13. Athena giận khiến
một rừng đàn ông khốn khổ
GiGi tổng hợp
Nguồn Soi.today
Chiến tranh thành Troy kết thúc với thắng lợi của quân Hy Lạp,
thành Troy bị phá hủy tan tành. Lẽ ra, theo thói thường, các chiến binh Hy Lạp
sẽ ca khúc khải hoàn và thong dong trở về nhà với vô số các chiến lợi phẩm mà
họ chiếm đoạt được từ tay kẻ chiến bại, từ vàng bạc châu báu, lụa là gấm vóc,
cho đến các cô gái đẹp mê hồn của thành Troy.
”Neoptolemus
giết vua Priam ở điện thờ thần Zeus”. Tranh không rõ tác giả. Sau khi chui từ
ngựa gỗ ra, quân Hy Lạp tìm và diệt quan quân trong thành. Neoptolemus là con
trai Achilles, trong cơn hừng hực trả thù cho cha, đã xông vào điện thờ thần
Zeus, đầu tiên là giết con trai của vua Priam trước mắt ông, kế là lôi xềnh
xệch vua Priam đến trước điện thờ và giết luôn.
”Cái
chết của vua Priam”, cũng không rõ nguồn.
Chi
tiết trong bức “Cái chết của vua Priam” của họa sĩ Pháp Jules-Joseph Lefebvre
(1861). Đời vị vua này quả là hết sức bi kịch: từng phải đi xin xác con trai là
Hector về, sau đó chứng kiến cảnh con gái là công chúa Cassandra bị quân Hy Lạp
hiếp ngay trước mắt, rồi con trai Polites bị giết (cũng ngay trước mắt), nhưng
khổ tâm nhất là có Paris – thằng con mê gái, dại dột, đi cướp vợ người để rồi cuối
cùng sinh cuộc chiến thành Troy.
Tuy nhiên, hành trình trở về nhà của các chiến
binh Hy Lạp là một cơn ác mộng. Nhiều người đã phải trả giá bằng mạng sống của
chính mình. Và lý do cho tất cả những chuyện này là từ:
– Sự ngu ngốc của con người
(cụ thể là các chiến binh)
– Tính nết dễ thay đổi cũng
như thói thù dai nhớ lâu của các thần (cụ thể là nữ thần Athena và thần biển Poseidon, mà đặc biệt là Athena, nữ thần có
tính khí thất thường nhất trong số các vị thần Olympus)
Trong suốt cuộc chiến thành Troy, cả hai vị
thần trên đều “bảo kê” cho quân Hy Lạp, ấy thế nhưng đến khi chiến tranh kết
thúc, thái độ này đã thay đổi đột ngột, toàn là do những bắt lỗi, giận dỗi vớ
vẩn. Khi quân Hy Lạp, nhờ mưu kế sử dụng con ngựa gỗ, hạ được Troy, họ đã vui mừng tiệc tùng nhảy
múa thâu đêm mà quên béng không một lời cảm ơn hay dàn tế lễ vật cho các vị
thần đã giúp mình chiến thắng. Đó là một sự vô ơn mà theo quan điểm của thần
Athena, tuy đã là thần nhưng vẫn là phụ nữ, khó có thể tha thứ.
“Kéo
ngựa gỗ vào thành Troy”, tranh của họa sĩ Ý Giovanni Domenico Tiepolo. Quân Hy
Lạp đã phịa ra con ngựa này là do thần Athena bắt họ phải làm để tặng quân dân
thành Troy. Người Troy ngây thơ hì hục kéo “quà” vào thành.
Nhưng thế vẫn chưa đủ, điều khiến cho Athena
cực kỳ giận dữ là một tội to hơn: Khi quân Hy Lạp tràn vào thành Troy, con gái
vua Priam là nàng Cassandra, nữ tiên tri không được ai tin, khi ấy hoảng
hốt, chạy vào đền thờ nữ thần Athena làm lễ và xin nữ thần bảo trợ. Quân Hy Lạp
xông vào, tìm thấy Cassandra, và tướng Ajax Nhỏ (tướng Ajax Lớn đã chết trong cuộc chiến rồi), túm lấy
nàng Cassandra, giằng nàng ra khỏi bức tượng thần, hãm hiếp. Quan trọng là
không một chiến binh Hy Lạp nào phản đối hành động bạo lực này của Ajax Nhỏ. Nữ
thần Athena, từ trên cao, đã chứng kiến tất cả.
Ajax
Nhỏ kéo Cassandra khỏi tượng nữ thần, nơi nàng đang ẩn náu. Tranh trên bình gốm
năm 370-360 trước công nguyên của Lycurgus?
“Ajax
kéo Cassandra khỏi Palladium trước mắt vua Priam”. Tranh tường ở Pompeii
“Ajax
và Cassandra” của Solomon Joseph Solomon (1860 – 1927) – một họa sĩ người Anh
gốc Do Thái, chủ tịch Hội Hoàng gia Nghệ sĩ Anh – vẽ năm 1886
“Cassandra
bị Ajax hãm hiếp trên điện thờ Athena”. Tranh không rõ tác giả.
“Cassandra
cầu khẩn Athena trả thù Ajax” của họa sĩ Pháp Jérôme Martin Langlois
(1779-1838). Tuy nhiên về mặt thời gian thì hơi vô lý: Cassandra bị hiếp xong
là quân Hy Lạp tóm đi ngay, làm sao lại có lúc để sổng ngồi một mình thế này mà
cầu khẩn!
Nung nấu ý định trả thù, bằng đầu óc thông
minh, khoa học, Athena tính toán: quân Hy Lạp trở về nhà bằng đường biển nên
muốn trừng phạt họ, chắc chắn cần phải nhờ đến tay thần biển Poseidon. Athena
bèn chạy đến chỗ ông bác (hay chú?) của mình, nửa năn nỉ, nửa ra lệnh: “Hãy
để cho hành trình trở về nhà của quân Hy Lạp trở thành ác mộng! Hãy nổi những
cơn cuồng phong dữ dội khi thuyền của họ đang lênh đênh trên biển cả! Hãy để
cho thuyền của chúng bị vây hãm trong các vịnh kín, dạt vào hoang đảo hay mắc
phải đá ngầm!”.
Thần biển Poseidon, sau vụ đọ sức với Athena bị thua thảm, đã
biết cô cháu gái ghê gớm thế nào rồi, nên không có cách nào khác là đồng ý (để
ý kỹ các tích thần thoại thì xem ra thế giới các thần cũng y như thế giới người
trần: thường thì phụ nữ đề xuất, các ông ra vẻ nghiên cứu này nọ nhưng cuối
cùng thì bao giờ cũng theo ý các bà, rõ chán mớ đời).
Vậy là hành trình gian khổ trở về nhà của các
anh hùng Hy Lạp đã bị định đoạt! Còn họ trở về như thế nào, xin đi tiếp trong
các bài học thứ Tư sau.
“Athena
và Poseidon” trên một cái bình từ khoảng 550–530 trước Công nguyên. Các bạn xem
hình để nhớ lại một chút hai vị này. Athena là con gái thần Zeus, chui từ đầu
Zeus ra. Poisedon là anh em ruột với Zeus, là người làm ra sấm sét.
Tác phẩm “Athena và Poseidon tranh giành lãnh thổ”, Benvenuto Tisi, 1512. Athena đang cãi nhau với Poseidon xem ai mới xứng đáng sở hữu mành đất màu mỡ này. Giáo của Athena trông giống một mũi tên dài quá cỡ, nhưng đinh ba của Poseidon thì rất chính xác. Tisi vẽ Athena đứng, cao hơn Poseidon (đang ngồi) một cái đầu, ám chỉ Athena sẽ thắng vì thông minh hơn?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét