Thứ Tư, 12 tháng 1, 2022

Muôn vẻ mặt Trăng

 

Trăng sói, trăng tuyết, trăng hồng… 

Trăng máu là tên gọi khác của nguyệt thực toàn phần, trăng xanh là tên gọi đặt cho hiện tượng hai lần trăng rằm trong một tháng dương lịch. Vậy còn trăng sói, trăng hồng... là gì?

 

Trăng sói tháng 1 - Ảnh: Picfair

Theo trang The Telegraph, trước đây thổ dân Bắc Mỹ không sử dụng lịch như người phương Tây. Thay vào đó, họ tính lịch nhờ vào sự chuyển động của mặt trăng, đồng thời đặt cho mỗi tháng trăng rằm một tên riêng tương ứng với một đặc điểm nào đó của thời tiết, thiên nhiên hay xã hội trong khoản thời gian đó.

Dẫu vậy, từng bộ tộc lại có cách tính thời gian và cách đặt tên khác nhau cho mỗi tuần trăng. Sau này, dưới chế độ thuộc địa của các nước châu Âu, người Mỹ đã tiếp thu một số tên gọi của những bộ tộc này để chỉ những ngày rằm trong năm, rồi dần ảnh hưởng cả "mẫu quốc".

Cách gọi này tồn tại cho đến ngày nay và vẫn còn phổ biến trong nhiều quốc gia sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh.

Tháng 1: Trăng sói (Wolf Moon)

Tên gọi này xuất phát từ việc người dân trong các bộ tộc thường nghe thấy tiếng tru dài của những đàn sói mỗi đêm gần ngày rằm tháng giêng. Trước đây, trăng sói còn có một tên gọi khác là trăng già (Old Moon) nhưng không được phổ biến.

Rằm tháng giêng năm 2019 là thời điểm gây chú ý khi diễn ra đồng thời siêu trăng - hiện tượng xảy ra khi mặt trăng tròn nằm ở điểm gần Trái đất nhất trong quỹ đạo của nó, trăng sói và trăng máu - nguyệt thực toàn phần.

Do đó, các nhà thiên văn học phương Tây đã ghép cả 3 chữ "siêu", "máu" và "sói" lại thành một từ để chỉ hiện tượng trên, gọi là "super blood wolf moon".



Trăng Sói (ngày 11/1/2020 - Rằm tháng Chạp năm Canh Tý) . Ảnh FB  TrangPhamVan

 

Tháng 2: Trăng tuyết (Snow Moon)

Trăng tuyết tháng 2 - Ảnh: Getty Images

Theo lý giải của các nhà khoa học, trong quá khứ, tháng 2 là thời gian tuyết rơi dày nhất trong năm tại Bắc Mỹ. Nhiều bộ tộc cũng gọi nó là trăng đói (Hunger Moon) bởi rất khó tìm thấy thực phẩm trong thời gian lạnh giá này.

Trăng tuyết vào tháng 2 vừa qua là lần mặt trăng xuất hiện sáng nhất và lớn nhất trong năm 2019.

 

Tháng 3: Trăng giun (Worm Moon)

Trăng giun tháng 3 - Ảnh: National Geographic

Khi mùa xuân bắt đầu đến, nhiệt độ ấm hơn, những con giun đất bắt đầu hoạt động trở lại, và chim chóc lại vỗ cánh tìm mồi. Chính vì đặc điểm này mà trăng rằm tháng 3 còn được gọi là trăng giun (Worm Moon), hay một số tên gọi khác ít phổ biến hơn là trăng nhựa cây (Sap Moon) hay trăng quạ (Crow Moon)…

Trăng rằm tháng 3 năm nay sẽ là siêu trăng thứ 3 trong năm 2019 khi sáng hơn 30% và lớn hơn 14% so với thông thường khi nhìn bằng mắt người.

 

Tháng 4: Trăng hồng (Pink Moon)

Trăng hồng tháng 4 - Ảnh: Daily Hive

Không phải ánh trăng chuyển sang màu hồng, mà tên gọi xuất phát từ một loài hoa dại có màu hồng, thường nở vào mùa xuân ở những vùng đồng cỏ ở Mỹ và Canada.

Do tháng 4 cũng là mùa nhiều loài động vật khu vực Bắc Mỹ đẻ trứng nên trăng rằm còn được gọi là trăng trứng (Egg Moon). Một số bộ tộc vùng biển cũng gọi đây là trăng cá (Fish Moon) vì trùng khớp với sự có mặt của những đàn cá trích lớn.

Trăng rằm tháng 4 rất quan trọng với người phương Tây do thường được dùng để tính lễ phục sinh, thường rơi vào chủ nhật tiếp theo ngày rằm đầu tiên sau xuân phân.


Tháng 5: Trăng hoa (Flower Moon)

Trăng hoa tháng 5 - Ảnh: Alamy

Mùa xuân thường lên cao điểm vào tháng 5 ở khu vực Bắc Mỹ và hoa cỏ bắt đầu nở rộ khắp nơi. Một số tên gọi khác của trăng tháng 5 là trăng trồng bắp (Corn Plating Moon) khi thời gian này thường bắt đầu mùa vụ của nông dân.

Một số bộ tộc còn gọi đây là trăng sáng (Bright Moon) hay trăng sữa (Milk Moon).


Tháng 6: Trăng dâu tây (Strawberry Moon)

Trang chủ Google dịp hạ chí và trăng dâu tây - Nguồn: GOOGLE

Do là mùa hái dâu, mùa trăng tháng 6 được gọi là trăng dâu tây bên cạnh các tên khác như trăng hoa hồng (Rose Moon), trăng nóng (Hot Moon) hay trăng rơm (Ray Moon) - tất cả đều liên quan đến những mùa vụ trong năm.

 

Tháng 7: Trăng sấm (Thunder Moon)

Trăng sấm tháng 7 - Ảnh: AFP

Những cơn mưa mùa hè kéo đến, mang theo sấm chớp khắp một vùng rộng lớn. Đây là lý do những thổ dân châu Mỹ trước đây gọi rằm tháng 7 là trăng sấm.

 

Tháng 8: Trăng cá tầm (Sturgeon Moon)

Trăng cá tầm tháng 8 - Ảnh: The Mirror

Thông thường, những bộ tộc Bắc Mỹ thường vào cao điểm mùa đánh bắt cá tầm vào tháng 8, tuy nhiên do đây cũng là mùa thu hoạch lúa mì hay bắp nên còn được gọi là trăng hạt (Grain Moon).

 

Tháng 9: Trăng mùa gặt (Harvest Moon)

Trăng mùa gặt tháng 9 - Ảnh: AFP

Thường thì nông dân Bắc Mỹ phải hối hả thu hoạch lúa thóc trước khi mùa thu đến. Trăng rằm tháng 9 có thể chiếu sáng cho người dân có thể làm thêm vào buổi tối để kịp thời vụ.

Một số bộ tộc cũng gọi đây là mùa trăng lúa mạch (Barley Moon), trăng trái cây (Fruit Moon…

Tuy nhiên, do độ lệch giữa lịch mặt trời và mặt trăng, thỉnh thoảng vẫn có sự sai lệch trong lịch trăng tháng 9. Chẳng hạn năm 2017, trăng mùa gặt lại rơi vào ngày 5-10.

 

Tháng 10: Trăng thợ săn (Hunter’s Moon)

Trăng thợ săn vào tháng 10 - Ảnh: New York Times

Trước những tháng lạnh giá vùng Bắc Mỹ sắp đến, các bộ tộc thường rủ nhau đi săn để dự trữ thực phẩm. Đồng thời, sau 1 mùa vụ của nông dân, các loài động vật chắc hẳn cũng đã béo no, và tháng 10 rất thích hợp cho việc săn bắn.

Đây cũng là lý do cái tên trăng thợ săn xuất hiện.

 

Tháng 11: Trăng sương giá (Frost Moon)

Trăng sương giá tháng 11 - Ảnh: REUTERS

Mùa đông bắt đầu đến kèm theo cái lạnh và sương giá khắp nơi. Đây cũng là nguồn gốc của biệt danh của trăng rằm tháng này. 

Ngoài ra, trăng tháng này còn được gọi là trăng hải ly (Beaver Moon) do sự xuất hiện nhiều của loài vật này.

 

Tháng 12: Trăng lạnh (Cold Moon)

Trăng lạnh tháng 12 - Ảnh: Alamy

Vào thời điểm này, đêm đã dài và tối hơn, mùa đông mạnh lên rất nhiều, từ đó có cái tên trăng lạnh.

Một số cái tên khác chỉ trăng tháng 12 là trăng trước Noel (Moon before Yule) hay trăng đêm dài (Long Nights Moon).

Theo báo Tuổi trẻ online.



Trăng mùa đông ở Toyamagahara. Tranh ukiyo-e của Kawase Hasui.




Đây là tranh thứ 94 trong bộ “Trăm vẻ trăng” của Tsukioka Yoshitoshi. Tên của tranh là kuruwa no tsuki, nghĩa là trăng ở khu thành ngoại (kuruwa, viết bằng chữ khuếch 廓). Và “khu thành ngoại” ở đây ta hiểu là khu kỹ nữ Yoshiwara ở Edo, khu “phố vui” (du khuếch) nổi tiếng của phố thị Edo. Tranh ukiyo-e




Đêm trước trận Xích Bích, Tào Tháo mở yến uống rượu cùng chư tướng trên sông Dương Tử ngắm trăng. Đằng xa, dáng núi Nam Bình hiện lên lồ lộ. Có hai con quạ bay qua, cất tiếng kêu. Ông đã ngà ngà say, cắp ngọn giáo, mang một chén rượu ra mũi thuyền, làm nên bài Đoản ca hành nổi tiếng, với những câu nói lên chí mình (“vì đời người như sương sớm có được bao lâu“). Tranh ukiyo-e 


Trăng vào đêm cõng mẹ lên núi
Tranh ukiyo-e


Tranh được vẽ hoàn toàn theo bài thơ "Tây cung xuân oán" của Vương Xương Linh họa trên.
Tranh ukiyo-e


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét