Ung Chính đế Ái Tân Giác La Dận Chân. |
Luận Anh Hùng - UNG
CHÍNH
5. Hoàng đế như vậy
Ung Chính là hoàng đế như thế nào?
Hoàng đế độc tài.
Ung Chính bài trừ người khác ý, đánh
vào băng đảng, với mục đích rõ ràng, Ung Chính muốn cả đế quốc chịu sự thống trị
tuyệt đối của riêng mình.
Điều đó rất khó, nhưng Ung Chính đã làm
được.
Biện pháp của Ung Chính là xây dựng và
hoàn thiện chế độ mật chiết. Mật chiết, nói trắng ra là bí mật thông tin riêng
giữa thần liêu và hoàng đế, bằng cách trao đổi một số chiếc hộp bằng da chuyên
dùng được chế tạo đặc biệt. Chiếc hộp có hai chìa khoá, một giao cho người tấu
sớ, một trong tay hoàng thượng, người khác không được và cũng không dám mở hộp,
tin tức hoàn toàn bí mật, nên gọi là "mật chiết".
Xây dựng chế độ mật chiết là một hạng
mục cải cách quan trọng của chế độ chính trị truyền thống. Quân thần vốn không
có điều gì riêng tư. Chữ nghĩa đi lại giữa quân thần chỉ có "công
văn", không có thư riêng. Thông thường bên phía các quan có hai loại văn
thư (công văn). Một ioại là "đề bản", chuyên bàn việc công, có đóng dấu;
một loại là "tấu bản", bàn việc riêng, không cần đóng dấu. Hai loại
văn thư này đều do thông chính ty trao chuyển. Quan viên liên quan được đọc trước
khi hoàng đế ngự lãm, coi như là thư công khai, không có gì bí mật. Lúc tấu xin
tu sửa Tuấn Nhĩ Hải, Dương Danh Thời dùng loại đề bản - loại công khai. Vì vậy,
Ung Chính cho rằng Dương Danh Thời cố ý tuyên bố công khai việc đó, để người
khác (bao gồm cả hoàng đế) khỏi cướp mất công sức của mình. Đề bản và tấu bản
có thể công khai, những giữa thần liêu và hoàng đế có một số điều cơ mật cần phải
giấu, không nói ra được thì chẳng có cách gì để phối hợp. Hơn nữa, hình thức
bàn việc công thế này cũng không phù hợp với suy nghĩ của Ung Chính là kết giao
bằng hữu đơn độc với các thần liêu. Vì vậy, Ung Chính mới sử dụng loại mật chiết
được bắt đầu từ thời Thuận Trị, Khang Hy nhưng chưa được biến thành công cụ
chính trị vận dụng phổ biến, hình thành cái gọi là "chế độ mật chiết"
và "chính trị mật chiết".
Chế độ mật chiết thực dụng hơn chế độ
công văn. Ngoài việc giữ được bí mật, nó còn tiện lợi và nhanh chóng hơn nhiều.
Đề bản rất phiền hà. Nó yêu cầu phải viết theo thể chữ thời Tống, cần có hai bản
chính và phụ, phải được nội các thẩm định trước, sau khi hoàng thượng xem xong
phải viết thành hai thứ chữ Mãn, Hán. Mật chiết không cần, nó không câu nệ hình
thức, có thể viết một cách tự do, viết xong không cần qua bất kỳ khâu trung
gian nào khác, trực tiếp đưa đến tay hoàng thượng. Hoàng đế chỉ việc bóc ra
xem, rồi phê, từ đầu đến cuối, không mất nhiều thời gian, không nhỡ việc.
Chính trị mật chiết còn cao minh hơn
chính trị đặc vụ. Đặc vụ là bộ phận tổ chức quan trọng trong chế độ chính trị
thời Minh. Để hoàng quyền được mạnh hơn, đế vương thời Minh đã làm hai việc: Một
là, bỏ chức tể tướng, lấy các thần thay thế, tức là không cần thủ tướng chính
phủ, chỉ cần thư ký và thư ký trưởng, còn nguyên thủ quốc gia và đứng đầu chính
phủ đều do hoàng đế kiêm nhiệm. Nhà Thanh đã kế thừa chế độ này. Hai là, thiết
lập cơ quan đặc vụ. Cụ thể là Đông xương, Tây xưởng và Cẩm y vệ - nơi mà thần
dân thời Minh khiếp sợ, gọi chung là "Xưởng Vệ". Từ đầu thời Minh đã
có cẩm y vệ, là cơ quan đặc vụ chuyên nghiệp do hoàng đế và sủng thần quản lý.
Năm Vĩnh Lạc thứ mười tám, (năm 1420), lập Đông xưởng, nhiệm vụ như cẩm y vệ,
do thái giám quản lý, có quan hệ gần gũi với hoàng đế. Vào những năm Thành Hoá
thời Minh Hiến Tông, có hai thái giám tranh giành Đông xưởng nên mới lập thêm
Tây xưởng. Ngoài ra, vào những năm Chính Đức, vì sủng tín thái giám Lưu Cẩn,
Minh Võ Tông lập thêm cho hắn Nội hành xưởng (sau khi Lưu Cẩn bị giết thì phế bỏ).
Vì có rất nhiều cơ quan đặc vụ, nên nền chính trị thời Minh còn được gọi là nền
chính trị đặc vụ.
Nền chính trị đặc vụ thời Minh cực kỳ
đáng sợ. Một câu chuyện được lưu truyền rộng rãi nói: Có một hôm, hai chàng
trai A, B ngồi uống rượu trong quán. Nói tới thời sự, A nói Xưởng vệ xem xét
minh bạch, B lại mắng Xưởng vệ hoành hành bá đạo. A khuyên B đừng nói vậy, B
nói: Sợ gì, chúng không thể lột da tao? Hôm sau, A ra phố, bị một chàng trai lạ
mặt ngăn lại, nói có việc cần bàn, mời A uống rượu. A được đưa vào quán rượu
hôm qua ngồi với B. Vừa tới đã nhìn thấy một tấm da treo trên tường, là da của
B. Kẻ lạ mặt cười nhạo, nói, nhìn thấy chưa? Ai bảo không dám lột da của hắn! A
sợ đến vãi linh hồn, nghĩ thầm, may sao hôm qua mình không nói xấu Xưởng vệ.
Nền chính trị đặc vụ thời Minh đáng sợ
như vậy, nên rất mất lòng dân và cũng chẳng hay ho gì. Có vẻ như Chu Nguyên
Chương và Chu Lệ không mấy tin tưởng số quan viên dưới quyền. Lo ngại như vậy
là có lý. Thiên tử cao cao tận cửu trùng, sống trong cung khuyết thâm nghiêm,
cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Chính lệnh ban bố, dân tình đề đạt, quản
lý đất nước, bảo vệ chính quyền đều dựa vào quan liêu. Đây là lực lượng mà bất
kỳ vị đế cương nào luôn phải nhờ cậy và luôn phải đề phòng. Vì vậy, ngoài có
quan giám sát công khai (như Ngự sử đài, Đô sát viện) còn phải có thêm cơ quan
đặc vụ bí mật. Nhưng đặc vụ lại do con người tiến hành. Nhưng quan còn chưa tin
được, thì đặc vụ có đáng tin không? Kết quả, vì không được tín nhiệm, nên quan
sinh lòng oán hận, đặc vụ vì quyền thế khá lớn đâm ra làm bừa. Một bên không tận
tâm, một bên làm điều xấu, vương triều Minh bị giày vò cho đến hết.
Nền chính trị mật chiết hay ho hơn nhiều.
Tuy vẫn còn hàm ý không thật yên tâm với các quan viên dưới quyền, nhưng biểu hiện
vẫn là tín nhiệm cao độ ở các quan. Tức là những người được hoàng đế tin tưởng
mới có quyền mật tấu. Ở thời Ung Chính, người có quyền mật tấu có địa vị cao
hơn nhiều so với thời Khang Hy (cao hơn chừng mười lần), quan viên từ cấp tỉnh
phó trở lên đều có thể truyền chiết mật tấu, nhưng vẫn là một loại đặc quyền.
Quan lớn ngoài biên cương, một khi bị thất sủng thì mất luôn đặc quyền này. Một
số quan viên cấp thấp cũng có thể có được đặc quyền này. Đặc quyền luôn khiến mọi
người hâm mộ, vì có nhiều cơ hội được trực tiếp nói chuyện với hoàng đế. Nhất
là các quan viên cấp thấp và ở xa cung đình, cả đời chắc gì đã được nói vài câu
với hoàng đế. Lúc này đã có "đường dây nóng trực tiếp", có gì nói nấy,
muốn tố cáo ai thì tố cáo, cấp trên cũng không quản được, lại không sợ bị lộ bí
mật. Không còn gì vui vẻ, thú vị bằng. Tự nhiên người ta sẽ tích cực vượt tấu
viết mật chiết, cam tâm tình nguyện làm tai mắt cho hoàng đế.
Hoàng đế được rất nhiều cái lợi, vừa
xoá bỏ được nền chính trị đặc vụ mà ai cũng căm ghét, bớt được một khoản chi
tiêu lớn, còn được lòng dân, không phải phòng ngừa việc lạm dụng đặc quyền.
Ngoài việc có sớ tấu bàn chuyện, các thần liêu lớn bé không có quyền lực gì,
không ở trong tổ chức nào, không biến thành một thứ nọc độc lâu dài của đất nước
như Xưởng vệ dưới thời Minh. Nhưng tai mắt của đế quốc, không vì triệt tiêu mất
cơ quan đặc vụ mà ít đi, mà ngược lại ngày càng nhiều, càng rộng. Vì, các quan
viên từ cấp phó tỉnh trở lên đã trở thành tai mắt của hoàng đế. Loại tai mắt
này có ở khắp cả nước, đâu đâu cũng có, trở thành một mạng lưới tình báo, bao
quát tất cả và cực
kỳ nhanh nhạy. Loại tai mắt này không
ai biết ai, nhưng lại cùng nhau giám sát tất cả, chỉ có hoàng đế ngồi ở trên
cao, mắt nhìn ra bốn phương, tai nghe từ tám hướng, không ra khỏi cung mà biết
hết mọi chuyện trong thiên hạ. Thế là hoàng đế trở thành trung khu thần kinh của
đế quốc, trở thành đấng toàn năng duy nhất trong cả nước, biết được tất cả. Các
quan viên có quyền mật chiết được phân bố khắp các bộ, các tỉnh trong cả nước,
trơ thành đầu mút dây thần kinh của Ung Chính, trở thành lá bài trong tay Ung
Chính. Hoàng đế có thể dùng lá bài đó để vận trù trong trướng, để các quan cạnh
tranh được ân sủng, bản thân như ngư ông ngồi hưởng lợi. Tóm lại, chính vì đã
xây dựng được chế độ mật chiết - "hệ thống kinh ngạc" mà trái tim và
tay chân của đế quốc mới được liên thông, hoàng đế mới trở thành "nguyên
thủ" thực sự của đất nước.
Nền chính trị mật chiết của Ung Chính
đáng để các nhà chuyên môn tham khảo, nghiên cứu.
Từ lúc Tần Thuỷ Hoàng xây dựng nên thể
chế chuyên chế trung ương tập quyền và thống trị, quản lý như thế nào một đế quốc
thống nhất, đất đai vô cùng rộng lớn, nhân khẩu vô cùng đông đúc luôn là một vấn
đề rất khó hiểu. Cách làm của các vương triều trước Minh, Thanh là trị nước
thông qua hình thái ỹ thức và luân lý đạo đức. Đó cũng là nguyên nhân để Hán Vũ
đế độc tôn Nho thuật và Tuỳ, Đường xây dựng nên chế độ khoa cử. Theo đường lối
chính trị này, các văn quan lầu thông kinh điển Nho gia, tuyệt đối trung thành
với hoàng thất sẽ là người quản lý chủ yếu của đế quốc. Một đế quốc rộng lớn
trong thời đại nông nghiệp, công việc cũng không phức tạp, chỉ là đóng thuế
đúng hạn, đảm bảo an ninh trong các địa phương. Ngoài ra còn hai việc không có
tính chất quy luật là chế ngự kẻ địch từ bên ngoài, và cứu tế nạn dân. Nếu như
mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, quan lại thanh liêm, dân phong thuần phác
thì quan lại địa phương luôn luôn thoải mái. Vì vậy trong thời bình, quan lại địa
phương rất nhàn nhã, có thể ngâm thơ vịnh nguỵệt, thậm chí là viết sách lập
thuyết, công việc không hề bận rộn. Nhưng, thời "thái bình thịnh trị"
trong lý tưởng lại xây dựng trên một cơ sở không được vững bền. Nếu lại thiên
tai nước lũ, mùa màng thất thu, quan lại tham ô, dân rình sa sút thì sẽ thế
nào? Cái gọi là hình thái ý thức, luân lý đạo đức còn có tác dụng gì? Dù Khổng
Tử còn sống cũng khó mà thuần hoá phong tục.
Và nếu tất cả mọi người đều là Hải Thuỵ,
cũng chưa hẳn đã hết vấn đề. Vấn đề là: Mọi người đều là Hải Thuỵ thì còn cần
hoàng đế để làm gì? Chẳng nhẽ "nền cộng hoà vua bù nhìn" thực sự
không được? Không hề có vị hoàng đế nào lại muốn mình trở thành "vua bù
nhìn". Các vị vua thực sự trong vương triều phong kiến thời kỳ đầu, không
ai muốn bản thân và con cháu của mình chỉ là "nguyên thủ quốc gia trên
danh nghĩa", đúng là "chấp chính do ninh thị, cúng tế do quả
nhân" (quốc gia do quyền thần quản lý, hoàng đế chỉ lo việc lễ nghi). Tâm
lý không thể nói đó hoàn toàn là ích kỷ. Vì mọi người đều là Hải Thuỵ, hoàng đế
sẽ yên tâm. Nhưng nếu mọi người đều là Nghiêm Tung, liệu hoàng đế có yên tâm được
không? Khi đó, vấn đề hoàng đế phải suy nghĩ là liệu đầu mình có còn ở trên cổ
không.
Thực tế, chỉ dựa vào đạo đức, lễ nghĩa
để trị quốc là hoàn toàn không thể (trước đây đã nói nhiều về điều này), vì vậy
mới có nền chính trị đặc vụ ở thời Minh, Ung Chính đã tổng kết nhiều bài học
kinh nghiệm qua các thời đại và cho rằng, đức trị và lễ trị tuy không thể dựa
vào (nhưng cũng không thể vứt bỏ), nhưng nền chính trị đặc vụ còn tệ hại hơn
nhiều. Biện pháp duy nhất là thi hành "nhân trị" (nhân là người). Có
điều "nhân trị" có hàm nghĩa đặc biệt của nó, tức là: Ngoài hoàng đế,
không một ai có thể là chủ thể của nền thống trị. Vì vậy, nên nói một cách
chính xác là "đế trị" - sự thống trị của một mình hoàng đế.
Trước Ung Chính, hình thức chủ yếu của
nền chính trị Trung Quốc là đức trị và lễ trị. Nhân trị là hiện tượng đặc biệt
của một thời kỳ nào đó, và chủ thể không nhất thiết phải là hoàng đế (như Tào
Tháo là thừa tướng, Võ Tắc Thiên là hoàng hậu và thái hậu) và cũng không có một
chế độ tương ứng nào. Ngược lại, không ít hoàng đế chẳng có cách gì để thi hành
trị quyền (như tuổi quá nhỏ) hoặc chủ động vứt bỏ trị quyền (như Vạn Lịch thời
Minh) và kết quả, không có vương triều nào được "yên ổn lâu dài",
không thoát khỏi cảnh thay triều đổi đại. Rõ ràng, con đường thoát duy nhất là,
xác lập "nền chính trị cá nhân" của hoàng đế, khiến hoàng đế trở
thành đại biểu duy nhất cho ý chí đất nước. Ý nghĩa của chế độ mật chiết là
đây.
Cho nên, chế độ mật chiết không chỉ
giúp hoàng đế thu thập tình báo, giám sát quan viên, mà mật chiết còn là thủ đoạn
quan trọng trong hiệp thương chính trị và quyết sách bí mật. Rất nhiều đường lối
cải cách quan trọng và những quyết sách lớn lao của Ung Chính, như phân bổ đinh
trang theo đơn vị ruộng đất, thay chế độ thổ quan bằng chế độ bổ nhiệm, và khơi
thông kênh đào đều được hình thành thông qua mật chiết trưng cầu ý kiến rộng
rãi, rồi suy nghĩ bàn bạc và quyết định, sau đó
triều đình chính thức hạ chỉ lệnh để cả
nước thi hành. Nhưng vì sao hiệp thương chính trị và trưng cầu ý kiến phải
thông qua mật chiết mà không bằng con đường công khai bàn bạc trong hội nghị ngự
tiền? Hoàng đế Ung Chính đã suy nghĩ kỹ và thấu đáo về vấn đề này. Thứ nhất, đến
dự hội nghị chỉ là quan viên bộ môn trung ương, nên không nghe được ý kiến của
các quan địa phương. Thứ hai, người phát ngôn nếu không phỏng đoán chỉ đồng ý của
hoàng thượng, thì cũng nghe theo thủ tục, tể thần, bảo sao làm vậy, không thể
nghe được những điều muốn nói. Thứ ba, nếu dẫn đến tranh luận, sẽ tổn thương
hoà khí, môn hộ, băng đảng sẽ tranh nhau, bất lợi cho sự đoàn kết. Thứ tư, đưa
những điều suy nghĩ chưa thấu đáo công khai với quần chúng, các bên sẽ suy
đoán, thậm chí sẽ dẫn đến đảo lộn, động loạn, bất lợi cho việc ổn định cục thế.
Thăm dò qua mật chiết, kết quả hay hơn
nhiều: Thứ nhất, nghe được ý kiến trung ương, nghe được ý kiến địa phương. Thứ
hai, vì là mật chiết nên người bên cạnh không biết, người phát biểu ý kiến sẽ
nói hết những điều muốn nói. Mọi suy nghĩ, mọi khổ đau, những điều muốn giấu,
không thể biểu lộ công khai, giờ đây đều có thể kể hết, tường tận, khiến chủ
nhân thấu hiểu được mọi vấn đề. Hơn nữa, vì dám nói thật, không cần phải văn
chương ra vẻ, mà tiếp xúc thẳng với thực chất vấn đề. Thứ ba, vì nội dung mật
chiết được bảo vệ nghiêm ngặt, không hề bị tiết lộ, không sợ các quan viên nắm
được và hình thành nhiều dư luận khiến chủ nhân phải suy nghĩ. Thứ tư, thảo luận
mật chiết không mang tính chính thức, một khi phát hiện có gì chưa thoả đáng,
có thể thu hồi ngay, không để xảy ra bất kỳ một ảnh hưởng xấu nào. Có thể nói,
Ung Chính làm vậy là rất có lý, rất cao minh.
Ung Chính lợi dụng mật chiết, không chỉ
tránh được nhiều quyết sách sai sót, ít có những "công trình phải nát
óc", mà còn có thể nắm được nhiều tình huống. Mật chiết không phải văn thư
chính thức, không cần phải nhấn mạnh một điểm nào, có thể nói về mọi vấn đề. Thực
tế, Ung Chính cũng yêu cầu như vậy. Ung Chính từng nói với các quan viên có quyền
mật tấu, muốn họ cho biết nhiều tình hình hơn, như những điều tốt, chưa tốt trong
chính sự địa phương, quan lại địa phương ai lười ai chăm, cấp trên trực tiếp ai
công ai tư, quan viên cấp dưới ai ưu ai khuyết, kỷ luật trong quân doanh nghiêm
minh không, khí hậu có thuận hoà không, sinh kế của trăm họ thế nào, phong tục
thuần phác chăng, thậm chí giá gạo, giá rau, án oan, án lạ, "đều có nghe
người nói lại", "không cần chờ lúc mọi việc được rõ ràng", chỉ cần
tìm được những điều có liên quan. Vì mật chiết chỉ là phản ánh tình hình, không
phải căn cứ để lập án, cuối cùng vẫn là sự phán đoán của Ung Chính, nên có nói
sai cũng chẳng sao.
Đây chính là điểm hơn người, điểm cao
minh của Ung Chính. Mật chiết vốn là chế độ rất nguy hiểm. Mật chiết dễ dàng
liên quan đến cáo mật, thậm chí biến thành một phương thức cáo mật, nếu làm
không khéo dễ làm cho chủ nhân bị mắc lừa. Cho nên, Khang Hy đã nói: "Để
cho người mật tấu không dễ, gặp phái người sơ lược là bị lừa. lạ le thế cũng
nói: Tiểu nhân thường lấy cáo mật để hãm hại người quân tử. Không biết tên người
tố cáo, bị cáo không thể phân giải, trên dưới quân thần nghi ngờ lẫn
nhau". Nhưng Ung Chính đã biến thuốc độc thành thuốc tốt, chơi với lửa mà
không bị lửa thiêu. Phương pháp rất đơn giản, phải "nghe nhiều". Tức
là, phải mở rộng phạm vi quyền được mật tấu, lấy ý kiến khắp nơi, để không bị
vào cảnh bị kẻ nào đó nói ngang nói ngược, để có thể có những phán đoán chính
xác. Ung Chính cũng cho phép bị cáo được biện giải, nhưng không cho biết tên
nguyên cáo. Như vậy, một khi là thực, người trình báo có thể được bảo vệ; chẳng
may tố sai, bị cáo có thể rửa sạch nỗi oan. Cho nên, Võ Tắc Thiên lập chế độ
cáo mật, tạo nên không ít án oan, giả, sai; Ung Chính lập chế độ mật chiết, đã
bảo vệ được không ít người tốt. Vì một viên quan nào đó bị cấp trên hạch tội,
Ung Chính có thể thông qua đường dây khác để hiểu hết thực tình, đúng là
"quan lớn tuy muốn ép cho chết, còn hoàng thượng lại có thể coi là nhỏ '.
Chẳng trách Chương Học Thành cho là "thần thanh liêm chính trực" được
sinh trong thời Ung Chính, đó là điều vạn hạnh và "dù có cảm kích sát
thân, cũng chưa đủ để báo đền".
Đúng vậy, đối với không ít người, được
gặp Ung Chính là được gặp một hoàng đế tốt.
Ung Chính rất coi trọng việc dùng người,
nhiều lần nói: "Trị thiên hạ, việc dùng người là cơ bản, việc khác chỉ là
vụn vặt". Đạo lý này không ít người đã hiểu, khẩu hiệu "tôn trọng
nhân tài" đã được kêu gọi nhiều năm. Vấn đề không phải khó ở mức độ quan
trọng của việc dùng người, mà khó là ở hai vấn đề sau: Dùng như thế nào? Và
dùng ai? Trên thực tế, có thể quy kết thành một vấn đề: Thế nào là nhân tài?
Xưa nay thường có hai cách nhìn về vấn
đề này. Hai cách nhìn đó lại có thể quỵ kết thành hai nguyên tắc, nguyên tắc đạo
đức và nguyên tắc năng lực. Đức quan trọng hơn tài. Một người, nếu có tài không
có đức, thì thà không dùng. Quan điểm đó sẽ dẫn tới hậu quả: "Thà nghe lời
thùng cơm, không cần nghe lời người tài" hoặc "thà làm nô tài, không
làm nhân tài". Nguyên tắc năng lực lại chủ trương "có tài là
dùng". Chỉ cần có năng lực, tài cán, còn như bất nhân bất hiếu, cướp vợ
người khác, nhận tiền người khác, không quan trọng. Hậu quả của chủ trương này
không tránh khỏi văn nhân là vô hạnh, chẳng làm được gì, tiểu nhân thì cản đường.
Đương nhiên, được mọi người thừa nhận và lý tưởng nhất là "đức tài gồm đủ".
Nhưng nếu không thể gồm đủ thì sao? Vậy thì cần đức hay cần tài?
Ung Chính chủ trương nên suy nghĩ vấn
đề từ một góc độ khác. Ung Chính rất thích mấy câu nói của Ngạc Nhĩ Thái. Ngạc
Nhĩ Thái nói: "Việc có khoan cấp, dễ khó; người có cứng mềm, ngắn
dài". Một người nếu không được dùng đúng chỗ, thì dù là người có năng lực
cũng thành vô ích, và dù là người có đạo đức cũng có thể để nhỡ việc nước. Ngược
lại, nếu được dùng đúng chỗ thì dù là người bình thường cũng có thể nên chuyện,
hoặc là tiểu nhân cũng có thể làm tốt công việc. Tóm lại, sử dụng nhân tài phải
đúng tài, đúng nơi, đúng việc và hợp thời thì nhất định sẽ là "quan không
bỏ người, chính không nhỡ việc" (sắp xếp chức vụ không có người nào không
dùng được, thi hành chính trị việc nào cũng làm xong). Lý lẽ rất đơn giản: Người
và việc luôn có cái hay của riêng mình!
Như vậy là quá cao minh. Nhân sự, chẳng
phải người và việc sao? Huống chi, mục đích dùng người là để làm việc. Cho nên,
không thể khảo sát con người một cách cô lập, tách khỏi công việc. Làm như vậy
thì không bao giờ có được kết luận chính xác. Rõ ràng, vấn đề không phải ở chỗ,
ai làm ai không làm, mà là biết dùng hay không biết dùng. Như Chu Thức, học vấn
tốt, làm người thì chính phái, hiền hoà thanh liêm chính trực, có phần thư
sinh, Ung Chính để Chu Thức là thầy học của Hoằng Lịch. Lý Vệ ít học, cư xử thô
lỗ, có dáng giang hồ, nhưng lại tinh anh, bạo gan nhanh nhẹn, Ung Chính cho đi
bắt cướp. Kết quả hai người hành động rất tốt, tài và đức không hề mâu thuẫn. Nếu
làm ngược lại, để Chu Thức đi bắt cướp, Lý Vệ là thầy giáo, e sẽ hồ đồ hết. Rõ
ràng, nếu cứ bàn về đức tài một cách trừu tượng thì chẳng có ý nghĩa gì. Ngoài
đức tài ra Ngạc Nhĩ Thái còn coi "việc" là một nguyên tắc để dùng người,
như vậy là tương đối cao minh, đã giải quyết được một vấn đề khiến từng phải
bàn cãi mãi.
Đương nhiên, không thể không nói tới
hai chữ đức tài, nhưng Ung Chính thấy cần phải giải nghĩa lại. Trước thời Ung
Chính, gồm cả hoàng đế Khang Hy, đế vương các thời đại đều lấy "Kinh ba chữ"
của Tư Mã Chiêu làm chuẩn mực. Ba chữ ấy là thanh, thận, cần, cũng tức là thanh
liêm, cẩn thận, cần mẫn. Ung Chính lại nghĩ khác. Ung Chính ở phiên đệ nhiều
năm thấu hiểu chốn quan trường, nên đã đổi nội hàm của ba chữ này: Thanh biến
thành vờ nghèo khổ, muốn sạch để cầu vinh; thận biến thành sợ việc, đùn đẩy
sang người khác; cần biến thành vụn vặt, vì cái nhỏ bỏ cái lớn. Kết quả, có được
một số thứ gọi là "thanh quan" mỹ danh "thanh thận liêm", kỳ
thực là "quan khéo", "quan theo". Bọn chúng chỉ biết sạch
mình, không lo việc công, hoặc không phạm sai lầm lớn nhưng sai lầm nhỏ thì thường
xuyên, tóm lại là không làm việc. Hoặc no nê suốt ngày, không để tâm đến chuyện
khác; hoặc tụ tập suốt ngày, nói năng lung tung. Nhưng, vì họ hoặc tự nhận là
thanh cao, hoặc nhát gan sợ việc nên không bị coi là tham ô hoặc phù phiếm, phù
hợp với tiêu chuẩn của thanh và thận. Nếu lại chịu khó làm mấy việc lặt vặt thì
còn được coi là cần.
Thế rồi triều đình phát hiện thấy viên
quan nào đó không xứng với chức phận, thậm chí chỉ là phường giá áo túi cơm
nhưng không làm thế nào được.
Ung Chính muốn làm việc, muốn cải
cách, đương nhiên, không thể chấp nhận thói hư, tật xấu đó. Vì vậy, Ung Chính mới
đề ra tiêu chuẩn mới, là công, trung, liêm, năng. Bốn tiêu chuẩn này có sự nhất
quán với nhau: Người trung quân báo quốc là công, người công và quên tư là
liêm, và có lòng công, trung như vậy tất sẽ cần lao với việc của vua, từ đó là
năng. Nếu có ai đó năng lực quá kém, có thể bồi dưỡng học tập thêm, hoặc điều
đi làm việc khác. Tóm lại, một viên quan tốt, đồng thời, còn là trung thần,
thanh quan, số còn lại có năng lực, không phải chỉ là thanh liêm, không phạm
sai lầm, là giữ được bổng lộc, là quan thái bình. Ví như tri huyện Ngô Kiều là
Thường Tam Lạc "luôn giữ liêm khiết" nhưng "nhu nhược không hăng
hái" nên bãi bỏ chức tri huyện đổi thành học quan, không phải lo việc dân
sự.
Hoàng đế Ung Chính thực sự có phần
khác thường, ông hận quan tham, cũng hận loại quan tầm thường và đặc biệt căm
ghét loại quan thủ cựu, chỉ lo giữ mình, ngồi làm bù nhìn, chỉ là "con rối
bằng gỗ", chẳng làm được gì. Ung Chính cho rằng, đất nước lập quan nhậm chức,
không phải để làm chiếc thùng đựng cơm. Phàm những ai không xứng với chức vụ, bất
lực với công việc, đùn đẩy, nhìn trước ngó sau, nhất nhất đều bị bãi miễn, nhường
chỗ cho người có năng lực. Ung Chính nói: "Trẫm xưa nay dùng người, chỉ luận
nhân tài". Một người, chỉ cần trung thành, lại có tài năng, thế là đức tài
gồm đủ. Còn như xuất thân, học vấn, là người Mãn hay Hán, đều không cần suy
nghĩ. Thậm chí là người ít học, tác phong sinh hoạt có phần thiếu sót, cũng
không hề gì. Như Lý Vệ, vốn là người ít học, chức viên ngoại lang bộ Hộ là bỏ
tiền ra mua. Nhưng với chức quan nhỏ bé đó lại dám đối đầu với thân vương. Lúc
Lý Vệ là lang trung, thân vương nào đó chủ quản bộ Hộ đặc biệt tham lam. Mỗi lần
qua tay sô tiền là một ngàn lạng bạc, người đó được hoa hồng là mười lạng, Lý Vệ
bỏ đúng số tiền hoa hồng đó vào một chiếc hòm, để ngoài hành lang bộ Hộ, trên
viết bốn chữ "Mỗ vương doanh dư" (Vương gia ta quá lãi), quan viên lớn
bé qua lại đều nhìn thấy. Vị vương gia nọ cảm thấy rất khó xử, từ đó không dám
"thu thêm". Lý Vệ dũng cảm, nổi tiếng khắp kinh thành. Ung Chính biết
tin, trong lòng đã có tính toán. Sau khi lên ngôi, lập tức cất nhắc, trọng dụng
Lý Vệ. Năm đầu nhậm chức diêm đạo, năm thứ hai thăng là phiên ty, năm thứ ba là
tuần phủ Chiết Giang, năm thứ tư là kiêm lý diêm chính Lưỡng Chiết, năm thứ năm
nhậm mệnh tổng đốc Chiết Giang, năm thứ sáu kiêm lý đạo án Giang Tô, năm thứ bảy
thêm hàm thượng thư bộ Binh, lại thêm hàm thái phó, cuối cùng là thượng thư bộ
Hình và tổng đốc Trực Lệ, cứ thế từng bước thăng tiến.
Lý Vệ không ít tật xấu, nhất là tính
nóng nảy, thô lỗ và vô lễ. Thấy cấp trên cứ luôn Lão Cao, Lão Dương, không gọi
bằng quan chức; đối với cấp dưới, động một tí là mắng, lời lẽ thô tục. Vì vậy,
không ít người tố cáo Lý Vệ. Ung Chính nói: "Lý Vệ thô lỗ phóng túng, ai
chẳng biết, còn nhắc tới làm gì", có ý muốn bảo vệ cho qua. Điền Văn kính
cũng là sủng thần, học lực không bao nhiêu, nhược điểm nhiều, vô số người đã
công kích và bàn tán. Nhưng Điền Văn kính không chỉ hết mực trung thành với nền
chính trị Ung Chính, mà còn biết dốc hết sức vào công việc. Để thi hành chính
sách mới của Ung Chính, Điền Văn kính là người đắc lực nhất, bỏ công sức nhiều
nhất, Ung Chính nói về Điền Văn kính: "Xét quan an dân, trị tham trừ tệ, dốc
hết tâm trí, không từ gian khổ, không tránh hiềm nghi". Vì vậy Ung Chính
kiên quyết ủng hộ Điền Văn kính trong lúc khó khăn nhất và bất kể triều dã trên
dưới lời ra tiếng vào về Điền Văn kính, Ung Chính vẫn cất nhắc Điền Văn kính tới
chức tổng đốc Dự Lỗ.
Nghe nói, Doãn Kế Thiện từng bình về
ba vị "tổng đốc mẫu mực" thời đó. Doãn Kế Thiện nói với Ung Chính:
"Lý Vệ, thần học cái dũng của ông ta, không học cái thô lỗ; Điền Văn kính,
thần học cái chăm chỉ của ông ta, không học sự hà khắc; Ngạc Nhĩ Thái, về tổng
thể là tốt, nhiều cái đáng học hỏi, nhưng thần cũng không học sự ương bướng của
ông ta". Rất đúng, sẽ không có vàng đủ độ vàng, sẽ không có người thực
hoàn mỹ. Ung Chính dùng người, biết lấy sở trường bỏ sở đoản, khiến người ta được
dốc tài, làm hết khả năng, người người đều được phát huy, Một vị quân chủ tầm
thường không bao giờ làm được như vậy.
Ngày hai mươi lăm tháng mười một năm
thứ tư (năm 1726), Ung Chính đã phê mấy câu, ý nghĩa rất sâu xa vào tấu chiết của
tổng đốc Trực Lệ - Lý Phất. Ung Chính nói, ngươi còn rất xa mới sánh được với
rrẫm. Vì sao? Ngươi đọc nhiều sách hơn một chút, còn trẫm không chỉ đọc sách,
còn "từng trải thế sự nhiều năm", nên tình cảm hay lý trí đều có những
điểm khác thường. Trẫm không phải là tự khoác lác bất tận, cũng không phải là
quân vương tầm thường dựa vào quyền uy của đế vương áp chế thần hạ. Nếu tự thấy
có thể "thuộc được mấy bài trần thuật, nhớ được mấy câu vô hồn trong
sách" để xem thường trẫm, e sau này ngươi sẽ hối không kịp.
Ung Chính nói vậy là có nỗi khổ riêng
của mình. Khang Hy cũng thế, Ung Chính cũng thế, đều là những người tự biết về
mình. Trong lòng họ đều rõ, trong thâm tâm giới trí thức tộc Hán, họ là hoàng đế
đế quốc Đại Thanh, họ là "loại man rợ" không có văn hoá. Họ đã chinh
phục bằng vũ lực và bằng những thủ đoạn dã man, mới xây dựng nên đế quốc này.
Và sau khi đã xây dựng xong, họ đã phải quay lại để học tập nền văn hoá của người
bị chinh phục. Vì vậy, hoàng đế Đại Thanh và văn nhân tộc Hán mới có một quan hệ
khá đặc biệt: Người trước là người thắng lợi về mặt chính trị, người sau lại có
cảm giác ưu việt về mặt văn hoá. Không thể chinh phục được văn hoá nếu chỉ dựa
vào vũ lực và cường quyền. Và văn hoá được truyền bá theo một quy luật: Người
luôn muốn trèo cao, nước luôn chảy chỗ trũng, nền văn hoá có ưu thế không thể bị
đồng hoá bởi nền văn hoá thấp hơn. Vì vậy, cả Khang Hy lẫn Ung Chính đều rõ, muốn
được người ta tâm phục; muốn được giới trí thức tộc Hán thành phục, tất phải
cùng bàn về văn hoá với họ.
Thực tế, trình độ văn hoá Hán của hai
vị hoàng đế tộc Mãn từ lâu đã hơn hẳn một số nhân sĩ tộc Hán nói chung. Hơn nữa
họ còn hiểu Mãn văn, Mông Cổ văn, lầu thông văn hoá Mãn, văn hoá Mông Cổ (Khang
Hy còn có Tây học, học tập được nhiều thứ) nên lại càng hơn hẳn một số trí thức
tộc Hán nói chung. Chỉ cần không có thành kiến dân tộc, đều phải thừa nhận họ
có đủ tư cách là hoàng đế Trung Quốc, hoặc ít ra cũng là mạnh hơn hoàng đế thời
Minh. Hoàng đế vương triều qua các thời đại ở Trung Quốc, thời Minh là yếu nhất.
Không là hôn thì là bạo, hoặc là lười biếng, khá hơn một chút là bình thường.
Khó khăn lắm mới có được người muốn làm việc thì khí số đã hết. Nhưng, mặc dù
hoàng đế Khang Hy đã tỏ rõ lòng hâm mộ nền văn hoá Hán và trình độ văn hoá Hán
của mình, nhưng tư tưởng một số người vẫn chưa chuyển biến kịp. Do đó Ung Chính
cho rằng, nếu không để nền thống trị của Đại Thanh thâm nhập vào lĩnh vực văn
hoá tư tưởng thì nền thống trị sẽ không bền vững.
Sau đó, Ung Chính đã làm hai việc: Một
là, tôn Khổng; hai là, bàn về Phật.
Ung Chính tôn Khổng vượt qua mọi đế
vương tiền bối. Ung Chính phong tiên nhân năm đời của Khổng Tử là vương, lệnh
không phạm huý với Khổng Tử như với quân chủ, Ung Chính quỳ lạy trước bài vị của
Khổng Tử. Đó là những việc mà ngay cả các bậc đế vương tộc Hán cũng chưa làm được.
Hoàng đế xưng hiệu là "thiên tử". Hoàng đế chỉ phải quỳ trước trời đất,
tổ tông và cha mẹ. Ung Chính quỳ bái Khổng Tử coi như đã nâng Khổng Tử là ngang
hàng với trời đất, cha mẹ vua, đương nhiên không còn gì tôn kính bằng.
Tư thế của Ung Chính rất cao. Trước đây,
các bậc đế vương thời đại đi tuần thị Thái học, đều xưng là "hạnh học",
có ý là đế vương hạnh lâm học phủ. Ung Chính cho rằng, như vậy là bọn bề tôi
tôn quân, nhưng "lòng trẫm vẫn chưa yên", vì thế, mới đỗi là nghệ, có
ý bái phóng, thính giáo. Dê vương là bậc tôn quý nhất trong các vương triều thời
đại. Bất luận là tới đâu cũng đều là đế vương tuần hạnh, người đời được chiêm
ngưỡng. Riêng việc đến trường học thì không là "quang lâm chỉ đạo" mà
là "bái phỏng thỉnh giáo", điều đó không chỉ là sự tôn trọng đối với
tri thức, với văn hoá, mà còn là sự tôn trọng đối với toàn thể phần tử trí thức,
tự nhiên rất được lòng người. Mà được lòng người đọc sách trong thiên hạ là được
nửa phần giang sơn văn hoá Trung Quốc.
Nhưng Ung Chính vẫn cho là chưa đủ.
Ung Chính thấu hiểu, chinh phục lòng người đọc sách chẳng dễ dàng gì. Những việc
làm nêu ở phần trên, có thể làm cho họ cảm động, chưa hẳn đã khiến họ phải bái
phục, muốn được họ bái phục, còn phải đưa ra một ít "quả khố. Thế là Ung
Chính cùng bàn bạc với họ về Nho học. Ung Chính từng nói với các cử tử đến tham
dự khoá thi: Lúc thường các ngươi đã hiểu gì về lễ nghĩa liêm sỉ? Hiểu được
nghi văn lễ tiết, sẽ biết tiến thoái lui nhường, đó chỉ là "tiểu lễ".
Biết trọng nghĩa thủ tín, có thể thận trọng trong lời nói việc làm, đó cũng chỉ
là "tiểu nghĩa". Thi hành giáo dục dân chúng, thuần hoá phong tục,
khiến người thiên hạ, là thần phải tận trung, là con phải tận hiếu, đây mới là
"đại lễ". Luôn thành thực, lo việc công, thẳng thắng chính trực, khiến
người thiên hạ không đảng không tư, chung sức chung lòng vượt khó, mới là
"đại nghĩa". Đó là những lời nói cao xa và sâu sắc. Các sĩ tử lấy làm
kinh ngạc, chỉ còn biết bái phục tự đáy lòng.
Ung Chính không chỉ bàn về Nho, mà còn
bàn về Phật. Năm thứ mười một (1733), Ung Chính cho tổ chức Pháp hội ở trong
cung và rự mình thuyết pháp, có thu nhận mười bốn môn đồ: Ái Nguyệt cư sĩ Trang
Thân vương Doãn Lộc, Tự Đác cư sĩ Quả Thân vương Doãn Lễ, Trường Xuân cư sĩ Bảo
Thân vương Hoằng Lịch, Húc Nhật cư sĩ Hoà Thân Ngũ Hoằng Trú, Như Tâm cư sĩ Đa
La Quận vương Phúc Bành, Thản Nhiên cư sĩ Đại học sĩ Ngạc Nhĩ Thái, Đăng Hoài
cư sĩ Đại học sĩ Trương Đình Ngọc, Đắc Ý cư sĩ Tả đô ngự sử Trương Húc, Vãn Giác
thiền sư Nguyên Tín Tuyết Hồng, Ngộ Tu thiền sư Minh Sơ Sơ Vân, Diệu Chính chân
nhân Lâu Cận Viên, Tăng Siêu Thiện Nhược Thuỷ, Tăng Siêu Đỉnh Ngọc Huyền, Tăng
Siêu Thịnh Như Xuyên. Trong đó có tám người tục (bốn thân vương, một quận
vương, hai đại học sĩ, một ngự sử) và năm hoà thượng, một đạo SĨ. Ung Chính có
hiệu là Phá Trần cư sĩ, còn là Viên Minh cư sĩ. Hoàng đế, vương công, đại thần,
hoà thượng, đạo sĩ ngồi lại cùng nhau bàn về đạo, thực là việc hiếm thấy.
Kỳ thực, từ lúc còn ở phiên để, Ung
Chính đã lễ Phật. Sau khi là hoàng đế, ngày bận trăm công ngàn việc, còn phải
chú ý về mặt tinh thần các đại thần Nho học, nên bàn về Phật có ít ' hơn, nhưng
một khi đã bàn thì không sao dứt ra được. Ung Chính đã từng kể một câu chuyện,
Ung Chính nói với Niên Canh Nghiêu: "Ở kinh thành có đạo sĩ họ Lưu, từ lâu
đã nổi tiếng, tự nói là đã mấy trăm tuổi, nhìn thấu kiếp trước của con người,
nói ở kiếp trước, Di Thân vương cũng là một đạo sĩ. Trẫm nghe mà buồn cười và
có nói với Di Thân vương, người ấy là đạo sĩ, ngươi cũng là đạo sĩ, đây có thể
là duyên pháp trước kia của hai người. Có điều, trẫm vẫn chưa hiểu, cuối cùng
vì duyên cớ gì, ngươi - một đạo sĩ lại đến làm việc cho hoà thượng như trẫm. Di
Thân vương không trả lời. Trẫm lại nói, Phật thật, tiên thật, thánh nhân thật
chính là chúng ta, đến gieo trồng thửa ruộng phúc cho chúng sinh. Số người
không có sức mạnh đó thì "làm hoà thượng, đạo sĩ, ai nấy lập môn hộ, rất
thuận tiện". Ý muốn nói, hoàng đế Ung Chính tuy không xuất gia nhưng lợi hại
hơn, công đức viên mãn hơn hoà thượng và đạo sĩ đã xuất gia. Ung Chính đâu chỉ
là "hoà thượng", "dã tảng, mà đúng là thật sông, giáo chú.
Dưới gầm trời này vẫn còn một vị hoàng
đế như vậy.
Cần phải thừa nhận, trình độ Nho học
và Phật học của Ung Chính đều không thấp. So với số dung Nho và ngu tăng, Ung
Chính không biết cao minh hơn bao nhiêu lần! Ung Chính đã nắm được tinh tuý của
Nho học và Phật học. Nho gia nói, "tu tề trị bình", Phật gia nói
"phổ độ chúng sinh", nói đi nói lại cũng chỉ là để mọi người có cuộc
sống tốt, để mọi người cảm thấy hạnh phúc? Cần phải gieo trồng mảnh ruộng phúc.
Theo Ung Chính, mảnh ruộng phúc đó không nằm ở Tây phương tịnh thổ, mà nằm ở
Đông thổ nhân gian. Vì lúc này Đông thổ đã có Thích chủ không là Thích chủ, Khổng
Khâu không là Khổng Khâu. Người chủ đó không ai khác, mà chính là trẫm - hoàng
đế Ung Chính Ái Tân Giác La Dận Chân.
Lúc này Ung Chính đã có đầy đủ về mặt
tư tưởng (sùng Nho lễ Phật), về mặt tổ chức (cử hiền dụng nhân), về mặt chế độ
(chính trị mật chiết), Ung Chính đã có thể ra tay vì đế quốc của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét