Càn Long đế Ái Tân Giác La Hoằng Lịch. |
Luận Anh Hùng - UNG CHÍNH
6. Đế quốc như vậy
Tình hình đế quốc của Ung Chính còn
chưa hay.
Người tiền nhiệm trước Ung Chính là
Thánh Tổ Nhân hoàng đế Khang Hy đã tạo nên một "thái bình thịnh thế",
đồng thời cũng để lại những di chứng nghiêm trọng: Lại trị hủ bại, thuế thu
không đủ, kho tàng trống rỗng. Lúc Ung Chính tiếp nhận, quốc khố chỉ còn vỏn vẹn
tám trăm vạn lạng và con số thâm nợ khiến người ta phải giật mình. Ung Chính
nói: "Nhiều năm con số thâm nợ ở ngân khố bộ Hộ là hàng trăm vạn lạng, lúc
còn ở phiên đế trẫm đã biết rất rõ. Lại nói: Gần đây ở đạo phu châu huyện lương
tiền thâm nợ cũng không ít", "lương tiền phiên khố thâm nợ nhiều lắm,
hàng mấy chục vạn". Đủ thấy: Đường đường là đế quốc Đại Thanh, nhưng chỉ
là một cái giá rỗng. Bề ngoài trông rất cường thịnh, nhưng bên trong thì rỗng
không.
Quốc khố rỗng không, quan hệ không đơn
giản, vị hoàng đế mới có thể ngồi nhìn được chăng?
Nhưng tiền lương thâm nợ, không chỉ
đơn giản là vấn đề kinh tế. Vậy số tiền lương thâm nợ ở khắp nơi đó đã đi đâu?
Ung Chính thấy rất rõ: Nếu không là cấp trên bóp nặn thì cũng là cấp dưới hưởng
lợi, còn số bạc ở bộ Hộ đã bị hoàng đế cùng các vị quyền quý chi phối bởi tâm
lý "không mượn thì cũng phí", đã mượn hết rồi (kỳ thực là nuốt
không). Biết bao người đến đào tường nhà nước, quốc khố không rỗng không mới là
lạ! Nhưng từ trung ương đến địa phương, việc tham ô, lạm dụng, mượn chi khoản
công đến địa phương đều có những chỗ "bất đắc dĩ". Vì nhà Thanh theo
chế độ thời Minh, nên bổng lộc các quan rất thấp. Quan chính nhất phẩm được một
trăm năm mươi lạng, huyện lệnh thất phẩm được bốn mươi lăm lạng. Một chút bổng
lộc đó, đến chi tiêu trong gia đình cũng thành vấn đề, chưa nói đến chuyện phải
kính biếu quan trên, sính lễ qua lại giữa bè bạn, đồng liêu. Từ ý nghĩa đó đã nảy
sinh ra lại trị hủ bại trong hai đời Minh, Thanh.
Từ đây có thể thấy, thâm nợ quan hệ đến
lại trị, lại trị còn quan hệ đến thể chế, cả một khâu liên hoàn. Mỗi mắt xích
trong khâu liên hoàn đều rất mơ hồ. Nếu nói, muốn có giang sơn phải nhờ vào
súng ống, thì trị giang sơn lại phải dựa vào túi tiền, nên thâm nợ không thể
không bù vào. Lại trị hủ bại là sự hủ bại lớn nhất, nên phải nắm lấy lại trị.
Hai việc này đều liên quan đến chế độ, vậy không thể không cải cách chế độ. Ung
Chính phân biệt rất rõ những điểm này. Vì vậy, việc thanh lý thâm nợ, trong con
mắt Ung Chính biến thành cải cách chế độ.
Có điều, công việc phải bắt đầu từ việc
thanh lý thâm nợ. Đây là điểm đột phá tốt nhất, cũng là việc cấp bách.
Ngày mười ba tháng mười hai năm Khang
Hy thứ sáu mươi mốt (năm 1722), tức là vừa được một tháng hoàng đế Khang Hy qua
đời, hoàng đế Ung Chính hạ lệnh bộ Hộ phải thanh tra toàn bộ số lương thâm nợ.
Không nghĩ tới "thi thể chưa lạnh" của cha, Ung Chính đã vội ra tay với
tệ nạn Khang Hy lưu lại, thể hiện một quyết tâm lớn, giải quyết một việc vô
cùng cấp bách. Đây là chiến dịch lớn thứ nhất, sau khi Ung Chính lên ngôi, chiến
dịch quan hệ đến tới nền tảng đất nước, tới đế vị. Một khi không thành hoặc giữa
đường phải bỏ thì không chỉ bản thân Ung Chính thân bại danh liệt, mà có thể
dao động tới nền tảng đất nước. Nên chiến dịch chỉ có thể thắng không thể bại,
chỉ có thể tiến, không thể lui.
Ung Chính vô cùng tự tin.
Có đủ lý lẽ để Ung Chính tự tin. Thực
tế, Ung Chính không phải là hoàng đế hồ đồ, càng không phải là hạng a ca quần
là áo lượt. Hơn nữa, so với người cha của mình là hoàng đế Khang Hy, Ung Chính
còn có lợi thế, thấu hiểu tình hình bên dưới. Quan viên các cấp có quỷ kế, muốn
giở trò, trong quan trường có hư hỏng gì, tệ nạn gì, Ung Chính rõ hết. Ung
Chính thấu hiểu, cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương, xưa
nay vẫn là "trên có chính sách, dưới có đối sách". Chính lệnh của
trung ương xuống đến địa phương bao giờ cũng bị giảm giá. Thanh tra thâm nợ
liên quan đến lợi ích thiết thân của nhiều quan viên, lẽ nào lại có chuyện
không nghiên cứu đối sách? Tốt thôi, ngươi nghiên cứu, trẫm cũng nghiên cứu.
Ngươi có đối sách, trẫm càng có đối sách. Đối sách của trẫm là: Nghiên cứu đối
sách của ngươi trước, sau đó mới đưa ra chính sách. Chính sách của trẫm nhắm thẳng
vào đối sách của ngươi, xem ngươi có được bao nhiêu đối sách?
Lúc này, bọn tham quan ô lại đều hoa cả
mắt.
Ung Chính rất hiểu tình hình bên dưới.
Ung Chính biết, để kẻ tham ô xét việc tham ô của mình sẽ không tra ra được.
Cũng vậy, cấp trên của chúng cũng không đáng tin, vì không có kẻ tham ô nào mà
không móc nối với cấp trên, không hối lộ hoặc đưa lễ vật cho cấp trên. Nếu kẻ
đó không móc nối với cấp trên hoặc cấp trên không nhận hối lộ thì kẻ đó không
thể lăn lộn cho đến hôm nay, mà đã bị tra ra, bị hạch tội hoặc bãi quan. Và dù
cấp trên của hắn là thanh liêm cũng không đáng tin. Vì việc thâm nợ của địa
phương nghiêm trọng như vậy, tham ô hoành hành như vậy mà họ không hề làm gì, hẳn
sẽ có ba khả năng sau: Có thể là hôn quan, không biết gì về tình hình cấp dưới;
có thể là dung quan, biết nhưng không dám báo lên trên hoặc bất lực; có thể là
lũ mất dạy, để bảo vệ địa vị danh vọng của mình, nên đã mắt nhắm mắt mở trước
những hành động bừa bãi của cấp dưới, bao biện dung túng, thực hiện "chủ
nghĩa bảo vệ địa phương". Dựa vào bọn này thanh tra thâm nợ, khác gì lấy
nước bằng làn trúc. Nên, dù tay chân chúng có sạch sẽ cũng không đáng tin.
Đối sách của Ung Chính là dựa vào các
khâm sai đại thần. Họ là đặc phái viên của cấp tỉnh hoặc cấp phó bộ trực thuộc
trung ương, cùng với các quan thanh liêm có năng lực ở các địa phương không có
sai sót gì. Những người này, không phải tránh vết xe đổ trước, cũng không phải
lo việc sau này, hoàng đế lãnh đạo trực tiếp, không tận tâm cũng sẽ tận tâm. Huống
hồ, những đặc phái viên này không phải chỉ có một mình. Từ các địa phương, Ung
Chính sẽ điều ra một số hậu bổ châu huyện theo đoàn đến tỉnh, cùng đặc phái
viên xét nợ. Tra xét ra một viên tham quan ô lại, lập tức cách chức ngay, rồi từ
trong đoàn điều tra tìm ra một viên quan cùng cấp, cho thế chân. Đây là nước cờ
hay và cũng là nước cờ ác. Vì Ung Chính thấu hiểu, quan lại bảo vệ nhau là tật
xấu nơi quan trường. Quan kê nhiệm xưa nay luôn là người có thể lấp vào chỗ trống
của người tiền nhiệm, người này để lại một khoản nợ lớn để người sau này lo giải
quyết. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho thâm nợ cứ dây dưa
mãi. Nhưng lần này, người kế nhiệm lại là người đến thanh tra nợ, đương nhiên,
sẽ chẳng có gì khiến họ phải xuê xoa hoặc che giấu. Như vậy, quan tham ô sẽ hết
đường lẩn trốn, chỉ còn cách là cúi đầu nhận tội, chịu sự trừng phạt. Hơn nữa,
vì không có người kế nhiệm lo lấp chỗ trống cho hắn, đương nhiên hắn cũng chẳng
thích thú gì phải đeo mặt nạ hộ cho người tiền nhiệm. Thế là ngay cả người tiền
nhiệm của hắn, thậm chí là người tiền nhiệm của người tiền nhiệm, nếu có tham ô
cũng khó thoát khỏi luật pháp.
Đương nhiên, bọn tham quan cũng không
chịu bó tay chịu trói. Chúng có đối sách khác, tức là vay tiền vay lương bù vào
thâm nợ. Đó cũng là một biện pháp cũ: Lúc cấp trên xuống tra xét nợ, chúng mượn
tiền lương của một số hộ giàu có ở địa phương, đem để vào kho. Người kiểm tra
xuống sẽ thấy con số không thiếu, và khi đoàn kiểm tra ra đi, số tiền lương đó
lại được trả về chỗ cũ. Vì là quan mượn, nên lãi suất cao, lại không sợ không
hoàn trả, lại nói đến bọn phú hộ cũng không muốn đắc tội với các quan địa
phương, nên biện pháp này vẫn luôn được dùng.
Tiếc rằng ngón nghề này cũng không qua
được mắt Ung Chính. Đồng thời với việc phái cử đặc phái viên, Ung Chính còn cho
người đến trò chuyện với nhân dân vùng đó: Đừng ai cho quan phủ vay tiền vay
lương. Muốn cho vay cũng được, nhưng số tiền lương đó được coi là của quan phủ,
trẫm sẽ coi đó là của quốc gia, những người cho quan phủ vay tiền vay lương thực,
đừng mong sẽ thu được lại.
Như vậy, không còn ai dám cho bọn quan
tham vay tiền vay lương thực. Bọn phú hộ không muốn đắc tội với quan, càng
không muốn đắc tội với hoàng đế. Hơn nửa, họ cũng không muốn đem tiền của của
mình cho nhà nước. Một đối sách nữa của bọn quan tham ô lại đã bị Ung Chính phá
tan.
Có điều, đây mới chỉ là một bộ phận
trong hàng loạt đối sách của Ung Chính.
Một hành động quan trọng nữa của Ung
Chính là thành lập "Hội khảo phủ". Hội khảo phủ là một cơ quan độc lập,
có chức năng kiểm tra, kiểm toán tài chính, được thành lập vào ngày mười bốn
tháng giêng (năm 1733) năm Ung Chính thứ nhất, có nhiệm vụ tra xét kỹ càng việc
chi tiêu của các bộ viện thuộc trung ương. Ung Chính thừa biết trong việc chi
tiêu có những lỗ hổng rất lớn. Một khi các tỉnh nộp ngân lượng hoặc chi phiếu
tiền thuế lên bộ Hộ, đều phải nộp thêm một khoản tiền "bộ phí", cũng
như ngày nay gọi là tiên hoa hông, phí trà nước. JNeu không có bộ phí thì dù là
việc chi tiêu bình thường, cũng khó có được giấy tờ để thanh toán. Bộ Hộ sẽ
không duyệt chi, thậm chí còn không cho nộp thuế. Ngược lại, nếu có "bộ
phí" thì dù là lãng phí, thâm nợ lên tới hàng trăm vạn lạng cũng cứ thế
xoá sạch. Hai là, các bộ viện khi sử dụng tiền lương, cứ tự dùng tự tiêu, không
có người kiểm soát. Đây cũng là một tệ nạn đã có từ xưa. Như lúc Hải Thuỵ là tuần
phủ úng Thiên, cho người nộp thuế vào quốc khố, nhưng vì không có "hộ
phí" nên đã bị cự tuyệt, Hải Thuỵ liền có thư gửi đến trường quan bộ Hộ,
chất vấn các vị làm việc công hay làm việc tư. Bộ Hộ biết Hải Thuỵ không phải
là người dễ chơi nên mới chịu nhận thuế.
Hải Thuỵ là quan địa phương nên đã bằng
lòng như vậy. Ung Chính là nguyên thủ đế quốc, lẽ nào lại nhẫn nhịn trước cảnh
quan viên bộ viện tham nhũng đến nhường ấy? Nhưng Ung Chính cũng biết, chỉ nói
lý lẽ suông sẽ chẳng có ích gì, làm công tác tư tưởng suông cũng thế, thậm chí
có giết một doạ một trăm cũng chẳng ăn thua, biện pháp duy nhất là cải cách chế
độ. Thế là có Hội khảo phủ, cơ quan thẩm tra, kiểm toán của trung ương tập quyền.
Từ nay, việc nộp thuế báo chi tiêu của các địa phương, việc chi dùng tiền
lương, báo tiêu kinh phí của các bộ viên đều phải thông qua Hội khảo phủ để hội
khảo (kiểm tra kỹ càng), thế là hết đường giở trò. Các trưởng quan bộ viện hết
cách tham ô, mấy viên quan địa phương muốn thông qua chi một ít tiền trà nước,
để được bỏ qua một số thâm nợ hàng trăm vạn lạng, từ nay cũng hết cách.
Bọn tham quan ô lại có ba biện pháp
quan trọng để che giấu món thâm nợ cũng như đối phó với đoàn kiểm tra: Nhờ cấp
trên bao che, mượn tiền lương bù đắp vào chỗ thâm hụt và chi một ít tiền để được
bỏ qua. Nhưng cả ba con đường này đã bị Ung Chính bịt chặt, bọn chúng đành phải
nhận nợ. Nhưng chúng vẫn còn một mánh khóe nữa, nói tham ô thành lạm chi. Đó là
cách biến nặng thành nhẹ. Chúng ta biết, có hai nguyên nhân dẫn đến thâm nợ, là
tham ô và lạm chi. Tuy cả hai đều phạm vương pháp nhưng tham ô tội nặng, lạm
chi tội nhẹ. Huống chi, nhiều lúc vì việc công mà phải lạm chi, như cứu nạn khẩn
cấp, chiêu đãi tạm thời, ứng phó với cấp trên... thuộc loại "việc tình cảm".
Hơn nữa, các triều đại xưa nay vẫn theo biện pháp xét tham ô trước, xét lạm chi
sau, vẫn còn chừa sơ hở cho bọn tham ô. Ung Chính rất hiểu tệ nạn này, thường
nói: "Mượn danh lạm chi để che giấu sự thật". Đó là cách làm khéo léo
của bọn tham quan ô lại, chúng luôn nói những khoản tiền lớn là lạm chi, những
khoản tiền nhỏ là tham ô "để thoát được tội lớn". Kết quả là:
"Lũ hư hỏng không hề lo sợ, chúng cứ dối trá bừa bãi, một khi bị tố giác,
án phạm sẽ là lạm chi, không nguy hại đến tính mạng, coi quốc pháp là những tờ
giấy lộn, nên thâm nợ ngày càng nhiều".
Ung Chính quyết không để cho chúng được
thể, ông thi hành biện pháp ngược lại, tra lạm chi trước, tra tham ô sau. Và
lúc bổ khuyết, bồi thường thì lạm chi trước, tham ô sau, không được thiếu một
hào một xu. Điều quan trọng hơn là, dù tham ô hay lạm chi, cần được kiểm tra rõ
ràng từng khoản, không được lẫn lộn. Và như vậy, đường rút cuối cùng của bọn
tham quan cũng được bịt lại.
Lúc này Ung Chính đã có thể "đóng
cửa để đánh chó". Có ba cách đánh: Bãi quan, bồi thường hoặc tịch thu gia
sản.
Bãi quan là cách nhắm thẳng vào cái gọi
là "lưu nhiệm để bù nợ". Đây là biện pháp thường làm của các triều đại
trước, sau khi tra ra khoản thâm nợ, lệnh cho viên quan đó, trong một thời hạn
nhất định phải bù đủ. Nhưng có viên quan nào lại chịu rút ruột ra để bù nợ
không? Tất nhiên họ sẽ vơ vét bóc lột nhân dân trăm họ nhiều hơn. Đúng là
"không lấy ở dân thì lấy ở đâu?". Kết quả là kho phủ lại đầy ắp,
nhưng trăm họ lại hết sức khốn khổ. Ung Chính muốn cải cách, tức là muốn nước
giàu dân mạnh, không thêm gánh nặng cho nhân dân trăm họ, để bọn tham quan ô lại
phải gánh hết trách nhiệm về mình. Vì vậy, Ung Chính mới có đối sách, trước là
bãi quan, sau là bồi hoàn. Một viên quan đã mất chức thì còn cách gì để bòn rút
của dân, hắn chỉ còn một cách là tự rút hầu bao, tự rút máu của mình ra. Còn việc
bọn này đã phải vất vả như thế nào mới có được chức quan đó, Ung Chính không
quan tâm. Quan điểm của Ung Chính là: "Lý gì để trẫm phải tiếc lũ tham lại
đó?".
Bồi hoàn cũng phải rõ ràng. Giết người
phải đền mạng, vay tiền phải trả tiền, quốc khố thâm hụt, có lý gì để không phải
bồi hoàn? Ung Chính hạ lệnh, trong quá trình thanh tra, liên quan đến bất kỳ
người nào cũng không tha. Sau khi thanh tra ra bộ Hộ có khoản thâm nợ là hai
trăm năm mươi vạn lạng, Ung Chính lệnh thượng thư, thị lang, lang trung... phải
bồi hoàn một trăm năm mươi vạn lạng, số còn lại, bộ Hộ phải bồi hoàn vào năm
sau.
Người em thứ mười hai của Ung Chính là
Lý Quận vương Doãn Đào, từng chủ quản phủ nội vụ, trong lúc bồi hoàn thâm nợ
không chịu bỏ tiền, đành phải đem những vật dụng quý trong nhà ra phố bán.
Hoàng thượng đối với người thân còn như vậy, liệu còn ai dám chậm trễ bồi hoàn
không?
Ung Chính còn quỵ định, nghiêm cấm mọi
người ứng tiền hoặc trả thay. Trước kia khi truy thu bồi thường, thường có cấp
dưới nào đó đến trả nợ thay, triều đình chỉ lo thu cho đủ ngân lượng, không hề
biết số tiền đó lấy từ đâu. Nhưng Ung Chính không tán đồng như vậy. Ung Chính
nói, dù quan châu, huyện giàu có cũng chỉ nên tạo phúc cho địa phương, sao có
thể trả nợ thay cho bọn tham quan? Và tồi tệ hơn nữa nếu như sĩ dân cũng làm điều
đó. Thế ra cường hào thân sĩ lại muốn câu kết với quan phủ, muốn bọn tham quan
tiếp tục chấp chính; hoặc bọn lưu manh ác bá nhân cơ hội kiếm tiền, mượn cớ trả
nợ thay cho trưởng quan để bóp nặn trăm họ. Vì vậy, Ung Chính nghiêm lệnh không
theo. Ung Chính đã chĩa roi vào mông bọn tham quan ô lại.
Đây không chỉ muốn rruỵ nợ, mà còn muốn
tịch biên gia sản. Tháng tám năm thứ nhất, Ung Chính theo kiến nghị của quan
thông chính ty Tiền Dĩ Khải, một khi tra ra quan thâm nợ, thì thu ngay quan
hàm, cho về nguyên quán, niêm phong gia sản, giám sát gia nhân, cho bán tài vật,
làm mất khả năng chuyển dịch ngân lượng tàng trữ. Một khi xét thấy bọn tham
quan có tội thì lập tức tịch biên gia sản của chúng, gồm cả nhà cửa thân thích,
con em của chúng. Ung Chính hạ lệnh: "Không được mảy may nể tình ngày trước,
dân chúng mong muốn được xử lý nghiêm. Phải truy cho đến sơn cùng thuỷ tận, để
con cháu của chúng phải nghèo khổ, thế mới hợp với ý trẫm". Lệnh được ban
hành, cả nước vang lên tiếng tịch biên nhà, Ung Chính được phong hiệu là
"Hoàng đế tịch thu gia sản". Thậm chí trên chiếu bài cũng có cách
đánh mới, gọi là sao gia hồ.
Một chiếc bình gốm từ thời Càn Long
Xem ra, bọn quan tham chỉ còn
"con đường chết".
Đáng tiếc, dưới thời đại Ung Chính,
ngay "con đường chết" chúng cũng không có. Ung Chính có chính sách:
Chết cũng không tha cho chúng! Vào năm thứ tư, Quảng Đông đạo viên Lý Tân, Phúc
Kiến đạo viên Đào Phạm, vì tham ô, nhận hối lộ, phạm án thâm nợ, vì sợ tội mà tự
sát. Ung Chính hạ lệnh, phải tính sổ với gia nhân và con em của chúng! Ung
Chính chỉ rõ, bọn này biết mình mắc tội lớn khó thoát, nên chúng liều chết để
trốn nợ, bảo vệ tài sản để con cháu đời đời hưởng phúc. Vì theo lệ thường, giết
người chỉ là đầu rơi xuống đất. Một khi người đã chết, tội có nặng đến mấy cũng
chẳng là gì. Tiếc là, Ung Chính không vướng vào bẫy, cũng chẳng kể lệ thường
hay không lệ thường, mang tiếng xấu hay không mang tiếng xấu, Ung Chính đã làm
là làm tới cùng, đừng ai nghĩ sẽ được yên lành.
Đúng vậy, chống hủ bại, dù đã chết
cũng không tha, đuổi bọn cướp, đuổi đến tận chỗ Diêm vương, nhìn bề ngoài có phần
hơi ác. Nhưng trong thời đại tham ô đã thành thói, không ác như vậy thì không
thể trừ tiệt được thói tham ô hủ bại đó. Sự thực đã chứng minh, hàng loạt chính
sách và đối sách của Ung Chính đã giáng những đòn chí mạng vào bọn tham quan ô
lại, nền lại trị của đế quốc đã trong sáng trở lại. Ung Chính chống hủ bại, hô
hào thanh liêm trong vòng năm năm, lương thảo trong quốc khố cuối thời Khang Hy
còn tám trăm vạn lạng, nay đã tăng lên năm ngàn vạn lạng. Điều quan trọng hơn,
bộ mặt xã hội đã thay đổi. Nói là "dưới thời Ung Chính không còn quan
tham" có phần hơi phô trương nhưng đó lại là cách đánh giá công minh về
cách trị quốc của Ung Chính.
Hãy tỏ lời kính phục vị hoàng đế tộc
Mãn này! Để chống lại việc xưa nay vẫn là đầu voi đuôi chuột, Ung Chính đã
giành toàn thắng, sạch sẽ hoàn toàn.
Sự cao minh của Ung Chính không chỉ có
nhường ấy.
Trong lúc cả nước đang truy hoàn khoản
thâm nợ, trừng trị bọn quan tham, Ung Chính đã nghĩ tới vấn đề có tính cơ bản
nhất: Làm gì để chế độ không còn quan tham ô, bảo đảm để các quan đều thanh
liêm?
Đây là vấn đề rất khó, rất sâu. Chúng
ta đều biết, chống hủ bại, hô hào thanh liêm có quan hệ với nhau. Hơn nữa, hô
hào thanh liêm quan trọng hơn chống hủ bại. không có chế độ đảm bảo để quan lại
luôn thanh liêm thì hủ bại khác gì mầm cỏ cắt không sạch, cứ từng búi từng búi
đâm chồi nảy lộc, đúng là "lửa đốt không hết, gió xuân về lại sinh
sôi". Thế là, Ung Chính quyết định cải cách hai hạng mục quan trọng trong
chế độ. Tức là tiền hao tổn qũỵ công và lương cao để dưỡng liêm.
Tiền hao tổn, ở phần "thường lệ"
chương trước, chúng ta đã nói tới, tức là hao tổn về đèn dầu về thóc gạo... là
phần thứ phụ, ngoài phần thuế bình thường. Đây là loại tham ô nửa công khai, nửa
hợp pháp. Tệ nạn này rất nhiều, nhưng không thể trừ bỏ, ngay như hoàng đế Khang
Hy cũng đành mắt nhắm mắt mở cho qua.
Lính gác hộ tống xe ngựa
qua cổng thành phía nam ở Bắc Kinh, ảnh chụp năm 1901
Nhưng Ung Chính không hề hồ đồ, quyết
râm cải cách đến cùng. Ung Chính quy công số tiền hao tổn. Nói cụ thể hơn, đưa
số tiền hao tổn mà trước đây các quan châu, phủ tự thu tự chi, nộp hết vào kho
tỉnh, sau đó, tỉnh phát trở lại cho châu huyện. Nhìn bề ngoài thấy, số tiền hao
tổn vẫn cứ thu, châu huyện vẫn nhận được tiền, chỉ là phải thêm một bước. Cải
cách như vậy có ý nghĩa gì?
Ung Chính thấy có nhiều ý nghĩa. Trước
hết, tiền hao tổn quy công, giống như "phí cải thuế" ngày nay, tiền
hao phí đã có tên, có mức độ. Trước đây, tiền hao phí danh không chính ngôn
không thuận, lại nhất thiết phải thu. Kết quả thu nhiều thu ít lung tung. Đất
nước bất lợi, không thêm được xu nào, lại thêm gánh nặng cho trăm họ, cả dân cả
nước đều bất lợi. Nay tiền hao tổn đã quỵ công, đất nước được quyền đưa ra mức
thu (chủ yếu quy định tỉ lệ mức thu), quan châu huyện có thu nhiều cũng vô ích
(vì chỉ được tỉnh phát cho một số lượng theo quy định) và việc loạn thu đã chấm
dứt. Như vậy, không thêm gánh nặng cho dân chúng, nhà nước cũng có lợi, dân và
nước đều có lợi.
Thứ nữa, làm cho quan hệ giữa quan viên
các cấp trở nên đúng mực hơn. Trước kia, quan châu huyện trưng thu tiền hao tổn
và cũng do quan châu huyện chi phối khoản thuế phụ này. Cấp trên của họ không
có quyền thu, cũng không được quyền chi phối. Đương nhiên, các quan phủ huyện
thu xong phần thuế phụ, cũng phân cho quan trên, kết quả, cấp trên là người sống
nhờ vào quan châu huyện. Như vậy, sẽ dẫn đến kết quả nghiêm trọng "quan
châu huyện có cớ để tham lam bừa bãi, cấp trên biết nhưng không dám tra
xét". Cũng rức là, quan châu huyện tham ô ngày càng điên cuồng, việc giám
sát của cấp trên lại ngày một ít đi. Vì sao? Vì đã nhận của người ta, nên há miệng
mắc quai!
Sau khi tiền hao phí quy công, tình
hình lại khác. Châu huyện nộp tiền hao phí nên coi như là hoàn thành nhiệm vụ;
quan trên phát tiền hao phí xuống, coi như phát tiền trợ cấp. Đối với cả hai
bên đây không phải là tiền "hoa hồng". Đã không ph ải hoa hồng, nên
cũng không có tình người, vậy muốn làm gì thì tuỳ. Châu huyện không dám mượn cớ
hiếu kính cấp trên để bóc lột nhiều hơn, thượng cấp cũng mạnh dạn quản lý cấp
dưới. Vì vậy, tiền hao tổn quy công tuy có phiền hà một chút, nhưng không phải
là thêm việc. Đúng như Ung Chính đã nói: "Gọi là châu huyện đưa tiền để
nuôi dưỡng cấp trên, không bằng nói cấp trên đưa tiền để nuôi dưỡng cấp dưới",
thay đổi một chút mà kết quả khác xa nhau.
Vì vậy, Ung Chính có phần coi trọng biện
pháp này - lúc vừa tiến hành hao tổn quy công, một sô châu huyện cho rằng, thế
nào cũng phải trả lại một phần nên đã bớt lại một ít, tránh phiền hà. Nhưng Ung
Chính đã không phê chuẩn. Ung Chính cho rằng, cứ theo lệ đó, hậu hoạ sẽ khó lường.
Nếu cho phép châu huyện tự do giữ lại thì làm gì có giới hạn. "Tiền thu
ngoại ngạch sẽ tăng thêm nhiều, khéo léo bớt xén, tiền thu sẽ tăng hơn nhiều so
với thuế được thu, dân tình sẽ hết sức khổ sở". Cấp trên vì đã thu đủ con
số cần thu, nên cũng không hỏi han gì nữa, kết quả là khó nói sẽ không dẫn tới
sự hủ bại mới. Vì vậy, tiền hao tổn cần phải nộp đủ lên trên; đốc phủ cũng phải
phát xuống cho đủ số. Dù là phiền hà một chút cũng phải bịt cho được lỗ thủng,
phải phòng được hoạ.
Ung Chính quỵ định, số tiền hao tổn quỵ
công được dùng vào ba việc: Bù vào khoản thâm nợ, dùng vào việc công, thành
"dưỡng liêm ngân". Đây là cách thức phân phối tiền hao tổn quy công,
và cũng là cách thức phân phối để chống hủ bại, hô hào thanh liêm, Ung Chính thấy
mình có phần chặt chẽ và khắc nghiệt, nhưng chặt chẽ khắt khe là để đấu tranh
giành quyền lực, là để tăng thêm lòng hận thù đối với những kẻ ác độc. Còn đối
với những người bình thường, Ung Chính luôn thấu tình đạt lý. Ung Chính không hề
muốn các quan phải đói bụng để làm việc công, ngược lại ông mong họ có được cuộc
sống khá giả. Ung Chính cho rằng, quan viên lớn bé được "cần gì lấy nấy mà
không sợ mất tiếng liêm, muốn gì thì dùng nấy, không sợ mang tiếng là lạm dụng",
vừa không thể bóc lột con dân trăm họ, vừa không thể làm ra vẻ thanh bần để cầu
danh. Nhưng, bổng lộc không thể cao hơn, tham ô không được phép, vậy các quan lấy
gì để có một cuộc sống khá giả? Lại phải nhờ vào "dưỡng liêm ngân".
Cho nên, không thể không thu tiền hao tổn, không thể không để các quan dùng,
nhưng cần có quy chế. Cần phải thích hợp và hợp lý. Các tiêu chuẩn đó là, quan
chức cao hay thấp, công việc nhiều hay ít và thuế thu được bao nhiêu. Từ ba
tiêu chuẩn đó định ra số tiền dưởng liêm và thu nhiều quá là tham ô.
Số tiền dưỡng liêm là tương đối khả
quan. Như tiền lương của tổng đốc là một trăm tám mươi lạng bạc trắng, và tiền
dưỡng liêm của tổng đốc Phúc Kiến (tổng đốc Chiết Mân) là một vạn tám trăm lạng
bạc tráng, gấp một trăm lần. Tiền lương của một quan huyện là bốn mươi lăm lạng,
còn tiền dưỡng liêm ít cũng có bốn trăm lạng và nhiều là hai ngàn lạng, một tỉ
lệ không nhỏ. Ý tứ Ung Chính rất rõ ràng, thu nhập hợp pháp của các vị đã đủ
dùng, kẻ nào còn tham ô, hẳn là muốn tìm đến cái chết.
Tiền dưỡng liêm còn có một ý nghĩa
khác, là đã công khai hoá các khoản thu nhập của quan viên. Trước đây, mọi thu
nhập của quan viên: Thu tiền hao tổn, thu lễ vật, thu thường lệ đều là những
"thao tác mờ ám". Ai tham ai liêm không rõ ràng. Bây giờ thì đã rõ.
Sau này, thu nhập và tiền dưỡng liêm của ai đó có khác biệt quá lớn, đã có xét
tội "nguồn gốc bất minh của số tài sản lớn". Vì vậy, cùng lúc với việc
xúc tiến chế độ tiền dưỡng liêm, Ung Chính còn làm ba việc nữa, còn gọi là ba
biện pháp phối hợp. Một là, phát hai lần lương cho thượng thư, thị lang (chính
phó, bộ trưởng) của năm bộ Lại, Hộ, Binh, Hình, Công và đại học sĩ quản bộ vụ.
Vì họ không được nhận tiền dưỡng liêm, trong tay lại có quyền, sẽ khó tránh
chuyện các quan địa phương tìm đến họ, dùng tiền để đổi quyền. Các quan kinh
thành khác đều được tiền trợ cấp. Hai là, quỵ định mức phí khi làm việc công,
các quan địa phương cũng được cấp loại phí này và tuỳ nghi sử dụng, miễn báo
cáo. Như vậy, mỗi khi đi làm việc công, các quan luôn chi tiêu bằng tiền của
mình, đương nhiên, họ phải biết tiết kiệm. Kết quả, mượn cớ đi làm việc công để
tiêu tiền - lỗ hổng hại công lợi tư này cũng được bịt lại, thói quen xa xỉ cũng
dần dần biến mất.
Việc thứ ba là bỏ thói móc ngoặc xấu
xa. Cụ thể là, nghiêm cấm đưa lễ biếu và bỏ quỵ lễ. Thế nào là quỵ lễ, là lễ tiền
do tục lệ quy ước. Như quan châu quan huyện một lần đến gặp quan tuần phủ, nha
môn đòi chi mười sáu lạng tiền môn bao (phí mở cửa và phí thông báo). Nạp một
ngàn lạng tiền thuế, phải nộp thêm ba mươi lạng phí thủ tục. Cấp dưới gặp cấp
trên bàn việc cống, trước hết phải nộp tiền làm gạch gõ cửa; người đi nộp thuế
nộp xong là hoàn thành nghĩa vụ, nhưng vẫn phải nộp thêm tiền để tạ ơn người
thu thuế. Quy chế kiểu gì thế? Quy chế đốn mạt! Vì vậy Ung Chính hạ lệnh cấm
thu mọi loại "phí nhận". Ung Chính rất tán thành quan điểm của Điền
Văn kính: "Muốn cấm châu huyện tăng chi tăng phí, trước hết phải cấm cấp
trên; muốn cấm cấp trên, trước hết phải bỏ những quỵ định tệ hại". Vì vậy,
Ung Chính thông lệnh cả nước: "Nếu còn ai dám thu riêng quỵ lễ, người đó
phạm tội nặng, thứ đến đốc phủ - người quản lý trực tiếp cũng bị xử tội".
Lúc này gần như Ung Chính đã bịt hết mọi
lỗ thủng dẫn đến hủ bại. Ung Chính đã thành công?
Tiếc là chưa.
Năm 1735, Ung Chính tạ thế, Càn Long kế
vị. Bắt đầu từ người con bảo bối của Ung Chính, Cao Tông Thuần hoàng đế luôn được
ca ngợi là cao hơn tất cả, đế quốc Đại Thanh lại rơi vào hủ bại. Gia tài của
Hoà Thân, một đại học sĩ triều Càn Long có tới tám vạn lạng tương đương với thu
nhập trong mười năm của chính phủ lúc đó, gấp mười bốn lần tài sản riêng của
vua Pháp Louis XIV; gấp mười sáu lần quốc khố trong năm năm thời Ung Chính và gấp
một trăm lần quốc khố trong những năm cuối thời Khang Hy.
Người xưa nói: "Ân với người quân
tử, cũng chỉ được năm đời là hết". Ung Chính cải cách chưa được hai đời đã
hết, thật quá ngắn ngủi!
Điều này đáng để chúng ta phải suy ngẫm.
Trước Ung Chính, lịch sử Trung Quốc từng
mấy cuộc cải cách đầu voi đuôi chuột, không thể hoàn thiện. Sở dĩ như vậy, chẳng
phải quyết tâm không lớn, khả năng không mạnh, chuẩn bị chưa đủ, suy nghĩ chưa
kỹ, hoặc những biện pháp phối hợp chưa xứng. Những vấn đề đó, Ung Chính đều
không mắc phải. Một là, Ung Chính là hoàng đế, cương nghị độc đoán, tay nắm đại
quyền, nói một là một, tung hoành mạnh mẽ, các danh thần cải cách thời đại
không ai sánh kịp. Hai là, Ung Chính ở phiên để rất lâu, nhiều ngày phò chính,
lúc là hoàng tử đã thấu hiểu đúng sai của đế quốc, đã có suy nghĩ chu đáo cho
việc cải cách trong tương lai, từ lâu đã có dự mưu. Ba là, Ung Chính suy nghĩ để
cải cách là rất đúng, có thể nói là chuẩn bị dư luận đâu vào đấy, sắp đặt chu
đáo, phòng bị nghiêm mật, đánh trúng then chốt. Rất nhiều biện pháp đến nay vẫn
còn gần với thực tế. Và còn một điểm quan trọng nữa, Ung Chính hoàn toàn có đủ
điều kiện và tố chất của nhà cải cách. Ung Chính có đủ lòng tin, lại thấu hiểu
tình hình, làm việc không biết mệt mỏi, đâu ra đấy hiệu suất rõ ràng; Ung Chính
cương nghị quyết đoán, luôn luôn thận trọng, luôn theo lẽ phải và biết mở rộng
đường ngôn luận. Ung Chính không phải vị hoàng đế không biết lượng sức chỉ
thích thú với công danh, càng không phải là vị vua tầm thường, không màng tới
thắng lợi, chỉ biết văn vẻ trang sức qua ngày. Ý chí mạnh mẽ và bàn tay sắt của
Ung Chính được hình thành từ ba cơ sở: sự anh dũng, dứt khoát của người Mãn,
kinh nghiệm phong phú của một hoàng tử nhiều năm dự chính và sự hun đúc tinh thần
văn hoá Mãn Hán. Tất cả những cái đó khiến cho cuộc cải cách của Ung Chính vừa
có động tác mạnh, đầy đủ lý lẽ, lại được phòng bị kín kẽ, tránh mọi sơ hở, tóm
lại người lắm tiền nhiều vốn thì làm gì cũng thuận lợi, dễ dàng.
Nhưng vì sao cuối cùng vẫn bị thất bại?
Chúng ta phải nhìn lại xem, lúc đó tại
sao Ung Chính có thể thành công?
Trong thời gian chấp chính, cải cách của
Ung Chính đã có những thành công rực rỡ, ngoài những nguyên nhân đã nói, còn vì
Ung Chính dựa vào quyền uy tuyệt đối chỉ các bậc đế vương mới có. Cũng tức là,
Ung Chính dựa vào đặc quyền và cường quyền để tiến hành cải cách. Câu nói
"Ung Chính vừa cải cách, chính trị đã đổi mới" luôn gắn liền với điều
kiện quan trọng nhất này. Ví như tiền hao tổn quỵ công, từ lâu đã được các vị tổng
đốc Hồ Quảng - Dương Tông Nhân, tuần phủ Sơn Tây - Nặc Mân và tuần phủ Hà Nam -
Thạch Văn Trác đề xuất. Ung Chính đã giao nghi án cho hội nghị cửu khanh thảo
luận, kết quả là đa số không tán thành. Một số quan viên khác đua nhau dâng tấu
phản đối. Nếu việc đang tranh chấp mà cứ cho tiến hành, cải cách sẽ biến thành
việc vô thời hạn. Lập tức, Ung Chính phát thượng dụ, chấm dứt tranh luận, điều
động số quan viên gây trở ngại. Thậm chí Ung Chính cũng không tán thành làm thí
điểm ở Sơn Tây. Ung Chính nói: "Việc thiên hạ có cái đáng làm, có cái
không đáng làm! Nếu thấy có thể làm thì thông báo rộng rãi trong thiên hạ; nếu
thấy không nên làm thì việc gì còn phải làm thí điểm ở Sơn Tây?". Rõ ràng,
nếu Ung Chính không độc đoán chuyên hành, cứ để các quan tranh luận, cải cách
đã trở thành bong bóng.
Điều đó gọi là "chỉ một người trị
thiên hạ". Hoặc nói là, nhân trị và độc tài. Nhìn từ việc tiền hao tổn quy
công, độc tài và nhân trị chẳng có gì là không tốt. Nếu như Ung Chính không độc
tài thì sự việc đã khác. Nhưng chúng ta khống thể dựa vào chế độ độc tài. Nghĩ
xem, nếu một kẻ hư hỏng, một bao cỏ hoặc một tên côn đồ có được quyền độc tài
đó thì sẽ ra sao? Hắn cứ cưỡng chế thi hành thì e không phải cải cách ích nước
lợi dân như tiền hao tổn quy công, hoặc phân bố tráng đinh theo đơn vị ruộng đất
mà không biết đó sẽ là gì đó hại dân hại nước.
Có thể vì thấy trước mối nguy cơ đó, nền
văn hoá Trung Quốc mới đưa ra phương án đức trị và lễ trị để hạn chế "một
người trị chính" của hoàng đế. Cũng tức là, hoàng đế cũng không thể làm bừa.
Làm gì cũng chỉ là những suy nghĩ tốt đẹp. Vì đức và lễ còn đồng thời quỵ định,
không ai được nghi ngờ hoặc dao động trước uy quyền tuyệt đối của hoàng đế. Nếu
ngươi phản đối sự độc tài của hoàng đế thì chính ngươi là người đầu tiên vi lễ
phạm đức. Vì vậy, dù có lễ và đức hạn chế và quỵ định, nhưng có không ít các bậc
đế vương trong lịch sử là những kẻ thất đức vô lễ. Đức và lễ có làm gì được
chúng đâu, chỉ còn chờ thời cơ thay triều đổi đại.
Đương nhiên, đức và lễ cũng quy định
là vua mà vô đạo, thiên hạ có thể đánh, có thể giết. Có điều, vô đạo nói ở đây
phái giống như "vô đạo" nói ở chỗ Kiệt, Trụ. Nếu chỉ là tiêu cực, lãn
công như hoàng đế Vạn Lịch triều Minh thì đức và lễ cũng đành chịu.
Kỳ thực, dù là cần mẫn, trí tuệ như
Ung Chính cũng không phải không có vấn đề. Để bảo đảm rằng mình nắm trọn đại
quyền và không hề có sai sót gì, Ung Chính tự mình nghe ý kiến các nơi, tự mình
nắm rõ mọi chuyện lớn bé. Hàng ngày, ngoài việc hoàn thành các loại lễ nghĩa, gặp
gỡ nhiều thần liêu trong ngoài, Ung Chính còn phải phê duyệt tấu chương, bình
quân mỗi ngày phải phê bảy, tám ngàn chữ. Bất kỳ ai mới bước vào nghề viết lách
đều rõ, một ngày bảy, tám ngàn chữ là khái niệm thế nào. Liệu có mấy hoàng đế,
tinh thần phấn chấn, đầu óc nhanh nhạy, sức lực dồi dào như Ung Chính? Nếu có
thì sớm muộn gì cũng sẽ mệt mỏi, gục ngã.
Những người kế nhiệm Ung Chính, hoặc
không có đầu óc, có sức khỏe, không nhiệt tình như Ung Chính, hoặc không muốn
mình phải gục ngã, chắc sau này không có ai làm việc được như Ung Chính.
Điều quan trọng hơn là, điều kiện để
Ung Chính cải cách thành công lại trái ngược với mục tiêu cải cách của Ung Chính.
Ung Chính muốn trừng trị hủ hại, nhưng lực lượng hủ hại lại sinh ra từ đặc quyền
của Ung Chính, và đặc quyền lại là nguồn gốc của hủ bại. Không có đặc quyền thì
không thể có hủ bại; không có đặc quyền cũng không có cách gì để trừng trị hủ bại.
Một nút buộc rất chặt. Trong các thời đại vương triều phong kiến, chưa có ai mở
được nút buộc đó, Ung Chính cũng vậy.
Ung Chính cũng chưa nghĩ đến một điểm
nữa, sức cản trong công cuộc cải cách của Ung Chính không chỉ có số quan viên
ngoan cố, lòng dạ bất lương mà còn có thế lực truyền thống mạnh mẽ. Truyền thống
này là một lực lượng văn hoá, không ai có thể làm biến đổi hoặc chống đối. Liệu
Ung Chính có thể không cho mọi người bàn về nhân tình, về thể diện, về chuyện đời
được không? Không thể. Vậy Ung Chính cũng sẽ chẳng có cách gì để loại bỏ được
các hiện tượng sau: Mời khách đưa lễ, nịnh hót bợ đỡ, kéo bè kết đảng, bênh kẻ
cùng cánh đánh người khác mình, ghen tuông đố kỵ, tình người lớn hơn vương
pháp... Không loại bỏ được những hiện tượng này thì nền chính trị trong sáng,
quan lại liêm khiết chỉ là mấy câu nói suông, sự hủ bại đã bị trừng trị, sớm muốn
gì sẽ lại phục sinh từ đống tro tàn.
Đương nhiên, Ung Chính không thể phản
đối đặc quyền, phản đối nhân trị, phản đối văn hoá truyền thống.
Cho nên, Ung Chính chưa là bên thắng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét