Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Mạn-đà-la



Mandala (Mạn đà la) là một hình vẽ biểu thị vũ trụ trong cái nhìn của một bậc giác ngộ. Trong tiếng Sanskrit, mandala có nghĩa là một trung tâm (la) đã được tách riêng ra hay được trang điểm (mand). Có thể coi mandala là một hình vũ trụ thu nhỏ. "Mandala" dịch nghĩa theo chữ Hán là "luân viên cụ túc" (輪圓具足), nghĩa là vòng tròn đầy đủ. Theo ý nghĩa thực tiễn thì mandala là đàn tràng để hành giả bày các lễ vật hay pháp khí cho nghi thức hành lễ, cầu nguyện, tu luyện...

Trung Đài Bát Diệp Viện là một trong 12 viện của Hiện đồ Thai Tạng Giới Mandala. Viện này là trung tâm của thai tạng giới, chính giữa là Đại Nhật Như Lai, xung quanh có 4 vị Như Lai khác (màu vàng) và 4 Bồ Tát thân cận (màu trắng); từ trái sang phải theo chiều từ trên xuống: Bảo Tràng Phật (Ratnaketu), Phổ Hiền Bồ Tát (Samantabhadra), Khai Phu Hoa Vương Như Lai (Samkusumitaraja), Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjushri), Vô Lương Thọ Như Lai (Amitabha), Quán Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara), Thiên Cổ Lôi Âm Phật (Divyadundhubhimeghanirghosa), Từ Thị Bồ Tát (Maitreya)
Các tín đồ Ấn giáo, Phật giáo, sử dụng mandala như một pháp khí hình thiêng, còn đối với các tín đồ Đại thừa, Kim cương thừa thì Mandala là một mô hình về vũ trụ hoàn hảo, trong đó có một hay nhiều vị thần ngự trị.
Mật giáo đã thiết lập hai Mandala: Thai tạng giới mandala và Kim cương giới mandala, có nguồn gốc xuất phát từ tư tưởng của hai bộ kinh Đại Nhật và Kim Cương Đỉnh và theo quan điểm tư tưởng của Phật giáo thì vũ trụ gồm hai phần. Một phần là nhân cách và phần kia là thế giới của nhân cách, là những pháp sở chứng và thọ dụng của Phật. Hai mandala này là sự hội nhập giữa thụ tri và sở tri.
Thai tạng giới mandala (Garbhadhatu mandala) là yếu tố thụ động, mô tả vũ trụ về mặt tĩnh, mặt lý tính, như thai mẹ chứa đựng con và từ lý tính thai tạng mà sinh công đức, biểu hiện đại bi tâm của Phật.
Kim cương giới mandala (Vajradhatu mandala) là yếu tố tác động, biểu hiện cho trí tuệ viên mãn, trí tuệ sở chứng của Phật. Ngũ Trí Như Lai là trọng tâm của mandala này. Bí tạng ký viết: "Thai tạng là lý, Kim cương là trí".
Phần lớn các mandala Phật giáo được vẽ, in hoặc thêu những mẫu hoa văn kỷ hà. Một trong những loại mandala lớn thường bắt gặp là mandala bằng cát. Những mandala này được tạo ra trong nhiều tuần lễ và sau đó lại được quét bỏ đi để nói lên tính vô thường của hiện hữu. Ngoài ra, ở Tây Tạng còn có các mandala ba chiều giống như cung điện.
Trong nhiều đền chùa ở Trung Quốc và Nhật Bản (như chùa Todai ở Kyoto), thì các bức tượng chư thần cũng được sắp xếp theo bố cục của mandala. Mandala lớn nhất trên thế giới hiện nay là những khoảng sân đồng tâm của Các stupa ở BorobudurJavaIndonesia, có niên đại thế kỷ 8.
Trong nhiều đền chùa ở Trung Quốc và Nhật Bản (như chùa Todai ở Kyoto), thì các bức tượng chư thần cũng được sắp xếp theo bố cục của mandala. Mandala lớn nhất trên thế giới hiện nay là những khoảng sân đồng tâm của  các stupa ở Borobudur, Java, Indonesia, có niên đại thế kỷ 8.
Màu sắc cũng mang tính tượng trưng cao trong những mandala, với mỗi phương được biểu thị bằng một màu riêng: xanh lục là phương bắc, trắng là phương đông, vàng cho phương nam và đỏ là phương tây.
Mandala Kim cương giới, Tây Tạng, thế kỷ 19. Chín vị thần nằm trong một vòng tròn khép kín ở giữa mandala

Kim cương giới
Mạn đà la có hình dạng cơ bản là một hình tròn, gọi là nguyệt luân (candra-mandala). Bên trong hình tròn này có biểu tượng của năm vị Như Lai. Chính giữa là vị Đại Nhật Như Lai(MahāVairocana-Tathāgata),đó chính là Pháp thân Phật (DharmakāyaBuddha), Ý nghĩa của vị này là như mặt trời tỏa ánh sáng bao dung khắp vũ trụ. Xung quanh Đại Nhật Như Lai là vị trí của bốn đức Như Lai. Bốn vị Như Lai này lại có 4 vị Bồ Tát thân cận. Ngoài ra lại có thêm bốn Nhiếp Bồ Tát nữa. Về cơ bản, Kim cang giới Mạn đà la có tất cả ba mươi bảy tôn vị.
Thai tạng giới
Từ Thai tạng giới vạn vật được thai nghén và dưỡng dục nên đàn tràng của Thai tạng giới được hình dung như một đóa sen có tám cánh. Tám cánh sen gồm bốn Đại Bồ Tát, và bốn đức Như Lai, biểu hiện nhân cách của nhân và quả. Những hình tượng chính được các tiểu thần vây quanh. Những vị thần này đều ngồi trên tòa sen và được bố trí theo một hệ thống có trật tự. Bốn đức Như Lai gồm: Bảo Tràng Phật, Khai Phu Hoa Vương Như Lai, Vô Lương Thọ Như Lai và Thiên Cổ Lôi Âm Phật. Ở bốn phương góc là bốn Đại Bồ tát gồm: Phổ Hiền Bồ Tát, Quán Âm Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát và Từ Thị Bồ Tát.
Phân loại
Mạn đà la có nhiều loại, nhưng theo phạm trù chính của mạn đà la, có thể phân chia thành các loại sau:
Đại Mạn đà la (Maha mandala): vòng tròn hội tụ các Đức Phật và Bồ Tát, biểu tượng cho tự thân của Phật và mối quan hệ giữa tự thân Phật với toàn thể vũ trụ. (còn gọi là mạn đà la của các nguyên tố).
Tam muội gia Mạn đà là (Samaya mandala): vòng tròn hội chúng với những pháp khí trong tay tùy theo bản nguyện của mỗi vị (còn gọi là mạn đà la của các Phẩm tính)
Pháp Mạn đà la (Dharma mandala): là Mạn đà la của văn tự lý giải chân lý (Còn gọi là mạn đà la của các Biểu tượng).
Yết ma Mạn đà la (Karma mandala): là Mạn đà la bằng điêu khắc chạm trổ biểu hiện các động tác, các hành trạng của Phật và Bồ Tát (còn gọi là mạn đà la của Hành nghiệp).
(theo Wikipedia)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét