Tề Bạch Thạch - Đại
sư hội họa
Bài viết của Phó Đức An
Tề Bạch Thạch là một danh họa Trung Quốc với các tác phẩm thủy mạc sinh động đầy sức sống. Những bức tranh của ông là những bức họa về sơn thủy, nhân vật, hoa điểu, động vật. Ông vẽ tranh về những con tôm đạt đến độ siêu phàm nhờ việc nuôi tôm và dành nhiều thời gian để quan sát chúng. Hay là việc ông vẽ những chú ong rất sống động, bay bổng. Quan điểm hội họa của Tề Bạch Thạch là "hội họa nằm giữa thực và ảo". Những năm cuối đời, đa số các tác phẩm của ông là vẽ chuột, tôm, và chim. Ông cũng rất giỏi khắc triện và tự gọi mình là "phú ông của ba trăm triện đá" (三百石印富翁” tam bách thạch ấn phú ông).
Cuộc đời của Tề Bạch Thạch là một huyền thoại. Ông làm thợ mộc năm 14 tuổi, 25 tuổi vẽ tranh bán ngoài chợ, học khắc dấu năm 32 tuổi, đi chu du khắp đất nước năm 40 tuổi, và chuyển đến Bắc Kinh ở vào tuổi 53. Ông có hai đời vợ và sinh được 12 người con, trong đó có một người con sinh ở tuổi 83. Ở tuổi 85, ông vẫn còn muốn cưới vợ. Trước khi qua đời ở tuổi 93 , bên cạnh ông vẫn có một cô gái 22 tuổi yêu ông và ông cũng muốn kết hôn với cô ta. Ngay cả đến Hồ Thích (1891-1962) là nhà văn, nhà hoạt động văn hóa, tư tưởng, chính khách nổi tiếng của Trung Quốc cũng phải thở dài than rằng ông già tinh lực quá sức là phi thường.
Ông
sinh tại Tinh Đẩu, Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam. Tên của ông là do các thầy dạy vẽ đặt
cho ông bởi ông sinh ra ở núi Bạch Thạch (Núi đá trắng). Ông xuất thân trong một
gia đình thuần nông nghèo khó và ông bị đau ốm liên miên lúc thơ ấu. Khi còn nhỏ,
Tề Bạch Thạch học trường tư với ông nội trong vài năm. Cha mẹ cưới vợ cho ông
khi ông còn rất nhỏ. Người vợ nguyên phối của ông tên là Trần Xuân Quân, sinh tổng
cộng 5 người con cho ông. Ông có đứa con đầu lòng vào năm 1883 khi mới 20 tuổi.
Năm
1919, khi nạn thổ phỉ xẩy ra nghiêm trọng ở Hồ Nam, Tề Bạch Thạch chuyển gia
đình đến Bắc Kinh để lánh nạn, nhưng vợ ông là một phụ nữ nông thôn điển hình,
không quen với cuộc sống đô thị, vì vậy bà không đến Bắc Kinh cùng với ông.
Nhưng vì lo lắng rằng chồng không có người chăm sóc nên đã tìm cho ông một người
thiếp 18 tuổi tên là Hồ Bảo Cháu, vậy là Tề Bạch Thạch đưa Hồ Bảo Cháu đến Bắc
Kinh sinh sống, để lại năm đứa con và vợ ở Tương Đàm.
Tề
Bạch Thạch và Hồ Bảo Châu sống rất ân ái ở Bắc Kinh, sau hai năm, Tề Bạch Thạch
57 tuổi, Hồ Bảo Châu sinh thêm một người con trai cho ông, tên là Tề Lương Trì.
Sau này Tề Lương Trì đã được Tề lão nhân truyền lại các bí quyết vẽ của mình và
nối nghiệp bố phát huy được hội họa “Tề phái” với nhiều tác phẩm chẳng kém gì
ông bố. Sau đó, được sự chỉ đạo của thủ tướng Chu Ân Lai, Tề Lương Trì luôn ở
bên cạnh Tề Bạch Thạch chăm lo đời sống của bố. Sống ở Bắc Kinh được 23 năm,
khi Tề Bạch Thạch đã 78 tuổi thì vợ nguyên phối ở quê mất. Lão gia biết tin
khóc lóc thảm thiết, nước mắt nước mũi tràn trề, đau lòng vô hạn.
Các nhân vật do ông vex kèm theo bút tích càng hài hước và hóm hỉnh hơn, những ông già tóc hoa râm sáng sủa, vui vẻ như một đứa trẻ nghịch ngợm.Trẻ già, trẻ già, là họ!
Một năm sau, bạn bè xung quanh khuyên ông nên lập Hồ Bảo Châu làm "chính thất", và ông già nghe theo, vậy là Hồ Bảo Châu chính thức trở thành vợ thứ hai của Tề Bạch Thạch. Khi Tề Bạch Thạch 80 tuổi, Hồ Bảo Châu lại sinh thêm một đứa con trai cho ông, ông già rất vui mừng và nghĩ rằng đây là đứa con cuối cùng của mình nên đã đặt tên con là Tề Lương Mạt (Mạt là cuối, ý nói đây là thằng chót, thôi không đẻ nữa), nhưng sau đó Hồ Bảo Châu lại mang thai. Vào thời điểm này, bà đã 44 tuổi, và cuối cùng bị chết vì khó đẻ.
Hai
năm sau khi Hồ Bảo Châu qua đời, Tề Bạch Thạch gặp một y tá trong bệnh viện,
lúc này ông lão lại có ý định cưới cô ta nhưng bị con cái phản đối kịch liệt.
Sau đó, người phụ nữ vẫn sống ở bên ông với danh nghĩa hộ lý mà không kết hôn.
Trong khoảng thời gian này, một người bạn cũng đã giới thiệu một người phụ nữ
44 tuổi cho Tề Bạch Thạch nhưng lại bị ông chê là “Quá già.” Khi ông 93 tuổi,
ông lại thích một cô gái 22 tuổi, và sẵn sàng kết hôn với cô ta, cả hai đã thảo
luận về việc kết hôn vào năm sau, nhưng tiếc cho cụ, chưa kết hôn thì cụ đã về
chầu tổ tiên trước ngày cưới.
Nếu
nói về tranh thủy mạc Trung Quốc, lão PP thích nhất tranh của Tề Bạch Thạch, rồi
đến tranh sơn thủy của Hoàng Thấn Hồng, sau đó đến tranh ngựa hoang của Từ Bi Hồng.
Tranh thủy mạc của Hoàng Thấn Hồng rất tuyệt vời, ông là bậc thầy số 1 trong
tranh thủy mạc non nước Trung Hoa cận đại. Nhưng các tác phẩm của ông lại không
bán được giá cao như tranh của Tề Bạch Thạch. Người ta thường gọi ông và Tề Bạch
Thạch là “Nam Hoàng Bắc Tề”, tức miền nam thì có Hoàng Thấn Hồng và miền Bắc có
Tề Bạch Thạch là những cây vẽ thủy mạc kinh điển nhất.
Tề
Bạch Thạch là nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử nghệ thuật hiện đại
Trung Quốc, những bức tranh của ông không chỉ ảnh hưởng đến vô số người trong
thời kỳ cận đại của Trung Quốc, mà còn là họa sĩ được kính trọng và yêu mến nhất
trên thế giới. Danh họa Trương Đại Thiên Trung Quốc đã từng mời Picasso đến
thăm đất nước, Picasso nói đùa rằng: “Tôi không dám đến Trung Quốc của bạn, vì
Trung Quốc có Tề Bạch Thạch”.
Trên
cơ sở kế thừa nghệ thuật hội họa cổ, Tề Bạch Thạch đã tạo ra một phong cách mới,
từ hội họa hàn lâm chuyển sang hội họa bình dân thông qua sự tìm tòi và đổi mới
không ngừng của chính ông. Tác phẩm của ông nhã tục cộng hưởng, sức sống bền bỉ.
Mãi cho đến giờ, các nhà sưu tầm vẫn say mê với các tác phẩm của ông, mua đi
bán lại vẫn nóng sốt trên các sàn giao dịch. Tác phẩm “松柏高立图·篆书四言联” (Tùng bách cao lập đồ - Pine and Cypress Gao Litu ·
Four Characters in Seal Script) là một kiệt tác về thư pháp và hội họa của ông.
Vào tối ngày 22 tháng 5 năm 2011, sau hơn nửa giờ và gần 50 cuộc đấu giá quyết
liệt, bức tranh cuối cùng đã được bán với giá gần 426 triệu nhân dân tệ (khoảng
68 triệu Đô La), lập kỷ lục mới cho hội họa và thư pháp Trung Quốc hiện đại.
Đây là bức họa mà ông vẽ tặng sinh nhật lần thứ 60 cho Tưởng Giới Thạch sau chiến
thắng của Chiến tranh chống Nhật năm 1945. Tác phẩm này cũng rất xuất sắc về chủ
đề. Bức tranh bao gồm cây tùng, cây bách và đại bàng. Đại bàng là một trong những
chủ đề quen thuộc và yêu thích nhất trong tranh của Tề Bạch Thạch. Hai bên trái
và phải của bức tranh có kèm theo câu đối bằng chữ triện 人生長壽,天下太平
(Nhân sinh trường thọ, thiên hạ thái bình), mang tính chất mạnh mẽ, tự nhiên và
trang nghiêm. Bức tranh này được vẽ khi ông 86 tuổi, đây là giai đoạn chín muồi
nhất trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của ông.
Cuộc đời của Tề Bạch Thạch nắm giữ mọi thứ trong trái tim mình, kết hợp tình yêu thuần khiết và sâu sắc với vẻ đẹp hoang dã của thiên nhiên, lồng ghép sự chân, thiện, mỹ vào nhau, cho ra những tác phẩm đầy nhân tính thể hiện lên triết lý “Một hạt cát, một thế giới. Một bông hoa, một thiên quốc” (一沙一世界,一花一天国 Nhất sa nhất thế giới, nhất hoa nhất thiên quốc.)
Một
quái kiệt về hội họa khác của Trung Quốc tên là Trương Đại Thiên cũng tầm cỡ gần
bằng Tề Bạch Thạch. Cũng được người đời so sánh và cũng gọi hai vị là “Nam
Trương Bắc Tề”. Năm 1998, Bảo tàng Cố cung Quốc gia tại Đài Bắc đã tổ chức
"Triển lãm chung tranh của Trương Đại Thiên và Picasso". Trương Đại
Thiên là một danh họa lại vô cùng sùng bái Picasso.
Câu
chuyện bắt đầu vào năm 1956. Khi đó, Trương Đại Thiên đến Pháp để thiết kế Gian
hàng Trung Quốc cho Triển lãm Quốc tế Paris, ông đã đến thăm Picasso ba lần
nhưng không được gặp bởi đều vào lúc Picasso đang vùi đầu sáng tác. Trương lão
gia là một người không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi đạt được mục tiêu, và cuối
cùng đã gặp được Picasso.
Không
nói lời nào, Picasso mang ra năm album ảnh, mỗi album có ba mươi hoặc bốn mươi
bức. Trương Đại Thiên xem kỹ từng bức và thấy rằng tất cả đều là tranh thủy mạc
do Picasso vẽ bằng bút lông và mực tầu, và tất cả đều bắt chước phong cách vẽ của
Tề Bạch Thạch. Vào tháng 3 năm 2019, một bức tranh hiếm hoi của Picasso
"Cô gái thổi sáo và anh chàng khỏa thân” đã được bán với giá 286.000 euro ở
Paris. Điều đáng chú ý là bức tranh được tạo ra bằng bút và mực tầu Trung Quốc.
Picasso
đã nói với Trương Đại Thiên: "Khi nói về nghệ thuật trên thế giới này, thứ
nhất là Trung Quốc các bạn, thứ hai là Nhật Bản, và nghệ thuật Nhật Bản đến từ
Trung Quốc. Thứ ba là nghệ thuật của người da đen châu Phi. Trong những năm
qua, điều mà tôi thường cảm thấy không thể giải thích được, tại sao lại có nhiều
người Trung Quốc đến Paris để học nghệ thuật”. Ông nói tiếp :”Nghệ thuật phương
Đông của các bạn là bánh mỳ, còn chúng tôi chỉ là vụn bánh mỳ”. Đại sư số 1 thế
giới vẫn cứ khiêm tốn đến thế. Các bạn danh họa gốc Việt của tôi học được gì
không?
Picasso
đánh giá về Tề Bạch Thạch như sau: “Tề Bạch Thạch là một họa sĩ tuyệt vời ở
phương Đông. Bức tranh vẽ cá bằng thủy mạc của ông không có màu gì cả, và ông vẽ
nước bằng một đường nét duy nhất, nhưng nó khiến người ta nhìn thấy dòng sông,
ngửi thấy hương thơm của nước. Ông ta vẽ trúc và hoa lan thì tôi không vẽ được.”
Tranh
của Tề Bạch Thạch là đại diện chính cho sự phát triển của phong cách hội họa
Trung Quốc thời hiện đại, ông đã phá bỏ rào cản khắt khe giữa tranh dân gian
Trung Quốc, tranh văn nhân và chủ nghĩa hàn lâm, với chủ đề đầy sức sống và những
nét vẽ thuần thục đã tạo ra một cảnh giới chưa từng có trong lĩnh vực hội họa
Trung Quốc. Ông với trái tim trẻ thơ ngay thật và một tình yêu thuần khiết của
nông dân đã được mọi tầng lớp xã hội kính trọng và ca ngợi.
Tinh
thần hội họa của Tề Bạch Thạch đến từ thiên nhiên và cổ nhân, sự thống nhất giữa
phác thảo và bút lông tự do, sự kết hợp chiết trung giữa các nét vẽ chủ đề và
nét vẽ tự do, sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại với nét vẽ hoàn hảo, và
quan niệm nghệ thuật đơn giản và hoàn mỹ đã tạo ra những tác phẩm để đời.
Năm
1959, Trương Đại Thiên nhớ lại tại một cuộc triển lãm tranh Trung Quốc ở Ý:
"Người nước ngoài xem các tác phẩm của Tề Bạch Thạch, trong đó có nhiều họa
sĩ, đã bị thu hút và nói rằng họ thích Tề Bạch Thạch, mặc dù nhiều người trong
số họ không hiểu ý nghĩa và nội hàm của những bức tranh. Họ thậm chí còn coi lá
sen mùa thu như một chiếc áo mưa. Nhưng họ cảm nhận được tinh thần chứa đựng
trong những nét vẽ và nét mực của Tề Bạch Thạch- một thể loại hội họa đẹp mạnh
mẽ, giản dị, ngây thơ, lãng mạn với hình thức và vẻ đẹp tự nhiên."
Ngày
nay trong thế kỷ 21, không nghi ngờ gì rằng Tề Bạch Thạch vẫn là một bậc thầy đẳng
cấp thế giới, và ý kiến chung trong giới học thuật đánh giá rằng, ở thế kỷ
20, phương Tây có Picasso và Henri Matisse, còn phương đông có Tề Bạch Thạch và
Hoàng Thấn Hồng. Họ Hoàng đại diện cho đỉnh cao của văn hoá hàn lâm, còn Tề Bạch
Thạch đại diện cho đỉnh cao của văn hoá bình dân. Lão PP cho rằng nếu bất kỳ họa
sĩ nào có thể kết hợp giữa đường nét thủy mạc của Hoàng Thấn Hồng với khả năng
sắp xếp bình diện bố cục của Tề Bạch Thạch, thì người đó phải là một bậc thầy.
Tác
phẩm "Đấng cứu thế" của Leonardo da Vinci là bức tranh đắt nhất thế
giới với giá bán năm 2017 là 450 triệu USD. Ngoài Leonardo da Vinci, còn có rất
nhiều bức tranh của Picasso có giá hàng trăm triệu đô la, còn có Van Gogh, những
bức tranh đắt nhưng vẫn có người mua. Nhiều người đổ xô vào hội họa cảm thấy rằng
hội họa là nghề kiếm được nhiều tiền nhất trên thế giới. Nhưng lão xin nói với
bạn rằng, bạn đã bị lừa dối. Lâm Thanh với Thạch Linh bán được nhiều tranh lắm
nhưng nhiều lúc hết tiền mua rượu bia. Tạ Trí, Cường Tuse cũng nổi tiếng nhưng
đôi lúc vợ đòi mua chiếc váy mới vẫn phải đắn đo. Lão PP có mấy ngàn bạn là họa
sĩ nhưng chưa thấy ông bạn nào giàu có bởi bán tranh. Đến như văn họa Trần Thị
Trường với phố Hoài hoành tráng cũng chỉ bán những bức tranh với giá hữu nghị
cho bạn bè. Nhưng chị lại là người bán được nhiều tranh nhất.
Trên
đời này, có rất nhiều người vẽ tranh, nhưng rất ít người thực sự có thể bán được.
Thậm chí nhiều họa sĩ không hề bán được một bức tranh nào trong suốt cuộc đời.
Các bạn biết những họa sĩ bán được tranh trên đây có một đặc điểm gì không? A,
có người nói đều là nam, thì cũng đúng! Đừng nói lão độc địa, đáp án là họ đều đã
chết. Tranh của hầu hết các họa sĩ còn sống, thì không bán được. Vậy họ sống
sót bằng cách nào? Chết mẹ nó rồi mới bán được tranh thì bố làm con hưởng hay để
lại cho thằng chồng mới của con vợ hưởng? Khó nghĩ quá à!
Chàng
trai Tề Bạch Thạch thông minh và rất ham học hỏi, khi làm nghề thợ mộc, cậu ta
nhìn thấy những bức chân dung của người chết đem đến nhờ cậu đóng khung, cậu cảm
thấy thú vị, cậu cũng đòi học vẽ. Rồi một năm ở quê người chết quá nhiều, không
có ảnh chân dung, người ta yêu cầu gã thợ mộc vẽ hộ luôn. Cậu bé Tề Bạch Thạch
không nghĩ nghề này xui xẻo nên đã nhận hết để kiếm tiền nuôi gia đình. Thế là
từ vẽ chân dung người chết cho đến khi thành một đại sư. Tề Bạch Thạch đã rạng
danh là một đại sư trong hội họa.
Các kỹ thuật
truyền thống như dùng bút lông, mực tàu và giấy được ông khai thác và nâng cao
một cách tuyệt vời. Tranh của ông vừa thâm trầm về cội nguồn xa xăm, vừa rạng rỡ
tinh thần mới của thời đại; nhưng cũng đầy sắc thái hài ước, hỏm hỉnh và trìu mến
đối với đối tượng được miêu tả.
Bức tranh "Tôm" của Tề Bạch Thạch.
Bức tranh “Đàn ếch”, mô tả trận mưa đầu mùa xuân, bụi khoai nước bung nở lá non, cũng là lúc đàn ếch ra khỏi hang nô đùa...
Đặc biệt, Tề Bạch Thạch rất thành công với đề tài về con tôm. Với tài nghệ tuyệt kỹ về sự chấm phá, chỉ một gam màu đen của mực tàu, Tề Bạch Thạch thể hiện lên mặt giấy hàng trăm chú tôm bơi lội trong nước hết sức sống động. Khi Tề Bạch Thạch 80 tuổi, tôm trong tranh ông đạt đến đỉnh điểm tuyệt vời của nghệ thuật hội họa.
PS. Một số bức tranh khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét