, qua trước buồng của bọn kia, lần sang cái buồng
thứ ba ở phía tay phải. Chỗ đó tối mù mịt, anh phải đưa tay rờ mãi mới gặp được
cái giường kê áp tường trong. Lê Phong ngồi xuống, gõ một ngón tay xuống sàn
gác, gõ rất nhẹ. Từng ba tiếng gõ nhịp ba cũng chậm và cũng nhỏ như thế đáp lại.
Anh liền hỏi, như người nói thầm:
- Biên vẫn ở đây?
- Vâng.
- Có đứa nào khác nữa
không?
- Không.
- Lại gần đây.
- Con vẫn ở bên cậu.
- Đâu?
- Dưới gầm giờng.
- Thế nào, mày đã làm
cẩn thận các điều tao dặn chứ.
- Cẩn thận.
- Mày dặn họ hễ nghe
tiếng còi thì ồ cả vào tức khắc đấy chứ?
- Vâng, cậu nói khẽ
chứ
- Chúng nó nghe được
sao?
- Được
- Mày cũng đã dặn kỹ
họ phải nhận là người của sở mật thám đấy chứ?
- Vâng. Mà họ đóng
vai ấy khéo lắm, cậu không lo.
- Càng hay. Chốc nữa
ô- tô của ông Văn Bình phải đón ta ở đây.Ta sẽ đưa cả mấy tên hung thủ trao cho
sở mật thám.
- Nhưng sao cậu không
báo ngay mật thám?
- Vì một lẽ riêng,
nhng này Biên, chúng nó bên kia hình như rục rịch sắp đi.
- Vâng. Chúng định đến
nhà cô Loan bắt cô ngay bây giờ...
- Vậy ta còn đợi gì?
Thôi ra đi, Biên... Biên... Biên? Kìa sao tao gọi không thưa ...
- Dạ.
- Sao để tao gọi mãi?
- Con... con...
con... còn...
Lê Phong hơi lấy làm
lạ vì câu trả lời của tên đầy tớ, anh hỏi:
- Mày ở đâu thế?
- Ở đây! ở đây!
- Mà lạ, sao mày nói
tiếng khác đi thế.
- Cậu thấy khác à?
- Ừ tại sao thế?
Thì nghe một câu trả
lời rất dị thường:
- Vì... con không phải
là thằng Biên!
Lê Phong liền đứng phắt
lên. Anh hiểu ngay câu trả lời ghê gớm ấy. Anh vừa toan thò tay vào túi lấy ra
một vật thì đèn điện bỗng bật sáng. Người mà anh tưởng là thằng Biên đã đứng sững
trước mặt, tay giơ một con dao sáng nhoáng và cười gằn:
- Lê Phong. Bây giờ
anh mới biết tay chúng ta.
Ngay lúc ấy, ba tên
hung thủ ở phòng bên cũng vừa sang.
Lê Phong chưa kịp cử
động đã bị chúng bẻ ngoắt tay ra đằng sau và trói gọn ngay lại.
- Chưa biết ngay
nhưng rồi thế nào cũng chết.
Lê Phong lại quát lên
mấy tiếng nữa và lúc anh nhận thấy tên Biên mà anh sai đến đây từ trước, đang bị
trói gô ở một góc,mồm bị nhét đấy những giẻ, và đang giãy giụa nhìn anh.
Ngời tuổi trẻ bật cười:
- Cả thầy lẫn trò... Ồ!
Tôi cứ tưởng Lê Phong giỏi lắm cơ đấy! Anh khó chịu? Anh muốn có người lại cứu?
Vô ích, những tay mật thám giả hiệu của anh cũng bị ta bắt cả rồi. Mà cũng
không khó nhọc đâu. Chỉ mưu mẹo một chút là được.
Lê Phong biết cái tình
thế lúc ấy không hay gì cho anh lúc này cả nên đành im. Mấy con dao trần sáng
loáng ở tay kẻ thù báo cho anh biết rằng anh khôn hồn thì đừng tìm cách chống cự.
Lê Phong thấy lòng
cay đắng chua xót không biết chừng nào. Cái số của anh trong việc này là bị thất
bại. Bao nhiêu mưu cơ, bao nhiêu công sức với bao nhiêu tài xét đoán của anh,mọi
lần giúp anh toàn thắng, thì lần này lại như quay lại phản anh.
Tuy vậy, Lê Phong vẫn
điềm nhiên, và theo cái tâm lý kỳ dị của một tính tình phi thường, anh lại thầm
phục bọn kẻ thù là khôn đến tột bực.
Lê Phong đăm đăm nhìn
bọn gian phi không chớp mắt.
Yên lặng đến hai, ba
phút, sau cùng Lê Phong nói lên trước:
- Bây giờ chúng mày định
làm gì tao.
Ngời trẻ tuổi gật đầu:
- Câu hỏi biết điều đấy?
Như thế dễ nghe hơn là những tiếng quát to vô ích, vì anh quát cũng không ăn
thua gì.
"Trong này,
ngoài những người tay chân của anh mà ta đã bắt trói một nơi, chỉ toàn là người
bọn ta cả, cứu viện bên ngoài cũng vô ích. Chốc nữa, những phóng viên của báo
anh có đến,ta cũng có cách tuyệt diệu để họ đi tìm thấy anh ở dưới âm ty..."
Rồi hắn cười, tiếng
cười tự phụ và độc ác:
- Hì! Anh tính, đương
đầu tới nhà trinh thám Lê Phong, ít ra cũng phải có những phương pháp tối tân
chứ.
Lê Phong nhắc lại câu
hỏi:
- Được thế bây giờ
chúng mày định làm gì tao?
- Có hai việc cũng
quan trọng như nhau. Một là tôi xin tự giới thiệu tôi với anh ...
- Vô ích? Tao biết rồi.
Mày là một tên đại gian đại ác, mang bộ áo với nét mặt ngời lương thiện, người
học thức, ngời nhã nhặn, tử tế nữa. Lai lịch của mày tao đã có thì giờ xem xét
cả...
Mày là...
Ngời trẻ tuổi ngắt lời:
- Thôi, đủ rồi. Anh
thực xứng đáng là một người phóng viên làm hết bổn phận. Nhưng tôi chỉ tiếc cái
nghiệp làm báo của anh đến đây là hết, vì...
Trong mắt hắn, những
tia sáng nham hiểm như thoảng qua, Lê Phong thấy ghê rợn chạy khắp mình khi nhận
ra thấy một cái máy ảnh rất nhỏ hắn cầm trong tay và đang cẩn thận vặn cái
"khuy" bấm.
- Cái máy ảnh? (Lê
Phong nghĩ bụng thế). Phải, chính cái máy ảnh tối tân này là thứ khí giới nó
dùng để giết bác sĩ Đoàn đây.
Thấy Lê Phong chăm
chú nhìn, hắn liền giơ máy ảnh gần mặt Lê Phong, đầu gật gù ra vẻ tự đắc:
- Anh thấy vật này
hay lắm phải không? Một kỳ công sáng tác của tôi đấy? Rồi anh sẽ biết hiệu lực
của nó? Phải, nó tài tình lắm, nó đã giúp tôi được việc lớn... cái kim tiêm bé
nhỏ trong này đựng một thứ thuốc độc tự tay tôi chế ra... và chính anh cũng đã
biết qua cái sức giết ngời nhanh chóng... Bây giờ...Hì... Hì... bây giờ muốn
cho anh biết rõ hơn nữa... Tôi cũng xin đem thí nghiệm nó trên người anh...
Rồi hắn lại cười, nhắm
máy ảnh vào giữa ngực Lê Phong.
Anh bất giác quay đi,
cứng đờ người ra, cam tâm đợi đến cái giây phút ghê gớm...
Những phút đợi chờ ấy
Lê Phong thấy lâu dài lạ thường.
Anh vẫn quay mặt đi.
Toàn thân cứng ra. Tư tưởng thần trí cùng các thớ thịt, các mạch máu trong khoảnh
khắc như ngừng hẳn sự sinh hoạt.
Và đó là lúc anh chờ
đợi cái chết kỳ quái, mau lẹ và ghê gớm nhất đời.
Thứ khí giới sẽ giết
anh cũng như đã giết bác sĩ Đoàn, anh đã hiểu rõ cái sức thần hiệu phi thường của
nó. Anh biết rằng tính mệnh mình bị cầm lỏng trong tay kẻ thù, trong lòng chua
xót không biết chừng nào, nhưng anh không nhúc nhích. Lê Phong chỉ đem hết sự
kiêu hãnh, hết can đảm của tâm hồn ra để đương đầu với kẻ thù và lặng lẽ nhận lấy
cái số phận của người thất bại.
Một phút sau, rồi một
phút nữa qua...
Anh thấy rõ rệt một
thứ cảm giác rùng rợn chạy khắp mình, làm se các chân lông lại.
Người trẻ tuổi nhất
trong bốn tên gọi gian ác vẫn đứng yên đó ,và hình như đang tò mò, đang chăm
chú, để xoi mói, để bắt chợt trên mắt anh nhưng nổi đau khổ ở trong lòng, Lê
Phong vẫn cố thản nhiên, cố cưỡng lại với cái bản năng của mình.
← XIV. Tráhình XVI. Những phútcuối cùng của Lê Phong→
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét