Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Tiếng tơ đồng

                                 
Đàn Tỳ Bà dây tơ, đàn Tranh dây đồng.
Tiếng Tơ Đồng là sự hòa điệu, gắn bó của người tri âm, tri kỷ.
     
Tôn nữ Tần Tranh và Nguyễn Phước Bảo Long cất Tiếng Tơ Đồng qua trích đoạn Nam Ai.

Nam Ai là một cầm tấu khúc gần như thất truyền của nền ca nhạc Huế. Nội dung diễn tả nỗi niềm tâm sự của những con người thương nhau mà phải xa nhau. 
    
Khi thưởng thức ta không chỉ lắng nghe mà còn phải lắng lòng mới cảm nhận hết nỗi niềm tri âm "cùng trong một tiếng tơ đồng ..."


Mới các Bạn thưởng thức tiếng đàn của Gia đình nhã nhạc theo  địa chỉ Tantranh

4 nhận xét:

  1. Gia đình nhã nhạc
    THANH SƠN -Chủ Nhật, 22/01/2012, 9:12 (GMT+7)

    Nhã nhạc Huế là âm nhạc cung đình. Vì thế, nhã nhạc thường chỉ được tấu lên nơi cung điện hay những nơi trang trọng. Vậy mà ở một nơi thôn dã thuộc ấp 1, xã Phước Bình (Long Thành, Đồng Nai), từ nhiều năm nay, có một gia đình vẫn hàng ngày cùng chơi nhã nhạc trên bãi cỏ vườn nhà hay bên bờ suối.

    Trên một phần đất trang trại, vợ chồng ông đã nỗ lực xây dựng một khu nhà theo lối xưa, mà ông gọi là Duyệt Thị Trang. Cái tên ấy như là sự gợi nhớ về Duyệt Thị Đường, nhà hát của triều đình Huế xưa. Mới đây, ban tứ tấu đã cùng chơi Nhã nhạc ở Duyệt Thị Trang để Hãng phim Đài TH TP HCM ghi hình làm DVD Hồn Quốc Nhạc. Ngoài ra, Vĩnh Tuấn đang cố gắng hoàn thiện 2 tâm nguyện khác là làm bộ ký âm riêng cho âm nhạc dân tộc và phối hợp nhạc lễ Phật giáo với nhã nhạc cung đình Huế.

    Giáo sư Trần Văn Khê, người rất am tường về nhã nhạc, sau khi nghe ban Tứ tuyệt này chơi Nhã nhạc, đã phải thốt lời khen ngợi: “Đây là một gia đình đặc biệt. Mặc dù sống ở nơi xa xôi thành thị, ưa cảnh hoa đồng cỏ nội, nhưng lòng luôn luôn giữ được cái truyền thống của nhạc cung đình Huế, tức là đúng theo bài bản ngày xưa của nhạc cung đình. Và các cháu đây tuy là tuổi nhỏ nhưng đàn rất chính xác, đưa được nét chân phương, giữ lại được những gì từ thuở cha ông để lại của ca nhạc Huế và những bài bản trong nhã nhạc Huế”. Nhắc lại lời khen ấy của Giáo sư Trần Văn Khê, Vĩnh Tuấn tâm sự “Lời của thày Khê khiến tôi cảm động lắm, vì như vậy là mình đang đi đúng đường”.

    4. Từ hơn 1 năm nay, trang trại của Vĩnh Tuấn đã vắng hẳn vì cả 3 đứa con đều đã lên học trên Sài Gòn. Vợ ông cũng lên theo để chăm sóc con cái, đến cuối tuần bà mới về nhà. Đôi bàn tay của Vĩnh Tuấn, sau một cơn đột quỵ, giờ chơi đàn không còn hay như xưa nữa. Tiếng đàn vì thế cũng đã thưa vắng. Trang trại của ông, với giá đất bây giờ, chỉ cần bán đi một phần đất nhỏ thôi, là ông đã có tiền tỷ trong tay. Nhưng Vĩnh Tuấn kiên quyết không bán một mét đất nào. Ông bảo “Lượm trái dừa trong vườn đem bán đã đủ mua gạo ăn rồi. Thức ăn thì sẵn rau trong vườn, cá dưới suối. Tôi muốn giữ nguyên mảnh đất này với hy vọng sẽ là nơi gặp gỡ của những người yêu nhạc dân tộc, yêu nhã nhạc cung đình Huế”.

    Trích báo Nông Nghiệp xuân Nhâm Thìn.
    nguytcmt.blogspot.com/2012/01/gia-inh-nha-nhac.html

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn Bạn cho tôi biết thêm về gia đình Tần Tranh qua các ảnh tư liệu.

    Chúc Bạn vui!

    Trả lờiXóa
  3. Xin phép Bác tải ảnh về nhà.

    Cảm ơn Bác.
    Phạm Văn Thế Hải Dương.

    Trả lờiXóa