Văn học nước nhà một thời có trào lưu “Bước qua lời nguyền” của Tạ Duy Anh, tiếp theo là trào lưu “Bỏ qua thần tượng”, khởi sự là Nguyễn Huy Thiệp và Hòa Vang, tiếc thay tài năng Hòa Vang ra đi sớm quá.
Phật Tổ không ngủ được vì bị ngứa ở ngón tay, đó là di chứng do nước tiểu của Đại Thánh (chỉ có lá dấu ở Ngũ Hành Sơn mới chữa được). Sa Ngộ Tĩnh một hôm choàng thức giấc, và hình ảnh toàn bộ chuyến đi lần lượt trở lại trong ký ức, trong đó hình ảnh mỗi lần đại ca Tôn đánh yêu quái thì đều bị Đường Tăng tìm cách cản trở hoặc thương cảm. Ngộ Tĩnh chợt nghĩ: “- Hay là… sư phụ ta là... siêu yêu quái”. Vì ý nghĩ dằn vặt đó mà Sa Ngộ Tĩnh cũng không thể ngủ lại được nữa. (tóm lược phần đầu Truyện "Nhân sứ" của cố nhà văn Hòa Vang)
Nhân sứ
Hoà Vang
Tây Du Ký, đã là một đam mê mãn tính của bao nhiêu thế hệ Người. Chặp này, lại đang bột phát. Khắp thôn cùng xóm vắng đều vang lên những tiếng cười sảng khoái, như là gốc của Nhạc. Nghe những tiếng cười, tự nhiên trong lòng thấy xúc động, cứ muốn nằng nặc đi tìm những thư tịch cổ để được ngõ hầu đọc thêm chút gì về cái Bộ tứ đi thỉnh kinh ấy?
Chẳng có nhẽ, khi Đường Tam Tạng đã được gia phong Thiên Đàn Công Đức Phật, Tôn Ngộ Không thành Đấu Chiến Thắng Phật, Trư Bát Giới được là Tịnh Đàn Sứ Giả và Sa Ngộ Tịnh cũng được thành Kim Thân La Hán, thì bọn họ không còn có chuyện gì nữa sao?
Thư tịch cổ đâu không thấy, lại thấy một thiếu phụ giống như Thích Ca chìa cổ tay ra mà bảo: “Anh nắm lấy đi”. Nghe. Nắm. Liền được cô lôi đến một ngôi đền. Vốn ngại đền chùa miếu mạo nhưng đã có cô nên không buông cái bàn tay nắm của mình ra. Vào đền. Cô bảo tiếp: “Em hay đến lễ ở đây. Cốt cho tĩnh tâm”. Thấy mắt cô lúc ấy thẳng băng, trong sáng và hệ trọng, liền hỏi khẽ: “Vậy anh ngồi cạnh thế này liệu có ảnh hưởng gì đến cái Tĩnh Tâm em?” Nàng lắc đầu, tiếng nhẹ như hơi thở: “Không đâu! Anh!”
Ra ngoài tiền sảnh, bà thủ nhang thoạt đầu có ý hãi vì nhìn thấy hơi nhiều râu tóc, sau lại cởi mở vì thấy biết xin một miếng trầu. Ăn, nhai, lại xin thêm chút vôi và không nhả, nhổ chút gì...
– Nước trầu cau ai ưng nuốt là nuốt được lửa đó! Ông ăn trầu cách ấy thì tôi muốn đưa ông đọc thử cái này. Bà thủ nhang sẽ sàng nói vậy rồi nhẹ bước vào nhà trong. Khi bà ra, thì thấy trên tay bà một tập giấy mỏng nhe the, kẹp nẹp xống cọ bóng láng.
Về một mình đọc, gấp gáp, y hẹn ba hôm sau phải trả lại bà.
Lại về. Khép biệt thất, khoá trong đủ ba vòng, uống rượu một mình với ông Địa, rồi muốn chép lại những gì nhớ được.
I. Chứng mất ngủ và bệnh ngứa tay ở Tây Thiên
Bấy lâu nay, giữa Tây Thiên trong đêm tĩnh lặng huyền không – mây bạc, hương ngát, trăng thanh và đàn – ở Chính Đại Điện chùa Lôi Âm – trùng đạo phăng phắc, uy nghi những toà sen đại định – chẳng ngờ có một toà sen nhỏ cứ dọ dạy, oằn lên, lả xuống.
Ấy là toà sen của Kim Thân La Hán Sa Ngộ Tịnh. Người mắc chứng mất ngủ – chứng mất ngủ chưa từng có ở Tây Thiên.
Căn bệnh quái ác khởi từ một ngày...
Nhàn cư quá đỗi, Sa Ngộ Tịnh chợt trật vạt cà sa, ngó xem đôi vai mình. Người thấy nó trắng nhễ nhại, nõn nường như da thịt đàn bà nhà phú hộ đang kỳ chửa đẻ. Nắn véo, thấy mềm thún thín như lườn hươu, vú nai những ngày vắt sữa cúng thần. Nỗi nhớ tấm vai xưa – gồ lên cả vầng, cứng như sừng, rám sắc đồng hun – cùng chuỗi tháng năm Tây Du gian nan mà sôi động thuở nào, ngùn ngút cháy lên, thông thốc kéo về ...
Và thế là cái đêm mịt mù tử khí ấy, chợt đội thốc tất cả lên cái đêm... Đường Tam Tạng đã khẽ khàng dén bước đến bên đống xương trắng của Bạch Cốc Tinh, rồi phục xuống mà khóc tầm tã ào ạt như mưa như gió.
– Ôi chao! Với di cốt tan nát của một yêu quái đã bị Tôn sư huynh ta đánh chết, lại có thể khóc than, thương xót như thế, đến thế được chăng? Đêm ấy... chỉ một mình ta đứng chết, sững sởn hết gai người... Và bây giờ, nhớ lại, lại càng thấy ghê rợn, kinh khiếp. Phải chăng? Hay là? ... có lẽ nào, Sư phụ ta, Đường Tăng, lại chính là một siêu yêu quái?
Cái mảy ý nghĩ sau cùng ấy, thế là đã vọt ra. Nó bằng cái mắt muỗi, nhưng trọn vẹn, rạch ròi. Nên nó thành ngay một tia chớp xé toang rồi không chịu tan lặn, nhằng nhằng vĩnh viễn thứ ánh sáng loá mắt. Nên nó thành ngay thứ hạt giống biết cười khanh khách, đậu đất là nảy mầm, vươn lên vù vù thành cây cành cổ thụ, túa ra đủ thứ rễ, bám riết lấy tâm trí, không thể lắc rũ, phủi tẩy, cấu vứt.
Chứng mất ngủ bắt đầu hành hạ Kim Thân La Hán từ ấy...
Ngày vào hạ, Phật tổ Như Lai đi ra Lộc Uyển vui chan hoà cùng chúng tì khưu. Ngài thấy Sa Ngộ Tịnh ngồi thừ lừ, rũ bờm râu tóc dưới một gốc cây, bèn vẫy tay gọi lại:
– Này, Sa Tăng! Hãy khá nhìn xem, chung quanh, tất thảy các gương mặt đều hồng tươi nhuận sắc, an lạc phồn thực. Cớ sao riêng con vóc hạc mình gầy, trán nhăn, má trũng?
– Dạ! thưa Thống phu chí tôn, ít lâu nay con mắc chứng mất ngủ.
– Hơ! Mất ngủ! Mất ngủ ngay giữa cõi này? Sao lại đến nông nỗi thế?
– Dạ. Một ý nghĩ hành hạ con.
– Ý nghĩ gì vậy?
– Con không dám thưa. Nơi đây đông người quá. Và ý nghĩ ấy thật tội lỗi.
– Hơ? Sa Ngộ Tịnh! Há ngươi không biết, ở tĩnh thổ tẩy oan này không có Tội Lỗi. Và đám đông ư? Cho ngươi được vinh hạnh như Ca Diếp khi xưa: biến đám đông chung quanh thành vô nghĩa trước ta để được giao hoà riêng một mình với ta.
– Trời! Thế thì đó là một trọng tội rồi. Xoá đi như không từng thấy nhân thân, từng thấy gương mặt hồng tươi nhuận sắc, an lạc, phồn thực... Kinh khủng quá. Một trọng tội ở chính cõi cực lạc này rồi. Thống phụ là chính phạm, và con a tòng nếu nghe Người.
– Ngươi sợ phạm tội cùng ta chăng? Sa La Hán – giọng Như Lai thoáng run lên – Hãy rời gót tức khắc!
Bực bõ, đêm ấy, đến lượt Như Lai thao thức...
Chợt một ngón tay ngài ngứa ran lên. Đẩy mấy ngón tả hữu lên day gãi mãi chẳng đỡ chớ lại càng ngứa đẫy. Ngài bật cười thầm: “Ơ hay nhỉ?”. Rồi khẽ nhớn người, nhìn xuống toà sen thấp tè, toen hoẻn tận tít tịt phía dưới của Sa Tăng, thấy nó chốc chốc lại ngọ nguậy, bèn khẽ đưa tay lên, vẫy vẫy.
Kim Thân La Hán tức khắc đến bên, sụp lạy, chờ lệnh.
– Lại gần đây, leo hẳn lên đây nào. – Quàng tay lên vai Sa Tăng, Như Lai thủ thỉ – Thế này thì hẳn nhà ngươi không còn phải áy náy gì về một đám đông bị xoá đi nữa nhé. Bây giờ, rõ là chỉ có hai người đồng bệnh mất ngủ, tâm sự với nhau khi tất cả đang an giấc. Ngươi sẽ nói cùng ta ý nghĩ nào đã khiến ngươi mất ngủ chứ? Bù lại, và đi nước trước, ta sẽ cho ngươi duy nhất, nghe một bí mật của riêng ta. Ta vừa bị ngứa một ngón tay...
Đó! Càng nói đến thì lại càng ngứa quá lắm...
– Thưa Thống phụ, phải chăng Người ngứa ở đầu ngón tay giữa bàn tay phải?
– Trời! Sa Ngộ Tịnh! huệ nhãn ngươi siêu đạt đến thế, thấu được tâm linh ta chăng? Đúng. Đúng vậy. Nói tiếp đi, La Hán mình vàng thân yêu...
– Dạ... Con đang nói đây. Chẳng hay Thống phụ còn nhớ ngày Người đến cứu giá, trấn yên vụ “Đại náo thiên cung” của sư huynh Tôn Ngộ Không con?
– Ô! Có thể nào quên? Đó là một ký ức sinh động.
– Nếu thế thì Người phải biết vì sao Người ngứa tay chứ?
– Ta không biết. Ta chưa biết đến phút này mà...
– Vậy thì Thống phụ ơi, nghe con đây. Khi Người xoè ngửa cả bàn tay ra, rồi đố anh con nhảy vượt khỏi được, thì cũng ngay lúc ấy, toàn nội lực Người thảy đều đã dồn vào một ý hướng quyết liệt: Phải úp xuống, phải đè dập kỳ được con khỉ yêu quái này. Chính lúc xoè tay ra, ngửa lên mà chỉ nghĩ đến cách cụp vào, úp xuống, thì còn làm sao cảm nhận được hết những gì đang diễn ra. Thống phụ đã thấy anh con nhổ một chiếc lông vạch mấy chữ lên đầu ngón tay Người – mà anh con nhầm là cái cột chống trời cao nhất – sau khi ngỡ mình đã vọt một cái lên đến hết chín tầng trời. Thế là Thống phụ dim mắt cười nhạt bắt đầu triển nội lực... Chính lúc đó. Chính lúc đó đấy... Trên cao, gió thổi, mây bay, lồng lộng. Mát quá, anh con thích chí quá độ, phởn lên, bèn vén áo bào, đái vào đỉnh “cây cột chống trời” nọ một bãi thoả thuê. Thống phụ đã không hay biết điều đó. Rồi Thống phụ úp gọn được anh con, bắt thành lão yêu hầu trọc lóc sọ, trụi sơ lông, vươn cổ ngáng, ăn rỉ sắt, uống rỉ đồng 500 năm dưới Ngũ Hành Sơn. Rồi Người vào dự An Thiên đại hội do Ngọc Hoàng chiêu đãi tạ ơn. Hình như yến tiệc tưng bừng rực rỡ ấy lại khiến Người nhãng ý, không lau rửa ngay những ngón tay vừa bận bịu biết bao của mình. Trộm nghĩ: Dẫu sao anh con cũng đã trải mấy nghìn tuổi, lại lạ lùng hơn cả Thống phụ, nứt ra từ một hòn đá giữa trời đất, lại tu luyện đắc 72 phép thần thông, lại nhảy ra nhảy vào lò Bát Quái của Lão Quân như đi chợ, lại đập mẻ cả Chiếu Yêu Kính của Thác tháp Lý Thiên Vương, lại ăn hơi nhiều đào chín cây trong vườn Tây Vương Mẫu... Lại... lại... Chẳng nhẽ dấu tích – dẫu là một chút nước thải – của một nhân thân như thế, há lại không để lại chút di chứng nào ư?
– Hay, hay! Đúng, đúng! – Như Lai bật thốt lên, hứng khởi rồi giọng điệu lại điềm đạm lăn ngay vào nụ cười an hoà – Nhưng vì đến những ngày này nó mới phát ra nên phải nói thêm: Tại bãi nước đái khô của lão khỉ ngày ấy và chứng mất ngủ của nhà ngươi những ngày này đó nữa.
– Dạ! Con xin thú nhận. Công hay tội, vinh hay nhục cũng vậy. Con nhận rồi.
– Thôi, Sa Tăng... Ta đã nhớ ra một lời đồn thổi của đám thường nhân vùng núi Ngũ Hành... nơi tảng đá đã bóc lá bùa yểm của ta ngày giải thoát Tôn Ngộ Không đó, có mọc lên một cây lá dấu. Giờ thì ta đoán chắc chỉ thứ lá dấu ấy mới chữa khỏi cho ta chứng ngứa ngáy ngón tay này. Nhưng... Lại chỉ đám chúng sinh thường nhân mới bẻ hái được lá ấy. Riêng ta, đủ quyền phép để tức khắc bốc cả Ngũ Hành Sơn về đây. Nhưng như thế thì còn che mắt được ai. Ta – đấng chí tôn toàn năng, thượng đẳng – Ta, ta mà lại mắc một chứng bệnh rận rệp ấy ư ?... Đó! Ngươi thấy không? Thực là không tiện.
Lặng nghe, mắt Sa Tăng ánh lên nỗi đồng cảm chân thành. Nhưng khi nhận ra điều ấy thì Như Lai liền tạt chuyện:
– Giờ là đến lượt ngươi đó? Nào, ý nghĩ gì hành hạ con, Sa Tăng? Chí ít thì cũng phải như đáp lại những gì ta ngỏ cùng con chứ?
– Dạ, đương nhiên là vậy, như cả cuộc đời con thôi – Một chuỗi dài đáp lại. Đáp lại công tu luyện thần lực và phục vụ chư tiên là hàm Quyển Liêm đại tướng. Đáp lại cái lỡ tay vỡ chén lưu ly là kiếp đày đoạ dưới đáy sông Lưu Sa tăm tối, bùn lầy. Đáp lại cái quỳ bái nhận sư phụ là cả chuỗi đầu lâu người tanh tưởi thoắt biến thành tràng hạt Đại Bồ Đề thơm sáng. Đáp lại cái công ngày gồng gánh, đêm canh gác suốt cuộc Vạn Lý thỉnh kinh là toà sen Kim Thân La Hán. Và... đáp lại nỗi nhớ là chứng mất ngủ, là ý nghĩ khủng khiếp nghi ngờ Đường Tăng, thầy con...
Sa La Hán đã nói hết lòng mình với Như Lai...
Nghe xong, Phật Tổ ngửa đầu cười ngất ngất, hồi lâu, rồi cất lời khuyến dụ thật trang trọng:
– Bớ Sa Ngộ Tịnh, con trung thực xiết bao nhưng huệ nhãn cũng thấp kém xiết bao. Con đã không thấy được hạnh phẩm thượng thừa siêu việt của sư phụ con. Khi tu hành đã chứng đạo quả như Đường Tăng thì lòng từ ái sẽ bao trùm lên tất cả: Tiên Phật, thường nhân và khắp chúng yêu quái nữa. Hãy nghe ta: Phải dốc lòng yêu kính tin tưởng nhiều hơn nơi thầy Tam Tạng, nay là Thiên Đàn Công Đức phật đó...
Sa Ngộ Tịnh dập đầu tạ phúc. Sự nghi ngờ Đường Tăng lập tức tiêu biến. Lòng yêu kính hồi sinh, tuôn về dâng lên như nước triều đông, dào dạt trong lòng. Nhưng khi về đến toà sen nhỏ của mình thì Sa Tăng vẫn không chợp mắt được. Đã có những mớ bòng bong ý nghĩ khác cuộn rối lên.
– Ôi chao! Nếu như ở tầng thế giới thường nhân không phân biệt được yêu quái với người thường thì ắt tán gia, vong mạng; lầm lẫn tiên phật với ma quỷ thì không thể thoát thiên la địa võng, trừng phạt khốc hại... ấy vậy mà, tu mãi tu mãi, tu đến như ta đây là chưa nhằm nhòi gì, còn tu nữa, mãi nữa, thì sẽ đến một thái độ nhập cả ba: Tiên Phật, người thường và yêu quái thành một. Vậy thì đặt ra ba loại tên gọi khác nhau ấy để làm gì nữa? Chia ba tầng thế giới ra làm gì? Và tu để làm gì nữa? Lịch trình tinh tấn của tâm não con người há lại giống một thứ nhiễu sự vậy chăng ?...Than ôi, lời Đức chí tôn thật chí lý! Chẳng qua là tại huệ nhãn ta thấp kém, hạnh phẩm ta ven xo, nhợt nhạt đó thôi. Ta đang đáp lại chính nó – Huệ nhãn ấy, Hạnh phẩm ấy – đấy thôi.
II. Hội tuyển nhân sứ
Rạng sáng, rồi nắng đẹp. Chuông chùa Lôi Âm bỗng dóng dả từng hồi dài. Có một đoàn thường nhân đủ nam phụ lão ấu tối chiêm bái Tây Thiên, kính mong được tiếp kiến đàm luận thân ái hoà đồng với một Nhân Sứ. Nghe báo, Như Lai điềm đạm : Một Nhân Sứ - một sứ giả, một đại diện của con người nơi Tây Thiên này ư ? Để ta ra trước xem. Như Lai xuất hiện, hào quang ngũ sắc toả sáng loà nơi thềm cỏ Lộc Uyển ngay trước Lôi âm tự. ánh sáng cũng làm phừng phừng lung linh luôn cả đoàn người đang dập đầu bái Phật. Tiếng ngài lồng lộng : Chính ta ra tiếp các ngươi đây. Vị trưởng lão dẫn đầu đoàn người bèn chắp tay, thưa lên : - Kính lạy Đức Chí Tôn, vinh hạnh này thật khôn kể xiết. Nhưng... Chúng tôi muốn được gặp một Nhân Sứ đích thực. Ngài đã từng là Thái tử Tất Đạt Đa xưa, từng có vợ có con, từng đã là một người. Nhưng điều đó đã quá lâu rồi. Bây giờ, tượng Ngài ở khắp mọi nơi và dẫu bằng gì : đất, đá, đồng đen hay gỗ mít phủ sơn then, bê-tông cốt thép hoặc nhựa tái sinh... thì bất phân chất liệu, mọi người cứ thấy là đã tự nhiên hương khói nghi ngút, chắp tay quỳ rạp, mọp đầu, thổn thức hoặc ríu rít cầu khẩn. Đối với một người ai lại như thế ? Xin Đức Chí Tôn lượng thứ. Như Lai gật gù, đoạn khoan dung hỏi Vậy, liệu kẻ nào nơi đây gần gũi nhất với các ngươi ? Hay là bốn thầy trò cái đoàn đã đi lấy kinh của ta về phổ độ cho các ngươi ? - Dạ... có lẽ là vậy Như Lai quay lại phất áo . BỚ Thiên Đàn Công Đức Phật ! Từ sau lưng Phật Tổ, Đường Tăng khoan thai đi ra, từng bước như nhún theo tiếng nhạc. Nhưng cả đám thiếu nhi bỗng nhao nhao : Chúng cháu không nói chuyện với ông này đâu. Miệng ông ấy luôn bảo : Thật thà là căn cốt của người tu hành, nhưng chính ông ấy lại mở đầu việc thâu nạp đồ đệ bằng một điều dối trá, lừa Tôn Ngộ Không mặc vào bộ quần áo trấn yếm và đội chiếc mũ Kim cô... Trùm bịp bợm, xấu lăm ! Khi mắc nạn vụ mấy quả nhân sấm. ông ấy đã đe Tôn Ngộ Không : ~ Nếu không tìm được cách thoát thì ta lại niệm chú ,, Người nhân hậu tử tế ai lại lấy cái đau đớn lăn lộn của đồ đệ làm sức ép bắt bí, cốt hòng thoát cái thân mình như thế bao giờ... ông ấy chỉ nhằm đạt mục đích của mình toàn bằng công sức của người khác, toàn những người tài giỏi, hữu ích hơn ông ấy bao nhiêu... ông ấy là một con người giả. Chúng cháu ghét ông ấy làm. Như Lai còn đang ngạc nhiên thì Đường Tăng đã xấu hồ, che mặt, quay vao. Phật Tổ hướng về phía đám trẻ : chắc bọn bay chỉ thích được gặp Tôn Ngộ Không. Chúng thiếu nhi liền vui sướng dạ ran. Một cái phẩy tay của Như Lai. Đấu Chiến Th~íng Phật nhảy phóc ra, quắp một chân, vòng tay, nhún mình chào : Lão Tôn dây ! Nhưng lão trượng trưởng đoàn đã đứng dậy, vòng tay ? Kính thưa Đại Thánh, lòng chúng tôi thảy đều xiết bao yêu kính, thích thú Đại Thánh, không riêng gì đám trẻ con kia. Nhưng họ có thể gọi Ngồi là người được chăng ? Hẳn Đại Thánh còn nhớ thuở Ngài qua Đông Hải thần châu, dạt vào bờ, phải ra chợ nhót lấy áo quần mũ hài của đám người lơ đênh, rồi học đi, học đứng, học nói, học án đũa... sao cho tạm ra cái dáng người mà trà trộn được. Rồi đến khi đã đủ đầy quyền phép, Ngài cũng vẫn phải để cái đuôi mình thành một ngọn cờ đuôi nheo sau miếu. Tóm lại, xin Đại Thánh tha lỗi, trước sau Ngài vẫn chỉ là một con khỉ, không thể được gọi là một con người. Đấu Chiến Thắng Phật gãi tai cành cạch rồi cười khẹc khẹc vang động. - Chí phải ! Cái lão già chít chút ta này nói chí phải. Ta biến nhé ! Dứt lời, nhún mình, mất tăm dạng. Chỉ còn thấy dư âm khẹc khẹc đã lẩn vào phía sau Như Lai. Dưới một tán lá bồ đề mé cạnh, Tĩnh Đàn Sứ Giả Trữ Bát Giới cũng lúc cúc tai lủi Bụng nghĩ : " Anh ta như chuông khánh còn chẳng ăn ai vì lốt khỉ, huống ta, mảnh chính thối lốt lợn, lười biếng, tham ăn, háu gái còn bề bề in đậm trong tâm não lũ thường nhân này, thì còn ló mặt ra làm gì. Thôi, đi về toà sen, làm một giấc ngủ ngày, há chàng sung sướng tênh tang hơn sao ? ". Thế là chỉ còn mỗi một danh tính : Kim Thân La Hán Sa Ngộ Tịnh Lão trượng trưởng đoàn vòng tay : Xin cho chúng tôi được gặp người. Như Lai thoáng cau mày, rồi hiền hoà cất lời : Chẳng hay nhà ngươi không biết Sa Tăng là nhân vật nhạt nhẽo nhất trong số bốn thầy trò Tây Du chăng ? - Dạ, chúng con biết rõ như vậy. Nhưng còn biết rõ hơn : Nhạt nhẽo là thuộc tính thứ nhất của Con Người. Đức Chí Tôn thử ngẫm xem : Trong một cuộc huyết chiến, số người chết được ghi đúng họ tên so với số người lánh mạng vô danh quả là hạt cát giữa sa mạc. Rồi gộp tất tật những cuộc huyết chiến vì nghĩa cả ấy lại, thì tồng số người chết lại chẳng thấm tháp vào đâu so với người chết vì dịch hạch, vì bão châu chấu, vì sóng thần, động đất, núi lửa, vì các lục địa nứt ra trôi giạt, vì những hố đen trên mặt trời tự nhiên cưa quậy, những đám bụi mặt trời lả xuống hay cuộn lên không hề dự báo... thử hỏi, muôn triệu sinh linh ấy sau ký tan blế~n, liệu có đê mi chút xíu dư ví hơn một nai muối. Sa La Hán nhạt nhẽo tức là đích thi Con Người. Xin Đức Chí Tôn cho phép... Như Lai chép miệng, đĩnh đạc : Lão già mồm mép kia, ngươi lại không biết cả chặng vạn lý Tây Du Sa lăng chỉ suất suất gồng gánh ? Dạ, gồng gánh, vai hằn lên mọi vết bầm vết chai của các sức nặng, là âm bản của nhạt nhẽo. Gồng gánh suốt đời là thuộc tính thứ hai của Con Người. Vả lại, chính các đại đức, thượng toạ thường truyền dạy cho chúng con rằng : " Đứa hài nl~li vừa được sinhl ra đã có chiếc đòn gánh vô hình nơi vai, và chiếc đòn nọ chỉ rời ra khi nó đã nằm trong quan tài ". Xin Đức Chí Tôn cho chúng tôi được gặp Nhân sứ Gồng Gánh ấy : Sa La Hán. Phật Tồ nén một nhịp thở dài, xuất ngôn chiêu cuối cùng : - Này, lão đầu đàn đáo để, các ngươi mời gọi một kẻ đã từng ăn thịt người... tha thiết đến thế hay sao ? Dạy Chúng con biết rõ và nhớ. Sa Tăng đã từng ăn thịt người. Nhưng chúng con còn biết và nhớ hơn : đó do khi Người bị hãm vào cảnh cùng cực đói khát. Ở cảnh ấy thì đã có biết bao nhiêu kẻ đồng hình ăn thịt nhau ! Chồng ăn thịt vợ me âm thịt con Đức Chí Tôn ơi ! Đau đớn thay ! Có thể (yên thịt người khi đói khát cùng các cũng là một thuộc tính của Con Người. Chợt không thấy Như Lai đâu nữa. Hào quang ngũ sắc cũng tan biến".. Và trong ánh sáng thường tình, giữa sắc xanh cây lá, cỏ hoa thường tình... Sa Ngộ Tịnh bước ra, nhập vào đoàn người, cả bọn kẻo nhau vào Lộc Uyển râm mát, quây quần trò chuyện 111 Tống biệt hành Đã lạ; tròn một tuần trăng. Một đêm... Sa Ngộ Tĩnh đến trước Như Lai, áp hơn đầu vào vế đùi Ngài, ngước lên, khấn nai : - Thống phụ chí tôn... Xin Người cho con được phế bỏ toàn bộ công lực của một La Hán, hạ sơn, độc cô hành Đông du về lại sông Lưu Sa xưa, làm một người thường chài lưới trên sóng nước, chiều chiều thổi một ống tiêu, nhấp một ngụm rượu, nướng con cá nhỏ, và đợi một người đàn bà, lấy vợ sinh con... Sau nữa, thành thường nhân rồi, qua Ngũ Hành Sơn, con sẽ hái được lá dấu gửi về cho Người. Như Lai thấy nao lòng. Ngài cúi xuống, đặt tay lên vầng trán Sa Ngộ Tịnh, thầm ban thiện phước, rồi khẽ khàng : - Thôi, con đi. Cảm ơn con đã nghĩ đến ta. Việc đó nêu tiện, cũng nên làm. Phút giã biệt giữa bốn thầy trò thật là bịn rịn. Đường Tăng trao tấm Cẩm Lan cà sa : - Này con, đây là áo khoác đi đường, cuộn lại làm nổi, trải ra làm chăn khi ngủ, vải xé băng bó và lau rửa những vết thương . . . Ngộ Không tháo vành Kim CÔ : - Xưa, đây là nỗi đau, là sức ép, nó mạnh hơn cả ta. Nay, nỗi đau không còn nhưng sức mạnh vẫn vẹn nguyên đó, lại thêm cào cả tình anh em của ta. Khá giữ lấy phòng khi thậm nguy nan. B át Giới thót bụng, há miệng, ợ một tiếng. Củ nhân sâm hồng tươi nguyên vẹn liên vọt ra : ĐÓ ! Phàm những thứ nuốt chửng, dẫu có được lên ngự trên toà sen rồi, vẫn không thề tiêu biến. Chú cầm lấy, đừng chê, nhỡ khi là bữa đói lòng... Sa Nhân Sứ bái tạ thầy và hai anh lần cuối hồi lâu, rồi quay gót thoăn thoắt xuống núi. Ba thầy trò vẫn đứng mãi, hun hút ngóng theo. . . thốt nhiên, thảy đều rùng mình ớn lạnh. Như hơi ấm đã quẩn bám, đã đi theo từng bước chân người họ S a xuống dần, xuống dần, tít tắp tận dưới kia - nơi đám bụi vẩn hồng hồng vừa khoả lấp, vừa thâu nhận thêm một hạt bụi người - Nơi xóm chợ chân núi, xao xác đủ tiếng chó gà, tiếng trâu ngựa, tiếng vẹt yểng... và tiếng người. Chỗ thầy trò giã biệt trên núi cao ấy, mãi sau mới có người biết ! Có ba pho tượng đá, ba cặp mắt đá, không có con ngươi, nhưng vẫn rõ hướng ngông ngóng dõi theo con đường xuống núi. Nhiều người đem đèn nhang hương hoa tới bái tạ cầu cúng. Lâu lâu, nhận ra rằng : phàm việc cao khoát quảng đại đều không mấy ứng nghiệm. Có chăng cũng chỉ ang áng lơ mơ. Vận vào bảo đúng bảo sai đều được Nhưng những thỉnh cầu nhỏ rõ, cấp bách thì thực linh ứng. Ví như : Đói rã, khát lả Lại ví như : Mất ngủ, lở ngứa, đau đầu, đầy bụng... thì chỉ thành tâm lễ khấn trong vòng một tuần nhang cháy trọn ắt đều được như nguyện.
Hoà Vang
Cùng với Vũ điệu của cái bô (của Nguyễn Quang Thân, xem Diễn Đàn số 6) truyện ngắn NHÂN SỨ của Hoà Vang đã được tặng giải nhì Cuộc thi truyện ngắn 1991 của tuần báo Văn Nghệ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét