Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

Tượng Phật ôm thiếu nữ



Đây là pho tượng Phật Phổ Hiền (Buddha Samantabhadra) và vợ Ngài (Samantabhadri - khi chưa xuất gia) biểu thị sự kết hợp trí tuệ (người nam) và tâm đại bi (người nữ) trong Phật giáo Mật tông (hay còn gọi là Kim Cương thừa) Tây Tạng. 


"Đức Phật Phổ Hiền được mô tả bằng màu xanh đậm, tượng trưng cho sự rộng lớn của không gian tâm trí, như một hình thức duy nhất và trong sự hiệp thông với màu trắng, tượng trưng cho sự thuần khiết ban đầu của phép đo chân không của tâm. Sự hiệp thông của họ là sự thống nhất của tất cả trong bất nhị, nó cũng là một biểu tượng của sự hiệp nhất bất khả phân ly của đại lạc và tánh Không ..." 


Sự khỏa thân ở đây chỉ tượng trưng cho "Tánh Không".! 


Quan niệm này chỉ lưu hành trong Mật tông Tây tạng. 

Mật tông, Thiền tông và Tịnh độ tông là ba pháp tu khác nhau của Đạo Phật ... Tuy cùng một yếu chỉ, nhưng khác nhau ở hình thức. Hình thức thay đổi khi đi qua những vùng văn hóa khác nhau nhằm mục đích thích ứng ... 



Sự tích đức Phổ Hiền Như Lai (Buddha Samantabhadra)

Khi đức Phổ Hiền Bồ Tát chưa xuất gia học đạo, còn làm con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm, tên là Năng Đà Nô.


Nhờ phụ vương khuyên bảo, nên thái tử mới phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và chúng sanh trong ba tháng.\




Lúc ấy có quan đại thần Bảo Hải thấy vậy, khuyên rằng: "Nay Điện Hạ có lòng làm đặng món công đức rất tốt như thế, xin hãy hồi hướng về đạo vô thượng bồ đề, mà cầu đặng thành Phật, hơn là cầu sự phước báu hữu lậu nơi cõi nhân thiên, vì cõi ấy còn ở trong vòng sinh tử."




Năng Đà Nô Thái Tử nghe quan đại thần khuyên bảo như vậy, liền thưa với Phật Bảo Tạng rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Nay tôi có món công đức cúng dường ngài và đại chúng trong ba tháng, xin hồi hướng về đạo vô thượng chánh giác, nguyện phát tâm bồ đề, tu hạnh bồ tát mà giáo hóa mọi loài chúng sanh, đặng thành Phật đạo, và nguyện đặng cõi Phật rất thanh tịnh trang nghiêm, bao nhiêu những sự tốt đẹp và sự giáo hóa chúng sanh đều y như thế giới của đức Phổ Hiền Như Lai vậy."



Đức Bảo Tạng Như Lai nghe Năng Đà Nô Thái Tử phát nguyện như thế, liền thọ ký rằng: "Hay thay! Hay thay! Ngươi phát thệ nguyện rộng lớn, muốn độ hết thảy chúng sanh đều thành Phật đạo. Trong khi tu Bồ Tát đạo, dùng trí kim cang mà phá nát các núi phiền não của mọi loài chúng sanh, vì vậy nên ta đặt hiệu ngươi là: Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức, trải hằng sa kiếp làm nhiều công việc Phật sự rất lớn, rồi đến thế giới Bất Huyến ở phương Đông mà thành Phật, hiệu là Phổ Hiền Như Lai, chừng đó những sự tốt đẹp trang nghiêm của ngươi đã cầu nguyện thảy đều thỏa mãn."



Khi đức Bảo Tạng Như Lai thọ ký rồi, tự nhiên giữa hư không có nhiều vị thiên tử ở các cõi trời đem đủ thứ bông thơm đẹp đến mà cúng dường và đồng thanh khen ngợi.




Năng Đà Nô Thái Tử thưa với Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Nếu những sự ao ước của tôi ngày sau quả nhiên đặng như lời ngài thọ ký, nay tôi kính lễ ngài và chư Phật mà xin làm sao hằng sa thế giới có đủ món hương rất tốt rất thơm, mùi bay khắp trong các cõi, và mọi chúng sanh, hoặc ở trong địa ngục, ngạ quỷ cùng súc sanh, cho đến các người ở cõi thiên thượng nhân gian, đương mắc phải nghiệp báo gì, nếu ngửi đặng món hương thơm ấy, tức thì đều đặng rảnh khổ và lại hưởng sự an vui."





Năng Đà Nô Thái Tử thưa rồi, đương cúi đầu mà lễ Phật, thì trong các thế giới mười phương tự nhiên có mười hương thơm bay khắp cả. Lúc đó mọi loài chúng sanh ngửi đặng mùi hương ấy, lòng dạ hớn hở, các bệnh phiền não thảy đều tiêu trừ. Năng Đà Nô Thái Tử nhờ Phật thọ ký như vậy, thân tâm vui mừng, bèn đảnh lễ Phật, rồi ngồi xuống nghe ngài thuyết pháp.

\



Năng Đà Nô Thái Tử nhờ công đức đó, nên sau khi mạng chung, sanh ra các thân khác và các đời khác, kiếp nào cũng nhớ lời thệ nguyện mà chăm làm các việc Phật sự và hóa độ chúng sanh, đặng cầu cho mau viên mãn những sự của mình đã ao ước.



Bởi ngài có lòng tu hành tinh tấn như vậy, nên nay đã thành Phật, ở cõi Bất Huyến, và hóa thân vô số ở trong các thế giới mà giáo hóa chúng sanh.

Các hình ảnh khác.











3 nhận xét:

  1. về “Song Thân Pháp”

    Trong môn phái Mật Tông Tây Tạng có một phép tu luyện rất tuyệt vời, rất hợp với hầu hết những thằng nam giới dù là ông hay thằng. Đấy là Song Thân Pháp, còn gọi là Hoan Hỉ Pháp, Bản Tôn Song Vận Pháp, Nam Nữ Song Tu Pháp, Âm Dương Hoà Hợp Thiền Định, Bí Mật Đại Hỷ Lạc Thiền Định...Nghe nói, đây là một cảnh giới cao nhất của môn Yoga, thông qua sự kết hợp cơ thể giữa nam và nữ, âm và dương để tu hành đạt đến đỉnh điểm của giải thoát, niết bàn.
    Trong các thuyết của Na-lạc lục pháp hay Tát-ca, giáo pháp Tây Tạng thuộc Kim cương thừa, xuất phát từ các vị Đại thành tựu (sa. mahāsiddha) đều có truyền thống tu luyện Song Thân Pháp. Nhưng họ chỉ truyền dậy cho một số cực ít những người có trí tuệ tột đỉnh và đã ngộ đạo. Bởi chỉ những người như vậy mới khống chế được dục vọng, những kẻ phàm phu tục tử chắc lại sinh lòng dâm dục, chưa bước vào tu hành đã xuất tinh, mưa xuân đẫm đề, phạm vào tà dâm thì chỉ có thể đưa mình xuống địa ngục mà thôi.

    Song Thân Pháp có thể tu theo thể thực và thể hư. Thể thực là trực tiếp đưa dương vật vào sâu trong âm đạo của đối phương, thường gọi là “ Thủ ấn sự nghiệp”. Còn các ông nào bí quan trong thâm sơn cùng cốc thì đào đâu ra gái trẻ 18 đôi mươi, vậy mới sinh ra “ Trí tuệ thủ ấn”, có nghĩa là tưởng tượng như mình đang ôm một thiếu nữ cùng tu. Tsongkhapa, nhà cải cách lừng danh của Phật giáo, người sáng lập tông phái Cách-lỗ (bo. gelugpa དགེ་ལུགས་པ་), một trong những giáo phái quan trọng nhất của Phật giáo Tây Tạng có đánh giá rằng, các sư nên dùng phép “Trí tuệ thủ ấn” để tu luyện, chứ dùng cách kia khó kiếm người đồng tu, toàn các má già giơ tay đồng ý, gái trẻ chẳng dại gì đi làm vật thí nghiệm cho các sư, mà không phải sư nào cũng có thể vượt qua ngưỡng cửa của nữ tính, nhất là những nữ tính mà xuân sắc đang nồng, thân thể căng đầy mộng mị, hương thơm da thịt ngào ngạt.

    Trong kinh pháp của Vô thượng du-già-đát-đặc-la cho rằng, Song thân pháp là một phương pháp tu luyện đặc biệt, chứ không phải xuất phát từ tìm kiếm dục vọng. Phương pháp này kích hoạt đến các điểm quan trọng trên cơ thể con người như khí, mạch, minh điểm, là một lối tắt để thành phật nhanh nhất. Đồng thời cũng tiết lộ rằng, trong The Six Yogas of Naropa và Kim Cương Thừa có phép tu truyền thừa khác nhau, nhưng đều là một kỹ sảo tu hành bí mật chỉ để khẩu truyền ( truyền miệng ), không công khai. Các học giả nhân chủng học phương Tây cũng công nhận trong các tu viện phật giáo Tây Tạng vẫn tồn tại một số ít Song Tu Pháp, đều rất bí mật, chỉ làm, không nói.

    Kundalini,

    Trả lờiXóa
  2. (tiếp theo)
    Kundalini, là một trường phái trong đạo học Ấn Độ, có nói đến một dạng năng lượng cơ bản được cho là chạy dọc theo cột sống. Các phương pháp tâm linh khác nhau đưa ra các phương pháp khác nhau để đánh thức nguồn năng lượng này nhằm đạt tới sự giác ngộ và có được các quyền năng siêu phàm. Trường phái Kundalini cho rằng, Song Thân Pháp có khả năng thu được kết quả nhanh chóng trong việc đánh thức nguồn năng lượng ấy để lửa đốt càng to, cuối cùng càng nhanh đạt được giải thoát.

    Trong lý thuyết của pháp môn Kalachakra cho rằng, khi cao trào của hành vi tình dục lên đến đỉnh điểm thì sự liên kết các kinh mạch sẽ tạm thời buông lỏng, có một luồng gió nhẹ sẽ tuồn vào trung mạch (Nadi) và dừng lại tại đấy. Minh điểm xích bạch (white element) trong cơ thể cũng sẽ dung hoà thành một. Lúc ấy, người tu hành sẽ cảm thấy một cảnh giới đặc biết gọi là đại lạc (mahasukha). Trong trạng thái như vậy mà tiến hành quán tưởng thiền tu thì rất dễ thăng hoa nhập hồn vào cảnh giới samadhi (một cảnh giới về ý thức hệ trong phật pháp) để chứng ngộ không tính. Một điểm rất khó khắc phục trong tu luyện thuật này là khống chế xuất tinh. Đang vào cảnh giới mà anh lại nẩy sinh ra dục vọng mà xuất tinh là hỏng bét. Lý thuyết Kalachakra chỉ ra, thương tổn sẽ rất lớn nếu xuất tinh trong khi tu hành Song Thể, bởi vậy, ngay trong khi nằm mơ cũng tránh để xuất tinh. Lý thuyết Kalachakra cũng có miêu tả lại các phương pháp khắc phục xuất tinh. Trong đấy yếu tố tham dục là quan trọng, không tham dục tức không hám cái sự dâm dục. Chỉ cần nghĩ đến dục vọng thì Minh điểm sẽ chuyển đến quy đầu của kẻ tu hành và dẫn đến xuất tinh. Bởi vậy thuật này không phải ai ai đều có thể tu luyện được. Phải là những vị công lực hết sức uyên thâm, vận dụng được đại trí tuệ vô không, từ hữu niệm hướng đến cảnh giới vô niệm, phải sắc sắc không không thì may ra mới khống chế được. Trong dục vọng mà thoát được hoan lạc thì mới thực sự là thoát tục, thoát ra khỏi vòng sống chết. Nói một cách giản đơn, muốn tu thành chính quả, người tu hành phải có một ý chí lực siêu phàm. Tối thiểu anh ta có thể dùng ý chí lực hay còn gọi là định lực tập trung nhìn vào một trái cây trên cành khiến cho trái cây đó rơi xuống đất, rồi lại dùng định lực khiến trái cây ấy từ dưới đất hoàn trở lại mọc ở trên cành.

    Bài của Peter Pho

    Trả lờiXóa
  3. Phần cuối. FB Peter Pho.
    Đọc các tài liệu mật trong đống sách cổ từ một thư viện của trường đại học Penn State ở Hoa Kỳ thì phát giác ra một điều rất lý thú trong tu luyện Song Thể. Nữ giới cung cấp cho các nhà tu hành được gọi là Minh Phi hay Không hành nữ. Thông thường những nữ giới này nên tuyển lựa ở độ tuổi từ 12 đến 16, nhiều nhất cũng không thể quá 20 mà vẫn còn trinh. Các nam hành giả muốn tu thuật này đều phải thông qua Quán đỉnh bí mật. Thông thường thì các hành giả phải tự nguyện tìm các Minh Phi hiến dâng cho sư phụ (Guru). Sư phụ sẽ đưa Minh Phi vào trong Mandala ( một nơi thần đàn) để giao hợp ( đọc đến đây thấy giật mình, tưởng mắt hoa, là làm tình thật !). Sau khi giao hợp thì lấy ra tinh trùng và máu của trinh nữ và gọi đấy là Cam Lộ hoặc Xích bạch bồ đề tâm. Đưa Cam Lộ cho đệ tử nuốt vào bụng, đấy gọi là bí mật Quán đỉnh. ( Lão PP mà bắt các đệ tử của mình nuốt cái của nợ này thì chắc chắn sẽ bị chúng đệ tử nện cho chí mạng. kkkk)

    Bởi sự lý thú phàm tục xen lẫn trong lý thuyết Song Thân nên từ xưa đến nay có rất nhiều Sư Hổ Mang đội lốt nhà tu hành lừa lọc nữ giới làm điều vẩn đục đến đạo đức con người. Bhutan xưa là một đất nước rất thịnh hành Song Thân pháp. Các hành giả bắt gặp được em gái nào xinh xắn thì đều yêu cầu em trở thành Minh Phi và đa số các em đều hiến thân bởi xã hội Bhutan bấy giờ là một xã hội mà chính (trị) và pháp ( tôn giáo) hợp nhất. Làm sư ở Bhutan quả là sư sướng! Sau này Đức vua của Bhutan ngài Jigme Dorji Wangchuck đã tuyên bố cấm lệnh không cho phép Song Thân xuất hiện ở Bhutan nữa.

    Các thiền sư Phật giáo nổi tiếng trong xã hội như Chogyam Trungpa, Kalu Rinpoche hay Lạt ma Sogyal Rinpoche tác giả của cuốn “ Tây Tạng sống và chết” (The Tibetan Book of Living and Dying) đều bị dính vào tai tiếng lừa các nữ học viên tu Song Thân để đạt được dục vọng. Từ đó báo chí đưa tin, kiện cáo tùm lum. Xem ra pháp thuật này muốn thúc đẩy quảng đại thì quả là khó khăn vô cùng...kkk. Những tai tiếng này làm ảnh hưởng đến thanh danh của phật giáo Tây Tạng trên đất Âu Mỹ. Điều này đã khiến Đạt-lai Lạt-ma nổi giận tuyên bố nếu có vị nào dùng Song Thể Pháp để lừa lọc nữ giới sẽ bị công bố danh tính và đuổi khỏi tăng đoàn.

    Đọc xong bài này nếu chị em nào gặp phải vị sư hay sư huynh nào thương cảm muốn tặng cho một lần Song Thân Pháp thì hãy đắn đo suy ngẫm...kkk. Lão PP viết bài này bởi thích các bức tượng của hoan hỉ phật và không ngoài ý muốn vén lên cho các bạn thấy được một góc khuất trong tu hành bởi đời lắm cái không ngờ. Ngây ngô thì chỉ có thể làm vật hiến tế cho những kẻ đội lốt những người tu hành thực thụ. Phần quan trọng hơn là tăng thêm sự hiểu biết cho các em mới nhớn...kkk

    Trả lờiXóa