Tranh và thư họa của Tề Bạch Thạch.
Tề Bạch Thạch (Qi BaiShi) 齊白石 tên thực là Tề Thuần Chi, tự là Vị Thanh, biệt hiệu Lan Đình. Năm 27 tuổi học vẽ, được thầy là Hồ Thâm Viên đặt tên cho là Hoàng (nghĩa là ngọc hình bán nguyệt), tự là Tần Sinh, hiệu là Bạch Thạch.
Ông còn vô số tên hiệu khác,
chẳng kém gì hai đại danh họa Nghê Vân Lâm (đời Nguyên) và Thạch Đào Hòa Thượng
(đầu đời Thanh.) Đại khái có thể kể như: Tề Đại, A Chi, A Trường, Mộc Nhân, Lão
Mộc, Lão Mộc Nhất, Mộc Cư Sĩ, Ký Viên, Ký Bình, Lão Bình, Bình Ông, Ký Bình Đường
Lão Nhân, Bạch Thạch Sơn Ông, Bạch Thạch Lão Nhân, Tá Sơn Ngâm Quán Chủ Giả,
Tinh Đường Lão Ốc Hậu Nhân, Hạnh Tử Ô Lão Dân, Tam Bách Thạch Ấn Phú Ông…
Sinh ra và lớn lên ở nông thôn, một thời gian dài Tề Bạch Thạch tắm mình trong cuộc sống của nhân dân lao động. Vì vậy, đề tài trong tranh ông luôn gắn bó với cuộc sống đời thường của người lao động.
Tề Bạch Thạch sinh năm 1863
(có sách ghi 1861) trong một gia đình nông dân rất nghèo. Thuở nhỏ cậu chỉ được
học nửa năm rồi phải nghỉ để chăn trâu, đốn củi giúp gia đình. Hơn 10 tuổi cậu
trọ học nghề thợ mộc và tỏ ra rất có năng khiếu trong kỹ xảo chạm trổ hoa văn
trên gỗ. Cho đến gần 30 tuổi Tề Bạch Thạch đã kiếm sống được bằng nghề vẽ
tranh.
Chuyên tâm nghiên cứu, miệt
mài khổ luyện, cuối cùng Tề Bạch Thạch đã nắm bắt được bí quyết của tranh quốc
họa. Từ đó, tranh ông là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, mang
đậm dấu ấn của một phong cách tài hoa.
Sinh ra và lớn lên ở nông
thôn, một thời gian dài Tề Bạch Thạch tắm mình trong cuộc sống của nhân dân lao
động. Vì vậy, đề tài trong tranh ông luôn gắn bó với cuộc sống đời thường của
người lao động. Cải bẹ trắng, củ cải dưới đất, các loài chim nhỏ trên trời, tôm
cua dưới nước và hoa cỏ trên đồng… hiện lên trong tranh Tề Bạch Thạch vô cùng
sinh động, được đông đảo nhân dân ưa thích.
Vừa khiêm tốn học tập các
nhà nghệ thuật tiền bối vừa không ngừng tìm tòi sáng tạo nghiên cứu tỉ mỉ đối
tượng miêu tả trước khi đặt bút vẽ, tranh của Tề Bạch Thạch càng ngày càng nổi
tiếng. Từ nhỏ Tề Bạch Thạch đã rất yêu thích loài tôm và đề tài này luôn trở đi
trở lại trong tranh ông. Ông thường đến bên bờ nước để quan sát chúng. Năm 57
tuổi Tề Bạch Thạch đã vẽ tôm hết sức thành công. Tuy nhiên, ông cho rằng những
con tôm ấy chỉ mới giống về bề ngoài còn “đặc điểm tinh thần” của chúng thì vẫn
chưa được thể hiện đầy đủ. Thế là, Tề Bạch Thạch mua tôm sống về nuôi. Ông quan
sát rất kỹ và phát hiện ra rằng khi tôm bơi trong nước, hai mắt nó đưa ngang
ra, lại nữa, thân tôm sống thường trong suốt. Vì vậy, Tề Bạch Thạch đã dùng mực
có độ đậm nhạt khác nhau để vẽ thân tôm. 23 năm sau, khi Tề Bạch Thạch 80 tuổi,
tôm trong tranh ông đạt đến đỉnh điểm tuyệt vời của nghệ thuật hội họa. Năm
1953, khi Tề Bạch Thạch tròn 90 tuổi, ông được Bộ Văn hóa Trung Quốc phong tặng
danh hiệu “Nhà nghệ thuật kiệt xuất của nhân dân Trung Quốc”. Năm 1956 ông được
vinh dự nhận “Giải thưởng Hòa bình quốc tế”. Tề Bạch Thạch mất năm 1957.
Dưới đây là hơn 100 bức
tranh của Tề Bạch Thạch.
Tuyệt vời Tề Bạch Thạch & Phạm Văn Thế.
Trả lờiXóa