Nhiếp ảnh gia đi 86 nước, chụp lại khuôn mặt người của những nền văn hóa đang dần biến mất
Phải mất nhiều năm đi du lịch, Alexander Khimushin mới nhận ra rằng không phải khám phá ra những địa điểm mới, hay cảnh đẹp là mục tiêu nhiếp ảnh của anh. Mà những con người đã để lại ấn tượng lớn; chính nó định hình nên phong cách nhiếp ảnh của anh.
Nhiếp
ảnh gia người Nga Alexander Khimushin đã thu hút được sự chú ý trên toàn cầu;
nhờ những tác phẩm nhiếp ảnh đầy cảm hứng của mình. Anh chụp lại khuôn mặt
người của các dân tộc thuộc các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
Những chuyến khám phá đã định hình nên phong cách nhiếp ảnh của
Alexander Khimushin
Khimushin
quan tâm đặc biệt đối với các dân tộc bản địa ở
Siberia. Nên anh đã không ngại ngần khám phá vùng khí hậu và địa hình khắc
nghiệt trong nhiều năm. Nhiệm vụ anh đặt ra là chụp lại
khuôn mặt; những dấu tích cuối cùng của nền văn hóa cổ đại.
Đi khắp
thế giới trong 9 năm qua; Khimushin chụp ảnh những nền văn hóa đang dần biến mất ở 86 quốc gia khác nhau.
“Cuộc
sống của tôi là những chuyến đi; hay theo lối nói thông thường là những chuyến
lang thang. Vì tôi dành phần lớn thời gian trên đường” Khimushin nói với SBS
Russian.
Phải
mất nhiều năm đi du lịch, Alexander Khimushin mới nhận ra rằng không phải khám
phá ra những địa điểm mới, hay cảnh đẹp là mục tiêu nhiếp ảnh của anh. Mà những
con người đã để lại ấn tượng lớn; chính nó định hình nên phong cách nhiếp ảnh của anh.
Cậu bé bản địa Nenets tại một trong những khu định cư xa xôi nhất của Bán đảo Taymyr (phần Bắc Cực của Siberia).
Nhiều nền văn hóa cổ được khám phá qua những bức ảnh và ghi chép
của nhiếp ảnh gia
Hơn 40 nhóm dân bản địa tồn tại giữa đông Siberia và đông Nga. Nhiếp ảnh gia đã có những cuộc gặp gỡ gần gũi với nhiều nền văn hóa bản địa khác nhau. Bao gồm cả người Dolgans, Nganasans ở Bắc Cực và 8 nhóm người Tungus-Manchu khác nhau.
Khimushin
nói “Tôi rất ngạc nhiên, khi biết có nhiều nhóm văn hóa khác
nhau sống ở Nga. Ví dụ: Tám nhóm người Tungus-Mãn Châu sống dọc theo sông Amur;
đôi khi hay thậm chí chưa bao giờ được nghe nói về họ”.
Gần đây
nhất là năm 2020; anh một mình đi khoảng 48.000km dọc theo dải đất Siberia; và
lập hồ sơ người dân bản địa.
Khimushin
chia sẻ một số bức ảnh hiếm của mình; một trong những nơi ít người biết đến
nhất trên thế giới. Nơi anh đã đến thăm các bộ lạc, từ bờ biển Nhật Bản đến Hồ
Baikal.
Các tác phẩm của Khimushin được trưng bày bên ngoài Trụ sở Liên hợp quốc ở New York.
Những
bức ảnh đầu tiên trong dự án của anh có tựa đề “Thế giới trong khuôn mặt”. Nó
đã được phát hành vào năm 2014; và được giới thiệu trong một cuộc triển lãm
nhiếp ảnh quy mô lớn tại Liên Hợp Quốc vào năm 2019 ở New York.
Hiện
tại, Khimushin đang chuẩn bị cho một cuộc triển lãm lớn hơn nữa tại Trụ sở
UNESCO ở Paris. Nó dự kiến diễn ra từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2021.
Toàn cầu hóa làm cho thế giới ít đi sự đa dạng
Anh
chia sẻ “Mục tiêu nhiếp ảnh toàn cầu của tôi là nắm bắt mọi nền văn hóa, Tất nhiên, điều này là không thể; vì có
tới 10.000 dân tộc khác nhau trên hành tinh. Phải mất rất nhiều thời gian để
đến những góc xa xôi nhất. Nơi mà tính chân thực, văn hóa và lối sống truyền thống vẫn còn sống.”
Khimushin
giải thích rằng thế giới trong suốt 70 năm qua; đã chuyển sang hướng toàn cầu
hóa. Một sự thay đổi dẫn đến việc thế giới trở nên ít đa dạng hơn.
Anh
nói: “Kết quả là nhiều nhóm dân tộc thiểu số đang
tiến tới sự tuyệt chủng hoàn toàn. Tôi nghĩ điều rất quan trọng là không để chúng biến mất mà không để lại dấu vết.”
Là một
người sinh ra và lớn lên ở Yakutia, một trong những vùng cô lập nhất của
Siberia. Khimushin cho biết anh rất tiếc vì lớn lên không biết đất nước của
mình; cũng như những người dân bản địa sống ở đó.
Nhưng
sau khi chuyển đến khu rừng nhiệt đới phía bắc Queensland, Australia, 20 năm
trước. Anh nói rằng chuyến đi đã mở mang tầm mắt; và cho anh một lối đi mà có
lẽ là anh không bao giờ có thể nghĩ ra trước được.
Anh nói
“Tôi đã phải di chuyển đến một nơi khác trên thế giới, đến thăm nhiều quốc gia;
chỉ để nhận ra rằng khu vực của tôi và người dân, nó thú vị đến như thế
nào”.Trong những bức ảnh của anh, có những người lớn tuổi đã qua đời. Nhưng nó
sẽ mãi mãi lưu lại và nhắc nhở thế giới về những nền văn hóa đặc sắc của họ.
Một bức chân dung Dukha Elder Ulzii Sandag từ Thung lũng Darkhad, miền Bắc Mông Cổ.
Những bức ảnh của Khimushin như lời nhắc nhở quý giá về những nền văn hóa đang dần biến mất.
Chân dung một em bé bản địa E’ven đến từ Cộng
hòa Sakha (Yakutia).
Một cô gái bản địa Chuvash trong trang phục truyền thống với chiếc mũ của phụ nữ chưa chồng (tukhya).
Violetta Chunanchar, một trong 862 người bản địa Nganasan còn lại của vùng Bắc Cực thuộc Bắc Siberia.
Chân dung của những người dân bản địa Evenki, người cha và người con từ quê hương của nhiếp ảnh gia Cộng hòa Sakha (Yakutia), khu vực sinh sống lạnh nhất trên thế giới.
Một phụ nữ Ladakhi đến từ Thung lũng Nubra xa xôi của Vương quốc Ladakh.
Chân dung của một trong những Người Orochi cuối cùng sống trên hành tinh.
Người bản địa Khakas từ Cộng hòa Khakassia ở Đông Nam Siberia.
Một bức chân dung bức chân dung của Bác sĩ Dorji ở ngôi làng nhỏ Uluus Khara Shibir ‘ở Zaigraevsky Aimag, Cộng hòa Buryatia.
Bức chân dung của một phụ nữ Khakas bản địa trẻ tuổi từ Cộng hòa Khakassia ở Nam Siberia.
Phụ nữ bản địa Chuvashi từ Làng Urabagasy, Eterne, Cộng hòa Chuvash.
Nhiếp ảnh gia Alexander Khimushin trong trang phục truyền thống của người chăn nuôi tuần lộc Chukchi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét