Nội dung truyện Trường An Loạn
Trường
an loạn –
Tác giả Hàn Hàn (chuyển ngữ Hải Giác
Hàn Sinh)
Chương 1
1 – Tôi sinh năm nào chẳng rõ, cha mẹ
là ai cũng chẳng hay, lại càng không biết vì sao có một vị sư phụ. Tôi chịu khổ
từ nhỏ, sống trong bốn bề tường cao vây kín.
Khi nhận thức được chuyện xung quanh,
do mệnh vận an bài, tôi được tận mắt chứng kiến một trận tỷ võ tàn khốc nhát
trong Võ lâm.
Khi ấy, trên Giang Hồ có hai đại môn
phái, đó là Thiếu lâm và Vũ đương, thế lực của phái Thiếu lâm so với phái Vũ
đương thì có hơn phân tý chút, bởi vì người ta cảm thấy kẻ có tóc dài thì khó
bị thao túng. Phái Thiếu lâm sùng tín Phật giáo, quăng bỏ hết cả biểu hiện bề
ngoài và uyên áo.
Hồi ấu thơ, tôi cảm thấy Thiếu lâm chú trọng
chữ “nhẫn”. Trong bản phái, các cao thủ cùng lớp người thường khác nhau ở công
phu nhẫn nhịn, người cao thủ luôn chọn đúng thời cơ để xuất chiêu, tuy là cùng
một sự việc thực hiện tại thời điểm khác nhau sẽ được hiệu quả không giống
nhau.
Sư phụ viết: Thời vận, không gian đều
không cách gì thay đổi nhưng cả hai điều này cũng có thể thay đổi, điều này
thật khó lý giải. Ban đầu tôi hiểu rằng một dấu phẩy có thể thay đổi tất thảy,
nhưng sư phụ nói: Không phải vậy, con xem kỹ lại đi.
Tôi đáp: câu trên câu dưới chỉ khác
nhau mỗi dấu phẩy.
Sư phụ bảo, con mới chỉ thấy bề ngoài,
xem lại tường tận con sẽ thấy sự sai biệt không chỉ một dấu phẩy.
Từ chiều tà cho đến sáng đầu hôm , tôi
bưng hai chữ trên tay nhìn vào đến nỗi hoa cả mắt, sư phụ mới gọi tôi vào phòng
hỏi: Con đã nhìn ra được sự khác biệt chưa?
Con chỉ thấy sự khác biệt giữa chúng là
một dấu phẩy thôi, tôi đáp.
Sư phụ nói: Con đã gần tới đáp án rồi
đấy , nhưng càng gần với đáp án thì càng khó tìm đáp án.
Tôi sụp quỳ xuống thỉnh cầu sư phụ phá
giải, người nói: Con xem đi, kỳ thực có hai dấu phẩy .
2- Hai phái Thiếu lâm và Vũ đương đã
kết ân oán từ rất lâu. Sau này sự đối chọi rõ rệt, nội bộ phái Thiếu lâm ngày một
nghiêm khắc hơn. Vào mùa thu, sư phụ ra lệnh thống nhất Trang phục của đệ tử
Thiếu lâm trên toàn Giang hồ, thế nhưng sự phiền phức cũng theo đó mà đến, sau
khi thống nhất được trang phục thì ngoài dân gian cũng xuất hiện đồ nhái. Một
số người mua được trang phục Thiếu lâm thì đi cướp bóc, lừa đảo khiến lòng dân
vô cùng hỗn loạn. Sư phụ thì rất nghi hoặc, vì sao bọn kia không mạo danh phái
Vũ đương? Tôi nói: Vì người phái Vũ đương trên dưới đều vận y phục thường,
nhưng xin sư phụ bớt lo, Vũ đương làm nhiều chuyện bạo ngược nên không ai cần
phải mạo xưng họ làm gì, còn Thiếu lâm ta xưa nay luôn là hình tượng thanh cao
bởi thế nên mới có người bị lừa.
Sư phụ nghe xong không tỏ vẻ gì, cảm
thấy cái vẻ bên ngoài chỉ là thứ yếu mà nay thế tục nhiễu nhương, người trong
sạch thì tự khắc trong sạch, điều cốt yếu là trên phương diện tu hành phải có
sự khác biệt với Vũ đương.
Chữ “nhẫn” là một loại kỹ xảo, nhẫn
treo trên đao, lùi một thốn không thành nhẫn, tiến nhất thốn chẳng thành nhân.
Chúng tôi lặng lẽ suy ngẫm về độ nhẫn nhịn. Thực ra chữ nhẫn không khó, không phải
là một sự nín nhịn thôi sao? Cái mấu chốt chính là mức độ của nhẫn thật khó nắm
bắt, nếu ra tay quá sớm thì chúng tôi so với bọn Vũ đương kia có khác gì nhau,
đây là điều đại kỵ của Thiếu lâm; còn nếu ra tay quá muộn thì chúng tôi sẽ bị
đánh chết, điều này tất nhiên là rất ngu xuẩn .
Sư huynh tôi tên gọi Thích Không, có lẽ
sư phụ không thích huynh ấy chút nào, thân thế của sư huynh rất đặc biệt. Chúng
tôi cùng ra ngoài với nhau, người ra tay trước tiên luôn và mãi là sư huynh,
cái chính là huynh ấy không có được tinh thần Phật giáo, giữa chúng tôi, sư
huynh không những là người ra tay trước tiên, thậm chí khi chúng tôi lâm trận
đối địch huynh ấy cũng vẫn luôn là người đầu tiên. Tôi nghĩ, trong hơn cả vạn
câu của sư phụ thì sư huynh chỉ nhớ được một câu “Nhẫn đến mức không thể nhẫn
thì không nên nhẫn nữa” nhưng chỉ là vế sau thôi.
3- Trong giang hồ khi mà quần long vô thủ
nhìn vào có vẻ rất loạn, nhưng mà khi quần long hữu thủ kỳ thực còn loạn hơn.
Trong ký ức của tôi trận tỷ võ ấy rất hỗn loạn, mọi người đều hóng theo tin đồn,
chuyện này đã thành sự kiện chấn động thiên hạ, người trong kẻ ngoài đều càng
cảm thấy trận tỷ thí võ công này là sự kiện duy nhất đáng xem trong năm. Người
nhiều thì lắm chuyện, trong quá trình truyền tin đã xuất hiện biết bao nhiều sự
sai biệt không tránh khỏi, không dễ gì thống nhất được thời gian thì sau đó lại
có rất nhiều tin đồn về chuyện địa điểm, người nói ở quảng trường trước dinh
phủ, kẻ lại phao ở rừng trúc ngoài thành, rồi lại đến tin ở ngoài Vọng giang
lầu… Mà nay đương kim Hoàng thượng quản lý việc dán bố cáo rất nghiêm bởi thế
chuyện tin đồn chỉ có thể như thế mà tiếp tục loan truyền.
Hôm ấy, thành Trường An đại loạn, trong
thành các quảng trường lớn, rừng trúc, kỹ viện, khách điếm, quán cơm đều xuất
hiện có đến hơn ngàn người vây quanh, tự giác họp thành nhiều nhóm, ai ai cũng
tin chắc rằng sẽ tận mắt chứng kiến thời khắc chuyển giao của thời đại.
Trong võ lâm có suy nghĩ, trận tỷ võ
phải nên được cử hành ở nơi cao nhất trong thành, chỉ có như thế mới tiện cho
mọi người chứng kiến. Nơi cao nhất trong thành Trường an chẳng nơi nào hơn được
Di xuân các của Tể tướng đương triều. Thế nhưng khi ấy dưới lầu chỉ có một vài
nhân sĩ là người trong cuộc, vì muốn cuộc tỷ thí được long trọng và công bằng
mọi người đã quyết định dời trận đấu lại sau hai canh giờ. Tôi còn nhớ, rất
nhiều người của Thiếu lâm đều tuyên truyền trong thành, trận quyết đấu có địa
điểm chính thức là nơi cao nhất của thành Trường an. Người giang hồ tuy là
thiểu số nhưng họ lại muốn có đa số người chứng kiến.
4- Hai canh giờ sau, người phụ trách
tuyên truyền là Thích Không báo với sư phụ rằng người tới dưới Di xuân các vẫn
lác đác.
Sư phụ bảo tôi: Con xem
bất cứ việc gì cũng tùy cơ mà quyết đoán ngay lập tức, không thể để chậm
trễ nữa việc có liên quan tới nhiều
người lại càng không thể lúc thế này mai
thế khác như vậy ai cũng mất lòng tin ở
nơi con. Trận quyết đấu hôm nay vốn là đại sự của thiên hạ, nếu lòng dân đã mất
thì bất luận kết cục thế nào cũng đều lưu lại điều day dứt trong lịch sử.
Nói xong thì có tin tức đưa đến, dưới
gốc cây cổ thụ nghìn năm ở phía tây thành có đám đông tới trên vạn người. Lúc
ấy sư phụ lấy làm hoang mang, có người đề nghị trận tỷ thí có thể dời tới đó cử
hành, dù sao thì người ít di chuyển cũng dễ. Sư phụ nói, không thể đánh trên
ngọn cây được, một khi rơi xuống thì làm thế nào? Nơi tốt nhất trong thành
Trường an không đâu bằng nóc nhà này, nói với bọn họ rằng trên nóc Di xuân viện
này triều đình chẳng quan tâm, vả lại người đông như thế này triều đình càng
không dễ quản.
Tin được phao lên, dân chúng ùn ùn kéo
tới Di xuân viện.
Khi ấy tôi cảm thấy dân chúng thật ngu
độn.
Người đứng đầu Thiếu lâm là Tuệ Cảnh
cùng Lưu Vân, thủ lĩnh của Vũ đương lúc ấy đã từ cầu thang bước lên nóc nhà,
hai người, tay chắp sau lưng đứng yên nhìn nhau rất có uy phong. Dã đến lúc tỷ
thí, y phục của hai người bị gió lay động. Tôi thấy Lưu Vân phất tay ném ám khí,
Tuệ Cảnh khẽ nghiêng mình né tránh, cây châm cắm sâu vào trán con rồng chạm chổ
trên nóc nhà nhưng mũi châm lại thấy ló ra ở nơi râu rồng, chỉ tiếc là đến đó
hết lực không thể đi tiếp. Tôi thấy Tuệ Cảnh dùng ngón tay rút phi tiêu ra, có
lẽ hòan toàn không nghĩ đến mũi châm kia quá nguy hiểm, không có đầu rồng chặn
nó sẽ quay ngược lại.
Mũi tiêu phóng ra cực kỳ kín đáo, tôi
chỉ có thể đoán nó rời khỏi tay Tuệ Cảnh khi ống tay áo sư huynh giơ lên, tốc
độ cực nhanh, chỉ có điều hơi lệch, nó đã xé rách vành tai của Lưu Vân.Tốc độ, độ
chuẩn xác và sự kín đáo luôn luôn là 3 yếu tố khó cùng nhau, nhưng đạt được thế
cũng là sự không vừa rồi .
Đám đông bên dưới có người hô lớn: Mau
động thủ đi.
Sư phụ hỏi tôi mấy chiêu rồi?
Hai chiêu, nếu như phi tiêu của chúng
ta không có độc có lẽ sẽ phân không thắng bại được, tôi đáp.
Sư phụ: Tiêu của chúng ta không có độc
Tôi hỏi người: Vì sao tiêu chúng ta
không có độc, trong chùa có rất nhiều phương thuốc kịch độc, nếu dùng nó hôm
nay chúng ta tất thắng rồi.
Sư phụ nói: Dùng độc hại người, cuối
cùng lại thành hại mình. Huống chi khi chưa phóng tiêu, chính mình đã ở rất gần
sự nguy hiểm rồi.
5- Lưu Vân đưa tay ra, tiến lên phía
trước một bước. Đột nhiên hung mãnh lao vào phía Tuệ Cảnh, Tuệ Cảnh lui lại sau
một bước. Trong giấy khắc ấy tôi nhìn thấy mũi chân sư huynh đã chạm vào miếng
ngói, viên ngói đã bị xô dịch đi so với vị trí cũ rất xa, có lẽ vừa rồi sư
huynh dùng lực rất mạnh vì phải chống đỡ chiêu thế bằng cả thân hình của Lưu
Vân. Tôi cảm giác miếng ngói sẽ tuột xuống.
Sau bước ấy cả đám ngói đều sụp, Tuệ
Cảnh không còn đứng vững nữa, lăn từ mái nhà xuống đất. Trong lúc sư huynh rơi
xuống, tôi thấy huynh ấy cứ luôn tay chụp bắt miếng ngói thế nhưng kết cấu và
phương hướng của những viên ngói đã được mặc định tan ra khi bị chạm vào.
Sau một tiếng động, Tuệ Cảnh từ mái nhà
lăn xuống, hông va vào tường bao ngã uỵch ra đất, hôn mê bất tỉnh.
Bên dưới lập tức hỗn loạn, người bên Thiếu
lâm liền đó vây tròn cả lại, dân chúng vẫn đứng trân trân tại chỗ không chút
phản ứng. Người của
Vũ Đương thì mày mặt hớn hở, bởi trong suy nghĩ của mọi người thì trong trận
quyết đấu thông thường, hai đối thủ sẽ đứng yên bất động, vậy mà động tác đầu
tiên của bênThiếu lâm lại là một cái bước hụt dẫn đến ngã bổ nhào xuống đất.
Trên nóc nhà, Lưu Vân giơ cao hai tay. Tân minh chủ Võ lâm đã sinh ra bằng cách
như thế.
Tuy quá trình tỷ thí giản đơn,nhưng đám
đông người chứng kiến đa số đều cảm thấy mãn ý, trước tiên là các cao thủ so
tài hẳn chỉ xuất mấy chiêu thôi huồng chi trong đời người hồ dễ được mấy lần
trông thấy người ta ngã từ trên nóc nhà xuống đất. Trong đám đông, phần lớn khi
phân tích đều không làm rõ được ai là người rơi xuống đât, nhưng mọi người đều
cảm thấy bên còn laị đã phát ra môn thần công nào đó bởi vì đại đa số đều cảm
thấy mặt đất có sự chấn động.
Vài ngày sau đó, lời truyền ngôn lại
càng mông lung .
Đang khi người của Vũ đương muốn lên
tiếp ứng, đột nhiên sư phụ nói, đệ tử Thiếu lâm hãy ngăn bọn chúng lại, phá
thang đi. Năm ấy, Thiếu lâm ở gần thành Trường an mà Vũ đương thì ở ngoài nghìn
dặm cho nên quân số Thiếu lâm lên tới cả vài ngàn, Vũ Đương chỉ phái đi có mấy
trăm người. Chúng tôi nhanh chóng vây kín họ lại khiến cho không kẻ nào dám ra
tay.
Lưu Vân kêu gào trên nóc nhà: tiến lên
đây cho ta, đưa ta xuống, hỡi bách tính! Ta là minh chủ rồi, mau đem thang lại
đây.
Lúc ấy, Di
xuân viện đã không còn ai muốn xem náo nhiệt nữa. Thời khắc nguy hiểm, trăm họ
luôn rút lui một cách thần tốc như thế. Người đã đi hết, trên mặt đất chỉ còn
một cây cải thảo vẫn lăn long lóc.
Theo cách
nghĩ của triều đình thì đó chỉ là chuyện của giang hồ , mặt đất bao la , giang
hồ thì nhỏ, việc của giang hồ bọn ta không quản đến, kẻ nào bày cờ thì tự kẻ đó
thu dọn tàn cục.
Các vị đại
quan thật ra rất quan tâm tới vụ này, hàng ngày đều lén thu thập tin tức. Thứ
nhất, Hoàng đế tuy xử lý có nhẹ tay nhưng ai cũng đều biết đây chính là quốc
gia đại sự. Phong cách làm việc của Hoàng đế chính là việc càng lớn thì càng
không có động tĩnh. Sự ổn định của triều đình và sự yên định của cả thiên hạ
rất có khả năng liên quan tới việc này. Thứ hai, cũng là khâu then chốt, chỉ
cần Lưu Vân ở trên nóc nhà một ngày, Di xuân viện không thể một ngày làm ăn.
6- Dùng
dằng tới ngày thứ 14, Lưu Vân chết đói .
Thời loạn
cũng bắt đầu từ đây.
6 – sự
việc nhùng nhằng mãi đến 14 ngày sau, cuối cùng Lưu Vân chết đói, Thời loạn bắt
đầu từ đây .
Tôi thấy
có điều kỳ quái. Từ khi tôi có ký ức là khi tôi lên năm tuổi. Lên năm tuổi tôi
đã ở trong Thiếu lâm tự, ở đây có lẽ sư phụ tôi là người có vai vế không nhỏ,
tôi tưởng ông chỉ có hai đồ đệ, sư huynh Thích Không và tôi, Thích Nhiên.
Những năm
ấy, Thiếu lâm tự hương hỏa rất vượng, đến nỗi mà chữ Thích không thể lấy đặt
pháp hiệu thêm nữa. Sư phụ tự mình lén giấu đi vài cái tên đẹp hoặc có ý nghĩa
để dành cho những chỗ có quan hệ. Những người này thường khoe khoang thẻ bài
khắc pháp hiệu của mình để tỏ cho người khác biết mình có nơi dựa dẫm rất thế
lực, không phải là người tổng quản sự vụ trong chùa thì cũng là người có quan
hệ với đại quan quý nhân bên ngoài, cho nên phàm là đã chiềng thẻ bài pháp hiệu
ra, thông thường thì đi tới đâu cũng không có ai làm khó bao giờ cả, trên đường
muốn phi ngựa kiểu nào cứ mặc sức, lấn tuyến vượt ngựa hay ép lừa trên phố, đi ngược chiều, phóng quá tốc độ hay buộc
ngựa không đúng chỗ,va quệt nhẹ thì nha môn đều nhất loạt không quản. Có một số
người vì gia cảnh quẫn bách muốn xuất gia nhưng đã phải từ bỏ ý định lên Thiếu
lâm, cam chịu làm khất cái chỉ vì pháp hiệu đặt cho họ thực tình rất khó nghe .
Chương 2
7- Năm lên
sáu tuổi, tôi nghe được sư phụ nói với người quỳ bên ngoài sơn môn bảy ngày
trời: pháp hiệu của ngươi chỉ có thể là Thích Phóng thôi, tôi thấy cái tên này
còn dễ nghe phần nào.
Năm bảy tuổi,
tôi nghe sư phụ nói với người đã quỳ ngoài chùa mười ngày rằng, ta rất cảm động
nhưng pháp hiệu quả thực không còn nhiều, ta thấy trong các tên còn thừ lại thì
nghe hay nhất chỉ còn “Thích Nãi” (vú) thôi. Người kia nói: Tạ ơn sư phụ, nhưng
con đường đường là nam tử hán, chỉ cần không gọi tên này thì ngoài ra gọi thế
nào cũng xin vâng.
Sư phụ nói,
vậy thì chỉ có thể là Thích Phẩn ( cứt ) .
Người kia
hẳn đã quỳ quá lâu nên thần trí không còn tỉnh táo đã ngang nhiên biểu lộ suy
nghĩ bất đạo: Sư phụ, pháp hiệu sao chỉ có thể là hai chữ, dùng ba chữ được
chăng?
Sư phụ: Ta
là sư phụ truyền xuống chính là như thế, hơn nữa quy định không cho đặt pháp
hiệu ba chữ.
Người kia
:Ba chữ không xong vậy bốn chữ có thể được không?
Sư phụ:
Ngươi quá nhiều lời, không lẽ ngươi muốn đặt là Thích Ca Mâu Ni?
Người kia
cuối cùng ở lại Thiếu lâm với pháp hiệu là Thích Nãi.
Sư phụ
bảo, người thích nhất chữ “Nhiên”, những gì có trong chữ nhiên thật khó mà nói
được rò ràng. Ngươi tặng chữ “nhiên” cho tôi. Khi ấy tôi không biết được ý
nghĩa bao hàm trong cái pháp hiệu tốt đẹp này. Kỳ thực tôi lại thích cái pháp
hiệu Thích Không hơn, tôi và sư huynh đã đồng ý đổi pháp hiệu cho nhau, nhưng
khi chúng tôi cùng bày tỏ ý này cả hai cùng bị phát quỳ một ngày đêm. Sư phụ bảo,
những thứ đó không phải muốn đổi là đổi được, chúng là do số mệnh đem lại, con
không thể thay đổi số mệnh, trừ khi đem mạng ra đổi.
8- Tôi cứ
thế lớn lên và ngày càng phát hiện ra mình có những khả năng mà người khác
không có. Võ thuật Giang hồ không gì ngoài những điều này, Võ lâm cao thủ có
thể một địch mười, ám khí phóng chuẩn xác, nhãn lực thâm hậu, dù chạy có nhanh
cũng không nhanh bằng ngựa , nhảy có cao cũng không thể hơn được tường, so với
người thường thì chỉ có thể chạy nhanh hơn một chút, nhảy cao hơn một tý mà
thôi, mà sự phát triển của Võ lâm cuối cùng sẽ là tập trung về ám khí và chỉ là
như thế. Thế nhưng chỉ cần tôi muốn, thì cho dù động tác có nhanh hơn nữa tôi
vẫn có thể nhìn thấy rõ mồn một huống chi nó như đang quay chậm, ám khí có bay
nhanh hơn nữa, dù đang ở ngoài mười trượng tôi cảm thấy chỉ trong thời gian một
cái ngáp cũng có thể dễ dàng bắt được. Nhưng tôi thấy động tác của tôi khi bắt
hoặc né tránh cũng chỉ rất chậm , điều này lại ngược với giáo huấn của sư phụ
,người chỉ muốn động tác của tôi càng ngày càng nhanh hơn.
Sư phụ nói
,con đã mù ba kiếp rồi cho nên kiếp này được trả lại
– Vậy tốt
quá , kiếp này chắc sẽ nhiều niềm vui.
– Nhưng
con vẫn đâu biết được sự khổ ải trong kiếp trước của con
– Vậy kiếp
sau của con thì sao ạ?
– Vẫn là
một thằng mù, năng lực của con thế này là sự luôn hồi của ba kiếp.
– Như vậy
thì ba trăm năm mới sinh ra được con rồi.
– Không
phải ba trăm năm , chỉ là một tăm năm thôi , ba kiếp của con tổng cộng một trăm
năm.
– Khi ấy
sư phụ vẫn chưa dạy tôi phép chia.
9 – Năm
tôi bảy tuổi, trời hửng sáng là trở dậy, sau đó ra đứng giữa sân, không biết
vào lúc nào và từ nơi nào, ai đó ném qua một chiếc chổi, tôi tất nhiên là không
để nó rơi xuống đất, nếu không muốn bị đứng lộn đầu trong một canh giờ. Tôi ớn
nhất là trồng cây chuối. Khi quét sân không được làm cho bụi đất bốc lên nên
mỗi đường chổi đưa ra lập tức phải dùng lực kìm theo hướng nghịch lại, cứ phải
lặp lại như thế rất khổ sở, sư phụ làm như thế là muốn động tác của tôi nhanh
hơn. Phần lớn thời gian của tôi cảm thấy mình rất thông minh, nhưng mười năm
sau chỉ một câu nói của sư phụ làm tôi sực tỉnh. Sư phụ nói, con không cần phải
mệt nhọc như thế, nếu như mỗi nhát chổi đưa ra thật chậm, bụi đất sẽ không thể
bốc lên.
Ngày lại
ngày đều như thế ,nhưng tôi lại muốn có cuộc sống bên ngoài chùa. Thiếu lâm
quản lý tôi rất nghiêm ngặt, tôi đi bất cứ nơi nào cũng có người theo sau, hơn
nữa lại rất đông người. Thật ra họ làm bất cứ việc gì , ra bất cứ chiêu trò gì
tôi đều biết hai năm rõ mười, tôi chỉ muốn ra ngoài chơi một lúc thôi , chơi
xong tự nhiên sẽ quay về.
Vậy trước
năm tuổi tôi đã làm gì? tôi hỏi sư phụ thì người bảo, trước năm tuổi con chơi
đủ rồi, đến lúc phải học tập, kỳ quái ở chỗ là tại sao ký ức của tồi hồi lên
năm lại không có chút nào cả.
Mùa hè năm
tôi bảy tuổi, tôi cùng sư huynh Thích Không được cho ro ngoài tắm giặt, chùa ở
trên núi, không xa lắm có một con song chắn ngang, bên bờ có rất nhiều cây táo.
Lần ra ngoài ấy, trên cây táo có tổng cộng 31 quả rụng xuống.
10- Thích
Không nói, đệ biết ta là ai không?
Tôi đáp:
Đệ còn chưa biết mình là ai nữa kìa.
Thích
không lớn hơn tôi ba tuổi, huynh nói chúng tôi đều là người có võ nghệ cao
cường, lèn hạ sơn một chuyến để dò tìm cho minh bạch chúng ta là ai, tiện thể
chơi thêm vài trò vui.
Tôi biết
rằng trong vòng có vài ngày mà tìm hiểu rõ thân thế của mình thì không thể nào
, duy có đi chơi thì là thật.
Tôi liền
tỏ ý tán đồng.
Thích Kông
bảo chúng tôi không thể đi theo đường núi mà đi theo con song nhỏ này xuống.
Cả hai
chưa có biểu tỏ thái độ gì thì chân đã bất giác ước đi, cứ thế đi miết, chúng
tôi chợt phát hiện ra một sơn động bên bờ sông.
Trong chùa
chúng tôi nghe được rất nhiều chuyện và phát hiện, cứ hễ là nhân vật trong
truyền thuyết thì hẳn là thu nhận được năng lực thần bí nào đó để thay đổi mệnh
vận chỉ có trong sơn động, tôi đã từng ca thán, ở trong chùa mười năm không
bằng trong động một lúc, sư phụ thì bảo đấy là do định mệnh, những việc trước
đây chỉ là do sự chuẩn bị của định mệnh để phát sinh ra trong cuộc đời, là điều
tất yếu dẫn dắt cuộc đời con đi theo định mệnh, bởi vì định mệnh không phải là
định mệnh của cuộc đời con mà là định mệnh của cả một thời đại,nhưng lại vừa
khéo để phóng chiếu lên một sinh mạng. Tôi tỏ ý không thể lý giải. Sư phụ nói,
tức là ý người dạy rằng, hiện giờ con không ở Thiếu lâm tu luyện võ công cho
tốt thì trước mặt có đến vạn cái sơn động cũng vô dụng.
Ngày hôm
đó ,rốt cục chúng tôi thấy được sơn động. Thích Không thì rất hứng thú lao ngay
về hướng cửa động. Trong hai người đã có một kẻ phấn khích cho nên tôi tất
nhiên phải giữ thật bình tĩnh, vì trong truyền thuyết thì nhân vật rất ít bị
kich động. Thế nhưng cuối cùng tôi cũng không nhịn được nữa bởi vì vị từ trí,
độ lớn của cửa động đến hình dạng đều quá chính xác, quá truyền thuyết. Nét mặt
tôi nghiêm trọng, chạy còn nhanh hơn cả sư huynh.
Giống như
trong truyền thuyết, còn chưa đến cửa động, hai chúng tôi đã bất tỉnh nhân sự.
11- Sau
khi tỉnh lại thì thấy mình đã ở trong chùa, tôi nghe tiếng sư phụ vọng
lại: cuối cùng thì con đã tỉnh lại rồi !
Tôi mở mắt
nhìn xung quanh và câu đầu tiên là cái sơn động kia thế nào?
Sư phụ lắc
đầu.
Tôi lại
hỏi sư huynh thế nào.
Hắn tỉnh
lại sớm hơn con, đang bị phạt đứng mã bộ ngoài kia, cũng đã một ngày rồi, sư
phụ nói.
Khi ấy
phản ứng đầu tiên của tôi là hôn mê trở lại.
– Con
không cần phải phạt.
– Vì sao
ạ?
– Lần này
các con vào trong động, ta khẳng định là chủ ý của con nhưng sư huynh con tỉnh
lại sớm hơn nên đã nhận gánh hết tội về mình, y nói là con bị cưỡng bức vào
động, đã là như thế thì ta không phạt con nữa.
Tôi lại
hỏi , vậy rốt cục là thế nào ạ.
Sư phụ:
Trước tiên con nghe ta nói đã, con phải nhớ rằng con không phải như đám người bình
thường, sau này khi làm việc gì phải nhớ kỹ ,những vịệc con càng cảm thấy không
làm được thì lại nhất định phải thận trọng. Con còn nhỏ, có thể chưa hiểu hết
nhưng con nhất định nhớ được. Người Bình thường một khi tỉnh lại thì câu hỏi
đầu tiên của họ đều là "đây là nơi nào?”, còn con câu đầu tiên lại
hỏi về cái động sau mới hỏi đến sư huynh, rõ ràng chứng tỏ con hiểu rõ những gì
con cần biết rõ, huống chi trong tâm con mọi trật tự rất rò ràng. Hãy nhớ việc
gì cũng cần tuân theo trật tự trong lòng mình.
– Vậy khi
sư huynh tỉnh lại đã nói câu gì đầu tiên ạ?
– Ta không
nói cho con biết đâu, nhưng sau này thế nào con cũng biết, rốt cục thì hai đứa
cũng không thể ở cùng nhau được, sư phụ nói.
Hôm sau
gặp sư huynh Thích Không, tôi từ đầu đến cuối vẫn không biết câu đầu tiên sau khi
tỉnh lại của huynh ấy là gì, sư huynh nói đứng lâu quá nên quên rồi.
– Làm
sao mà đang khỏe thế lại ngất đi được nhỉ? Tôi hỏi.
– Ta
mà biết đượclàm sao ngất đi thì liệu có ngất luôn không?
Tôi lại
nói mình muốn đi đến cái động đó lần nữa. Sư huynh bảo: Đi bằng cách nào, đây
là chùa thâm nghiêm trong chín núi mười chùa của vùng này, căn bản là không có
khả năng đi được.
Tôi nói,
cái động kia … thật tiếc quá.
Sau đó tôi
quyết định tìm sư phụ để giải quyết vấn đề này .
Sư phụ
nói: Cái động đó ta cũng biết, thực ra ta rất muốn nói cho các con biết nhưng
giờ chưa phải lúc, các con cảm thấy ở trong chùa rất tẻ nhạt nên ta giữ lại
điều bí mật này cho các con, đợi đến ngày này sang năm ta sẽ tự cho các con
biết.
Phương
trượng đứng một bên cười. Chúng tôi đi rồi, Phương trượng nói: Hai đứa trẻ này,
một cái động mà có thể nói hết một năm sao, đúng là một cái động một thế
giới. Nhưng nhỏ thế này đã ở trong chùa rồi, ít nhiều cũng vô vị nhỉ!
Sư phụ nói,
chỉ có tuổi thơ nhợt nhạt mới có được tráng niên vô tình. Trên giang hồ nhất
định sẽ càng tanh máu, bọn chúng đều sắp thành cao thủ trong hàng cao thủ,
đối địch với chúng có chăng chỉ toàn là cao thủ, các cao thủ xuất chiêu giao
thủ thì chỉ xem ai trong lòng không đa đoan tâm tự. Một chiêu là một mạng ,lòng
còn ngổn ngang tâm sự thì làm sao không có tạp niệm .
Phương
trượng nói:Ta mặc kệ chuyện này.
Sư phụ nói:
Giang hồ khi nào mới có thể thống nhất đây .
Phương
trượng: Không thể nào, không thống nhất thì thiên hạ loạn, thống nhất rồi thì
nội loạn, nhân tâm loạn, có phương pháp gì đây? Việc trong tâm thì chẳng có
cách nào hết.
14- Năm
chín tuổi, mùa đông.
Trời
chuyển lạnh, tuyết dần dày thêm. Dân gian đang có nạn đói , ngoài chùa mỗi ngày
đều có trên ngàn người ngồi chầu chực. Năm ấy Hoàng thất xảy ra nội loạn không
liên quan tới chính quyền. Phần lớn lời đồn rằng đó là ân oán của Hoàng hậu
cùng mấy Quý phi trong cung ,nhưng khiến cho Hoàng đế vô tâm trị quốc. Vô
tâm trị quốc thật ra cũng chẳng sao, cái thói quen quyết định quốc gia càng
lớn, chính quyền duy trì càng lâu, không thì cũng như vậy, buông tay một
hai năm ,làm chiếu lệ vài việc chẳng đâu vào đâu, thêm chút thiên tai, địa phương
có vài vụ nổi loạn nho nhỏ, các bộ đi xem náo nhiệt, rồi trong bụng hoạch
chút mưu kế đó mới là kế trị quốc lâu dài. Không có tai họa thì làm sao cứu,
không có loạn sao có bình, không có phỉ làm sao tiễu trừ, không cứu tai, chẳng
bình loạn, cũng không tiễu phỉ, cuộc sống của Hoàng đế chỉ còn mỗi chuyện
sinh hoạt tình dục. Có điều Hoàng đế triều ta rất lợi hại, chỉ bằng
chuyện sinh hoạt tình dục cũng đủ sinh ra đại loạn, Hoàng hậu muốn phế Quý phi,
Quý phi lại có bản lĩnh khởi binh vây hãm Trường an, việc này lại gặp đúng lúc
trong dân gian đang hoành hành nạn ôn dịch, nhưng thế cũng là điềm may,
nhân vì Trường an bị vây nên không ai đột nhập được, thành ra không một
ai bị nhiễm bệnh.
Trong chùa
tất nhiên rất thanh tĩnh nhưng bên ngoài lại rất náo nhiệt, ngày ngày đều có
người chết, cửa chùa mỗi ngày đều có vô số người đập cửa, sư phụ suốt ngày phát
rầu, chả biết không mở cửa thì tốt hay là mở cửa mới tốt, không mở thì
nhân tâm thất tán; mở thì “đồng quy ư tận” (tất cả cùng chết). Sự tình theo
nguyên tắc thì nhất định phải làm nhưng vượt qua ranh giới của nguyên
tắc, quả thật là phiền phức, sư phụ cứ tự mâu thuẫn tới mức hồ đồ .
Ngay chiều
hôm đó phương trượng gọi hết tất cả mọi người lại hỏi: Mở hay không mở?
Tôi nói: Mở!
Sư phụ lại
bảo: Ngươi muốn nhân cơ hỗn loạn mà trốn ra phải không.
Tôi đáp:
Con không có ý này , dân… dân chúng chịu khổ, Thiếu lâm chúng ta….
Sư phụ nói:
Mở thì có thể nhưng trước tiên phải trói thằng oắt này trên Mai hoa trang.
Khi ấy,
ngoài cửa lại nổi lên những tiếng đập cửa.
Sư phụ bảo,
ta quản sự chùa này hai mươi năm nay, đây là lần đầu cảm nhận được sự đau
xót đến vậy, đám người bên ngoài hẳn đã đến nước bất đắc dĩ nên mới dùng
đầu húc cửa, chúng ta nếu còn không mở cửa ra thì há chẳng giống như
đương kim triều đình ư.
Lúc ấy ở
bên ngoài lại “Uỳnh” một tiếng.
Tất cả mọi
người rùng mình. Đầu gì mà húc vào ửa thành tiếng động mạnh như thế, thật là
phải cần người có dũng khí lắm.
Có người
hỏi: Sư phụ, liệu có phải người của Tung Sơn đến báo tin không? Tung Sơn không
phải đang luyện Thiết đầu thần công sao?
Sư phụ
nói: Không thể, nếu là đệ tử cao cấp khẳng định sẽ đi theo lối cửa sau, cửa sau
chúng ta vẫn luôn mở mà.
Lúc này,
ngoài cửa lại vọng vào “Uỳnh” .
Mọi người
nhao nhao lên: Hỏng rồi , hỏng rồi , lần này hẳn là đau đấy.
Vừa
dứt câu, bên ngoài lại vọng vào tiếng động to hơn lần trước.
Mọi người
hỏang hốt : Chết rồi, chết rồi!
Sư phụ và
Phương trượng biểu lộ vẻ nghiêm trọng.
Im lặng,
trầm mặc rất lâu. Đột nhiên truyền lại một thanh âm lớn nhất trong lịch
sử “Thình…”
Nét mặt
mọi người chùng xuống: Vẫn chưa chết.
Phương
trượng ra lệnh: Mở cửa chùa!
Sư phụ
truyền lệnh xuống: Chuẩn bị mở cửa chùa. Tất cả đệ tử Thiếu lâm cầm chắc mộc
côn đề phòng hỗn loạn, cần nhất phải giữ yên trật tự, chia ra từng
tốp, mỗi lần cho vào một trăm người, còn tên dùng đầu húc cửa dứt khoát phải
cho đưa vào cấp cứu khẩn cấp, y tuy có hung mãnh nhưng là nhân tài. Ta sẽ chủ
trì việc mở cửa.
Nói xong
mọi người lập tức vào hàng ngũ, tôi cùng Thích Không đứng trên điện quan sát,
bên ngoài tiếng người sôi sục, sư phụ sắc mặt nghiêm trọng, từ từ mở cửa chùa .
Chỉ chốc
lát, tôi thấy chuyện bất trắc phát sinh. Cùng lúc có tiếng vọng lại: Mấy lần
đầu dùng hòn đá nhỏ quá, mỗi lần đều lấy hòn to hơn mà nào có ăn
thua gì, thôi tìm hòn to nhất mà phá cửa đi!
Nào hay sư
phụ vừa đang ra mở cửa với nét mặt từ bi nghênh tiếp .
Tôi thấy
có chỗ hỗn loạn, phía sau đám đệ tử cao cấp liền nhanh chóng đẩy cửa lại, sư
phụ bỗng ngã nhào xuống đất, bên ngoài đám dân chúng đói khát tràn vào, hơn vạn
cánh tay cùng chân khua khoáng trước mặt tôi.Trong lúc hỗn loạn, không ai để ý
tới một tiểu cô nương bị đẩy vào chùa qua khe cửa. Cửa chùa đã đóng kín, một
cánh tay còn kẹt giữa cành cửa, sư phục được người khác đỡ dậy, tiểu cô nương
kia chăm chú nhìn tôi. Cô nương này rất xinh, tôi nhìn thấy hình dạng cô ta năm
mười tám tuổi. Có lẽ nào tôi chỉ có thể nhìn mọi thứ như đang quay
chậm, mà còn có khả năng liên tưởng? Giống như đã có sự an bài, một câu
chuyện thanh mai trúc mã sắp nảy sinh.
Sư phụ đã
từng nói, phàm là chuyện gì cũng có chừng mực, vạn vật không mất đi, lấy ví dụ
nói, tất cả hạnh phúc đều mang tính tách rời, hạnh phúc của bộ phận người
này lại tất nhiên mang đến nỗi đau khổ cho bộ phận người khác. Vậy nên hiểu
rằng hạnh phúc ở thế gian đều có tính trao đổi mà thôi.
Cuối cùng
,hôm nay tôi đã hiểu rõ, ý của sư phụ muốn nói là, lần mở cửa này tôi sẽ có
tiểu cô nương làm bầu bạn, rồi tương lai sẽ rất hạnh phúc, mà khi tôi đã hạnh
phúc thì chắc chắn sẽ có người đau khổ, vậy người đó chính là sư phụ.
Tôi thấy
có điều kỳ quái là vì sao tôi không chỉ có thể nhìn thấy mọi vật một cách
như quay chậm mà còn nhìn thấy cả tương lai. Thế nhưng tôi không thể thấy
những sự việc trong tương lai, nếu có chuyện này thì tôi không phải là
thày bói sao? Tôi chỉ có thế thấy hình dáng của một người trong tương lai, và
còn cả sự việc xảy ra trong tương lai, có phải là đang trong luân hồi? Đêm
tôi thường có những giấc mộng kỳ quái, sư phụ nói mộng cảnh chỉ là hồi tưởng
của tương lai. Tương lai còn chưa phát sinh, vậy làm sao có hồi tưởng. Tôi hỏi
sư phụ, người nói : Chính vì tương lai còn chưa thành hiện thực cho nên chỉ có
thể hồi tưởng trong mộng cảnh. Tất cả những sự việc đều đã được an bài,
con đừng cảm thấy phải chịu đựng sự an bài của chúng ta ở trong chùa. Sau này
con sẽ có tự do nhưng còn phải chịu sự an bài của số phận.
Bất cứ sự
tự do nào đều là mở đầu của sự an bài khác.
14- Mùa
đông tuyết tan, mặt trời đỏ hồng, gió nhẹ.
Cửa chùa
cuối cùng vẫn không được mở lại, thời tiết đẹp thế này nên ra ngoài rong chơi
mới phải. Trời u ám, sự bị thương vẫn là bi thương; ngaỳ hửng nắng, sự bi
thương còn là nỗi đau khổ. Sư phụ nói: Ta thà để cho đám người bên ngoài chết
hết cả .
Tôi nói:
Thật ra bất cứ ai cũng có thể biết được tương lai. Tương lai không phải là đều
chết hết hay sao?
Sư phụ:
Không phải, chết là kết quả, không phải tương lai, tương lai kết quả trước khi
chết.
Tôi nói: Bên
ngoài có nhiều người như thế, số chết cũng non nửa, dù sao thì cũng
gần chết, có cứu vào cũng phải chết, một khi đã đem bệnh truyền vào đây thì mọi
người chết hết, cứu cho sống rồi sau cùng vẫn chết, xin sư phụ chớ đau buồn.
Sư phụ
nhìn tôi hồi lâu rồi nói: Ta mà nghĩ như thế thì chết từ lâu rồi. Con không thể
có suy nghĩ vậy được, nếu nghĩ nhiều quá
thì con sẽ tin đấy.
Hiện bên
ngoài, trừ những tiếng rên rỉ ra thì không còn chút động tĩnh nào. Chúng
tôi theo lệ hàng ngày vẫn ném bánh man đầu qua tường ra ngoài (một loại bánh
bột mì không nhân). Lương thực dự trữ trong chùa chỉ còn đủ dùng cho ba
ngày, ba ngày nữa là chả còn gì ăn nữa.
Tôi chưa
từng nghĩ đến một nạn đói dị thường đi cùng trận ôn dịch kéo dài
đến như vậy. Bạn có thể hình dung ,từng trận gió nhẹ mơn man trên mặt, ngoài
bức tường kia hẳn nhiên đang bay ngập trời hoa mai.
15- Vào
hôm nay, cuối cùng thì tôi cũng có thể gặp lại tiểu cô nương lọt được vào chùa
hôm nọ.Cũng bởi bên ngoài ôn dịch đang hoành hành nên tiểu cô nương sau
khi vào chùa đã bị nhốt riêng đến cả mười ngày trời. Mọi người xác định cô
nưong kia không có bệnh nên mới thả ra. Chạng vạng tối, mọi người cùng bàn định
chuyện nên giữ lại hay trả cô nương kia ra ngoài .
Sư phụ còn
chưa nói gì, cô nương kia đã lên tiếng trước: Vì sao các vị không đi cứu người
khác?
Một vị sư
huynh nói: Cô nương nghĩ rằng bọn ta có chủ định cứu cô ra khỏi đám người kia ư
? Cô nương bị đẩy vào chùa chẳng qua là một sự sơ suất.
Tiểu cô
nương lại nói: Thế tại sao các vị không đi cứu người?
Một sư
huynh khác lên tiếng: Cứu gì mà cứu chứ, ngay bọn ta cũng sắp chết đói cả đây.
Tôi cũng
an ủi cô: Lương thực trong chùa chỉ còn đủ hai ngày thôi.
Khi ấy tôi
cảm thấy ,cái việc gọi là cứu người chỉ là một thú tiêu khiển khi bản thân đã
được bảo toàn .
Một sư
huynh nói: Cô nương này xử lý thế nào đây
Có người
đề nghị thả ra ngoài chùa. Mọi người đều phản đối, cảm thấy việc này quá vô
nhân đạo, Thiếu lâm tự lần này đóng cửa chùa đã là việc tai tiếng, cứu người ta
rồi lại quăng ra lại càng quá tai tiếng, thứ nữa là triều đình gần đây chuyên
dùng việc gương điển hình để làm việc rất có hiệu quả, Thiếu lâm tự cũng
cần là một điển hình, sau này có thể dùng tuyên truyền. Tuần phủ đại nhân không
phải đã nói rồi sao, gương điển hình không phải là một người đại biểu
trong số vạn người mà là trong vạn người chỉ có một người như thế.
Sư phụ nói:
Vậy thì để cô ta ở lại trong chùa.
Một sư
huynh khác lại có ý kiến : Vậy khi bọn ta tắm rửa thì làm thế nào?
Phương
trượng: Trung nguyên có chín núi mười chùa, về quy mô thì chùa của chúng
ta đứng đầu, cả khuôn viên rộng lớn thế này mà cô nương thì nhỏ thế kia,
không lẽ cứ phải tắm trước mắt người ta mới được sao?
Sư phụ nói:
Nhưng dù sao thì cũng bao nhiêu năm nay trong chùa chưa từng có nữ nhân lai
vãng. Nay đùng một cái đám đệ từ này cũng khó….
Phượng
trượng có chút lo lắng, cúi xuống hỏi tiểu cô nương: Tiểu muội muội, cháu mấy
tuổi rồi?
- Dạ cháu
tám tuổi.
– Cháu có
biết mình sinh ra như thế nào không?
- Là mẹ
cháu sinh ra.
- Sinh thế
nào?
– Cháu
không biết ạ, mẹ cháu không nói.
Phượng
trượng quay ra bảo mọi người:Các người xem , cô bé này cái gì cũng không biết,
vậy các người còn chỗ nào bất tiện nào.
Phương
trượng lại hỏi tiểu cô nương: Cháu xem bên cạnh có đông người như thế này , bọn
họ có gì khác biệt với cháu không?
- Bọn họ
có cái cháu không có.
Sắc mặt
Phương trượng xa sầm, không tự chủ được bỗng “a” một tiếng, hỏi: Là cái gì vậy?
Tiểu cô
nương: Hạt châu, cái tràng đeo cổ kia.
Phương
trượng không dám hỏi tiếp, người quay sang bảo chúng tôi: Các người xem, còn có
ai ngại ngùng gì nữa không? Đệ tử Thiếu lâm từng trải bao sóng gió vậy mà lại
đi sợ một tiểu cô nương còn chưa hiểu biết gì, đúng thật là…
Thế rồi
chùa chúng tôi cho tiểu cô nương ở lại. Một ngày sau đó, phiền phức đã xuất
hiện, tiểu cô nương không chịu nói mình tên họ là g , mọi người thì cảm thấy không
thế cứ gọi cô ta bằng câu “Con bé kia” mãi được. Buổi tối, sư phụ cho gọi rất
nhiều người lại bàn định hai việc đại sự, thứ nhất, lương thực trong chùa
chỉ có thể duy trì được hai ngày, phải tính thế nào để giải quyết; thứ hai, mọi
gười hãy đặt cho cô nương kia cái tên.
Trong thời buổi loạn lạc
này, tìm đặt cho tiểu cô nương kia cái tên thật ra không nên coi là chuyện đại
sự, hơn nữa càng không nên nêu ra, nhưng có vẻ như mọi người rất cao hứng với
chuyện này. Gần đây, hàng ngày đều chết rất nhiều người, bên ngoài dân rất khổ
sở, chả ai còn hơi sức làm việc gì, chi bằng cứ vui chơi lại hay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét