Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

THEI MAI




Lờ bài dân ca tiếng Chăm.
Thei mai - Dân ca Chăm

Thei mai, thei mai mƣng dêh thei ô, ơy mei lơy.
Drơh phik, drơh phik kuw lô (yoom sa, yoom sa urang)2.
Ciim đơm, ciim đơm sa dhan kluw drei, ơy ai lơy.
Ciim naw, ciim naw pak halei (lôy dhan, lôy dhan dook jwa)2.

Anit lô, anit lô ai ngak kê jiêng, ơy mei lơy.
Dôm dook, dôm dook ppayơng (toom thun, toom thun bilaan)2.
Thun song, thun song bilaan jek mai, ơy ai lơy.
Adei song, adei song xa-ai (biai habar, biai habar urak ni).

(www.nhaccham.com)


-----------------------------------------------------------------------------

Thei mai (dân ca)

Thei mai mưng deh thei o
Drơh phik kuw lo yaum sa urang
Caik tian mưng sit tơl praung
Bbuk pauh di raung hu ka urang
Caik tian mưng sit đih đang
Hu ka urang wan lo lingik
Dịch nghĩa:
Ai về
Ai về từ ấy ai kia
Giống người ta yêu, riêng chỉ một người
Để lòng từ nhỏ đến lớn
Tóc vỗ bờ vai lại được cho người
Để lòng từ còn nằm ngửa
Rồi được cho người, oan lắm trời ơi
Lời bình của Inrasara:
Bài ca dao thực nổi tiếng, nổi tiếng đến nỗi không một người Cham nào đã không hát nên nó lên bằng những làn điệu dân ca khác nhau vào một lần trong đời. Đấy là thân phận tình yêu thuở ban đầu, là nỗi hoài nhớ giấu kín nơi mọi con người. Chúng ta ai mà chẳng một lần yêu đương và mơ mộng, cái thuở ban đầu lưu luyến ấy.
Trong cái trinh tân, thanh thoát và vô tội của tâm tuổi trẻ, chúng ta những tưởng đó phải là tình yêu duy nhất “yaum sa urang”, cuộc tình đầu tiên “caik tian mưng xit” và cuối cùng. Rồi ngày qua, tháng qua… chúng ta trở thành người lớn, chúng ta cũng đã vội quên đi nỗi hoài nhớ với tiếng kêu oan này khi chúng ta có vợ con, khi chúng ta ngập đầu trong những lo toan thường nhật.
Nhưng thật bất ngờ và khôn lường, một giây phút chểnh mảng mơ màng, như từ cõi miền thẳm sâu của vô thức, tiếng kêu oan ấy, trên bờ môi ta, vỡ ra và vọt lên làm lạnh cả bầu trời:Hu ka urang, wan lo lingik.
Khác với lục bát Việt Nam, lục bát-ariya Cham gieo cả ở vần bằng lẫn trắc. Và thanh trắc ở cuối bài ca dao mang ở tự thân vừa cái vang ra và cái dội lại. Vang ra cõi vô tận và dội vào thành tim ta. Vang ra tương lai xa xăm và dội vào quá khứ mịt mù.
Nên có thể nói, qua lời kêu oan này, qua làn điệu lâm li ai oán này trong những đêm khuya tĩnh lặng nơi thôn trang, chúng ta như vừa hội ngộ định mệnh chúng ta đồng lúc bắt gặp linh hồn người thiên cổ. Từ ngàn năm trước, ông bà ta đã hát như thế: “Thei mai mưng dei thei o”. Ngày nay, chúng ta cũng hát như vậy. Và có lẽ ngàn năm sau, con cháu ta cũng sẽ lặp lại ý thơ, dòng nhạc đó. Dù thời cuộc có đổi thay, dù thế hệ mai sau có quên đi cội nguồn, tiết tấu của bài dân ca ấy vẫn như một sợi chỉ định mệnh xuyên suốt xâu chuỗi dân tộc – quá khứ – hiện tại – tương lai. Mãi mãi không dứt.
Nguồn: Inrasara.com

PS. Lục bát Chăm gieo vần lưng. Chữ thứ 6 dòng lục hiệp với chữ thứ 4 dòng bát
Thei mai mưng deh thei o
Drơh phik kơu lo yaum sa urang
[Ai đến từ đằng kia xa
Giống người yêu ta riêng chỉ một người]
                                     (Panwơc Pađit – Ca dao)

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

GIẢI THÍCH KIẾN LẬP MANDALA

(Kiến tạo Mandala cát)
Ý tưởng Mandala khởi nguồn rất lâu trước lịch sử của Mandala. Ở mức độ sớm nhất của tôn giáo Ấn Độ thậm chí cả tôn giáo Ấn - Âu và Tây Á, trong kinh Vệ Đà và nền văn học có liên quan, Mandala là một thuật ngữ đế chỉ một chương, một tuyển tập thần chú, hoặc là những bài tán tụng trong những nghi lễ Vệ Đà, có lẽ xuất phát từ tâm điểm của hình tròn như là tâm điểm trong những bài hát. Người ta đã tin rằng vũ trụ khởi nguồn từ những bài thánh ca, âm thanh thiêng liêng trong đó chứa đựng những mô hình căn nguyên của chúng sinh và vạn vật.



Vì thế có một ý nghĩa rõ ràng về Mandala là kiểu mẫu của vũ trụ. Bản thân từ Mandala xuất phát từ gốc “manda” có ý nghĩa là tinh túy và hậu tố “la” sau này được thêm vào nghĩa là “chứa đựng”. Từ đó Mandala được giải thích rõ ràng là chứa đựng sự tinh túy. Hình ảnh Mandala biểu trưng cho thân và tâm của Đức Phật. Trong đạo Phật bí truyền, nguyên lý về Mandala là sự hiển diện của Đức Phật trong mình nhưng không nhất thiết có sự hiểu diện của những hóa thần. Những hóa thần có thể được biểu trưng là một bánh xe, cây cối hoặc một đồ trang sức hay bất kỳ hiện thân mang tính tượng trưng khác.
Sáng tạo một Mandala: Sự bắt đầu của một Mandala lấy trung tâm là một dấu chấm. Nó là một biểu tượng rõ ràng về sự vô hạn. Nó có nghĩa là chủng tử - một hạt giống, là điểm bắt đầu quan trọng nhất. Tâm điểm này thu hút tất cả năng lượng vũ trụ bên ngoài, và trong vai trò là lực hút, năng lượng của người tín tâm được khai mở và cũng được hút vào trong đó. Vì vậy, Mandala là biểu trưng của tất cả không gian vũ trụ bên ngoài và bên trong. Mục đích là loại bỏ sự ngăn cách giữa vật thể và chủ thể. Trong quá trình này, Mandala được coi là một Bản tôn. Trong việc kiến lập Mandala, một đường thẳng sẽ xuất hiện từ tâm điểm và những đường thẳng khác sẽ được vẽ cho đến khi chúng giao nhau tạo ra những hình tam giác. Vòng tròn được vẽ xung quanh biểu trưng cho ý thức đầy xung lực khởi đầu. Hình vuông bên ngoài biểu trưng cho thế giới vật chất hướng ra bốn phương, được biểu trưng bởi bốn cổng, khu vực trung tâm là nơi an trụ của Bản tôn. Trung tâm Mandala được coi là sự tinh túy, và đường tròn là sự bảo trì. Bởi vậy, một bức tranh Mandala hoàn chỉnh có nghĩa là bảo trì sự tinh túy.
(Mandala cát Mahakala)
Kiến lập Mandala: Trước khi một vị Tăng được phép đảm nhận công việc kiến lập Mandala, vị sư đó phải trải qua một thời gian dài được đào tạo kỹ năng về nghệ thuật và khả năng ghi nhớ, học cách vẽ tất cả các loại biểu tượng khác nhau và nghiên cứu những tư tưởng triết học có liên quan. Ví dụ, tại tự viện Namgyal thì thời gian này kéo dài đến ba năm. Ở những giai đoạn đầu tiên, những vị Tăng phải ngồi ở phần ngoài của chiếc Mandala cơ bản chưa được phủ sơn, phải luôn hướng mặt vào trung tâm Mandala. Đối với những Mandala cỡ lớn, khi những vị sư vẽ được một nửa, họ phải đứng trên sàn nhà và cúi người xuống để rắc màu. Theo truyền thống thì một Mandala được phân chia thành bốn phần bằng nhau và mỗi vị sư chịu trách nhiệm một phần. Tại nơi những vị Tăng đứng để rắc màu, một người phụ việc sẽ nối bốn phần lại với nhau. Những người phụ việc này làm việc mang tính hợp tác sẽ giúp bốn vị sư rắc màu vào bốn phần trong khi bốn vị sư phác những chi tiết khác. Những vị sư sẽ nhớ lại tất cả những chi tiết của một Mandala giống như phần trong chương trình đào tạo tại tự viện của họ.
Một điều rất quan trọng phải nhớ là một Mandala hoàn toàn dựa chính xác vào Kinh điển. Khi kết thúc mỗi phần công việc, chư Tăng hồi hướng bất cứ công đức tâm linh hoặc nghệ thuật được tích lũy được từ công việc này vì lợi ích của hết thảy hữu tình. Sự thực hành này được thực hiện trong tất cả những tác phẩm nghệ thuật tâm linh. Một lý do chính chư Tăng tập trung cực kỳ cao độ vào công việc bởi họ thực sự đang truyền đạt giáo lý của Đức Phật. Mandala chứa đựng những lời giáo huấn của Đức Phật để chứng đại giải thoát giác ngộ, động cơ thanh tịnh và sự hoàn hảo trong tác phẩm của họ tạo duyên cho những người chiêm ngưỡng được lợi ích cao nhất.

(Mandala Đức Phật A Súc Bệ)
Mỗi chi tiết trong bốn phần Mandala đều hướng mặt về trung tâm, vì thế mỗi chi tiết đó đều hướng mặt về nơi Bản tôn an trụ trong Mandala. Sự phối cảnh của chư Tăng và những người chiêm ngưỡng đứng xung quanh Mandala thì những chi tiết ở phần gần nhất với người chiêm ngưỡng dường như bị đảo ngược, trong khi đó những chi tiết trong phần xa nhất thì đúng chiều. Nói chung, mỗi vị Tăng chịu trách nhiệm phần của mình trong khi sơn rắc các phần cung điện vuông. Khi sơn những đường tròn đồng tâm, thì họ phải lần lượt chuyển động xung quanh Mandala. Họ đợi cho toàn bộ giai đoạn hoàn thành trước khi cùng nhau di chuyển ra ngoài. Điều này đảm bảo cho sự cân bằng được duy trì và cả bốn phần của Mandala đều được hoàn tất cùng một lúc. Việc chuẩn bị để kiến lập một Mandala là sự nỗ lực về nghệ thuật nhưng đồng thời nó cũng là một hành động đầy tôn kính. Trong sự tôn kính này, những tư tưởng và sắc tướng được kiến lập, trong đó những trực giác sâu sắc nhất sẽ được biểu đạt là nghệ thuật tâm linh.
Việc kiến lập Mandala thường được thiền định là một chuỗi trải nghiệm không gian mà tinh túy của nó có trước sự tồn tại, điều này có nghĩa là tư tưởng có trước sắc tướng. Ở dạng phổ biến nhất, Mandala chính là hàng loạt vòng tròn đồng tâm. Mỗi Mandala đều có một Bản tôn riêng an trụ trong cấu trúc hình vuông được đặt đồng tâm bên trong những vòng tròn này. Hình vuông hoàn hảo của Mandala chỉ ra rằng không gian tuyệt đối của trí tuệ vốn không si ám. Cấu trúc hình vuông này có bốn cổng được vẽ rất tỷ mỷ biểu trưng cho sự hội tụ của Tứ Vô Lượng Tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả). Mỗi chiếc cổng được trang hoàng bằng những chiếc chuông, tràng hoa và các chi tiết trang trí khác. Hình vuông này xác định kiến trúc của Mandala được miêu tả là một cung điện hoặc một ngôi chùa có bốn mặt: Là một cung điện bởi vì nó là nơi an trụ của Bản tôn chính trong Mandala, còn là một ngôi chùa bởi chứa đựng tinh túy của Đức Phật, hàng loạt những đường tròn bao quanh cung điện trung tâm theo một cấu trúc mang tính biểu tượng mạnh mẽ. Bắt đầu với những vòng tròn bên ngoài, bạn sẽ nhận thấy một vành lửa, thường được mô tả là một hình trang trí có đường cuộn độc đáo. Vành lửa biểu trưng cho quá trình chuyển hóa mà những phàm tình chúng sinh phải trải qua trước khi nhập vào miền Tịnh Độ linh thiêng bên trong. Kế đến là một vòng Quyền Trượng Kim Cương, chỉ ra sự không thể phá hủy và kim cương giống như sự huy hoàng rực rỡ của các cảnh giới tâm linh của mandala.
Trong đường tròn đồng tâm kế tiếp, đặc biệt là những Mandala đặc trưng của những Bản tôn Uy mãnh, bạn có thể nhìn thấy tám nghĩa địa được sắp xếp trên một băng rộng. Tám nghĩa địa này biểu trưng cho tám yếu tố của thức loài người trói buộc họ vào thế giới hiện tượng và vòng sinh tử. Sau cùng, tại trung tâm của Mandala là tọa vị của Bản tôn, nhìn vào trung tâm Bản tôn của Mandala thì sẽ biết được thuộc Mandala nào. Người ta cho rằng Mandala có được quyền lực này là do chính Bản tôn trong Mandala. Một cách chung nhất là Bản tôn trung tâm có thể là một trong ba loại dưới đây: Bản tôn Hiền hòa. Một Bản tôn Hiền hòa biểu trưng cho sự tiếp cận tâm linh và tồn tại đặc biệt riêng của mình. Ví dụ, một hình ảnh  Đức Phật Quan Thê Âm biểu trưng cho lòng từ là trọng tâm của trải nghiệm tâm linh; Đức Phật Trí Tuệ Văn Thù thì lấy trí tuệ làm trọng tâm và Đức Kim Cương Thủ lại nhấn mạnh tới lòng dũng cảm và trí lực để tìm cầu trí tuệ thiêng liêng.
Những Bản Tôn Uy mãnh biểu trưng sự đấu tranh mạnh mẽ để vượt qua sự xa lánh ghét bỏ trong mỗi người. Bản Tôn là hiện thân của tất cả phiền não bên trong làm đen tối những tư tưởng, lời nói và hành động của chúng ta và ngăn cản chúng ta đạt đến mục đích của đạo Phật là sự toàn giác. Theo truyền thống thì những Bản tôn Uy mãnh được hiểu là những khía cạnh của nguyên lý Từ Bi, chỉ đáng sợ đối với những người thấy họ như những thế lực bên ngoài. Khi nhận ra được những khía cạnh của tự thân và được thuần dưỡng với sự thực hành tâm linh thì họ nhận ra pháp tướng bên ngoài của các vị hóa thần này rất thanh tịnh và từ bi.
Biểu tượng màu sắc của Mandala: Nếu hình thể là cốt yếu của Mandala thì màu sắc cũng như vậy. Bốn phần của cung điện Mandala được phân chia điển hình theo những hình tam giác cân của màu sắc, bao gồm bốn phần của năm màu: Màu trắng, vàng, đỏ, xanh lục, xanh sẫm. Mỗi màu này đều có liên quan tới một trong năm Đức Phật siêu việt, thêm nữa chúng cũng có liên quan tới năm ảo tưởng của bản chất con người. Những ảo tưởng này che chướng bản chất chân thật của chúng ta, nhưng thông qua việc thực hành tâm linh, chúng có thể chuyển hóa thành năm trí tuệ tương ứng với năm Đức Phật siêu việt, cụ thể là: Đức Phật Tỳ Lư Giá NaVairocana sắc trắng chuyển hoá ảo tưởng của vô minh trở thành Pháp Giới Thể Tính trí. Đức Phật Bảo Sinh sắc vàng chuyển hoá ngã mạn chuyển thành Bình Đẳng Tính trí. Đức Phật A Di Đà Amitabha sắc đỏ chuyển hoá si mê của chấp thủ trở thành Diệu Quan Sát trí. Đức Phật Bất Không Thành Tựu Amoghasiddhi sắc xanh lục chuyển hoá si mê đố kỵ trở thành Thành Sở Tác trí. Đức Phật A Súc Bệ Aksobya sắc xanh sẫm chuyển hoá si mê của sân giận trở thành Đại Viên Cảnh trí.

Mandala là phẩm vật cúng dường thiêng liêng. Bên cạnh việc trang trí và làm cho những ngôi chùa, và nơi ở trở nên thiêng liêng, đời sống sinh hoạt của người trên dãy Himalaya, theo truyền thống Mandala được cúng dường tới các bậc Thầy khi thỉnh cầu các bậc Thầy truyền trao giáo Pháp hay quán đỉnh. Họ dùng Mandala để biểu trưng cho toàn bộ vũ trụ, bày tỏ lòng tri ân cao nhất đối với giáo pháp tôn quý. Một lần trong khung cảnh hoang sơ của Ấn Độ, Đại Thành tựu giả Tilopa đã yêu cầu Naropa cúng dường Mandala. Lúc bấy giờ ở đó không có sẵn chất liệu để kiến lập một Mandala nên Naropa đã đi tiểu vào cát và tạo thành một Mandala bằng cát ướt để làm phẩm vật cúng dường lên bậc Thầy của mình. Trong một dịp khác, Đức Naropa đã dùng máu, đầu và các chi của mình để tạo một Mandala cúng dường. Bậc Thầy của Ngài đã hoan hỷ đón nhận.

Kết luận sự quán tưởng và cụ thể hóa khái niệm Mandala là một trong những đóng góp có ý nghĩa nhất của Đạo Phật đối với tâm lý học tôn giáo. Mandala được coi là nơi linh thiêng, bằng chính sự hiển diện của Mandala trên thế giới này đã nhắc nhở người chiêm ngưỡng về nội tại của tính thiêng liêng trong vũ trụ và tiềm năng của nó trong bản thân mỗi người Trong Đạo Phật mục đích của Mandala là chấm dứt sự đau khổ của con người, để thành tựu giác ngộ, để đạt được chính kiến về Thực Tại. Mandala là một phương tiện để khám phá ra phẩm chất siêu việt thông qua sự chứng ngộ Mandala nơi tự tâm của mỗi người.

(nguồn drukpavietnam)

Mạn-đà-la



Mandala (Mạn đà la) là một hình vẽ biểu thị vũ trụ trong cái nhìn của một bậc giác ngộ. Trong tiếng Sanskrit, mandala có nghĩa là một trung tâm (la) đã được tách riêng ra hay được trang điểm (mand). Có thể coi mandala là một hình vũ trụ thu nhỏ. "Mandala" dịch nghĩa theo chữ Hán là "luân viên cụ túc" (輪圓具足), nghĩa là vòng tròn đầy đủ. Theo ý nghĩa thực tiễn thì mandala là đàn tràng để hành giả bày các lễ vật hay pháp khí cho nghi thức hành lễ, cầu nguyện, tu luyện...

Trung Đài Bát Diệp Viện là một trong 12 viện của Hiện đồ Thai Tạng Giới Mandala. Viện này là trung tâm của thai tạng giới, chính giữa là Đại Nhật Như Lai, xung quanh có 4 vị Như Lai khác (màu vàng) và 4 Bồ Tát thân cận (màu trắng); từ trái sang phải theo chiều từ trên xuống: Bảo Tràng Phật (Ratnaketu), Phổ Hiền Bồ Tát (Samantabhadra), Khai Phu Hoa Vương Như Lai (Samkusumitaraja), Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjushri), Vô Lương Thọ Như Lai (Amitabha), Quán Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara), Thiên Cổ Lôi Âm Phật (Divyadundhubhimeghanirghosa), Từ Thị Bồ Tát (Maitreya)
Các tín đồ Ấn giáo, Phật giáo, sử dụng mandala như một pháp khí hình thiêng, còn đối với các tín đồ Đại thừa, Kim cương thừa thì Mandala là một mô hình về vũ trụ hoàn hảo, trong đó có một hay nhiều vị thần ngự trị.
Mật giáo đã thiết lập hai Mandala: Thai tạng giới mandala và Kim cương giới mandala, có nguồn gốc xuất phát từ tư tưởng của hai bộ kinh Đại Nhật và Kim Cương Đỉnh và theo quan điểm tư tưởng của Phật giáo thì vũ trụ gồm hai phần. Một phần là nhân cách và phần kia là thế giới của nhân cách, là những pháp sở chứng và thọ dụng của Phật. Hai mandala này là sự hội nhập giữa thụ tri và sở tri.
Thai tạng giới mandala (Garbhadhatu mandala) là yếu tố thụ động, mô tả vũ trụ về mặt tĩnh, mặt lý tính, như thai mẹ chứa đựng con và từ lý tính thai tạng mà sinh công đức, biểu hiện đại bi tâm của Phật.
Kim cương giới mandala (Vajradhatu mandala) là yếu tố tác động, biểu hiện cho trí tuệ viên mãn, trí tuệ sở chứng của Phật. Ngũ Trí Như Lai là trọng tâm của mandala này. Bí tạng ký viết: "Thai tạng là lý, Kim cương là trí".
Phần lớn các mandala Phật giáo được vẽ, in hoặc thêu những mẫu hoa văn kỷ hà. Một trong những loại mandala lớn thường bắt gặp là mandala bằng cát. Những mandala này được tạo ra trong nhiều tuần lễ và sau đó lại được quét bỏ đi để nói lên tính vô thường của hiện hữu. Ngoài ra, ở Tây Tạng còn có các mandala ba chiều giống như cung điện.
Trong nhiều đền chùa ở Trung Quốc và Nhật Bản (như chùa Todai ở Kyoto), thì các bức tượng chư thần cũng được sắp xếp theo bố cục của mandala. Mandala lớn nhất trên thế giới hiện nay là những khoảng sân đồng tâm của Các stupa ở BorobudurJavaIndonesia, có niên đại thế kỷ 8.
Trong nhiều đền chùa ở Trung Quốc và Nhật Bản (như chùa Todai ở Kyoto), thì các bức tượng chư thần cũng được sắp xếp theo bố cục của mandala. Mandala lớn nhất trên thế giới hiện nay là những khoảng sân đồng tâm của  các stupa ở Borobudur, Java, Indonesia, có niên đại thế kỷ 8.
Màu sắc cũng mang tính tượng trưng cao trong những mandala, với mỗi phương được biểu thị bằng một màu riêng: xanh lục là phương bắc, trắng là phương đông, vàng cho phương nam và đỏ là phương tây.
Mandala Kim cương giới, Tây Tạng, thế kỷ 19. Chín vị thần nằm trong một vòng tròn khép kín ở giữa mandala

Kim cương giới
Mạn đà la có hình dạng cơ bản là một hình tròn, gọi là nguyệt luân (candra-mandala). Bên trong hình tròn này có biểu tượng của năm vị Như Lai. Chính giữa là vị Đại Nhật Như Lai(MahāVairocana-Tathāgata),đó chính là Pháp thân Phật (DharmakāyaBuddha), Ý nghĩa của vị này là như mặt trời tỏa ánh sáng bao dung khắp vũ trụ. Xung quanh Đại Nhật Như Lai là vị trí của bốn đức Như Lai. Bốn vị Như Lai này lại có 4 vị Bồ Tát thân cận. Ngoài ra lại có thêm bốn Nhiếp Bồ Tát nữa. Về cơ bản, Kim cang giới Mạn đà la có tất cả ba mươi bảy tôn vị.
Thai tạng giới
Từ Thai tạng giới vạn vật được thai nghén và dưỡng dục nên đàn tràng của Thai tạng giới được hình dung như một đóa sen có tám cánh. Tám cánh sen gồm bốn Đại Bồ Tát, và bốn đức Như Lai, biểu hiện nhân cách của nhân và quả. Những hình tượng chính được các tiểu thần vây quanh. Những vị thần này đều ngồi trên tòa sen và được bố trí theo một hệ thống có trật tự. Bốn đức Như Lai gồm: Bảo Tràng Phật, Khai Phu Hoa Vương Như Lai, Vô Lương Thọ Như Lai và Thiên Cổ Lôi Âm Phật. Ở bốn phương góc là bốn Đại Bồ tát gồm: Phổ Hiền Bồ Tát, Quán Âm Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát và Từ Thị Bồ Tát.
Phân loại
Mạn đà la có nhiều loại, nhưng theo phạm trù chính của mạn đà la, có thể phân chia thành các loại sau:
Đại Mạn đà la (Maha mandala): vòng tròn hội tụ các Đức Phật và Bồ Tát, biểu tượng cho tự thân của Phật và mối quan hệ giữa tự thân Phật với toàn thể vũ trụ. (còn gọi là mạn đà la của các nguyên tố).
Tam muội gia Mạn đà là (Samaya mandala): vòng tròn hội chúng với những pháp khí trong tay tùy theo bản nguyện của mỗi vị (còn gọi là mạn đà la của các Phẩm tính)
Pháp Mạn đà la (Dharma mandala): là Mạn đà la của văn tự lý giải chân lý (Còn gọi là mạn đà la của các Biểu tượng).
Yết ma Mạn đà la (Karma mandala): là Mạn đà la bằng điêu khắc chạm trổ biểu hiện các động tác, các hành trạng của Phật và Bồ Tát (còn gọi là mạn đà la của Hành nghiệp).
(theo Wikipedia)


Vẻ đẹp của cái nôi sản sinh ra đại số

 Ảnh: Phillippa Stewart
Ngược dòng thời gian
Với lịch sử trải dài trên 2000 năm thành phố Khiva của Uzbekistan là một Di Sản Thế Giới gồm rất nhiều những phần còn lại của các lâu đài, nhà thờ và lăng mộ từ thời kỳ hoàng kim Con đường Tơ lụa của thành phố. Được bao quanh bởi sa mạc Kyzylkum và Karakum, ốc đảo sôi động này là điểm dừng cuối cùng của các đoàn buôn trên con đường tới Iran mang theo mọi thứ từ giấy, đồ sứ và gia vị cho tới nô lệ, ngựa và trái cây. Ta không chỉ thấy lịch sử ở khắp nơi mà còn thấy cả những công trình hiện đại hòa nhập vào và tạo nên một tổ hợp đô thị điển hình cao cấp của kiến trúc Hồi giáo.
Ảnh: Frans Sellies/Getty
Ốc đảo pháo đài
Khiva là ốc đảo duy nhất của Uzbekistan ở sa mạc được xây dựng bảo vệ. Thành phố phía trong, gọi là Itchan Kala, được bảo vệ bằng tường gạch đất nung cao 10 mét và chính là nơi có nhiều công trình kiến trúc quan trọng nhất.

Ảnh: Phillippa Stewart
Chợ phố
Bên ngoài các tòa nhà lớn ở Itchan Kala có những hàng buôn đường phố rao mời chào hàng: Cái mũ đỏ truyền thống mày đã tìm được chủ nhân.
BBC WORLD SERVICE
Cảnh quan thành phố
Đi dạo Itchan Kala ta không thể không ghé qua trường học trong nhà thờ và tháp Islām Khwaja. Nó cao 45 m là cấu trúc cao nhất Khiva.
Ảnh: Frans Sellies/Getty
Công trình dở dang
Một trong những công trình biểu tượng nhất ở Khiva là tháp Kalta Minor thấp và dễ thương, được bao ngoài bằng gạch men bóng sắp xếp hoa văn làm người xem sửng sốt khi bước vào Cổng phía Tây.
Ảnh: Phillippa Stewart
Tháp nhỏ
Theo truyền thuyết thì nó do quan cai trị Khiva tên là Mohammed Amin xây dựng, ông muốn tháp phải cao tới mức ông có thể trông thấy thành phố Bukhara cách 400 Km về phía Đông Nam. Công trình bắt đầu năm 1851 nhưng dừng lại sau khi ông mất vào năm 1855 với chiều rộng 14 m và cao 26 m như hiện nay.
Phillippa Stewart
Gạch ghép tỉ mỉ
Ta còn có thể thấy các cấu trúc gạch ghép phức tạp ở Đền thờ Mùa hè đẹp kỳ diệu ở phía trong của Kuhna Ark (dinh thự thành quách của những người cầm quyền Khiva).
 Phillippa Stewart)

Nghệ thuật địa phương
Nhà thờ được xây bao hoàn toàn bằng gạch ở địa phương, người ta cho rằng nó được xây dựng từ năm 1838.
Ảnh: Phillippa Stewart

Một di sản rực rỡ
Cấu trúc gạch ghép cực kỳ tinh xảo còn thấy ở nhiều công trình quanh Khiva. Nên khám phá tất cả các ngóc ngách của thành phố để thấy hết các kho tàng kiến trúc.
Ảnh: Phillippa Stewart

Cảm hứng toán học
Vùng Trung Á đã là trung tâm nghiên cứu của thế giới trong nhiều thế kỷ, và Khiva không phải là ngoại lệ. Abū ‘Abdallāh Muḥammad ibn Mūsā Al-Khwārizm, một học giả Ba Tư sinh khoảng năm 780, đôi khi còn được gọi là “cha đẻ của khoa học máy tính” và được cho là người phổ biến cách sử dụng số thập phân. Thực tế danh từ “đại số” là xuất phát từ luận thuyết toán học đại số của ông, gọi là Sách Bản Chất về Tính Toán Bằng Hoàn Tất và Cân Bằng. Di sản của ông có thể được thấy ở bức tượng phía ngoài Cổng phía Tây.
Ảnh: Phillippa Stewart

Đời sống bên ngoài thành
Mặc dù vẻ đẹp ở phía bên trong tường nhưng ta nên ra ngoài tường, nơi phần lớn người dân sinh sống. Ta hãy thưởng thức thi vị cuộc sống địa phương ở nơi chợ sầm uất, một nơi lý tưởng để đi vòng vèo ngắm nghía và nghe âm thanh thành phố.
Ảnh: Phillippa Stewart
Mua bán hàng ngày
Để tới đó, ta hãy rời Itchan Kala qua Cổng phía Đông; chợ ở ngay phía ngoài tường gạch đất.
Ảnh: Phillippa Stewart

Lúc uống trà
Dừng chân để uống một tách trà là một cách để hấp thụ lịch sử và vẻ đẹp của thành phố. Trà chiếm một phần rất lớn trong văn hoá Uzbekistan, và quán trà (gọi là chaikhanas) đối với người Uzbekistan là quán rượu bia (pub) đối với người Anh, rất nhiều và được ưa thích. Được mời uống trà (đen hay xanh) là dấu hiệu của sự mên khách; trà không sữa không đường, và bữa ăn thường khởi đầu và kết thúc bằng trà.
(Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel)