Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2019

Danh họa Hiroshige

Danh họa Hiroshige


Nếu như bút pháp của Hokusai luôn toát lên sự mạnh mẽ, dứt khoát và có một chút gì đó đượm buồn thì đến với tranh của Hiroshige chúng ta lại cảm nhận được điều ngược lại. Với những nét khắc tinh tế, nhẹ nhàng, tranh của Hiroshige luôn mang lại cảm giác nhẹ nhõm, thư thái cũng như giúp chúng ta cảm nhận được một niềm vui sướng ngập tràn khôn tả.
Chân dung Danh họa Hiroshige của Kunisada
Utagawa Hiroshige là một trong những họa sỹ bậc thầy của dòng tranh truyền thống Ukiyo-e của Nhật Bản. Ông sinh năm 1979 tại vùng Yaesu, Edo (Tokyo ngày nay) và cha của ông là đội trưởng đội cứu hỏa ở Edo. Hiroshige có 3 chị gái và một trong số họ đã mất khi ông mới lên 3. Vào đầu năm 1809 mẹ ông qua đời và thật bất hạnh khi không lâu sau đó cha ông cũng ra đi. Sau khi cha mẹ mất, Hiroshige đã bắt đầu học vẽ tranh. Ông theo học thầy Utagawa Toyohiro - một họa sỹ tranh khắc gỗ nổi tiếng và cũng trong thời gian này ông được học về hội họa truyền thống Nhật Bản. Tác phẩm đầu tay của Hiroshige là những bức ký họa về các diễn viên nhưng chúng chưa thật sự xuất sắc. Chỉ khi chuyển sang đề tài tranh phong cảnh, Hiroshige mới tạo được tiếng vang nhờ phong cách nghệ thuật độc đáo của riêng mình.


Một bức trong bộ tranh "53 thư trạm trên đường thiên lý Tokaido"


Tranh của Hiroshige hầu hết tập trung miêu tả cảnh quan của quê hương, đất nước mình. Có thể là một khung cảnh thiên nhiên huyền ảo trong lớp sương mờ, những con thuyền đánh cá đang tiến ra biển khơi, những ngọn núi xanh phủ đầy tuyết trắng, hay đơn giản là một chiếc cầu nhỏ xinh bắc qua một con sông thơ mộng hiền hòa…Với sự cảm nhận tinh tế, tranh của Hiroshige luôn chân thực và gần gũi đến nhường nào. Là một nghệ sỹ dí dỏm, phóng khoáng nên bút pháp của Hiroshige luôn toát ra sự tự do, mềm mại, không bị khô cứng hay bị bó buộc trong những quy ước tù túng của hội họa. Có thể nói rằng hiếm có họa sỹ nào có thể thể hiện cảnh quan Nhật Bản một cách tinh tế và đậm chất thơ như Hiroshige.


Quán trà (1833-1834)


Ngắm hoa anh đào trên phố Nakanocho khu Yoshiwara (1840)

Trong số những tuyệt phẩm mà Hiroshige để lại cho nhân loại. Bộ tranh “53 thư trạm trên đường thiên lý Tokaido” có lẽ là một trong những tác phẩm tâm huyết nhất của ông. Hiện nay bộ tranh này đang nằm trong bộ sưu tập Phillips thuộc Viện Bảo tàng Mỹ thuật Hiện đại của Mỹ. Cùng với tác phẩm “Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa” của Hokusai, “53 thư trạm trên đường thiên lý Tokaido”được coi là những đại diện tiêu biểu nhất của dòng tranh Ukiyo-e. Bộ tranh này đã được tác giả sáng tác sau chuyến du hành dọc tuyến đường Tokaido vào năm 1832. Tokaido là tuyến đường huyết mạch nối liền Edo và Kyoto. Trên tuyến đường này người ta cho xây 53 trạm nghỉ để làm nơi dừng chân cho khách qua đường và phong cảnh dọc đường Tokaido cùng 53 trạm nghỉ đã trở thành đề tài sáng tác của họa sỹ Nhật Bản nói chung, Hiroshige nói riêng. Bộ tranh mô tả sự sinh động của cảnh vật cũng như sự phong phú về cảnh tượng sinh hoạt của con người. Với bố cục gọn nhẹ, các hình khối hoa văn được làm nổi bật kết hợp với những đường nét tinh tế, nhịp nhàng. Hiroshige đã gây được ấn tượng mạnh với người xem đồng thời tạo dựng cho mình một danh tiếng không chỉ trên đất nước Nhật Bản mà còn lan tỏa sang các nước phương Tây, thậm chí trên toàn thế giới. Cùng với Hokusai, Hiroshige được xem là hai họa sỹ vĩ đại nhất Nhật Bản, đồng thời là những họa sỹ bậc thầy khai sáng nền hội họa phương Tây.

LEE'S VIETNAM

---------------

Tranh cổ Nhật Bản: Utagawa Hiroshige với “Đồng lúa ở Asakusa và hội Torinomachi” 

Hieniemic st
Utagawa Hiroshige, của họa phái Utagawa, được xem là bậc thầy ukiyo-e cuối cùng trước thời kỳ Minh Trị. Phong cách tranh của ông thể hiện không chỉ qua đường nét và màu sắc đối chọi mà nhã nhặn đặc trưng mà còn đặc biệt lộ rõ qua đề tài tranh của ông, ít sa vào những chủ đề ukiyo-e thường gặp như giai nhân, diễn viên, võ sĩ, mà chú trọng nhiều hơn đến phong cảnh và đời sống thị dân.
Đây là một tranh trong bộ Một trăm danh thắng Edo của Hiroshige. Tranh vẽ căn phòng của một kỹ nữ, có lẽ sau khi cô vừa tiếp khách xong, vào một buổi chiều. Căn phòng ở tầng hai của một trà quán ở Yoshiwara, khu bình khang (tức phố đèn đỏ) của Edo, nhìn ra cảnh đồng lúa Asakusa, và hình nón cân đối của núi Phú Sĩ đằng xa, được chia gọn ghẽ làm đôi bằng chiếc song cửa sổ.

.
 Khách có lẽ đã rời phòng cô kỹ nữ, trên bệ cửa còn để lại bát nước và chiếc khăn mặt dùng xong. Dưới sàn là bộ trâm đẹp, có lẽ của khách tặng.
.
Bên ngoài là đoàn người náo nức đi hội Torinomachi ở ngôi chùa gần đó. Đoàn người cầm những chiếc bồ cào rước lễ, trùng hợp thay lại có hình dạng giống với bộ trâm khách tặng cô kỹ nữ.

Toàn bộ bức tranh tập hợp vào tiêu điểm ở chi tiết chú mèo ngồi im trên bệ cửa, nhìn ra cảnh vật náo nhiệt trên đồng lúa đằng xa. Một nét tương phản rõ rệt giữa cái tịch tĩnh bên trong và cái náo động bên ngoài.
-----------------
Mỗi ngày một tranh Ukiyo-e 
 Utagawa Hiroshige, Tranh vẽ cảnh nhìn từ bìa rừng ở Massaki, gần đền Thủy thần (Suijin), xóm Sekiya.
Đây là tranh thứ 36 trong bộ Trăm danh cảnh Edo của Hiroshige. Người ngắm tranh đang nhìn qua một ô cửa sổ tròn, nhìn ra dòng sông Sumida (nhắc tới sông ở Edo là 90% khả năng bạn đang nói tới dòng Sumida). Theo bản đồ trong sách nghiên cứu về bộ tranh này của Hiroshige ghi nhận lại thì địa điểm vẽ bức tranh này nằm về phía Bắc của khu kĩ phường, phố vui Yoshiwara.
Tranh thứ 36 này cùng chủ đề với tranh số 35, cùng vẽ một khung cảnh, chỉ khác góc nhìn. Chúng ta sẽ xem tranh số 35 sau. Phong cảnh chính về dòng sông và khoảnh đất trồng nhiều thông có ngôi đền Thủy thần đã được miêu tả kĩ trong tranh số 35, nên điểm đặc biệt ở tranh số 36 này là những thứ râu ria khác, thể hiện khung cảnh nơi người ngắm cảnh ngồi. Đây là một góc nhìn (phụ) hướng về tâm thế của chủ thể thưởng lãm.
Từ ô cửa sổ, ta đoán được người ngắm cảnh đang ở trên gác cao của một nhà khách (có thể là quán trà?). Bên cửa sổ, ở rìa trái tranh có thấp thoáng một chậu hoa trà, hoặc mộc lan có đóa rất to. Ngay ngoài cửa sổ là hai nhánh mai (mơ) khẳng khiu đang trổ hoa. Xa trên nền trời là đàn chim tạo thành một vệt cong nằm chéo, cạnh bên dáng thẳng của ngọn mai đang chọc lên nền trời.
Khung cửa tròn chiếm phần lớn bức tranh, che khuất 2/3 khung cảnh. Nó dường như là chủ đề của tranh mà cũng dường như là một bộ khung viền phụ che lấp "chủ đề" của tranh. Các bản in khác nhau có nhiều sắc độ cho màu nền của khung cửa, nhiều sắc độ của một màu xanh mát mắt (từ lơ tới chàm tới tím), hòa vào với cảnh sắc dìu dịu của ráng chiều đang dần chuyển đỏ ngoài trời.



Đây là bức được dùng làm bìa quyển "Ba nghìn thế giới thơm" tái bản. Bìa sách đã được xử lý cắt bớt hai bên khung cửa sổ và xóa các đốm đen trên vách cửa. Dĩ nhiên cũng xóa mất chữ kí của Hiroshige.

-------------
Tranh Utagawa Hiroshige (1797 - 1858)
Wind Blown Grass Across the Moon – by Hiroshige
Hiroshige studied under Toyohiro of the Utagawa school of artists. Returning Sails at Tsukuda, from Eight Views of Edo, early-19th century
Hakone

View of the Whirlpools at Awa triptych, 1857, part of the series "Snow, Moon and Flowers"

















Một bạn nhận xét

Xem tranh Nhật thấy nước mình tuyền thống nghèo thật!
So với cả các nước "đồng văn" như Nhật, Triều Tiên. Các cụ xưa, từ giai cấp quý tộc cho đến nhà nho quá nghèo nên không nẩy ra được một nền nghệ thuật "cao cấp", "cung đình". Hội họa thì chủ yếu là tranh "dân gian" , lợn gà , đánh ghen, tứ quý .. treo nhà tranh ba ngày tết.
Vài tranh thờ cúng.. Không có tranh "mỹ nữ" ..vv..

Ngày nay ta chả biết các bà quyền quý thời xưa ăn mặc như thế nào? son phấn ra sao?
Phải đến khi Pháp sang mới thật sự có hội họa.

Đọc thơ như Hàn nho phong vị phú (Nguyễn Công Trứ) thì thấy cảnh sống:

"Bốn vách tường mo,
Ba gian nhà cỏ .
Đầu kèo mọt đục vẽ sao,
Trước cửa nhện giăng màn gió .
Phên trúc ngăn nửa bếp nửa buồng,
Ống nứa đựng đầu kê đầu đỗ.
Đầu giường tre, mối dũi quanh co,
Góc tường đất, giun đùn lố nhố.
Bóng nắng dọi trứng gà bên vách, thằng bé tri trô,
Hạt mưa soi hang chuột trong nhà , con mèo ngấp ngó .
Trong cũi, lợn nằm gặm máng, đói chẳng muốn kêu".

Nhà nho sống thế thì chả có tranh, chả có .. kệ sách , không tiền mua sách , làm sao học? làm sao.. cái nước này nó giàu nổi!
Hình như ngày nay người Việt cũng vẫn.. mê cái nghèo, ca tụng "mái tranh nghèo", "con nghà nghèo hiếu học" .."Hai Lúa chế xe tăng" .."Không cần đi học mà chế tàu ngầm"

 Xem thêm Thông tin


A rather dark printing of the view sometimes dubbed "Man on Horseback Crossing a Bridge." From the series The Sixty-nine Stations of the Kiso Kaidō, this is View 28 and Station 27 at Nagakubo-shuku, depicting the Wada Bridge across the Yoda River.





A shrine among trees on a moor



Bridge in the rain (after Hiroshige), Vincent van Gogh (from Japonaiserie), oil on canvas, 1887



Moonlight View of Tsukuda with Lady on a Balcony



Dog stealing a workman's meal from a snow Daruma, Hirokage, c. 1855–56



Enjoying the fireworks and the cool of the evening at Ryogoku bridge



Evening on the Sumida river



Fishing boats on a lake, from Eight Views of Ōmi


Fudo Falls, Oji, 1857, from One Hundred Famous Views of Edo



Full moon over a mountain landscape, from Eight Views of Ōmi



Futami Bay in Ise Province



Heavy rain on a pine tree, from Eight Views of Ōmi


Horikiri Iris Garden (Horikiri no hanashōbu), from One Hundred Famous Views of Edo



Kanbara



Keisai Eisen was influenced by and worked with Hiroshige.
Oiwake, from The Sixty-nine Stations of the Kiso Kaidō, 1830s



Kozuke Province, from Famous Views of the Sixty-odd Provinces



Moon Bridge in Meguro, from One Hundred Famous Views of Edo



Moon over Ships Moored at Tsukuda Island from Eitai Bridge



Rain Shower at Shōno



Sokokura, from Seven Hot Springs of Hakone



Sudden Shower Over Shin-Ohashi Bridge and Atake,
Hiroshige, 1857 One of the One Hundred Famous Views of Edo




Suidō Bridge and the Surugadai Quarter




Sukiyagashi in the Eastern Capital




Sumida River, the Wood of the Water god




Suō Iwakuni, Hiroshige II, 1859




Teppōzu Akashi-bashi, Hiroshige III, c. 1870




The Plum Garden in Kameido (1857), from Hiroshige's One Hundred Famous Views of Edo



The Sea at Satta, Suruga Province, from Thirty-six Views of Mount Fuji




View of a long bridge across a lake, from Eight Views of Ōmi




View of Kagurazaka and Ushigome bridge to Edo Castle (牛込神楽坂の図), by Utagawa Hiroshige, 1840.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét