12. Nọc rắn, nọc phụ nữ,
nọc nào cũng chết
GiGi và MM tổng hợp, bình tranh
Nguồn: Soi.today
Chúng ta đã biết, quân Hy Lạp muốn thắng quân Troy thì phải có được bộ cung tên của Hercules, hiện nằm trong tay người bạn thân chàng là Philoctetes.
Nguồn: Soi.today
Chúng ta đã biết, quân Hy Lạp muốn thắng quân Troy thì phải có được bộ cung tên của Hercules, hiện nằm trong tay người bạn thân chàng là Philoctetes.
Nhưng Philoctetes đang ở đâu?
Lại phải quay lại thời kỳ đầu của cuộc viễn
chinh, khi người Hy Lạp bắt đầu đưa hạm đội hùng mạnh của mình vượt đại dương
tiến về phía Troy. Philoctetes cũng là một trong số những người tham gia cuộc
viễn chinh.
Trên đường đi, ngang qua đảo Chryse,
Philoctetes thấy trên đảo có một ngôi đền thờ thần Athene. Chàng bèn lên đảo,
đang chuẩn bị sửa soạn cúng tế thì bất thần, một con rắn từ trên bàn thờ lao
xuống cắn vào chân. Đám binh sỹ Hy Lạp vội vàng đưa Philoctetes xuống thuyền
thì nọc rắn đã làm vết thương sưng tấy, bốc mùi hôi thối hết sức khó chịu. Đau
đớn không chịu nổi, Philoctetes kêu la ầm ĩ.
Cuộc viễn chinh vừa mới bắt đầu, sợ chuyện xui
xẻo của Philoctetes làm ảnh hưởng đến tinh thần binh sỹ, hai anh em người cầm
đầu quân Hy Lạp Agamemnon bàn với Odysseus hay là để quách Philoctetes lại chỗ
nào đó cho nhẹ nợ!
Thế là nhân lúc Philoctetes đang ngủ say,
Odysseus sai binh sỹ đưa Philoctetes lên một cái thuyền nhỏ, rồi chèo vào một
đảo hoang có tên là Lemnos, để lại cả thuyền lẫn người ở lại đó! Cũng may
là Odysseus còn ra lệnh để lại cho Philoctetes một ít thức ăn đủ để
sống một thời gian…
Bị bỏ lại trên đảo hoang, Philoctetes không
chết, cứ thế sống trong hang, uống nước suối, săn bắn kiếm ăn cho qua ngày. Vết
thương do rắn cắn, qua mười năm – tức là suốt thời gian quân Hy Lạp vây hãm
Troy – vẫn chưa khỏi (!) Trong lòng Philoctetes chỉ ôm một mối hận với hai anh
em nhà Agamemnon cùng Odysseus, tự nhủ lòng nếu có cơ hội gặp lại ba người thì
sẽ dùng cung tên bắn chết cả ba, khỏi phải phân bua chi cho dài dòng!
Bây giờ phải đi tìm lại Philoctetes để thuyết
phục chàng mang bộ cung tên có tẩm độc của Hercules quay lại chiến đấu với quân
Troy, Odysseus cũng hơi ngán ngẩm, nhưng vẫn phải đi.
Dĩ nhiên đời nào Philoctetes nhận lời. Không
những thế, nếu không có người ngoài can ngăn thì Odysseus đã nhận một mũi tên
độc của Philoctetes rồi! Đúng vào lúc hai bên đang căng thẳng, bỗng nhiên sấm
rền, ánh sáng tỏa ra rực rỡ, hồn phách của Hercules, sau khi chết đã được lên
đỉnh Olympus, xuất hiện. Hercules ra lệnh cho bạn mình phải dẹp bỏ hết oán thù
cá nhân để sát cánh cùng với những người Hy Lạp chiến đấu hạ thành Troy. Hơn
thế nữa, Hercules cho biết: chỉ có quay lại hàng ngũ Hy Lạp, vết thương do rắn
cắn của Philoctetes mới được một danh y là Podalirius chữa khỏi.
Nghe lời người bạn anh hùng, Philoctetes quyết
định đi cùng Odysseus quay lại Troy chiến đấu.
Nhân vật Philoctetes với một cái chân bị thương ở trên đảo có vẻ là một chủ đề rất nhiều họa sĩ quan tâm. Trong hình là “Philoctetes bị rắn cắn”, tranh của họa sĩ Thụy Sĩ Gotthard Ringgli, đầu thế kỷ 17. Tranh vẽ có lầm không chứ Philoctetes lên đảo là để làm lễ cúng thần chứ đâu phải để đi bắn chim đâu mà rắn cắn trong lúc đang giương ná!
"Philoctetes
bị thương" của họa sĩ Đan Mạch Nikolaj Abraham Abildgaard (1743 – 1809). Họa sĩ
này chịu ảnh hưởng hội họa cổ điển của các bậc thầy Pháp như Claude
Lorrain và Nicolas Poussin. Ông từng học ở Paris dưới sự chỉ dẫn của
Francois Boucher trước khi trở thành thành viên của viện Hàn lâm Nghệ
thuật Hoàng gia Đan Mạch. Ông cũng đã giành được huy chương của học
viện từ những năm 1764 đến 1767. Đây là bức tranh khá nổi tiếng của
ông. Nó được coi như một đại diện về nghệ thuật của ông trong vô vàn
những bức tranh và công trình trang trí cho Hoàng gia Đan Mạch mà ông
đã tham gia. Cả bức tranh đều tuyệt hảo từ ánh sáng cho đến màu sắc.
Cách dồn bố cục thật chặt và lược bớt những không gian không cần
thiết để tập trung vào diễn tả trạng thái nhân vật là một bước
tiến của ông so với các bậc thầy mà ông từng theo học. Thế nhưng, ở
đây có một chút chi tiết hơi gợn: hai đường cong mông của Philocteses
hơi đều và thiếu sự rắn chắc đang lên gân của cơ bắp trong cơn đau. Có
thể rất đúng với giải phẫu học nhưng cách tạo khối hơi đều làm cho
hai mông bị yếu đi và không liên kết lắm với chân trái của nhân vật.
“Phong
cảnh với Philoctetes trên đảo Lemnos”, sơn dầu của Achille-Etna Michallon
(1796-1822). Philoctetes vừa mới bắn được một con chim (trông như bồ câu), đang
nhặt về để làm thức ăn. Thật tiếc cho một tài năng đã qua đời sớm ở tuổi
26. Năm 1817, Achille-Etna Michallon đã giành được giải Prix de Rome và
sau đó đã đến Ý trong hai năm. Chuyến đi đó đã có những ảnh hưởng
sâu sắc đến màu sắc trong tranh phong cảnh của ông: rất tươi sáng.
“Philoctetes
hấp hối trên đảo Lemnos” của họa sĩ Ý Vincenzo Baldacci (đầu thế kỷ 19). Trong
tranh này, Philoctetes bị thương bên chân trái, không giống những tranh khác là
bị thương chân phải. Cũng lại một họa sỹ nữa qua đời khi còn rất trẻ.
Ông từng học ở học viện Anccademi di San Luca ở Rome. Tác phẩm của ông
để lại không nhiều. Người ta đồ rằng bức tranh này (theo những tài
liệu đã tìm được) là một bài tập và ông đã vẽ nó để chứng minh
sự tiến bộ của mình khi theo học tại học viện.
”Philoctetes
trên đảo Lemnos” bức sơn dầu cuối cùng của họa sĩ Pháp yểu mệnh Jean Germain
Drouais (1763 – 1788). Tuy trẻ nhưng tài năng, khi mất đi ở tuổi 25, ông đã kịp
có tranh bày trong Louvre và để lại rất nhiều môn đệ.
“Ulysses
và Neoptolemus nhận cung tên của Hercules từ Philoctetes”, sơn dầu của họa sĩ
Pháp François- Xavier Fabre (1766 – 1833) – người đã cưới vợ góa của người bạn,
rồi khi bà này chết thì được thừa hưởng tài sản, đủ để mở trường mỹ thuật và
lập bảo tàng Fabre ở Montpellier (Pháp). Động tác của Philoctetes không có vẻ
gì là “giao” cung nỏ, trông cứ như là bị cướp trên tay.
Sau khi được chữa khỏi vết thương do rắn cắn,
Philoctetes hoàn toàn khôi phục lại sức lực và hăng hái ra trận. Nạn nhân đầu
tiên của Philoctetes chính là hoàng tử mê gái Paris. Không biết tài thần xạ của
Philoctetes, Paris mù quáng xông về phía đối phương. Philoctetes giương cung
đặt tên, nói: “Thằng giặc này chính là căn nguyên của mọi tai họa. Giờ chết
của mi đã điểm!”
Mũi tên độc vút đi trúng bụng Paris. Quân Troy
vội vàng ào ra cứu hoàng tử của họ vào thành. Nhưng “mặc dù đã tận tình cứu
chữa”, chất độc vẫn phát tác, không tài nào chữa khỏi. Paris nhớ đến lời người
vợ thuở ban đầu, nàng Oenone, khi chàng còn chăn cừu trên núi Ida. Khi ấy,
Paris vẫn chỉ biết chấm cừu béo, cừu gầy, chứ chưa được chấm thi hoa hậu cho ba
nữ thần đẹp nhất thế gian… Hồi ấy, Oenone đã nói với Paris rằng nàng biết một
loại thuốc có thể giải được mọi thứ nọc độc trên đời.
Lúc này, Paris vội vàng nhờ người hầu cáng
chàng lên núi tìm lại người vợ cũ với hy vọng nàng sẽ giải độc cho. Nhưng hỡi
ôi, khi gặp lại Oenone, nàng đã cương quyết cự tuyệt lời cầu xin của Paris.
Paris đành quay xuống núi và trên đường về, chàng qua đời.
Đúng bản chất phụ nữ, khi nghe chồng cũ chết,
nàng Oenone lại đổi sang vô cùng hối hận. Nàng đến tận nơi đang diễn ra lễ hỏa
táng của chồng rồi gieo mình vào đống lửa, tự tận.
Trong vụ này, có thể nói, Paris đã chết cú đúp:
đầu tiên là nọc rắn, kế tới là nọc vợ (cũ).
Câu chuyện rắn rết cũng hết.
Paris và Oenone cũng là một cặp rất được các họa sĩ chuộng. Họa sĩ và nhà thiết kế nội thất người Hà Lan Jacob de Wit (1695-1754) trong bức “Paris và Oenone” diễn tả cặp vợ chồng chăn cừu này rất hạnh phúc nhưng hơi “phàm phu tục tử”. Paris cũng không đẹp tí nào như trong tích nói. Jacob de Wit rất nổi tiếng về vẽ cửa và trần nhà. Nhiều căn nhà ở Amsterdam còn lưu những bức tranh trang trí của ông.
Paris và Oenone cũng là một cặp rất được các họa sĩ chuộng. Họa sĩ và nhà thiết kế nội thất người Hà Lan Jacob de Wit (1695-1754) trong bức “Paris và Oenone” diễn tả cặp vợ chồng chăn cừu này rất hạnh phúc nhưng hơi “phàm phu tục tử”. Paris cũng không đẹp tí nào như trong tích nói. Jacob de Wit rất nổi tiếng về vẽ cửa và trần nhà. Nhiều căn nhà ở Amsterdam còn lưu những bức tranh trang trí của ông.
Họa
sĩ Hà Lan Pieter Lastman (1583 – 1633) là họa sĩ Hà Lan, thầy của Rembrandt và
Jan Lievens. Tranh của ông có đặc điểm tập trung rất nhiều vào vẻ mặt, đôi tay,
và bàn chân. Trong tranh này, Pieter Lastman mô tả cặp Paris đang định làm “trò
mèo” với Oenone thì có người bắt gặp. Oenone tuy là tiên núi, con của một vị
thần sông, nhưng trong tranh này như một bà nông dân đứng tuổi có chồng trẻ!
Trang phục cũng là trang phục của thời họa sĩ sống, có lẽ đây là một bức vẽ theo
kiểu “lấy tên tích cổ đặt cảnh thời nay”: vẽ một cặp chăn cừu thì lấy tên một
cặp có trong tích cổ; như kiểu vẽ mẹ và con thì đặt là “Vệ Nữ và Cupid”.
"Paris
và Oenone” của Jean-François de Troy (1679 – 1752) – một họa sĩ Pháp theo
trường phái Roccoco và chuyên vẽ thảm – có lẽ vẽ Paris và Oenon đúng tuổi, đúng
sắc nhất. Tuy nhiên tư thế của Paris rất kỳ, không biết khớp hông chàng này cấu
tạo kiểu gì mà vặn người được ghê thế.
Bức
sơn dầu khổ 163 x 131 cm “Paris et Oenone” của Adrien Thevenot (1889 – 1922),
có giá ước lượng USD 55,000 – 62,000 (hồi 2007) lại mô tả cặp chăn cừu này tuy
ăn mặc cổ nhưng vẻ mặt, đầu tóc thì quá hiện đại, đặc biệt là Paris.
Thế
rồi như ta đã biết, Paris được Venus mai mối cho “chân dài tai họa” Helen. Đây
là bức “Sự ve vãn của Paris với Helen” của Jacques-Louis David (1748- 1825). Là
một họa sỹ lớn nhưng Jacques-Louis David cũng có một khởi đầu khó
khăn. Năm lần có gắng tìm kiếm giải thưởng Prix de Rome thất bại đã
làm ông chán ghét và trở nên hận thù với tổ chức này. Việc đó đã
đẩy ông tới việc ủng hộ nhiệt thành cuộc cách mạng Pháp. Chính
những sự thăng trầm của cuộc đời đã biến ông thành một họa sỹ cách
tân thành công… Trong tranh này, Paris trông công tử, không có vẻ gì là “cựu
chăn cừu”. Gặp Helen khiến Paris bỏ người vợ “giỏi nghề thuốc” Oenone.
Rồi
đến khi bị tên độc tẩm nọc rắn bắn trúng, thì “Oenone từ chối cứu Paris, bị
Philoctète sát thương” (bức này do Thomas Degeorge vẽ năm 1816, by (1786-1854).
Nửa thân dưới Paris lúc này đã tím xanh loang lổ kiểu hoại tử… Lại một bức tranh
của một họa sĩ thất bại trong tham vọng tìm kiếm giải thưởng Prix de
Rome, một giải thưởng uy tín mà rất nhiều họa sỹ ngày ấy mong ước.
Thomas Degeorge sau đó bằng lòng với việc vẽ tranh lịch sử. Những
những bức tranh này không được đánh giá cao bởi chất lượng tầm tầm.
Thế nhưng, những bức chân dung phụ nữ của ông lại được đánh giá cao
vì tính nữ tính.
Còn
đây là bức tranh (không rõ tên) của Antoine Jean- Baptiste Thomas vẽ năm 1816,
bày trong trường Cao đẳng Quốc gia Mỹ thuật tại Paris. Mặt Paris đã đờ đẫn của
một người bị nhiễm độc, nửa thân trên đã ngả tím và cánh tay phải buông xuôi
bất lực. Có thể nói, cái gây chú ý trong bức tranh này là cử chỉ của những bàn
tay của các nhân vật, với mỗi bàn tay là một ngôn ngữ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét