(Kiến tạo Mandala cát) |
Ý
tưởng Mandala khởi nguồn rất lâu trước lịch sử của Mandala. Ở mức độ sớm nhất của
tôn giáo Ấn Độ thậm chí cả tôn giáo Ấn - Âu và Tây Á, trong kinh Vệ Đà và nền
văn học có liên quan, Mandala là một thuật ngữ đế chỉ một chương, một tuyển tập
thần chú, hoặc là những bài tán tụng trong những nghi lễ Vệ Đà, có lẽ xuất phát
từ tâm điểm của hình tròn như là tâm điểm trong những bài hát. Người ta đã tin
rằng vũ trụ khởi nguồn từ những bài thánh ca, âm thanh thiêng liêng trong đó chứa
đựng những mô hình căn nguyên của chúng sinh và vạn vật.
Vì
thế có một ý nghĩa rõ ràng về Mandala là kiểu mẫu của vũ trụ. Bản thân từ
Mandala xuất phát từ gốc “manda” có ý nghĩa là tinh túy và hậu tố “la” sau này
được thêm vào nghĩa là “chứa đựng”. Từ đó Mandala được giải thích rõ ràng là chứa
đựng sự tinh túy. Hình ảnh Mandala biểu trưng cho thân và tâm của Đức Phật.
Trong đạo Phật bí truyền, nguyên lý về Mandala là sự hiển diện của Đức Phật
trong mình nhưng không nhất thiết có sự hiểu diện của những hóa thần. Những hóa
thần có thể được biểu trưng là một bánh xe, cây cối hoặc một đồ trang sức hay bất
kỳ hiện thân mang tính tượng trưng khác.
Sáng
tạo một Mandala: Sự bắt đầu của một Mandala lấy trung tâm là một dấu chấm. Nó
là một biểu tượng rõ ràng về sự vô hạn. Nó có nghĩa là chủng tử - một hạt giống,
là điểm bắt đầu quan trọng nhất. Tâm điểm này thu hút tất cả năng lượng vũ trụ
bên ngoài, và trong vai trò là lực hút, năng lượng của người tín tâm được khai
mở và cũng được hút vào trong đó. Vì vậy, Mandala là biểu trưng của tất cả
không gian vũ trụ bên ngoài và bên trong. Mục đích là loại bỏ sự ngăn cách giữa
vật thể và chủ thể. Trong quá trình này, Mandala được coi là một Bản tôn. Trong
việc kiến lập Mandala, một đường thẳng sẽ xuất hiện từ tâm điểm và những đường
thẳng khác sẽ được vẽ cho đến khi chúng giao nhau tạo ra những hình tam giác.
Vòng tròn được vẽ xung quanh biểu trưng cho ý thức đầy xung lực khởi đầu. Hình
vuông bên ngoài biểu trưng cho thế giới vật chất hướng ra bốn phương, được biểu
trưng bởi bốn cổng, khu vực trung tâm là nơi an trụ của Bản tôn. Trung tâm
Mandala được coi là sự tinh túy, và đường tròn là sự bảo trì. Bởi vậy, một bức
tranh Mandala hoàn chỉnh có nghĩa là bảo trì sự tinh túy.
(Mandala cát Mahakala) |
Kiến
lập Mandala: Trước khi một vị Tăng được phép đảm nhận công việc kiến lập
Mandala, vị sư đó phải trải qua một thời gian dài được đào tạo kỹ năng về nghệ
thuật và khả năng ghi nhớ, học cách vẽ tất cả các loại biểu tượng khác nhau và
nghiên cứu những tư tưởng triết học có liên quan. Ví dụ, tại tự viện Namgyal
thì thời gian này kéo dài đến ba năm. Ở những giai đoạn đầu tiên, những vị Tăng
phải ngồi ở phần ngoài của chiếc Mandala cơ bản chưa được phủ sơn, phải luôn hướng
mặt vào trung tâm Mandala. Đối với những Mandala cỡ lớn, khi những vị sư vẽ được
một nửa, họ phải đứng trên sàn nhà và cúi người xuống để rắc màu. Theo truyền
thống thì một Mandala được phân chia thành bốn phần bằng nhau và mỗi vị sư chịu
trách nhiệm một phần. Tại nơi những vị Tăng đứng để rắc màu, một người phụ việc
sẽ nối bốn phần lại với nhau. Những người phụ việc này làm việc mang tính hợp
tác sẽ giúp bốn vị sư rắc màu vào bốn phần trong khi bốn vị sư phác những chi
tiết khác. Những vị sư sẽ nhớ lại tất cả những chi tiết của một Mandala giống
như phần trong chương trình đào tạo tại tự viện của họ.
Một
điều rất quan trọng phải nhớ là một Mandala hoàn toàn dựa chính xác vào Kinh điển.
Khi kết thúc mỗi phần công việc, chư Tăng hồi hướng bất cứ công đức tâm linh hoặc
nghệ thuật được tích lũy được từ công việc này vì lợi ích của hết thảy hữu
tình. Sự thực hành này được thực hiện trong tất cả những tác phẩm nghệ thuật
tâm linh. Một lý do chính chư Tăng tập trung cực kỳ cao độ vào công việc bởi họ
thực sự đang truyền đạt giáo lý của Đức Phật. Mandala chứa đựng những lời giáo
huấn của Đức Phật để chứng đại giải thoát giác ngộ, động cơ thanh tịnh và sự
hoàn hảo trong tác phẩm của họ tạo duyên cho những người chiêm ngưỡng được lợi
ích cao nhất.
(Mandala Đức Phật A Súc Bệ) |
Mỗi chi tiết trong bốn phần Mandala đều hướng mặt về trung tâm, vì thế mỗi
chi tiết đó đều hướng mặt về nơi Bản tôn an trụ trong Mandala. Sự phối cảnh của
chư Tăng và những người chiêm ngưỡng đứng xung quanh Mandala thì những chi tiết
ở phần gần nhất với người chiêm ngưỡng dường như bị đảo ngược, trong khi đó những
chi tiết trong phần xa nhất thì đúng chiều. Nói chung, mỗi vị Tăng chịu trách
nhiệm phần của mình trong khi sơn rắc các phần cung điện vuông. Khi sơn những
đường tròn đồng tâm, thì họ phải lần lượt chuyển động xung quanh Mandala. Họ đợi
cho toàn bộ giai đoạn hoàn thành trước khi cùng nhau di chuyển ra ngoài. Điều
này đảm bảo cho sự cân bằng được duy trì và cả bốn phần của Mandala đều được
hoàn tất cùng một lúc. Việc chuẩn bị để kiến lập một Mandala là sự nỗ lực về
nghệ thuật nhưng đồng thời nó cũng là một hành động đầy tôn kính. Trong sự tôn
kính này, những tư tưởng và sắc tướng được kiến lập, trong đó những trực giác
sâu sắc nhất sẽ được biểu đạt là nghệ thuật tâm linh.
Việc
kiến lập Mandala thường được thiền định là một chuỗi trải nghiệm không gian mà
tinh túy của nó có trước sự tồn tại, điều này có nghĩa là tư tưởng có trước sắc
tướng. Ở dạng phổ biến nhất, Mandala chính là hàng loạt vòng tròn đồng tâm. Mỗi
Mandala đều có một Bản tôn riêng an trụ trong cấu trúc hình vuông được đặt đồng
tâm bên trong những vòng tròn này. Hình vuông hoàn hảo của Mandala chỉ ra rằng
không gian tuyệt đối của trí tuệ vốn không si ám. Cấu trúc hình vuông này có
bốn cổng được vẽ rất tỷ mỷ biểu trưng cho sự hội tụ của Tứ Vô Lượng
Tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả). Mỗi chiếc cổng được trang hoàng bằng những chiếc chuông,
tràng hoa và các chi tiết trang trí khác. Hình vuông này xác định kiến trúc của
Mandala được miêu tả là một cung điện hoặc một ngôi chùa có bốn mặt: Là một
cung điện bởi vì nó là nơi an trụ của Bản tôn chính trong Mandala, còn là một
ngôi chùa bởi chứa đựng tinh túy của Đức Phật, hàng loạt những đường tròn bao
quanh cung điện trung tâm theo một cấu trúc mang tính biểu tượng mạnh mẽ. Bắt đầu
với những vòng tròn bên ngoài, bạn sẽ nhận thấy một vành lửa, thường được mô tả
là một hình trang trí có đường cuộn độc đáo. Vành lửa biểu trưng cho quá trình
chuyển hóa mà những phàm tình chúng sinh phải trải qua trước khi nhập vào miền
Tịnh Độ linh thiêng bên trong. Kế đến là một vòng Quyền Trượng Kim Cương, chỉ
ra sự không thể phá hủy và kim cương giống như sự huy hoàng rực rỡ của các cảnh
giới tâm linh của mandala.
Trong
đường tròn đồng tâm kế tiếp, đặc biệt là những Mandala đặc trưng của những Bản
tôn Uy mãnh, bạn có thể nhìn thấy tám nghĩa địa được sắp xếp trên một băng rộng.
Tám nghĩa địa này biểu trưng cho tám yếu tố của thức loài người trói buộc họ
vào thế giới hiện tượng và vòng sinh tử. Sau cùng, tại trung tâm của Mandala là
tọa vị của Bản tôn, nhìn vào trung tâm Bản tôn của Mandala thì sẽ biết được thuộc
Mandala nào. Người ta cho rằng Mandala có được quyền lực này là do chính Bản
tôn trong Mandala. Một cách chung nhất là Bản tôn trung tâm có thể là một trong
ba loại dưới đây: Bản tôn Hiền hòa. Một Bản tôn Hiền hòa biểu trưng cho sự tiếp
cận tâm linh và tồn tại đặc biệt riêng của mình. Ví dụ, một hình ảnh Đức
Phật Quan Thê Âm biểu trưng cho lòng từ là trọng tâm của trải nghiệm tâm
linh; Đức Phật Trí Tuệ Văn Thù thì lấy trí tuệ làm trọng tâm
và Đức Kim Cương Thủ lại nhấn mạnh tới lòng dũng cảm và trí lực để tìm
cầu trí tuệ thiêng liêng.
Những
Bản Tôn Uy mãnh biểu trưng sự đấu tranh mạnh mẽ để vượt qua sự xa lánh
ghét bỏ trong mỗi người. Bản Tôn là hiện thân của tất cả phiền não bên trong
làm đen tối những tư tưởng, lời nói và hành động của chúng ta và ngăn cản chúng
ta đạt đến mục đích của đạo Phật là sự toàn giác. Theo truyền thống thì những Bản
tôn Uy mãnh được hiểu là những khía cạnh của nguyên lý Từ Bi, chỉ đáng sợ
đối với những người thấy họ như những thế lực bên ngoài. Khi nhận ra được những
khía cạnh của tự thân và được thuần dưỡng với sự thực hành tâm linh thì họ nhận
ra pháp tướng bên ngoài của các vị hóa thần này rất thanh tịnh và từ bi.
Biểu
tượng màu sắc của Mandala: Nếu hình thể là cốt yếu của Mandala thì màu sắc cũng
như vậy. Bốn phần của cung điện Mandala được phân chia điển hình theo những
hình tam giác cân của màu sắc, bao gồm bốn phần của năm màu: Màu trắng,
vàng, đỏ, xanh lục, xanh sẫm. Mỗi màu này đều có liên quan tới một trong năm Đức
Phật siêu việt, thêm nữa chúng cũng có liên quan tới năm ảo tưởng của bản chất
con người. Những ảo tưởng này che chướng bản chất chân thật của chúng ta,
nhưng thông qua việc thực hành tâm linh, chúng có thể chuyển hóa thành năm trí
tuệ tương ứng với năm Đức Phật siêu việt, cụ thể là: Đức Phật Tỳ Lư
Giá NaVairocana sắc trắng chuyển hoá ảo tưởng của vô minh trở
thành Pháp Giới Thể Tính trí. Đức Phật Bảo Sinh sắc vàng chuyển
hoá ngã mạn chuyển thành Bình Đẳng Tính trí. Đức Phật A Di Đà
Amitabha sắc đỏ chuyển hoá si mê của chấp thủ trở thành Diệu Quan Sát trí.
Đức Phật Bất Không Thành Tựu Amoghasiddhi sắc xanh lục
chuyển hoá si mê đố kỵ trở thành Thành Sở Tác trí. Đức Phật A Súc
Bệ Aksobya sắc xanh sẫm chuyển hoá si mê của sân giận trở
thành Đại Viên Cảnh trí.
Mandala là phẩm vật cúng dường thiêng liêng. Bên cạnh việc trang trí và làm cho những ngôi chùa, và nơi ở trở nên thiêng liêng, đời sống sinh hoạt của người trên dãy Himalaya, theo truyền thống Mandala được cúng dường tới các bậc Thầy khi thỉnh cầu các bậc Thầy truyền trao giáo Pháp hay quán đỉnh. Họ dùng Mandala để biểu trưng cho toàn bộ vũ trụ, bày tỏ lòng tri ân cao nhất đối với giáo pháp tôn quý. Một lần trong khung cảnh hoang sơ của Ấn Độ, Đại Thành tựu giả Tilopa đã yêu cầu Naropa cúng dường Mandala. Lúc bấy giờ ở đó không có sẵn chất liệu để kiến lập một Mandala nên Naropa đã đi tiểu vào cát và tạo thành một Mandala bằng cát ướt để làm phẩm vật cúng dường lên bậc Thầy của mình. Trong một dịp khác, Đức Naropa đã dùng máu, đầu và các chi của mình để tạo một Mandala cúng dường. Bậc Thầy của Ngài đã hoan hỷ đón nhận.
Mandala là phẩm vật cúng dường thiêng liêng. Bên cạnh việc trang trí và làm cho những ngôi chùa, và nơi ở trở nên thiêng liêng, đời sống sinh hoạt của người trên dãy Himalaya, theo truyền thống Mandala được cúng dường tới các bậc Thầy khi thỉnh cầu các bậc Thầy truyền trao giáo Pháp hay quán đỉnh. Họ dùng Mandala để biểu trưng cho toàn bộ vũ trụ, bày tỏ lòng tri ân cao nhất đối với giáo pháp tôn quý. Một lần trong khung cảnh hoang sơ của Ấn Độ, Đại Thành tựu giả Tilopa đã yêu cầu Naropa cúng dường Mandala. Lúc bấy giờ ở đó không có sẵn chất liệu để kiến lập một Mandala nên Naropa đã đi tiểu vào cát và tạo thành một Mandala bằng cát ướt để làm phẩm vật cúng dường lên bậc Thầy của mình. Trong một dịp khác, Đức Naropa đã dùng máu, đầu và các chi của mình để tạo một Mandala cúng dường. Bậc Thầy của Ngài đã hoan hỷ đón nhận.
Kết
luận sự quán tưởng và cụ thể hóa khái niệm Mandala là một trong những đóng góp
có ý nghĩa nhất của Đạo Phật đối với tâm lý học tôn giáo. Mandala được coi là
nơi linh thiêng, bằng chính sự hiển diện của Mandala trên thế giới này đã nhắc
nhở người chiêm ngưỡng về nội tại của tính thiêng liêng trong vũ trụ và tiềm
năng của nó trong bản thân mỗi người Trong Đạo Phật mục đích của Mandala là chấm
dứt sự đau khổ của con người, để thành tựu giác ngộ, để đạt được chính kiến về
Thực Tại. Mandala là một phương tiện để khám phá ra phẩm chất siêu việt thông
qua sự chứng ngộ Mandala nơi tự tâm của mỗi người.
(nguồn drukpavietnam)
(nguồn drukpavietnam)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét