Tranh shinhanga: Kawase Hasui – họa sĩ của
những cảnh bình yên
Kawase Hasui là họa sĩ
ukiyo-e thời hậu Minh Trị và hiện đại. Ông qua đời sau thế chiến. Ngoài ukiyo-e
theo phong trào shinhanga, ông còn sáng tác tranh màu nước. Có lẽ vì thế mà màu
sắc trong tranh ukiyo-e hiện đại của ông mang nhiều vẻ của tranh màu nước.
Phong cảnh trong tranh của
Kawase Hasui không tập trung vào các danh lam thắng cảnh như kiểu những bậc thầy
ukiyo-e cựu truyền Hokusai, Hiroshige. Hasui vẽ những cảnh thoạt nhìn bình thường,
nhưng chứa đựng bên trong đó nét giản dị và bình yên. Đó là nhai đạo đầy cây liễu
sam dẫn lên Nikko, đó là cảnh một góc chùa gỗ phủ tuyết, đó là một phố thị u vắng
dưới mưa.
Bài này sẽ giới thiệu một số
bức tranh tiêu biểu của Hasui, là họa sĩ lớn nhất của shinhanga tả cảnh, để ta
thấy được phong cách tranh tả cảnh ukiyo-e đã phát triển như thế nào sau thời của
những bậc thầy cựu truyền.
“Nikkō Gaidō”
Bức Nikkō Gaidō này
của Hasui vẽ cảnh một con đường đi giữa rừng liễu sam. Đây là nhai đạo Nikko, một
trong Ngũ Nhai đạo thời Edo, tỏa ra từ Edo (kinh đô của Mạc phủ), đến Kyoto
(kinh đô của vua, ở phía Tây) và các vùng phụ cận khác (phía Đông). Cả 5 con đường
đều bắt đầu từ thương phố Nihonbashi ở Edo. Nhai đạo Nikko dẫn từ Edo lên
Nikko, vùng có nhiều đền chùa miếu mạo. Đây là con đường nổi tiếng vì đi qua
vùng có nhiều cây liễu sam, đặc biệt là có một con đường liễu sam do chúa nhà
Matsudaira trồng để tiến cho đền Nikko.
Chi
tiết màu cây trong tranh
Chi
tiết người đi trên đường rừng
Còn bức “Bōshū Taikai” này nằm
trong tập “Kỷ niệm những chuyến đi: Tập ba”.
“Bōshū Taikai”
Tên tranh là Bōshū
Taikai (Phòng châu Thái hải), tức “Biển lớn ở Bōshū”. Bōshū là tên gọi của
tỉnh Awa cũ, nay là Chiba. Ta thấy Thái Bình Dương từ một bờ biển ở miền Awa,
thông qua một cổng torii. Cổng torii ngăn cách vùng đất phàm tục với linh địa của
thánh thần trong Thần đạo. Chiếc cổng và hai ngọn đèn đá cho ta biết người ngắm
cảnh đang đứng từ trong một ngôi đền. Nắng vàng rải lên cổng và nền cát một màu
mật ngọt. Cô gái trẻ ngồi trên bậc thềm đang địu em (hay con?) giữa tiếng sóng
ào ạt xô bờ.
Còn bức Hồ Benten ở
Shiba dưới đây vẽ hai cô gái đứng nhìn ra hồ sen này khá nổi tiếng.
.
Đây là một hồ sen nhỏ nằm
trong chùa Zōjō, cái chùa có đại tam môn màu đỏ son mà Hasui hay vẽ (xem dưới).
Hồ hiện nay khá nhỏ và nông, nhưng trong tranh, có lẽ do cách dàn cảnh mà ta thấy
được không gian hồ rất rộng và thoáng đãng. Phía phông nền đằng xa, sau hai cô
gái có lẽ là tán cây rậm rạp và tối, vừa tăng độ sâu cho tranh, vừa tạo thành một
màu xanh mát mắt người nhìn.
Chi tiết hai cô gái
Cũng trong số các tranh nổi
bật của Hasui là những bức tranh về cùng chủ đề chiếc cổng tam môn màu đỏ son nức
tiếng ở chùa Zōjō (Tăng Thượng).
Ít nhất theo tôi biết là có
4 bức, vẽ từ các góc nhìn khác nhau cho chiếc cổng này, ở đây chỉ để hai bức đẹp
nhất.
Kawase là người vẽ rất nhiều tranh về chiếc cổng đỏ của chùa Zōjō (Tăng Thượng). Chùa Zōjō ở Shiba gần Tokyo có đại tam môn lớn nổi tiếng. Tam môn (từ Nhật hay gọi) cũng gần với tam quan của ta, cũng là chiếc cổng ba cửa, dù cách kiến giải tôn giáo có hơi khác biệt. Tam môn (hay nguyên ngữ là tam giải thoát môn, sangedatsu-mon), theo Thiền tông, có ba cửa Không môn, Vô tướng môn, Vô nguyện môn.
.
.
Cảnh vào vẽ tam môn đỏ cũng là dưới một trận tuyết rơi. Tuyết trắng phủ đầy mái cổng và sân chùa, tuyết rơi lên trên người đi lễ, tạo nên một cảnh tượng khổ hạnh mà vô ngôn.
Cảnh vào vẽ tam môn đỏ cũng là dưới một trận tuyết rơi. Tuyết trắng phủ đầy mái cổng và sân chùa, tuyết rơi lên trên người đi lễ, tạo nên một cảnh tượng khổ hạnh mà vô ngôn.
Chi
tiết người đi trong tuyết rơi
Màu trắng và màu đỏ chính là
màu của tôn giáo Nhật, thường gặp ở đền Thần đạo hơn là ở chùa, ở sắc đỏ của cổng
torii, ở sắc trắng của những mảnh giấy shide hình tia chớp ở cổng đền, hay hai
màu cùng phối hợp trên trang phục của các cô vu nữ tế lễ (và cả trên quốc kỳ Nhật).
Chi
tiết tuyết trên mái cổng
Tuyết chiều ở chùa Kiyomizu cũng là một bức rất tĩnh của Hasui, vẽ từ một góc nhìn ra sườn núi nổi tiếng rợp cây của chùa.
Tuyết
chiều ở chùa Kiyomizu
Chi
tiết tuyết
Và đây là một bức vẽ trăng đêm tuyệt đẹp: Trăng mùa đông ở Toyamagahara của Kawase Hasui.
“Trăng
mùa đông ở Toyamagahara”
Chi
tiết tranh
Kawase Hasui được Bộ Văn hóa
Nhật trao danh hiệu Nhân gian Quốc bảo (Quốc bảo sống) vì các tác phẩm của
mình. Ngoài ra, ông còn được mệnh danh là Hiroshige thời Chiêu Hòa. Tranh của
ông hiện giờ khá dễ mua. Có nhiều bản in lại được bán trên ebay tầm 100 đô (cả
ship), giá này đắt hơn giá tranh ukiyo-e cổ in lại (tầm 50 đô thôi) vì tranh của
Hasui là tranh shinhanga, rất chú trọng bản khắc. Có một số tranh in từ thời
Hasui hiện vẫn bán nhiều trên ebay (tầm gần 1000 đô).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét