Nhà văn Nguyên Ngọc viết trong Có phải người Việt thường không triệt để?, có đoạn: “Nhà triết học Francois Jullien có lần nói với tôi: Nhật không chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo, bởi trước đó Nhật đã có Thần đạo rất mạnh. Và trong lịch sử văn hóa Nhật từng có một quá trình phi Hán hóa mạnh mẽ. Tiếp nhận, nghiên cứu và chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của Nho giáo là Hàn Quốc.”
Thấy thú vị, từ lâu đã mến yêu người Nhật và đất nước Nhật bản, tôi tìm hiểu về Thần đạo của người Nhật.
Thần đạo (Shintō) hay Thần giáo là tín ngưỡng và tôn
giáo của dân tộc Nhật Bản.
Thần đạo, với tư
cách một tôn giáo chính thống của Nhật Bản, Thần đạo chưa bao giờ đánh mất vị
trí độc tôn của nó trong lòng người dân Nhật Bản. Với những giáo lý cao đẹp,
giản dị, Thần đạo luôn là một tôn giáo mà người Nhật ưa chuộng nhất.
Thần đạo cổ đã xuất hiện vào khoảng 2000 năm trước. Nó là hệ tín
ngưỡng khởi thuỷ của người Nhật và hợp nhất với các tín ngưỡng, phong tục khác
thành nền văn hoá Nhật Bản.
Thần đạo bắt nguồn từ câu chuyện về Thiên Hoàng - cháu đích tôn (Thiên Tôn) của nữ thần Mặt Trời - Amaterasu - được phái xuống cai trị Nhật Bản. Thần đạo cổ ở Nhật Bản được ghi lại qua truyền thuyết và những câu chuyện thần thoại.
Thần đạo bắt nguồn từ câu chuyện về Thiên Hoàng - cháu đích tôn (Thiên Tôn) của nữ thần Mặt Trời - Amaterasu - được phái xuống cai trị Nhật Bản. Thần đạo cổ ở Nhật Bản được ghi lại qua truyền thuyết và những câu chuyện thần thoại.
Thần đạo theo từ gốc Trung Hoa là “Con đường của các thần linh”,
nhưng với người Nhật thì từ này được dịch ra là “Kami no michi”. “Kami” là
những linh thể hiện diện ở khắp nơi trong vũ trụ (đôi khi là một tính chất
thiêng liêng hiện hữu trong một vật thể), được thờ cúng đặc biệt ở các điện thờ
hay Jinja.
Theo wikipedia,
các vị Thần trong Thần đạo rất có tương đồng với Thần hoàng của người Việt (Theo nghĩa rộng, “Kami” chỉ tất cả các linh
thể trên mặt đất hoặc trên trời đã được nói đến trong các sách kinh điển. Theo
nghĩa hẹp, “Kami” là các linh thể trú ngụ trong các điện thờ và được thờ cúng ở
đấy. Trên nguyên tắc thì con người, chim chóc, thú vật, cây cối, núi, sông,...
và thậm chí cả những sản phẩm do con người tạo ra như thanh kiếm, gương, thóc lúa,…
đều có thể là những Kami) .
Đền Fushimi Inari Taisha, Kyoto
Ngôi đền được thành lập vào năm 711 dưới chân núi Inari, để cầu mùa màng bội thu. Cho đến năm 1499, các kiến trúc đã được hoàn thiện. Nữ thần được thờ ở đền là Inari, thần cai quản lúa gạo. Ảnh: Not Bored NY.
Bản chất của Shinto chính là sự tôn kính của người dân Nhật đối với các sinh vật hoặc quyền năng vô hình mà họ gọi là “Kami” (Thần), xuất phát từ các đền thờ và nghi lễ khác nhau.
Không giống như vài tôn giáo khác, thường tìm cách giải thích sự hình thành thế giới. Shinto cũng có những điều đó nhưng chú trọng về các hình thức giao tiếp với các Kami. Kami không hoàn toàn bao gồm Thiên chúa hoặc Thần thánh. Kami có thể hoá thân từ các sinh vật hoặc con người thông qua các đặc tính như bảo vệ, phục hồi sức khoẻ, thành công trong kinh doanh….Shinto là một tôn giáo mang tính địa phương hơn là một tôn giáo mang tính tổng thể. Nhiều người Nhật chỉ cần có 1 bàn thờ nhỏ tại gia như Việt Nam. Tuy nhiên, đó cũng là một tôn giáo quốc gia không chính thức. Nhiều người thường nghĩ đến Shinto như một khía cạnh quốc gia, một truyền thống, nét văn hoá. Điều này đã góp phần giúp cho Shinto và Phật giáo cùng hoà nhập và tồn tại mà không xảy ra nhiều mâu thuẫn.Tên gọi Shinto được ghép bởi 2 từ tiếng Hán là “Thần linh” và “Đạo” tức con đường; “con đường của Thần Linh”. Việc tham gia các lễ hội địa phương góp phần gắn kết cộng đồng địa phương đó với nhau. Người ta thường viếng đền trong các dịp lễ Tết. Shinto hầu như chỉ gói gọn trong phạm vi lãnh thổ Nhật Bản, hầu như nó rất ít quan tâm đến việc truyền giáo hoặc phổ biến rộng rãi ra toàn thế giới.Quan điểm của Shinto là con người về cơ bản là tốt và không có “tội lỗi ban đầu” hay “tội tổ tông”, cũng như không có khái niệm về ngày tận thế. Thế giới quan của Shinto diễn ra ngay trên Trái đất này và không có một thế giới dành riêng cho các vị Thần.Shinto không có kinh điển, người sáng lập, không có Thiên chúa. Shinto không có các điều răn nhưng thay vào đó là các nguyên tắc ứng xử về mặt đạo đức, và không yêu các các thành viên phải tuân theo nó như một tôn giáo duy nhất; nhiều người Nhật vừa theo Shinto vừa là Phật tử.
Thần đạo có rất nhiều các Thần Thánh, có đến 8 triệu thần.
Tuy một số các vị thần này được nhân cách hóa, đa phần các thần liên quan đến
thiên nhiên như linh hồn của đất, trời, Mặt Trăng, cây cỏ, hoa lá. Ngay cả đá,
núi, hay động vật như cáo, gấu và người quá cố đã trở thành linh hồn cũng được
xem là thần. Những thần trú ngụ ở tầng cao nhất trên thiên
đàng gọi là "cao thiên nguyên", và
chỉ rời khỏi đó khi được mời xuống các đền thờ trong các nghi lễ.
Amaterasu ló mình khỏi hang đá
Ame-no-Uzume-no-mikoto lừa được Amaterasu ra ngoài
Izanagi và Izanami tạo nên nước Nhật
Susa-no-O diệt đại xà
Shinto là một tôn giáo đa thần. Các vị Thần được gọi là Kami, có nghĩa gần giống với từ “linh hồn”. Các Kami là các thực thể linh hồn mạnh mẽ, đầy quyền năng. Có nhiều người cho rằng gỗ, đá, cây cối đối với người Nhật cũng có thể là Kami. Đó là họ chưa thật sự hiểu rõ. Nhiều người thờ các tảng đá, cây cối; đó là vì họ cho rằng có một linh hồn, kami tồn tại bên trong đó chứ cơ bản tảng đá đó, cây cối đó không có linh hồn.
Không phải tất cả các Kami đều tốt, một số trong đó là các vị ác thần.
Có hàng ngàn vị Thần, nhưng hiện nay chỉ có 8 vị Thần phổ biến nhất:
Không phải tất cả các Kami đều tốt, một số trong đó là các vị ác thần.
Có hàng ngàn vị Thần, nhưng hiện nay chỉ có 8 vị Thần phổ biến nhất:
Amaterasu (Nữ Thần Mặt Trời): Có mối quan hệ mật thiết với dòng dõi Hoàng gia Nhật. Vua của các Kami.
Izanami – Izanagi: Cặp nam thần và nữ thần này sinh ra nước Nhật. Cả hai là anh em ruột với nhau. Sau này, Izanami chết và trở thành người cai quản âm ty.
Susanoo: Vị Thần bão tố, thiên tai. Anh của Amaterasu .
Ebisu: Vị Thần của sự thịnh vượng.
Hachiman: Vị Thần của cung tên và chiến tranh.
Benzaiten: Nữ Thần của âm nhạc và nghệ thuật.
Kompira: Vị Thần bão trợ cho ngư dân, tàu thuyền.
Tenjin: Vị Thần của giáo dục, thi cử.
Tượng Kitsune ở Kyoto -
Ngoài ra, còn có các vị Thần ít quan trọng khác như nhóm Thất Phúc Thần, Thần cáo Inari…Các Kami không phải hoàn toàn siêu phàm như các vị Thần bất khả chiến bại của các Tôn giáo khác. Sau đây là vài đặc điểm của Kami:
- Kami không toàn năng và hoàn hảo. Họ đôi lúc cũng phạm sai lầm.
- Kami có thể chết.
- Kami không hoàn toàn khác biệt với con người. Họ đôi khi là người có siêu năng lực, đại diện cho các nguồn năng lượng của cuộc sống.
- Kami không có một cõi riêng, họ có thể sống cùng môi trường với con người.
- Một người, con vật sau khi chết có thể thần thánh hoá thành Kami.
- Các cây sống lâu năm, tảng đá có hình dáng đặc biệt cũng có thể có Kami trú ngụ bên trong. Khi Kami chết, họ cũng có mùi thối như con người.
- Cái chết là điều kiêng kỵ với các Kami.
a. Đền thờ Thần đạo gọi là thần
xã (jinja).
Phía ngoài đền thờ có cổng torii bằng gỗ, thường được sơn màu đỏ. Khu vực linh thiêng
nhất là sảnh điện bên trong bản điện (honden), chỉ có các thần chủ (kannushi) mới được phép vào
làm lễ. Còn khu vực sân bên ngoài cho phép người ngoài đến viếng đền, uống
nước, mua sắm hay đi tham quan. Thường các đền thờ có bán đủ loại bùa đem lại
may mắn (như khi mang thai, sức khỏe, tình yêu, hay để khỏi bị xe đụng). Đền
thờ thường có giếng nước hay nơi đựng nước để người đến rửa mặt và tay để tẩy trần
trước khi vào sâu hơn.
Những đền thờ đầu tiên bắt nguồn từ nông nghiệp, nơi con người có nhu cầu cầu xin Thần linh để có các mùa vụ tốt. Tuy nhiên, đây chỉ là khởi thuỷ cho các nghi thức Thần đạo sau này, các nghi lễ cổ vẫn còn lưu giữ chút ít cho đến ngày nay.
Vài ngôi đền đầu tiên vẫn còn vết tích, ví dụ như Thần xã Ōmiwa ở Nara, thần xã này không có honden vì ngọn núi bên dưới chân ngôi đền chính là một Shintai, do đó không cần lưu giữ các vật linh thiêng nào khác. Vì vậy, nó có chỉ có một Haiden để xem là nơi thờ phượng chứ không phải là nơi trú ngụ của Thần (Thần lúc này trú ngụ bên trong ngọn núi. Các nhà khảo cổ ghi nhận rằng thời xưa, người Nhật cổ thường dựng các Thần xã tại các ngọn núi cung cấp nguồn nước phục vụ nông nghiệp cho họ.
b. Shintai (Thần thể)
Thần xã Yasukuni tại Tokyo
Đền Ebara ở Tokyo
Đền Fushimi-Inari ở Hokkaido
Đền Go-ō ở Kyoto
Đền Izumo ở Kyoto
Đền Kumano-Nachi ở Wakayama
Đền Minatogawa
Đền Ono ở Tokyo
Đền thờ thần Tsukuyomi ở Kyoto
Đền Togo ở Tokyo
Đền Yuki ở Kyoto
Tamagawa Sengen ở Tokyo
Tamagawa Sengen ở Tokyo
Thần xã Itsukushima
Một thần xã nhỏ
Đền thờ nhỏ ở nhà
Thần xã Ōmiwa
Vài ngôi đền đầu tiên vẫn còn vết tích, ví dụ như Thần xã Ōmiwa ở Nara, thần xã này không có honden vì ngọn núi bên dưới chân ngôi đền chính là một Shintai, do đó không cần lưu giữ các vật linh thiêng nào khác. Vì vậy, nó có chỉ có một Haiden để xem là nơi thờ phượng chứ không phải là nơi trú ngụ của Thần (Thần lúc này trú ngụ bên trong ngọn núi. Các nhà khảo cổ ghi nhận rằng thời xưa, người Nhật cổ thường dựng các Thần xã tại các ngọn núi cung cấp nguồn nước phục vụ nông nghiệp cho họ.
b. Shintai (Thần thể)
Thần thể hay gọi tôn kính là Ngự thần thể (Goshintai), là một vật linh thiêng làm đối tượng thờ cúng chính của một thần xã. Trong thần xã, thần thể đặt ở nơi nào thì nới đó được gọi là bản điện, nhưng cũng có nhiều thần thể được đặt ngoài, thậm chí cách xa thần xã. Thần thể là một vật vô tri nhân tạo như gương, kiếm, đồ trang sức hay một vật ngoài tự nhiên như tảng đá, cây cối hoặc thác nước.
Thần thể là một bức tượng tạc thần linh được gọi là thần tượng (Shinzō), hay đơn giản chỉ là chiếc đũa phép có gắn chỉ thuỳ gọi là ngự tệ (Gohei). Thần thể ngoài tự nhiên thường phải là vật đã có từ trước ở nơi xây dựng thần xã bởi chúng là đại diện cho một vị thần ở địa phương. Trong trường hợp đặc biệt, một võ sĩ sumo đạt tới hạng cao nhất gọi là Yokozuna (hoành cương) đeo dải dây shimenawa trước bụng có thể trở thành một thần thể sống. Theo quan niệm của Thần đạo, thần thể là thứ mà thần linh có thể nhập vào để hưởng lễ vật được dâng lên trong các nghi lễ cúng bái hay kết nối với con người.
Một Thần xã nhỏ chứa Shintai lộ thiên.
Thần thể là một bức tượng tạc thần linh được gọi là thần tượng (Shinzō), hay đơn giản chỉ là chiếc đũa phép có gắn chỉ thuỳ gọi là ngự tệ (Gohei). Thần thể ngoài tự nhiên thường phải là vật đã có từ trước ở nơi xây dựng thần xã bởi chúng là đại diện cho một vị thần ở địa phương. Trong trường hợp đặc biệt, một võ sĩ sumo đạt tới hạng cao nhất gọi là Yokozuna (hoành cương) đeo dải dây shimenawa trước bụng có thể trở thành một thần thể sống. Theo quan niệm của Thần đạo, thần thể là thứ mà thần linh có thể nhập vào để hưởng lễ vật được dâng lên trong các nghi lễ cúng bái hay kết nối với con người.
Một Thần xã nhỏ chứa Shintai lộ thiên.
Trong Shinto, Thần thể (Shintai) là vật chứa Thần khí được đặt sâu bên trong một khám nhỏ, bọc kín bằng vải. Mỗi năm được rước ra ngoài 1 lần trong các lễ hội và tất nhiên là chỉ số ít người được thấy Thần thể đó là gì.
Thần vật Trong bất cứ ngôi đền Thần đạo nào cũng có 1 thứ gọi là "Thần thể" (Shintai 神体)Thần thể chính là các đồ vật biều thị cho Thần được thờ tại ngôi đền đó. Đây không phải là một bộ phận gấn liền với Thần mà chỉ là nơi để Thần trú ngụ bên trong chúng.Nó giúp cho con người tiếp cận gần gũi hơn với các vị Thần. Người ta quan điểm rằng các Kami sống bên trong chúng, đôi khi Thần thể còn được xem như một yorishiro.Các Thần thể phổ biến nhất thường là cây cối, đá, gương, kiếm, đồ trang sức, gohei (đũa phép trong nghi lễ), các bức tượng Thần. Đôi khi, Thần thể còn có thể là các vật to lớn như một ngọn núi. Núi Phú Sĩ chính là 1 shintai như vậy.Một ngôi đền muốn lập ra phải cần có một shintai có sẵn tại đó. Ví dụ như một thác nước, cây cổ thụ hoặc một Thần thể nhân tạo. Đối với Thần thể nhân tạo, việc thờ cúng đòi hỏi phải trải qua nghi thức mời gọi Thần trú ngụ trong đó.Nhiệm vụ cơ bản và tiên quyết của một ngôi đền là bảo vệ Thần thể và vị Thần trú ngụ bên trong đó. Vì lý do đó, toà nhà cất giữ Thần thể (honden) luôn đóng cửa và tránh tiếp xúc với người khác ngoài các linh mục trong ngôi đền đó. Người dân đến cầu nguyện chỉ được tiếp cận phần ngoài khu vực cất giữ Shintai.Các Thần thể chỉ rời khỏi honden trong các dịp lễ hội. Lúc này, Thần thể được cất giữ trong các kiệu rước gọi là Đền thờ di động (mikoshi) diễu hành quanh các con phố. Nhiệm vụ của các Mikoshi là tránh khỏi ánh mắt của những người dự lễ hội.Điều thú vị là trong môn vật Sumon, các vọ sĩ sẽ đeo các dây đai ngang lưng gọi là yokozuna. Đây là một shintai, do đeo trên mình các vọ sĩ nên nó được xem như là một Shintai "sống". Vì vậy, họ phải đeo thêm vòng shimenawa để bảo vệ khỏi linh hồn ma quỷ.
Thần Cáo Inari
Tượng cáo và gương, đây là các shintai đại diện cho Thần cáo Inari
Cổng trời (Torii) là cánh cổng ngăn cách
giữa thế giới con người trần tục và thế giới thiêng liêng của thần thánh. Đi
qua cổng trời là bước vào thần đạo (Shinto).
Cổng torii của đền Itsukushima
Chức năng của torii là để đánh dấu lối vào của một chốn linh thiêng. Cũng vì lẽ đó mà con đường dẫn vào đền thờ Thần đạo được gọi là sandō (參道 - tham đạo), luôn được mở rộng ra bởi một hoặc nhiều torii, đó cũng là cách dễ nhất để phân biệt một ngôi đền với một ngôi chùa. Nếu sandō đi qua nhiều torii thì cái ở ngoài gọi là ichi no torii (一之鳥居 - nhất chi điểu cư). Các cổng tiếp theo gần ngôi đền hơn, theo thứ tự, ni no torii (二之鳥居 - nhị chi điểu cư) và san no torii (三の鳥居 - tam chi điểu cư). Các torii khác nằm xa ngôi đền hơn đại diện cho mức độ nâng cao sự thiêng liêng của cổng gần honden (本殿 - bổn điện). Cũng nhờ mối quan hệ vững chắc giữa đền thờ Thần đạo và Hoàng thất Nhật Bản, nên một cổng torii luôn đứng trước lăng mộ của mỗi hoàng đế.
Cổng lớn của Thần cung Kehi
Cổng torri ở Izushi
Cổng torri ở Izushi
Cổng torri ở Izushi
Đền Fushimi Inari Taisha, Kyoto
Đền Fushimi Inari Taisha, Kyoto
Đền thờ Fushimi-Inari-taisha
Đền thờ chính của Inari-jinja có đường hầm thông qua một vạn cổng Torii màu đỏ son
Cổng Torii đền Fushimi Inari,
nơi nhân vật Chiyo lúc nhỏ chạy vào trong phim Hồi ức của một Geisha
nơi nhân vật Chiyo lúc nhỏ chạy vào trong phim Hồi ức của một Geisha
Torii của đền Itsukushima
Torii ở bãi biển trên đảo Naoshima
Một shime torii
Các liên hệ được đưa ra với torii
Nữ thần Phật giáo Benzaiten, với biểu tượng torii xuất hiện trên đầu
Một cổng torana Ấn Độ
Một cổng Hongsalmun Triều Tiên
Một cổng bài lâu Trung Quốc
Đá vợ chồng (đền Futamiokitama Jinja ở tỉnh Mie)
Đá vợ chồng nằm ở ngôi đền Futamiokitama Jinja ở Futamichoe, thành phố Ise, tỉnh Mie. Đây không hẳn là cổng Torii nhưng nó cũng mang ý nghĩa là ranh giới vùng đất của các vị thần giống như Torii.Phía trước tảng đá vợ chồng và mặt trời nhô lên từ mặt nước và hòn đá thiêng "Okitamashinseki" nằm yên trong lòng biển sâu 700m. Đá vợ chồng kết nối vùng đất thiêng và thế giới của loài người.
Miko có nhiệm vụ chăm sóc các ngôi đền. Vu nữ
thường mặc kimono trắng với quần hakama đỏ, và bít tất tabi. Ngày xưa các vu nữ bắt buộc phải là trinh nữ. Họ giúp đỡ
thần chủ trong các buổi lễ, biểu diễn các điệu múa nghi lễ gọi là "Vu nữ
thần lạc" (Miko Kagura), quét dọn sân đền, thắp đèn lồng, làm thẻ xăm bói toán,
hoặc bán các loại bùa may mắn. Thần lạc là điệu múa mà Ame-no-Uzume biểu diễn
trong thần thoại. Điệu múa này thường rất chậm, vu nữ sẽ cầm quạt hay chuông,
và các động tác đều có ý nghĩa.
Các Miko trong một đám cưới truyền thống
Miko (巫女? "Vu nữ") là một từ tiếng Nhật trước đây có nghĩa là "nữ pháp sư; bà đồng; nhà tiên tri" người chuyên truyền đạt những lời sấm truyền, còn hiện nay có nghĩa là "người giữ đền; trinh nữ hiến thần" phục vụ tại những thần xã. Truyền thống miko có từ thời cổ đại của nước Nhật. Vào thời ấy, phụ nữ rơi vào trạng thái nhập tràng rồi truyền đi lời tiên tri hoặc những lời nói từ các vị thần được gọi là miko, không giống như Nhà tiên tri ở Delphi của Hy Lạp cổ đại. Về sau, miko là những người phục vụ nữ tại những đền Shinto. Họ thường là con gái của pháp sư quản lý ngôi đền. Vai trò của miko gồm có biểu diễn những điệu múa mang tính nghi lễ (miko-mai) và hỗ trợ pháp sư trong nhiều buổi lễ, đặc biệt là lễ cưới. Truyền này này vẫn tiếp tục đến ngày nay và miko xuất hiện nhiều ở các ngôi đền Shinto. Vào thời đại ngày nay phần lớn miko được thuê làm bán thời gian hoặc là những người tình nguyện. Nhiệm vụ của họ là hỗ trợ các phận sự của đền, biểu diễn điệu múa nghi lễ, phân phát Omikuji (một dạng đoán số), và phục vụ trong các cửa hiệu của đền. Đồng phục của miko (trước đây và ngày nay vẫn vậy) bao gồm hakama, một áo kimono. và tabi. Thỉnh thoảng miko mặc một haori trắng mỏng gọi là "chihaya". Hakama thường có màu đỏ, nhưng các màu khác cũng không hiếm. Áo kimono có cánh tay dài, rộng và luôn là màu trắng, trắng là biểu tượng của sự tinh khiết. Một dải lụa trắng hoặc đỏ thường được cột trên tóc miko. Không biết các bạn có biết những gia tộc quyền quý ở Nhật Bản hay không? Khi là một Miko đứng đầu nhìn rất tài giỏi trang trọng nhưng Miko rất là áp lực. Đạo gốc của Nhật Bản là Thần đạo (神道- Shinto) có nguồn gốc từ quan niệm vật linh của người Nhật cổ. Thần đạo cho rằng cây cối, loài vật trong thiên nhiên đều có quỉ thần nên phải được thờ cúng. Với khoảng hơn 100 triệu tín đồ và 9 vạn đền thờ, Thần đạo là tôn giáo quan trọng nhất ở Nhật Bản. Thần đạo không hẳn là một tôn giáo theo đúng nghĩa của nó mà là sự tích hợp những tín ngưỡng và nghi lễ thờ cúng các vị thần (神-Kami). Kami bao gồm các vật linh thiêng trong thiên nhiên (mặt trời, mặt trăng, gió, sấm sét, núi, sông, đá,..) và hồn người chết (tổ tiên Nhật Hoàng, những anh hùng có công với nước..). Đền thờ Thần đạo gọi là Thần xã (神社- Jinja). Phía ngoài đền thờ có cổng torii (鳥居) bằng gỗ, thường được sơn màu đỏ, đây cũng là biểu tượng của Thần đạo được cả thế giới biết đến. Các Vu nữ (巫女- miko) có nhiệm vụ chăm sóc các ngôi đền. Cũng có những Vu nữ bắt đầu công việc của mình từ lúc lên bảy tuổi tới khi kết hôn như ở đền Ikasuri no mi Kannagi, hay các Mono imi (物忌), Itukime (斎女) ở đền Kashima Jingu của Hitachi và các Itsuki no Miko (斎王) của Ise Jingu, làm Vu nữ trong cả cuộc đời mình, không hề kết hôn. Gia tộc nào đã được chỉ định con gái là Miko, Thì phải tuân theo nếu không cả dòng họ sẽ bị chừng phạt rất nặng. Miko thường là nhân vật có tính truyền thống và dễ dàng nhận ra bởi bộ đồng phục. Có lẽ cách mô tả miko phổ biến nhất là một nhân vật quét sân đền với cây chổi tre. Miko đôi khi được xem tương đương với các cấp nhân vật như Giáo sĩ, "phù thủy trắng", hoặc Hiệp sĩ.
e.
Shimenawa (Chú
liên thừng)
Ở các cổng torii của đền
thường treo những dây thừng làm bằng rơm gọi là "chú liên thừng" (shimenawa).
Những sợi dây này thường được treo ở những nơi thiêng liêng để đuổi tà, trên đó
thường quấn thêm "chỉ thùy" (shide), là những chuỗi thường
được làm bằng giấy hay vải trắng có hình dạng như tia sét. Chỉ thùy cũng thường
được quấn vào que đũa gỗ thành cái gọi là gậy trừ tà "phất xuyến" (tamagushi)
hay gậy sét haraigushi. Các vu nữ thường dùng phất xuyến gồm có chỉ
thùy gắn vào nhánh cây chè sakaki trong các buổi lễ thanh tẩy.
g.
Ema (Hội
mã)
Hội mã thường được treo
trước đền, là những thẻ gỗ dùng để viết điều ước của mình lên đó. Những thẻ này
được để bên ngoài để thần có thể đọc và hoàn thành điều ước. Hội mã nghĩa là
"ngựa vẽ", vì ngày xưa người giàu thường dâng ngựa cho đền, nhưng
ngày nay chỉ dùng "ngựa vẽ trên thẻ gỗ". Ngày nay những người trẻ
tuổi thường ước chuyện tình yêu hay không học bài mà vẫn thi đậu.
h. Shinshoku
Những người làm việc trong đền được gọi là Shinshoku.
Sự kết hợp Thần - Phật
Ema ở đền Oyama
Ema ở đền Suwa
Ema hình trái tim tại đền Kasuga
Ema ở đền Minatogawa
Ema ở đền Yuzuruha
Ema treo ở đền Minh Trị tại Tokyo
Những người làm việc trong đền được gọi là Shinshoku.
Sự kết hợp Thần - Phật
Rõ ràng Thần đạo xuất hiện tại Nhật Bản như một tín ngưỡng - tôn giáo địa phương trước khi Phật giáo được du nhập.
Ngôi Thần Cung Tự Wakasa. Một ngôi chùa Phật giáo kết hợp thờ Thần tại Obama.
Đã từng có 1 thời gian Thần và Phật được thờ chung với nhau trong cùng 1 nơi. Điều này dẫn đến sự ra đời của một danh từ mới gọi là Thần Cung Tự ( jingū-ji 神宮 寺).
Vấn đề này là một sự giao thoa, hoà nhập của Phật giáo với các nền văn hoá bản địa. Người ta quan niệm rằng các vị Thần (Kami) vẫn là 1 dạng chúng sinh nên vẫn còn tạo ra Nghiệp và phải chịu luân hồi khi kết thúc thọ mạng. Vì vậy, một ngôi chùa được xây dựng liền kề hoặc bên trong các đền thờ giúp cho vị Thần đó được hưởng sự tu tập.
Hình thức kết hợp này xuất hiện lần đầu tiên vào thời kỳ Nara (710 - 794). Cho đến khoảng năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị ra lệnh tách biệt Thần đạo và Phật giáo ra khỏi nhau. Đạo luật Ly khai Thần và Phật này được xem như một Pháp nạn của Phật giáo tại Nhật.
Hiện nay, đạo luật đó đã không còn, Thần và Phật vẫn được kết hợp nhưng còn phổ biến như trước. Thanh Ngạn Độ Tự (Seiganto-ji 青 岸 渡 寺) là ngôi chùa hiếm hoi của thời kỳ này còn sót lại với sự khu phức hợp giữ đền Thần đạo với 1 ngôi chùa Phật.
Một biến thể khác là các ngôi Cung Tự (miyadera 宮 寺). Ngôi đền này được các tu sĩ Phật giáo thành lập nhưng đối tượng thờ chính của họ lại là một vị Thần (Kami). Điều khác biệt nhất là tại đây không có các vị linh mục đền thờ Thần đạo nào cử hành các nghi lễ mà chính là các vị tu sĩ Phật giáo thực hiện. Mặc dù họ là tu sĩ Phật giáo nhưng lại có thể cưới vợ và sinh con. Các ngôi đền này được truyền thừa lại theo dòng họ.
--------------------------------
Thần đạo Nhật Bản và tín ngưỡng dân gian Việt Nam - Những nét
tương đồng và khác biệt
Tác giả Nguyễn Kim Lai
Ngày
nay, người ta thường nói đến Nhật Bản với tư cách là một trong những quốc gia
thành công nhất trong việc kết hợp phát triển kinh tế với bảo tồn và phát huy
những giá trị truyền thống trong văn hoá bản địa. Một trong những giá trị đó
là Thần đạo. Với tư cách một tôn giáo chính thống của Nhật Bản,
Thần đạo chưa bao giờ đánh mất vị trí độc tôn của nó trong lòng người dân Nhật
Bản. Với những giáo lý cao đẹp, giản dị, Thần đạo luôn là một tôn giáo mà người
Nhật ưa chuộng nhất. Chính vì thế, Thần đạo và những tác động của nó tới đời
sống văn hoá Nhật Bản bao giờ cũng là một đề tài mới mẻ, phong phú. Để góp phần
vào việc nghiên cứu ấy, chúng tôi muốn thông qua việc tìm hiểu Thần đạo để so
sánh với những tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Qua đó, chỉ ra những nét tương
đồng và khác biệt giữa hai nền văn hoá mang đậm bản sắc cổ truyền này.
Thần
đạo cổ đã xuất hiện vào khoảng 2000 năm trước. Nó là hệ tín ngưỡng khởi thuỷ
của người Nhật và hợp nhất với các tín ngưỡng, phong tục khác thành nền văn hoá
Nhật Bản. Thần đạo bắt nguồn từ câu chuyện về Thiên Hoàng - cháu đích tôn
(Thiên Tôn) của nữ thần Mặt Trời - Amaterasu - được phái xuống cai trị Nhật
Bản. Toàn bộ câu chuyện này được Hoàng gia hệ thống hoá thành những tình tiết
ly kỳ để tìm kiếm lý do phân chia các hình thức thờ cúng. Thêm vào đó, còn có
những câu chuyện về 180 thiên thần được nữ thần Amaterasu phái đi theo để phò
tá Thiên Tôn nơi hạ giới. Những dòng hào tộc làm chủ địa phương đã nhận mình là
con cháu của những thiên thần ấy, tự mô phỏng ra những truyền
thuyết về công trạng và quyền uy của tổ tiên mình rồi lập ra đền thờ, tạo nên
những nhánh Thần đạo địa phương. Đó là yếu tố quan trọng trong lịch sử hình
thành Thần đạo cổ ở Nhật Bản được ghi lại qua truyền thuyết và những câu chuyện
thần thoại.
Thần
đạo theo từ gốc Trung Hoa là “Con đường của các thần linh”, nhưng với người
Nhật thì từ này được dịch ra là “Kami no michi”. “Kami” là những linh thể hiện
diện ở khắp nơi trong vũ trụ (đôi khi là một tính chất thiêng liêng hiện hữu
trong một vật thể), được thờ cúng đặc biệt ở các điện thờ hay Jinja. Theo nghĩa
rộng, “Kami” chỉ tất cả các linh thể trên mặt đất hoặc trên trời đã được nói
đến trong các sách kinh điển. Theo nghĩa hẹp, “Kami” là các linh thể trú ngụ
trong các điện thờ và được thờ cúng ở đấy. Trên nguyên tắc thì con người, chim
chóc, thú vật, cây cối, núi, sông,... và thậm chí cả những sản phẩm do con
người tạo ra như thanh kiếm, gương, thóc lúa,… đều có thể là những Kami. Ngày
xưa, từ này được dùng để chỉ bất cứ cái gì gây kinh sợ, tuyệt vời hay tạo ấn
tượng mạnh. Những điều dữ dằn, khó hiểu nếu có tính dị thường cũng được gọi là
“Kami”(1). Theo Motoori Noringa (1730 - 1801) - nhà hoạt động tích cực vì sự
hồi sinh Thần đạo, Kami - “đó là những gì vượt lên trên sự bình thường, có sức
mạnh siêu nhiên, gây cảm giác kinh sợ”(2). Theo Tsuda Sokichi, Kami “là
vật thể vật chất hay hiện thân của tinh thần có quyền năng thần thánh, hoặc có
thể hiểu là tinh thần phi vật thể có quyền năng ma thuật hay là đối tượng được
tạo ra để thờ cúng”(3).
Là
một đạo của Kami nên Thần đạo không có người sáng lập, không có thánh thư để
làm kinh điển và không có một hệ thống giáo lý được thoả thuận hay cố định.
Thần đạo thường được xem như là một thứ đạo mà trong đó, mọi người liên kết
cùng nhau theo những giá trị và quan điểm chung. Ở đó, sợi dây ràng buộc tất cả
mọi người là những câu chuyện thần thoại và những phương thức tu hành. Thần đạo
coi trọng sự biết ơn đối với các Kami và tổ tiên, vì nhờ đó mà con người có
được sự sống và mọi điều tốt lành. Mục đích của Thần đạo là nhận biết và thực
hiện những ý muốn của các Kami, tổ tiên, cộng đồng và của Quốc gia. Con người
cũng như toàn thể vũ trụ là do các Kami sinh ra và do vậy, con người tự thân là
tốt, chỉ cần rũ bỏ sự uế trược thì cái thiện tự nhiên toả sáng.
Tuy
Thần đạo không có kinh điển chính thức, nhưng những câu chuyện thần thoại về nó
cũng khá phong phú và phần lớn được ghi chép trong hai tác phẩm huyền sử: Kojiki
(Cổ Sử Ký) và Nihonshoki (Nhật Bản Thư Kỷ). Đây là những
cuốn sách cổ xưa của Nhật Bản, xuất hiện vào đầu thế kỷ VIII. Trong các sách
ấy, người ta kể về sự sáng tạo đất nước của hai vị thần Izamagi và Izanami, về
nữ thần mặt trời Amaterasu.
Trong
Thần đạo không có cái nhìn bi quan về cuộc đời và khác với Phật giáo, nó không
xem cuộc đời như một cõi đoạ đày, đau khổ hoặc tội lỗi. Tội lỗi đối với Thần
đạo cũng giống như một cái gì đó nhơ bẩn, như một tai hoạ thiên nhiên và do
vậy, có thể xua đuổi và gột rửa bằng lễ thanh tẩy. Có hai nghi thức thanh
tẩy: một là, lễ Kessai (thanh tẩy bên ngoài) như súc miệng và
rửa tay bằng nước trước khi vào đền thờ Thần đạo; hai là, lễ
Harai (trừ tà hay thanh tẩy bên trong) được thực hiện khi các vị tư tế vẩy
chiếc đũa trên đầu tín đồ.
Khi
Thần đạo sơ khai mới được quan tâm, nó chưa có tổ chức giáo đoàn và nghi lễ xác
định. Phần lớn các hoạt động tôn giáo, trừ các hoạt động tín ngưỡng tại gia,
đều diễn ra gần Himorogi (một địa điểm thanh tịnh có cây xanh bao quanh), gần
Iwasaka (một địa điểm thanh tịnh có những mỏm đá linh thiêng bao quanh), hoặc
trên cánh đồng, ngoài bờ biển, ở đó người ta chỉ thờ cúng các vị thần thuộc
vùng đó, theo mùa vụ đánh bắt cá hay thời vụ sản xuất nông nghiệp. Dần dần,
những vị thần khu vực này được coi là những vị thần của thị tộc. Trong số các
thị tộc đó, mạnh nhất là thị tộc Thiên hoàng. Thị tộc này tự tuyên bố có quyền
tối cao cả về chính trị lẫn tôn giáo, vì họ có đức hạnh của tổ tiên Mặt trời.
Hoàng cung cũng được thừa nhận là đền thờ nữ thần Mặt trời (Amaterasu) - nữ tổ
của thị tộc Thiên hoàng và là vị thần của vùng Yamato. Đặc quyền của Thiên
hoàng là thờ cúng Thần Amaterasu. Về phần mình, nữ thần này truyền đạt cho
Thiên hoàng ý nguyện thần thánh của mình thông qua việc báo mộng và nhập hồn.
Theo Nhật Bản Thư Kỷ, khi Thiên hoàng thế hệ thứ 10 là Sujin cảm
thấy khó ở khi sống chung trong dinh thự thờ thần, ông đã giao cho công chúa
Toyo - Sukiri thờ cúng thần Amaterasu ở làng Kasanai và giao cho công chúa
Yamato - người có bổn phận thờ thần Amaterasu - tìm kiếm một vị trí ổn định để
xây dựng đền thờ thần Tổ Thiên hoàng. Khi công chúa tới vùng Ise, thần Amateasu
đã thông báo cho nàng ý nguyện của mình là muốn trụ lại nơi đó. Vì vậy, ngôi
đền đã được dựng lên ở Ise và có lẽ, đây là tiền thân của ngôi đền Ise tráng lệ
ngày nay(4).
Theo
nhiều tài liệu, đền Ise được dựng lần đầu vào cuối thế kỷ V bằng gỗ bách tự
nhiên, nghĩa là để mộc không sơn. Từ thời xa xưa đã có phong tục cứ 20 năm,
Thần cung Ise phải xây lại một lần, dù không ai biết rõ nguyên nhân. Chính vì
vậy mà gỗ luôn tươi mới và bao giờ cũng theo đúng kiểu thức nguyên mẫu. Thần
cung Ise bao gồm nội cung và ngoại cung. Nội cung thờ nữ thần Mặt trời
Amaterasu, ngoại cung thờ nữ thần mùa màng Toyouke.
Trong
lịch sử tôn giáo Nhật Bản, việc truyền bá Phật giáo từ Triều Tiên vào triều
đình Yamato diễn ra vào khoảng thế kỷ VI. Khi đó, Phật giáo đã phát triển thành
một hệ thống triết học cao siêu với những kinh điển đồ sộ. Thoạt đầu, Phật giáo
không được chấp nhận ở Nhật Bản, nhưng chính những lợi ích trần tục của nó đã
thu hút các thủ lĩnh thị tộc hùng mạnh nhất ở Nhật Bản. Vì vậy, Phật giáo đã
được phát triển suốt nửa cuối thế kỷ thứ VI. Tuy nhiên, thái tử Shotoku lại
luôn muốn đưa chữ “hoà” lên đầu trong việc trị nước, nên ông muốn mọi người vừa
tôn kính Tam Bảo, vừa chú trọng việc học Khổng giáo, trong khi vẫn phải tiếp
tục truyền thống của tổ tiên Thiên hoàng. Shotoku đã mơ tưởng đến việc thiết
lập một chính sách đa tôn giáo, hoà hợp Thần đạo với Khổng giáo và Phật giáo.
Thế nhưng, công cuộc chuyển đổi cơ chế nhà nước Nhật Bản từ chỗ chỉ là một liên
minh các thị tộc hùng mạnh thành một đế chế tập trung diễn ra trong nửa cuối
thế kỷ thứ VII đã làm thay đổi quan niệm trị nước bằng ý chí của Thần. Đến thế
kỷ thứ VIII (còn được gọi là thời kỳ Nara), khi Phật giáo đã có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và văn hoá Nhật Bản thì Thần đạo đã
không còn được xem là tôn giáo duy nhất của người Nhật nữa.
Trong
suốt thời kỳ Nara, dưới ảnh hưởng của Phật giáo, ở Nhật Bản đã xuất hiện và
phát triển quan niệm coi Kami của Thần đạo là “ những nhân vật bảo vệ đức Phật”
(gohoshin). Do vậy, một số đền Thần đạo được xây ngay trong phạm vi chùa Phật
và một số điện thờ Phật cũng được xây ngay cạnh đền Thần đạo. Thần Kami của
Thần đạo bắt đầu mất đi vị trí “thần bảo hộ” độc tôn. Thay vào đó là quan niệm
coi Kami cũng giống như các sinh linh khác, Kami cũng cần sự cứu độ của Phật.
Quan niệm này đã mở đường cho niềm tin rằng, bản chất của thần Kami là Phật,
Kami là hiện thân của Phật ở Nhật Bản. Với quan niệm này, sự hoà hợp giữa Thần
đạo và Phật giáo đã được tạo ra và tiếp tục tồn tại đến thế kỷ XIX(5).
Thời
kỳ Trung cổ ở Nhật Bản bắt đầu chính thức vào năm 1192, khi dòng họ binh gia
Minamoto thiết lập chế độ phong kiến ở Kamakura, còn triều đình Thiên hoàng vẫn
ở lại Kyoto. Điều này đánh dấu sự đổ vỡ lý tưởng của các thời đại cũ về sự
thống nhất tôn giáo (tín ngưỡng) và chính quyền (hành chính). Từ đó cho đến
thời Cận hiện đại, triều đình Thiên hoàng chỉ có quyền lực trên danh nghĩa và
chủ yếu là mang tính nghi thức, còn chế độ phong kiến đã thực sự nắm quyền lực
chính trị. Điều này đã làm thức tỉnh tinh thần của các thủ lĩnh Thần đạo. Họ
tìm cách giải phóng Thần đạo khỏi khối hỗn dung Thần - Phật. Những người đi
tiên phong trong phong trào này là các tu sĩ thế tập của dòng họ Watarai -
những người trông coi đền Ise. Phong trào này đã mở đầu cho việc khôi phục lại
vị trí của Thần đạo ở Nhật Bản. Tuy nhiên, Thần đạo lại có nguy cơ bị hạ thấp
bởi sự xuất hiện của đạo Khổng trong chế độ phong kiến Ashikaga (1338-1513).
Cho đến năm 1603, khi dòng họ Tokugawa thiết lập được chế độ phong kiến tồn tại
lâu nhất ở Nhật Bản (đến năm 1867), học thuyết Chu Hy của Tống Nho đã được coi
là “học thuyết chính thức”. Nhiều học giả thời kỳ này cũng muốn Thần đạo cùng
hoà hợp với Khổng giáo - đặc biệt là Tamazaki Ansai (mất năm 1682). Ông đã có
cố gắng hợp nhất đạo đức Khổng giáo và Thần đạo, phát triển một hệ thống gọi là
Thần đạo Suiga (nguồn gốc của hạnh phúc thánh thần). Nhiều tín đồ Thần đạo từng
đau buồn vì trước đây Phật giáo lấn át Thần đạo thì nay lại vui mừng chào đón
các học giả Khổng giáo theo khuynh hướng ủng hộ Thần đạo. Cái gọi là liên minh
Thần đạo và Khổng giáo lại xuất hiện. Do vậy, Thần đạo trong thời kỳ này không
chỉ chịu ảnh hưởng của Phật giáo, mà còn chịu ảnh hưởng của giáo lý đạo Khổng.
Trong các phong trào khôi phục Thần đạo, thường các yếu tố Thần đạo và Khổng
giáo đều mờ nhạt và hoà lẫn vào các yếu tố Phật giáo. Nhưng, chính sự kết hợp
những đặc điểm hỗn chủng và sự kết hợp những phẩm hạnh đơn giản, như chính
trực, liêm khiết, hiếu thảo, tôn kính thần và vua chúa đã tạo nền móng cho sự
phục hồi ưu thế trung tâm của Thần đạo trong thế kỷ thứ XIX.
Ngày
nay, trong số 100.000 ngôi đền đang tồn tại, có hơn 80.000 ngôi đền thuộc Hiệp
hội Thần đạo. Việc chuyển đổi Thần đạo nhà nước sang Thần đạo đền không làm
thay đổi bản chất của Thần đạo(6).
Thần đạo với tư cách một tôn giáo bản địa vẫn còn có sức cuốn hút mạnh mẽ đối
với người dân Nhật Bản, đặc biệt là đối với phụ nữ cao tuổi và trung niên. Vào
ngày 30 tháng 6 hàng năm, người ta tổ chức lễ Đại Tẩy ở tất cả các đền Shinto
để cúng tế các Kami hộ mạng. Vào ngày đầu năm mới, dân chúng thường đi thăm
viếng đền thờ Shinto; họ mặc những bộ Kimono truyền thống với hy vọng có được
một năm mới may mắn và vui vẻ. Ngoài những nghi thức và lễ hội Thần đạo, người
Nhật cũng có tâm linh cá nhân hướng về Thần đạo. Người ta đi đến đền thờ để tạ
lỗi với Kami về những việc làm sai trái của mình. Người ta cũng tổ chức theo
nghi lễ Thần đạo cho những thời điểm thiêng liêng trong đời người, chẳng hạn
những sự kiện vui vẻ và có ý nghĩa, như cưới xin, thời điểm chuyển giai đoạn
trong đời người,… Song, bên cạnh đó, người Nhật lại tổ chức tang lễ theo nghi
thức của Phật giáo. Bởi lẽ, trong quan niệm của Shinto, đời sống như một dòng
sông trong và sạch, biến đổi vô tận, luôn tươi mới và do vậy, những bước chuyển
quan trọng trong đời người đều phải dâng lên Kami để được thanh tẩy và hoán cải.
Trong
suốt lịch sử tồn tại của mình, dẫu phải trải qua bao thăng trầm, biến đổi, Thần
đạo vẫn luôn chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống người dân Nhật Bản. Với
tư cách một tôn giáo bản địa, Thần đạo đã để lại nhiều ảnh hưởng tới tâm linh
người Nhật. Người ta cho rằng, chừng nào người Nhật còn yêu thiên nhiên, còn
gắn bó và muốn chung sống với thiên nhiên thì Thần đạo còn tồn tại và phát
triển.
Người
Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống phụ thuộc vào thiên nhiên; họ vừa phải đấu
tranh chống lại thiên tai, vừa phải sống hoà thuận với thiên nhiên. Ra đời trên
nền tảng xã hội nông nghiệp cổ truyền, tín ngưỡng người Việt thường bao gồm tín
ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngường sùng bái con
người. Cũng như các thành tố khác của văn hoá Việt Nam, tín ngưỡng người Việt
phản ánh rất rõ những đặc trưng của nền văn minh lúa nước. Bởi vậy, khi nói đến
những tín ngưỡng dân gian, ngoài tín ngưỡng về hồn lúa, người ta không thể
không nói đến những tín ngưỡng có liên quan tới đời sống cây lúa - đó là những
tín ngưỡng về nước, về mặt trời,... Ở đây, chúng tôi chỉ xin nêu ra 3 trong số
rất nhiều hình thái tín ngưỡng dân gian của người Việt để làm rõ những điểm
tương đồng và khác biệt của tư duy người Việt và tư duy người Nhật.
Tục
thờ đá. Thờ đá là một tín ngưỡng nguyên thuỷ rất phổ biến trên thế
giới. Với quan niệm coi những tảng đá, viên đá là nơi trú ngụ lý tưởng của các
thần linh có sức mạnh rắn chắc như đá, người xưa coi đá là một trong những vật
vô cùng linh thiêng(7).
Theo thời gian, tín ngưỡng này ở nhiều nơi trên thế giới đã bị biến tướng dưới
nhiều hình thức thể hiện khác nhau, nhưng ở khu vực Đông Nam Á nói chung, ở
Việt Nam nói riêng, tín ngưỡng này vẫn tồn tại dưới hình thức thờ cúng nguyên
sơ. Người ta xếp đá thành từng đống lớn trước cửa làng, đặt đá dưới cây cột
hiến tế cạnh ngôi nhà chung của cả làng, hoặc đặt trên bàn thờ cạnh các tượng
phật để thờ cúng.
Ở
người Việt ngày nay, tục thờ đá không còn rõ nét là do chịu ảnh hưởng và được
tiếp biến bởi các tín ngưỡng khác muộn hơn (đặc biệt là những tín ngưỡng nông
nghiệp). Tuy nhiên, không phải vì thế mà người ta không thể không nhận thấy lưu
vết của tín ngưỡng này. Những chiếc vòng đá, khuyên tai bằng đá được tìm thấy
trên nhiều vùng thuộc lãnh thổ Việt Nam là những di chỉ minh chứng cho sự tồn
tại rất nguyên sơ của tín ngưỡng này ở người Việt cổ. Rõ ràng, với người Việt
cổ, những vòng và khuyên tai bằng đá không chỉ là đồ trang sức, mà còn là vật
hộ mệnh. Ngoài ra, những đồ thờ, vật thờ,... được làm từ đá cũng phần nào cho
thấy sự tiếp nối của tín ngưỡng này. Khối đá đẽo hình vỏ trấu (to bằng chiếc
thuyền) được đặt ở chính điện thờ trong đền Trung (Đền Hùng, Phú Thọ) trước
đây, các tượng Phật bằng đá trong động Hương Tích và động Chùa Tiên ở Hương Sơn
(Hà Tây), hình tượng đá Vọng phu ở Lạng Sơn,... có thể coi là những minh chứng
rõ ràng cho sự tiếp nối tục thờ đá của người Việt.
Trong
sinh hoạt tinh thần ở một số miền quê của người Việt hiện nay, chúng ta vẫn
thấy phổ biến hiện tượng thờ cúng những tảng đá có hình thù đặc biệt (giống
hình người hay vật,...) ở những nơi đặc biệt (trên ngọn núi, trong hang
động,...). Dân gian thường gọi hiện tượng này là thờ “đá bụt mọc”( Chùa Bụt mọc
thuộc Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội). Trong tâm thức của người Việt, sở dĩ những
tảng đá có hình thù đặc biệt như vậy là bởi chúng được các vị thần linh tạo ra
để trú ngụ. Vì thế, thờ cúng những tảng đá ấy chính là thờ cúng những vị thần
linh đang ngụ trong đó. Các vị thần này thường là những vị “thần lành”. Một
trong những nơi mà người ta có thể quan sát rõ hiện tượng này là ở Chùa
Hương (Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Tây). Hầu hết những người khi tới động Hương Tích
đều tin tưởng rằng, những mong ước cá nhân của mình đều trở thành hiện thực nhờ
những hành động tiếp xúc một cách trực tiếp với những khối đá thiêng, bởi chính
từ sự tiếp xúc đó mà họ đã nhận được những sức mạnh siêu nhiên - những sức mạnh
tinh thần để họ thực hiện thành công những công việc đã dự định.
Sự
tiếp biến của tục thờ đá còn được thấy trong rất nhiều tục trò của các lễ hội
cổ truyền, như “Cướp phết cầu đinh” (Bàn Giản, Lập Thạch, Phú Thọ). Sau khi đã
tiến hành những thủ tục tế lễ năm vị thánh anh em, toàn thể trai đinh trong
làng lao vào cuộc cướp phết (quả phết là một khối đá tròn, nay được thay bằng
gỗ mít). Nếu ai cướp được phết thì năm ấy gặp nhiều may mắn và sinh được con
trai nối dõi. Ở làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh vào đêm 30 Tết thường diễn ra một tục
trò náo nhiệt gọi là tục “ôm cột Thái Bạch”. Dân làng Đồng Kỵ quan niệm rằng,
nếu ai ôm được cột đá đó thì không chỉ cá nhân người ấy mà cả xóm nơi người ấy
cư trú sẽ “người an vật thịnh”, thóc đầy bồ, ngô đầy đồng.
Cũng
phải nói thêm rằng, hầu hết các nam thần nổi tiếng được thờ hiện nay đều có
nguồn gốc liên quan tới núi đá. Chẳng hạn như Thần Tản Viên (Sơn Tinh), Xung
Thiên Thần Vương (tên gọi dân gian là ông Đống) được thờ ở Tiên Cát, Bắc
Ninh,... Rõ ràng là, việc gắn cho các nam thần sức mạnh và tính cách cứng rắn
của đá không nằm ngoài quan niệm coi đá là một vật rắn chắc, khó bị phá huỷ;
rằng đá mang lại cho các thần sức mạnh bảo vệ dân tộc và chủ quyền dân tộc
trước sự xâm lăng của giặc ngoại xâm.
Cùng
với sự phát triển của lịch sử, tục thờ đá ở người Việt xưa đã được chuyển đổi
dưới nhiều dạng thức khác nhau của tín ngưỡng phồn thực, được lồng ghép trong
tín ngưỡng thờ cúng những nhân vật anh hùng - những người đã sinh ra và bảo vệ
cộng đồng dân tộc.
Tín
ngưỡng thờ nước. Đối với loài người, nước là một trong những yếu tố quan
trọng trong đời sống sinh hoạt. Đối với người làm nông nghiệp, nhất là trồng
lúa nước, vai trò của nước lại càng quan trọng hơn. Có thể nói, nước là điều
kiện đầu tiên quyết định sự sống của cây lúa. Do vậy, từ xa xưa, người Việt đã
có những tín ngưỡng thờ nước - một tín ngưỡng tồn tại lâu đời và được thể hiện
sinh động qua những lễ hội cổ truyền.
Người
nông dân đồng bằng Bắc bộ, vào những ngày trước Tết cổ truyền, thường đến một
con sông, cái giếng nào đó để lấy nước thờ. Nước múc lên được lọc qua một tấm
lụa đỏ, đựng trong bình. Người ta lấy nước đó để lên bàn thờ, hoặc nấu cùng lá
thơm tắm cho tượng thờ. Trong các lễ hội cổ truyền của người Việt, rước nước
được coi là một nghi thức bắt buộc và thường được tiến hành vào đầu buổi lễ. Ở
hội Phù Đổng, nghi thức này được tiến hành rất long trọng, nước được lấy từ
giếng đền Mẫu và rước về đền Gióng. Ở hội Chèm, để lấy được nước tinh khiết,
người ta phải bơi thuyền ra giữa sông, rước nước về làm lễ.
Tín
ngưỡng thờ nước không chỉ thể hiện ở các lễ rước nước, mà còn được thể hiện ở
nhiều tục, trò trong các lễ hội cổ truyền mang tính cộng đồng. Với đặc trưng tự
nhiên của nước và nền kinh tế nông nghiệp lúa nước, các lễ hội hình thành từ
đặc trưng này, luôn gắn với các lễ thức cầu mong đủ nước để cây lúa phát triển.
Lễ “cướp bưởi cầu mưa, cướp dừa cầu nước” ở Phú Thọ là một ví dụ. Người ta chọn
một quả dừa to hoặc quả bưởi mọng nước đặt lên bàn thờ chính của đình làng. Sau
khi làm lễ, chủ lễ bưng quả bưởi (dừa) ra đứng ở thềm đình, tung xuống sàn. Dân
làng bắt đầu tranh cướp quả vừa được tung xuống, người nào cướp được quả phải
ném ngay xuống ao và người đó sẽ gặp nhiều may mắn. Đối với những người khác
trong làng, việc tổ chức và tham gia lễ hội trên đã đem lại cho họ niềm tin:
trời sẽ mưa, đồng ruộng sẽ đủ nước, mùa màng sẽ tươi tốt và niềm tin ấy giúp họ
chịu đựng khó khăn, vất vả để có được vụ mùa bội thu.
Một
trong những dạng thức cầu mưa phổ biến của người Việt là đốt pháo gây ra tiếng
nổ lớn như tiếng sấm gọi mưa. Tiêu biểu cho dạng thức này được thấy ở lễ hội
làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh. Dân làng Đồng Kỵ làm những quả pháo dài (thân dài 4-6m,
đường kính từ 0,4 -0,6m) kèm theo một bánh pháo dài khoảng 15m hoặc hơn thế để
đốt trong cuộc thi pháo. Quả pháo nào phóng lên cao hơn và nổ ròn hơn sẽ trúng
thưởng. Điều này tượng trưng cho những tiếng “sét nổ sấm rền” của quang cảnh
“trời vần vũ”. Lễ hội này được người dân Đồng Kỵ tổ chức đều đặn vào ngày mồng
4 Tết cổ truyền hàng năm của người Việt. Ngoài dạng thức sử dụng tiếng pháo để
làm tiếng sấm gọi mưa, người nông dân Việt xưa còn dùng tiếng trống để giả
tiếng sấm gọi mưa. Vì thế, ở các lễ hội xuân của người Việt xưa, người ta
thường thấy có tục thi đánh trống.
Vốn
cư trú chủ yếu trên triền các con sông lớn hoặc ven biển, với quan niệm mỗi
hiện tượng tự nhiên đều do một thần linh điều khiển, người nông dân Việt Nam,
ngoài những dạng thức cầu mưa nói trên, còn có những dạng thức cầu nước khác
qua các hành vi thờ cúng thần sông, thần nước. Các lễ hội cầu nước dạng này,
cho đến nay, vẫn còn lưu vết ở lễ đua thuyền Đức Bác (Vĩnh Phú), hội Đền Quả
(Nghệ An)(8),...
Mặc
dù chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt con người,
nhưng với những người trồng lúa nước, nước được coi là một yếu tố quyết định sự
sống của con người. Do vậy, hầu như ở các lễ hội nông nghiệp cổ truyền nào của
người Việt, người ta cũng thấy những dạng thức biểu hiện khác nhau của tục thờ
nước. Có thể coi đây là một tín ngưỡng phổ biến, tạo ra nét đặc thù của người
nông dân Việt Nam.
Tín
ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh(9). Trong mấy năm gần đây, cùng với việc nhiều ngôi đình, đền
chùa được phục hồi trở lại, việc thờ Mẫu cũng diễn ra không kém phần sôi nổi.
Tín ngưỡng thờ Mẫu ra đời khi con người có ý thức về giá trị sinh sôi nảy nở.
Tư duy của cư dân nông nghiệp thường biện lý từ những cái cụ thể, nên giá trị
về sự sinh sôi nảy nở không có gì khác ngoài người mẹ, cụ thể là việc mang nặng
đẻ đau, sinh con, nuôi con, che chở, bảo vệ con người chiến thắng thú dữ. Lý
giải vì sao hiện tượng thờ Mẫu Liễu Hạnh trở thành phổ biến trong cộng đồng
người Việt, nhiều học giả cho rằng: Vào thế kỷ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam
dần bước vào sự khủng hoảng trầm trọng, triền miên, mở đầu bằng việc Mạc Đăng
Dung soán ngôi nhà Lê, tiếp đó là chiến tranh, mất mùa liên tiếp khiến cho cuộc
sống của người dân lao động lâm vào cảnh đói khổ, lầm than. Bế tắc trong cuộc
sống, chưa có tư tưởng tiến bộ giải thoát, người dân phải tìm đến tín ngưỡng
tôn giáo. Thế nhưng khi đó, những khuôn mẫu đạo đức của Nho giáo hay hiệu lực
thần linh của Phật giáo không còn nguyên vẹn như xưa nữa, vì vậy người
dân đã phải đi tìm chỗ dựa nơi thần linh thiêng liêng khác, mà lâu nay, một
niềm tin đang thường trực trong tâm thức họ - đó là biểu tượng về người mẹ,
lòng mẹ bao dung bao giờ cũng yêu thương và che chở cho con cháu mình. Bởi thế,
thờ mẫu đã được nâng lên nhằm đáp ứng niềm tin thiêng liêng ấy. Tuy nhiên, Mẫu
Liễu Hạnh lại bị tầng lớp Nho sĩ phong kiến phản đối mạnh, bởi đó là hiện tượng
góp vào tiếng nói chung chống phong kiến lúc bấy giờ và hơn thế nữa, nó lại có
phần thiêng liêng và mãnh liệt hơn. Bởi lẽ, Mẫu là một phụ nữ, mà trong quan
niệm Nho giáo thì phụ nữ phải “tam tòng tứ đức”, song Mẫu, theo quan niệm dân
gian, lại là người ngang bướng, không nghe lời vua cha, nay người đó trở thành
thần - vị thần đứng đầu trong các điện thờ của nhân dân, nên Nho sĩ phong kiến
phản ứng mạnh, cho người đến phá đền thờ bà mà không được. Sở dĩ như vậy là vì
giai cấp phong kiến không còn là “khuôn vàng thước ngọc” và không bao giờ có
thể phá được sức mạnh dân gian, sức mạnh của tình đoàn kết giữa những người
nông dân đau khổ; nó buộc phải chấp nhận phong thần cho Mẫu.
Qua
hiện tượng này, chúng ta có thể thấy được tiếng nói của người nông dân Việt Nam
xưa và những ước mơ, khao khát giải phóng con người, đặc biệt là người phụ nữ,
thoát khỏi chế độ phong kiến hà khắc, hủ lậu.
Từ
những điều trình bày vắn tắt trên về Thần đạo Nhật Bản và về tín ngưỡng dân
gian Việt Nam, chúng ta thấy giữa chúng vừa có những nét tương đồng, vừa có
những điểm khác biệt. Điều này được thể hiện ở chỗ, nằm trong cái nôi văn hoá
phương Đông, cả Nhật Bản và Việt Nam đều mang trong mình những điều bí ẩn, đặc
biệt là trong nền văn hoá cổ truyền mang đậm bản sắc dân tộc. Chính vì lẽ đó mà
tư duy người Nhật Bản và người Việt Nam thời sơ khai cũng có những nét giống
nhau. Điểm xuát phát của sự giống nhau ấy chính là do nền kinh tế nông nghiệp.
Thời xa xưa, người nông dân thường phải sống phụ thuộc vào thiên nhiên để mong
có một vụ mùa bội thu nên cả người nông dân Nhật Bản lẫn người nông dân Việt
Nam đều nhận thức rõ rằng, họ không những phải đấu tranh với thiên nhiên, mà
còn phải biết chung sống hài hoà, biết tôn trọng thiên nhiên. Thêm vào đó, tư
duy đa thần của người Nhật và người Việt đã cho ra đời Thần đạo và những tín
ngưỡng dân gian Việt cổ.
Giống
như tín ngưỡng dân gian của người Việt cổ, Thần đạo Nhật Bản cũng xuất phát từ
trong quần chúng nhân dân và được xem là một tôn giáo khởi thuỷ, tôn giáo chính
thống. Chính vì vậy mà Thần đạo cũng như tín ngưỡng cổ của người Việt Nam vẫn
còn tồn tại cho đến tận ngày nay. Cùng chịu sự ảnh hưởng của Phật giáo, nên
chúng phần lớn được biểu hiện dưới dạng lễ hội cổ truyền. Tuy hình thức tổ chức
lễ hội có khác nhau, nhưng người dân Nhật cổ và Việt cổ đều muốn gửi gắm ước
nguyện của mình, như mong muốn có điều may mắn và một vụ mùa bội thu, tưởng nhớ
đến ông bà, tổ tiên... trong những lễ hội ấy. Đó là một hình thức phổ biến để
trấn an tinh thần của các cư dân nông nghiệp.
Điểm
giống nhau cuối cùng mà chúng tôi muốn đề cập đến ở đây là hiện tượng thờ nữ
thần Mặt trời Amaterasu của người Nhật Bản và hiện tượng thờ Mẫu nói chung, Mẫu
Liễu Hạnh nói riêng của người Việt Nam. Cả người Nhật lẫn người Việt đều coi
người phụ nữ, người mẹ là đại diện cho sự sinh sôi, nảy nở. Không chỉ vậy, cả
hai cộng đồng người này còn coi người mẹ là hình tượng của lòng bao dung, nhân
hậu. Có lẽ vì thế mà cả hai dân tộc đã chọn hình tượng người phụ nữ để tôn thờ.
Nếu nữ thần Amaterasu là tổ mẫu của bộ tộc Thiên hoàng, của dân tộc Nhật Bản
thì Mẫu Liễu Hạnh tuy ra đời muộn hơn rất nhiều, nhưng cũng được coi là Mẫu
nghi thiên hạ, được tôn là Thánh mẫu, đứng đầu các vị Mẫu ở Việt Nam. Người
Nhật cổ và người Việt cổ coi trọng hình tượng người phụ nữ là bởi họ muốn có
một người mẹ che chở, bao bọc và bảo vệ cho họ vượt qua những khó khăn, nhọc
nhằn trong cuộc sống.
Tuy
có những điểm tương đồng như vậy, nhưng giữa Thần đạo Nhật Bản và những tín
ngưỡng dân gian của người Việt cổ cũng có những nét khác biệt độc đáo. Đó là:
Ra
đời trên nền tảng xã hội nông nghiệp cổ truyền, tố chất nông dân mạnh về tư duy
tổng hợp, thiếu tư duy phân tích, nên tín ngưỡng của người Việt chẳng qua chỉ
là tín ngưỡng dân dã, ở nó mới chỉ có những mầm mống của tôn giáo chứ chưa thể
trở thành tôn giáo. Điều đó đối với Thần đạo lại khác. Tuy cũng xuất phát từ
nền tảng xã hội nông nghiệp, có cùng nguồn gốc dân dã, nhưng Thần đạo đã trở
thành tôn giáo của người Nhật và có thời kỳ, nó còn là quốc giáo của Nhật Bản.
Cũng như những tín ngưỡng dân gian của cư dân Việt cổ, Thần đạo lúc đầu cũng
chỉ là những tín ngưỡng đa thần, nhưng khi đã được nâng lên thành đạo thì nó
trở thành một tôn giáo chính thống của người Nhật.
Ở
Việt Nam, tín ngưỡng đa phần phản ánh rất rõ nền nông nghiệp lúa nước, mang
tính chất dân dã; người Việt thờ cúng những vị anh hùng có công với nước, những
người tuy không được vua ban cho chức tước gì nhưng có công với nhân dân, hay
những người được coi là ông tổ của một nghề thủ công nào đó cũng được tôn thờ.
Còn ở Nhật Bản, Thần đạo tuy có nguồn gốc dân dã, nhưng lại mang đậm nét cung
đình. Khi Thần đạo được các Thiên hoàng sử dụng như một phương tiện để ca ngợi
và đề cao nguồn gốc xuất thân cũng như phẩm chất của mình, thì đó cũng là lúc
Thần đạo từ một tín ngưỡng phát triển thành tôn giáo, nghĩa là nó không còn đơn
thuần là những tín ngưỡng thờ cúng của người nông dân Nhật Bản nữa.
Người
Nhật Bản nói chung không chọn lựa tôn giáo, mà cũng giống như người Trung Quốc,
họ chỉ tham gia vào một số tôn giáo vì hoàn cảnh và mục đích khác nhau. Chính
vì lẽ đó mà từ trước tới nay, Thần đạo luôn chung sống hoà bình với các tôn
giáo khác. Họ chọn Thần đạo cho việc sinh nở, cưới hỏi, và Phật giáo cho việc
tang ma. Còn đối với Việt Nam, tôn giáo chính vẫn là Phật giáo. Người Việt vốn
trung thành với đức tin của mình và mỗi người chỉ được theo một tôn giáo
nhất định, không thể có sự trộn lẫn giữa tôn giáo này với tôn giáo khác. Những
người theo đạo Phật thì mọi nghi lễ thờ cúng, mọi sự kiện quan trọng như cưới
hỏi, ma chay đều theo tôn giáo này.
Một
sự khác biệt nữa mà chúng ta thấy ở đây là sự khác nhau của hai hình tượng nữ
thần Mặt trời Amaterasu và Mẫu Liễu Hạnh. Cùng xuất thân là người nhà trời,
nhưng Mẫu Liễu Hạnh lại có tính cách khác hẳn với nữ thần Amaterasu. Nếu nữ
thần Amaterasu có một cái gì đó thật uy nghiêm, trang trọng thì Mẫu Liễu Hạnh
của chúng ta lại thật gần gũi và thân thiện. Hình tượng Mẫu Liễu Hạnh của người
Việt nói lên khát vọng về một cuộc sống tự do, hạnh phúc, muốn giải thoát con
người, đặc biệt là người phụ nữ, khỏi sự kìm kẹp của chế độ phong kiến hủ lậu,
hà khắc.
Có
thể nói, chính những điểm khác biệt này đã làm nên nét độc đáo của Thần đạo và
cái bản sắc của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Những điểm khác biệt đó còn cho
thấy đặc điểm văn hoá truyền thống của từng dân tộc. Sự so sánh trên đây không
nhằm đánh giá giá trị của mỗi hình thức tín ngưỡng, tôn giáo là cao hay thấp,
mà nhằm chỉ ra những nét đẹp của truyền thống dân tộc. Mỗi quốc gia đều có nền
văn hoá riêng của mình nhưng lại cùng đi trên một con đường - đó là bảo tồn và
phát triển những bản sắc dân tộc vốn có nhằm hướng con người tới những điều tốt
đẹp nhất, hướng tới sự hoàn thiện.
Thần
đạo mang trong mình những nét đặc sắc, mang đậm tính truyền thống và do vậy, nó
chính là một yếu tố cấu thành nền văn hoá Nhật Bản. Trải qua bao thăng trầm của
lịch sử mà có lúc tưởng chừng như không đứng dậy được, song Thần đạo vẫn luôn
đóng góp một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Nhật
Bản. Bên cạnh guồng quay của cuộc sống thường nhật, những toan tính về đời sống
vật chất, người Nhật vẫn không quên quay về với tôn giáo truyền thống của mình.
Những lễ hội truyền thống quan trọng hay hình thức tổ chức đám cưới,... theo
nghi thức đạo Shinto được duy trì cho đến nay là một minh chứng cho điều ấy.
Mặc dù cũng như nhiều tôn giáo khác, Thần đạo vẫn có những hạn chế không tránh
khỏi, nhưng nó thực sự ăn sâu, bén rễ trong nền văn hoá của người Nhật Bản, đi
vào cõi sâu thẳm trong tâm hồn của người dân xứ hoa Anh Đào với những điều răn
dạy, những giáo lý cao đẹp.
Con
người vốn là tốt, là thiện. Trong quá trình tồn tại, con người luôn phải đấu
tranh với cái ác, với tội lỗi. Điều mà con người cần để trở nên tốt hơn, sống
viên mãn hơn chính là con đường của sự thanh tẩy. Đó chính là cái nhìn, là quan
điểm về cuộc sống con người của cả Thần đạo lẫn tín ngưỡng dân gian của người
Việt. Mặc dù chỉ là chỗ dựa tinh thần, nhưng cả Thần đạo lẫn tín ngưỡng dân
gian Việt Nam đều trở thành một cái gì đó quan trọng, không thể thiếu được đối
với người dân Nhật Bản và Việt Nam. Chúng tạo cho con người niềm tin vào cuộc
sống và đến khi nào những người dân của hai dân tộc này còn tin vào chúng thì
chúng còn tồn tại và phát triển.
(*)
Nghiên cứu viên, Viện Triết học.
(1)
Xem thêm: Theodore M. Ludwig. Những con đường tâm linh phương Đông,
ph.II. Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2000, tr. 299-300.
(2)
Xem: Joseph M.Kitagawa. Nghiên cứu tôn giáo Nhật Bản. Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, tr. 408.
(3)
Dẫn theo: Joseph M.Kitagawa. Sđd., tr. 152.
(4)
Xem: Joseph M.Kitagawa. Sđd., tr. 374.
(5) Xem: Joseph M.Kitagawa. Sđd., tr. 390-398.
(6)
Xem: Joseph M.Kitagawa. Sđd., tr. 423.
(7) Dẫn theo: Lê Như Hoa (chủ biên). Tín ngưỡng
dân gian ở Việt Nam. Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2001, tr. 37.
(8) Dẫn theo: Lê Như Hoa (chủ biên). Sđd.,
tr.69.
(9) Xin xem thêm: Lê Như Hoa (chủ biên). Sđd..
Tác giả: Nguyễn Kim Lai(*)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét