Thứ Tư, 17 tháng 1, 2024

QUYỂN 128 QUY SÁCH LIỆT TRUYỆN

 

SỬ KÝ II. LIỆT TRUYỆN (QUYỂN HẠ)

Phạm Văn Ánh dịch

QUYỂN 128 

QUY SÁCH LIỆT TRUYỆN

Thái sử công bàn rằngTừ xưa, thánh vương sắp dựng nước, nhận mệnh trời, dấy lên sự nghiệp, có vị nào không từng coi trọng bói toán để giúp việc thêm tốt đẹp! Thời Đường Ngu về trước, không thể ghi lại. Từ thời Tam đại hưng khởi, thảy dựa vào điềm lành. Điềm báo ở Đồ Sơn, từ đó bắt đầu đời vua Khải nhà Hạ[1], quẻ bói mai rùa chim én thuận lợi, nên nhà Ân dấy[2], quẻ bói cỏ thi trăm thứ lúa tốt lành, nên nhà Chu xưng vương[3]. Bậc vương giả quyết định những việc tồn nghi, dùng bói toán để tham khảo, lấy cỏ thi và mai rùa để suy đoán, là cách không thay đổi vậy.

Các tộc Man, Di, Để, Khương tuy không có thứ bậc vua tôi, cũng dùng bói toán để quyết đoán hiềm nghi. Hoặc dùng vàng đá, hoặc dùng cỏ cây, mỗi nước phong tục khác nhau. Nhưng đều dùng bói toán coi việc chinh phạt tiến đánh, dấy quân cầu thắng. Mỗi nước tin thần của mình, qua đó biết việc tương lai. Từng nghe qua, thời Hạ thời Ân, muốn bói việc gì, bèn lấy cỏ thi mai rùa, dùng xong thì vứt bỏ, cho là giữ lại mai rùa thì không linh, cỏ thi dùng lâu thì không thần nghiệm. Đến các quan phụ trách coi bói thời Chu, thường cất giữ cỏ thi mai rùa như giấu vật báu. Lại như mai rùa, cỏ thi ứng việc lớn, nhỏ, dùng trước, sau, mỗi thời đều sùng bái riêng, nhưng mục đích sử dụng lại giống nhau. Có người cho thành vượng không việc gì không yên định được, quyết đoán ngờ vực không việc gì không thấy, họ dùng cách cầu thần để hỏi việc, vì cho rằng đời sau suy vi, kẻ ngu không biết tôn bậc trí làm thầy, ai nấy đều tự thỏa mãn, phân hóa thành trăm phái, đạo lớn tản mác vô bờ bến, cho nên suy diễn đến mức cực vi diệu, thâu tóm vào chỗ tinh thần. Có người cho là chỗ mạnh của rùa thiêng, thánh nhân không thể sánh nổi. Chúng dùng để đoán việc lành dữ, biện biệt đúng sai, phần nhiều đúng hơn con người. Đến thời Cao tổ, dựa vào chức quan Thái bốc có từ thời Tần. Thiên hạ mới yên định, binh lửa còn chưa dứt. Đến thời Hiếu Huệ đế, hưởng nước ít ngày, Lã hậu làm nữ chúa, Hiếu Văn đế và Hiếu Cảnh đế noi theo chế độ cũ, chưa kịp giảng giải để thi hành thử. Dẫu cha con làm quan lịch số, đời đời nối nhau, nhưng sự tinh vi thâm diệu, phần nhiều đã thất tán. Đến nay, hoàng thượng lên ngôi, rộng đường cho người tài năng, thu hết sở học trăm nhà, kẻ sĩ tinh thông một môn đều được ra sức, ai có tài năng tuyệt luân siêu việt sẽ được đề cao, không hề thiên vị cho ai, trong khoảng mấy năm, các quan Thái bốc tập hợp đông đảo. Đúng lúc hoàng thượng muốn đánh Hung Nô, phía tây tấn công Đại Uyển, phía nam thu phục Bách Việt, bói mai rùa cỏ thi để dự báo các việc, tính trước sách lược có lợi. Đến khi mãnh tướng cầm lệnh phù xung phong, thu được thắng lợi ở các nơi đó, dùng cỏ thi mai rùa xem ngày giờ tốt cũng góp công vào đấy. Hoàng thượng hết sức quan tâm, ban thưởng đến mấy nghìn vạn. Như bọn Khâu Tử Minh, giàu có sung túc, tôn quý sủng ái, hơn hẳn các quan trong triều. Đến việc dùng bói toán xét đoán chuyện đồng cốt dùng bùa chú hại người, có lúc chỉ rất đúng. Có người vì xích mích nhỏ với bốc quan, thì họ dựa vào việc công để giết hại. Mặc ý gây thương tổn cho người khác, có người bị tan nhà diệt tộc, nhiều không kể xiết. Thăm quan nơm nớp sợ hãi, đều bảo bói mai rùa cỏ thi đáng tin. Sau, việc gian dối của các bốc quan bị lật tẩy, cũng bị giết ba họ.

Phàm bày cỏ thi đoán định số vận, hơ mai rùa để xem vết nứt, biến hóa vô cùng, nên phải chọn người hiền phụ trách xem bói, có thể nói thánh nhân rất trọng việc bói quẻ! Chu công ba lần bói bằng mai rùa, mà Vũ vương khỏi bệnh[4]. Vua Trụ làm việc bạo ngược, mai rùa lớn không hiện điềm lành[5]. Tấn Văn công sắp yên định ngôi vị của Chu Tượng vương, bói mai rùa được điềm Hoàng Đế [đánh Xi Vưu ở Bản Tuyền], cuối cùng nhận mệnh trời, được ban cây cung đỏ[6]. Tấn Hiến công tham sắc nàng Ly Cơ, bói mai rùa được điềm tượng cái miệng, tai họa trước sau truyền đến năm đời[7]. Sở Linh vương sắp phản nhà Chu, bói mai rùa được điềm chẳng lành, cuối cùng bị thảm bại ở Càn Khê[8]. Điềm báo bên trong thì đáng tin, mà người đương thời xét rõ thấy biểu hiện ra ngoài, có thể nói hai cái đó không ứng hợp nhau ư! Quân tử cho người coi nhẹ bói mai rùa, cỏ thi, là kẻ không có thần minh, đó là lầm; kẻ làm trái đạo người, tin vào điềm lành, quỷ thần cũng không phù trợ. Cho nên Kinh Thư đưa ra năm cách giải quyết nghi nan, bói mai rùa, cỏ thi là hai trong số đó, xét năm cách để theo cách nhiều hơn, rõ ràng không chỉ tin bói mai rùa và cỏ thi vậy[9].

Tôi đến Giang Nam, xem cách làm việc ở đó, hỏi các trưởng lão ở đó, họ nói rùa sống nghìn năm, có thể bơi trên lá sen, cỏ thi mọc trăm cọng chung một gốc. Lại chỗ chúng sống, giữa muôn loài thú, không có hổ lang, trong trăm loài cỏ không có côn trùng độc hại. Những gia đình sống bên sông thường nuôi rùa để ăn thịt, cho là ăn thịt rùa có thể bồi bổ gân cốt khí huyết, có ích cho việc phòng suy dưỡng lão, há không đáng tin sao!

Chử tiên sinh bàn rằngTôi vì thông hiểu kinh thuật, thụ nghiệp cùng quan Bác sĩ, nghiên cứu Xuân thu, nhờ đỗ cao nên làm quan Lang, may mắn được làm Túc vệ, ra vào cung điện hơn chục năm. Trộm thích Thái sử công truyện[10]. Truyện của Thái sử công có viết: “Tam vương bói mai rùa không giống nhau, Tứ di mỗi nơi cách bói cũng khác, nhưng đều để đoán lành dữ. Xét đại để những điều cốt yếu của bói mai rùa và cỏ thi, nên viết phần Quy sách liệt truyện.” Tôi qua lại trong Trường An, tìm phần Quy cách liệt truyện mà không được, nhân đó đến chỗ quan Thái bốc, tham vấn bậc trưởng lão văn học am hiểu việc bói mai rùa, cỏ thi, rồi viết về bói mai rùa, cỏ thi, biên chép dưới đây.

Nghe nói Ngũ đế, Tam vương thời cổ muốn làm việc gì, ắt bói cỏ thi, mai rùa trước tiên. Sách truyện viết: “Dưới có phục linh[11], trên có thỏ ti[12]; trên có cỏ thi, dưới có thần quy.” Cái gọi là phục linh, sống ở dưới thỏ ti, hình dạng tựa chim bay. Mưa vừa dứt, trời trong lặng không có gió, ban đêm cắt bỏ thỏ ti, rồi dùng đèn lồng soi chỗ đất ấy, sau khi đèn tắt, đánh dấu chỗ đó, lấy mảnh vải mới rộng bốn trượng quây quanh, trời sáng đào lên để lấy phục linh, đào sâu từ bốn đến bảy thước thì lấy được, quá bảy thước thì không lấy được. Phục linh ở gốc cây tùng ngàn năm, ăn vào thành bất tử. Nghe nói cỏ thi mọc đủ trăm cọng, phía dưới ắt có rùa thần bảo vệ, phía trên thường có mây xanh che phủ. Sách truyện viết: “Thiên hạ hài hòa bình yên, vương đạo được thi hành thì cỏ thi mọc dài một trượng, bụi cỏ mọc đủ trăm cọng.” Người lấy cỏ thi đời nay, không theo đúng pháp độ thời cổ, không lấy được cỏ thi đủ trăm cọng dài một trượng thì lấy cỏ thi tám chục cọng trở lên, dài tám thước, thế đã là khó kiếm rồi. Người dân thích bói quẻ, dùng loại đủ sáu chục cọng trở lên, dài đủ sáu thước cũng có thể dùng được rồi. Có sách chép: “Người tìm được loài rùa nổi tiếng, của cải theo người đó, gia đình ắt đại quý, có đến ngàn vạn tiền.” Thứ nhất là “Rùa Bắc đẩu” thứ nhì là “Rùa nam thần", thứ ba là “Rùa ngũ tinh", thứ tư là “Rùa bát phong", thứ năm là “Rùa Nhị thập bát tứ", thứ sáu là “Rùa nhật nguyệt", thứ bảy là “Rùa cửu châu", thứ tám là “Rùa ngọc” cả thảy tám loài rùa nổi tiếng. Hình vẽ về rùa mỗi loài đều có chữ viết dưới bụng, ghi đó là loại rùa gì. Tôi lược chép điểm chính yếu, không mô tả hình vẽ của chúng. Tìm được các loại rùa đó, không nhất thiết phải lớn đủ một thước hai tấc, người dân tìm được con lớn bảy tám tấc, đã xem như báu vật rồi. Như nay, châu ngọc của báu, dẫu cất thật kỹ, ắt vẫn thấy sáng, ắt lộ rõ sự thần minh, các loài rùa quý cũng thế chăng! Cho nên ngọc ở trong núi mà cây cối xanh tươi, vực sinh hạt châu mà trên bờ cây không khô héo, sự tươi tốt ấy nhờ châu ngọc giúp thêm vậy. Hạt châu minh nguyệt xuất phát từ sông biển, ẩn giấu trong loài trai, giao long náu ở đó. Vương giả được nó thì có thiên hạ lâu dài, tứ di đến chầu phục. Người có thể có được cỏ thi trăm cọng, lại được rùa bảo vệ ở dưới cỏ thi, dùng để xem bói, trăm việc trăm trúng, đủ để quyết đoán cát hung.

Rùa thần xuất hiện ở sông Trường Giang, quận Lô Giang thường theo tiết trong năm đem mười hai con rùa sống thân dài một thước hai tấc dâng lên quan Thái bốc, quan Thái bốc nhân đó chọn ngày tốt mổ lấy phần mai dưới bụng. Rùa sống nghìn tuổi mới đủ một thước hai tấc. Vương giả điều binh khiển tướng, ắt dùi mai rùa trên miếu đường, để đoán cát hung. Nay, trong Cao miếu có nhà rùa, cất giữ mai rùa, xem là báu vật thần kỳ.

Sách truyện viết: “Lấy xương chân trước xỏ lỗ mà đeo, lấy rùa treo ở góc nhà phía tây bắc, như thế dẫu vào núi sâu rừng thẳm, không bị lạc đường.” Lúc tôi làm quan Lang, thấy sách Vạn tất - Thạch chu phương, trong đó viết: “Có rùa thần ở rừng Gia Lâm tại Giang Nam. Rừng Gia Lâm, về thú không có hổ lang, về chim không có cú vọ, về cỏ không có cỏ độc, lửa tự nhiên không lan đến[13], búa rìu không đến[14], cho nên mới là 'Gia Lâm' (Rừng tốt lành). Rùa sống trong đó, thường làm tổ trên sen thơm. Sườn trái có chữ viết: 'Năm Giáp Tý mặt trời lồng bóng, kẻ thất phu có được ta, sẽ làm vua, có đất phong; chư hầu có được ta, sẽ làm đế vương.' Người đi tìm rùa thần ở rừng Ô Lâm tại Bạch Xà Bàn, trai giới mà đợi, cung cung kính kính, dáng vẻ như có người đến báo về rùa thần, nhân đó vẩy rượu để tế, xõa tóc hành lễ, khẩn cầu ba đêm thì được.” Từ đó mà xét, há không kỳ vĩ lắm ư! Cho nên đối với rùa có thể không cung kính được sao?

Phương nam có ông lão dùng rùa kê làm chân giường, được hơn hai chục năm, ông lão chết, di dời chiếc giường, rùa vẫn sống chưa chết. Rùa có thể điều hòa hô hấp. Có người hỏi rằng: “Rùa thần kỳ như thế, nhưng quan Thái bốc nhận được rùa sống, sao lại giết để lấy mai?” Đời gần đây trên sông Trường Giang có người bắt được loài rùa nổi tiếng, bèn để nuôi, gia đình nhờ thế thành đại phú. Bàn với người nhà, định thả đi. Có người bảo giết đi chớ thả, thả đi sẽ tan cửa nát nhà. Rùa báo mộng rằng: “Thả ta xuống sông, đừng giết ta.” Người đó rốt cuộc đem giết. Sau khi giết rùa, bản thân chết, trong nhà gặp chuyện bất lợi. Người dân và quân vương đạo lý khác nhau. Người dân bắt được loài rùa nổi tiếng, tương tự như trên, không nên giết. Dựa vào chuyện xưa mà nói, bậc minh vương thánh chúa thời xưa đều giết rùa dùng vào việc bói toán.

Thời Tống Nguyên vương[15] có được con rùa, cũng đem giết để dùng bói toán. Cẩn thận chép lại việc này dưới đây để những người hiếu sự chọn xem.

Tống Nguyên vương năm thứ hai, thần sông Trường Giang phái rùa thần đi sứ sông Hoàng Hà, tới Tuyền Dương, người đánh cá là Dự Thư kéo lưới bắt được, nhân đó nhốt lại, cho vào trong lồng. Nửa đêm, rùa thác mộng báo Tống Nguyên vương rằng: “Tôi là sứ giả sông Trường Giang đi đến sông Hoàng Hà, bị lưới giăng đường đi. Dự Thư ở Tuyền Dương bắt được tôi, tôi không thể đi được. Thân trong nguy nan, không có ai để báo. Nhà vua có đạo đức nhân nghĩa, nên đến để báo tin.” Nguyên vương kinh ngạc tỉnh giấc. Bèn triệu Bác sĩ là Vệ Bình đến hỏi việc đó: “Nay quá nhân mộng thấy một ông lão, nghển cổ cất cao đầu, mặc áo vóc đen, ngồi xe màn che, đến báo mộng với quả nhận rằng: 'Tôi là sứ giả sông Trường Giang đi đến sông Hoàng Hà, bị lưới giăng đường đi. Dự Thư ở Tuyền Dương bắt được tôi, tôi không thể đi được. Thân trong nguy nan, không có ai để báo. Nhà vua có đạo đức nhân nghĩa, nên đến để báo tin.' Đó là vật gì vậy?” Vệ Binh bèn cầm la bàn đứng dậy, ngẩng lên trời nhìn ánh sáng mặt trăng, trông xem Bắc đẩu chỉ về hướng nào, đoán định vị trí mặt trời. Dùng thước tròn thước vuông hỗ trợ, lại dùng thêm cán cân và quả cân. Đã xác định được bốn góc, tới hướng đối xứng của bát quái. Xem xét điềm cát hung trong đó, loài vật có mai thấy trước. Bèn trả lời Nguyên vương rằng: “Đêm qua giờ Nhâm Tý, mặt trời ở vị trí sao Khiên ngưu. Sông Hoàng Hà dâng nước lớn, quỷ thần cùng nhau mưu tính. Ngân Hà theo hướng nam bắc, thần sông Trường Giang và Hoàng Hà vốn có hẹn trước, gió nam mới thổi đến, sứ giả sông Trường Giang đến trước. Mây trắng che lấp Ngân Hà, muôn vật thảy đều ngưng trệ. Chuôi sao Bắc đẩu trỏ hướng mặt trời, sứ giả đang bị cầm tù. Mặc áo đen ngồi xe có màn che, tên là rùa. Đại vương kíp sai người hỏi han tìm kiếm.” Nguyên vương nói: “Phải.”

Thế là vương bèn sai người phi ngựa đi hỏi Huyện lệnh Tuyền Dương: “Có bao nhiêu nhà làm nghề chài lưới? Ai tên là Dự Thư? Dự Thư bắt được rùa, rùa báo mộng cho nhà vua, nên nhà vua sai ta đi tìm.” Huyện lệnh Tuyền Dương bèn sai huyện lại tra sổ hộ tịch xem xét địa đồ, trên sông có năm mươi lăm nhà làm nghề chài lưới, có ngôi nhà ở thượng lưu, chủ nhà tên là Dự Thư. Huyện lệnh Tuyền Dương nói: “Đây!” Bèn cùng sứ giả phóng ngựa đến hỏi Dự Thư rằng: “Đêm qua người đánh lưới cá bắt được gì?” Dự Thư đáp: “Nửa đêm qua kéo lưới lên bắt được con rùa.” Sứ giả hỏi: “Hiện giờ rùa đang ở đâu?” Đáp: “Đang ở trong lồng.” Sứ giả nói: “Nhà vua biết người bắt được rùa, cho nên sai ta đến tìm.” Dự Thư đáp: “Vâng.” Liền lấy rùa trong lồng trình lên sứ giả.

Sứ giả đưa rùa lên xe chở về, ra cổng thành Tuyền Dương. Đang giữa ban trưa bỗng không trông thấy gì, mưa gió tối sầm. Mây che phía trên, xanh vàng ngũ sắc; mưa và sấm cùng nổi lên, gió đẩy xe đi. Vào đến Đoan Môn, yết kiến nhà vua phía đông cung điện. Thân rùa như nước chảy, bóng mượt tỏa sáng. Trông thấy Nguyên vương, rùa cất cổ lên trước, bước ba bước thì dừng, rồi thụt lùi lại, trở về chỗ cũ. Nguyên vương thấy vậy lấy làm lạ, hỏi Vệ Bình rằng: “Rùa thấy quả nhân, ngẩng cổ lên trước là để nhìn gì? Rụt cổ lui về, là ý thế nào?” Vệ Bình đáp: “Rùa trong lúc nguy nan, đêm qua bị cầm tù, đại vương đức độ nhân nghĩa, sai người cứu sống. Nay vươn cổ về trước, là để đáp tạ, rụt cổ lui về, là muốn đi gấp vậy.” Nguyên vương nói: “Tốt thay! Thần kỳ đến thế ư? Không thể giữ lại lâu; mau đóng xe đưa rùa đi, chớ để lỡ hẹn.”

Vệ Bình đáp: “Rùa là báu vật thiên hạ, ai được rùa này trước thì làm thiên tử, còn: hỏi mười đúng mười, đánh mười thắng mười. Sinh ở vực sâu, lớn trên hoàng thổ. Biết đạo của trời, rành việc thượng cổ. Ngao du ngàn tuổi, không rời địa vực. Bình an tĩnh tại, động không dùng sức. Thọ che trời đất, biết đâu cùng cực. Cùng vật biến hóa, bốn mùa đổi sắc. Sống tự náu mình, không ăn thực vật. Xuân xanh hè vàng, đông đen thu trắng. Rõ lẽ âm dương, thẩm hình xét đức. Biết trước lợi hại, xét tỏ họa phúc. Đã hỏi ắt đúng, đã đánh là thắng. Lấy làm vật báu, chư hầu đều phục. Vương đừng thả đi, đặng yên xã tắc.”

Nguyên vương nói: “Rùa thực thần linh, từ trời giáng xuống, sống ở vực sâu, trong cảnh nguy nan, cho ta hiền năng, đức dày mà trung tín, nên đến báo quả nhân. Nếu quả nhân không thả ra, cũng như người chài lưới vậy. Người chài lưới mưu lợi từ thịt của nó, quả nhân tham thần lực của nó, dưới là bất nhân, trên là vô đức. Vua tôi vô lễ, cậy đâu được phúc? Ta không đang tâm, sao lại không thả!”

Vệ Bình đáp: “Không phải vậy. Thần nghe: đức lớn không báo, gửi nặng không về; trời trao không nhận, trời tước vật báu. Nay rùa ngao du khắp thiên hạ, lại về chỗ cũ, trên đến trời xanh, dưới tận bùn đất. Đi khắp chín châu, chưa từng hổ nhục, không chỗ cầm chân. Nay đến Tuyền Dương, người chài lưới khinh nhục rồi cầm tù. Đại vương dẫu thả, thần Giang, Hà giận, chỉ cốt bảo thù. Cho mình bị hại, cùng thần mưu toan. Mưa mãi không tạnh, nước dâng tràn lan. Nếu làm khô hạn, gió bụi bay tràn, sinh nhiều châu chấu, dân lỡ mùa màng. Đại vương nhân nghĩa, hình phạt ắt tới. Ấy không lẽ khác, từ rùa mà ra. Sau dẫu hối hận, há còn kịp a? Đại vương chớ thả.”

Nguyên vương cảm khái than rằng: “Xét lẽ, ngăn sứ của người, phá kế của người, chẳng tàn bạo ư? Lấy cái người có, làm của báu mình, chẳng ngang ngược sao? Quả nhân nghe nói, cái thình lình được ắt thình lình mất, cái cưỡng đoạt được ắt sau mất không. Kiệt, Trụ bạo cường; thân, nước diệt vong. Nay ta nghe ông, thế thì không còn tiếng là nhân nghĩa mà chỉ có biện pháp bạo cường. Thần sông Trường Giang, Hoàng Hà là vua Thang vua Vũ, ta thành vua Kiệt vua Trụ. Chưa thấy được lợi, chỉ e tội lỗi. Quả nhân hồ nghi, đây là vật báu? Mau chở rùa đi, chớ giữ lại lâu.”

Vệ Bình đáp rằng: “Không phải, đại vương đừng lo. Trong khoảng trời đất, tích đá thành núi. Cao mà không đổ, mặt đất được yên. Cho nên nói vật có khi cao ngất mà lại được yên ổn, có khi nhẹ nhàng mà không thể dời chuyển; người có khi trung tín mà không bằng gian ngoa, có khi xấu xí mà lại làm quan to, có khi xinh đẹp mỹ miều mà lại là nỗi lo của người. Không phải thần thánh, không ai nói xiết. Xuân thu đông hè, hoặc nóng hoặc lạnh. Nóng lạnh bất hòa, xung đột lẫn nhau. Cùng năm khác tiết, do thời khiến nên. Cho nên khiến mùa xuân thì sinh sôi, mùa hè thì lớn lên, mùa thu thì thu hoạch, mùa đông thì cất chứa. Hoặc có nhân nghĩa, hoặc kẻ bạo cường. Bạo cường cần ý hướng, nhân nghĩa có thời cơ. Muôn vật thảy vậy, không thể hiểu hết. Đại vương nghe thần, thần xin nói tường tận. Trời hiện năm màu, để biện trắng đen. Đất sinh ngũ cốc, biết giống tốt xấu. Người dân không ai biết biện biệt, thì cũng như cầm thú. Sống trong hang trong hốc thì không biết làm ruộng. Thiên hạ họa loạn, âm dương đảo điên. Vội vội vàng vàng, thông hôn không kén. Yêu nghiệt sinh lắm, đơn bạc truyền đời. Thánh nhân khu biệt đời sống mỗi loài, để khiến chúng không xâm hại lẫn nhau. Thú có đực cái, cho vào núi, bãi; chim có trống mái, cho vào rừng, đầm; côn trùng có mai, cho ở suối hang. Nên người chăn dân, dựng cho thành quách, trong chia đường làng[16], ngoài làm bờ ruộng. Chồng, vợ, trai, gái, chia ruộng cho nhà, xếp đặt phòng ốc. Lập sổ hộ tịch, phân tên chia họ. Lập ra quan lại, tước lộc khuyến khích. Trồng dâu gai để họ có cái mặc, trồng ngũ cốc cho họ có cái ăn. Cày ruộng san đất, bừa ruộng làm cỏ. Miệng được ăn ngon, mắt được nhìn đẹp, thân được lợi ích. Từ đó mà xét, không dựa sức mạnh thì không đạt được. Cho nên nói người làm ruộng không mạnh, kho đụn không đầy; người đi buôn không mạnh, không kiếm được nhiều; phụ nữ không mạnh, vải lụa không tinh; quan lại không mạnh, thế lực không thành; đại tướng không mạnh, lính không nghe lệnh; vương hầu không mạnh, trọn đời vô danh. Cho nên nói mạnh, là khởi đầu của mọi việc, là cái lý của phận vị, là khuôn phép của muôn vật. Cầu ở cái mạnh, không đâu không có. Đại vương không cho là thế, riêng đại vương không nghe hộp ngọc trang sức bằng hình chim trĩ, xuất phát từ núi Côn Lôn; ngọc châu minh nguyệt, xuất xứ từ bốn biển; tạc đá làm hộp, mổ trai lấy châu, đem bán ngoài chợ, thánh nhân có được những thứ đó, cho là cực kỳ quý báu. Có thứ cực quý báu trong tay, thì làm thiên tử. Nay đại vương tự cho giữ rùa là tàn bạo, chẳng bằng mổ trai ngoài biển lấy ngọc; tự cho là cương cường, chẳng bằng tạc đá Côn Lôn để làm hộp ngọc. Người lấy thì không có lỗi, người giữ của báu thì không tai họa. Nay sứ rùa đến bị mắc vào lưới, bị người đánh lưới bắt được, thác mộng chuyển lời, đó là báu vật của nước, sao đại vương còn lo lắng?”

Nguyên vương nói: “Không phải thế. Quả nhân nghe nói, can gián là phúc, xu nịnh là giặc. Chủ nhân nghe lời xu nịnh, đó là ngu tối u mê. Thế nhưng, họa không vô cớ, phúc chẳng tình cờ. Trời đất hợp khí, sinh trăm của cải. Âm dương phân chia, không tách bốn mùa, gồm mười hai tháng, ngày đến có kỳ. Thánh nhân thấu triệt, thân không tai họa. Minh vương vận dụng, không ai dám dối. Cho nên nói phúc lành kéo đến, người tự tạo nên; tai họa kéo đến, người tự gây nên. Họa phúc tương đồng, hình đức chia hai. Thánh nhân thẩm xét, để biết lành dữ. Thời vua Kiệt, Trụ, tranh công với trời, ngăn trở quỷ thần, khiến trời đất quỷ thần không được linh thông. Thế nên, vốn đã vô đạo, nịnh thần lại đông. Kiệt có nịnh thần, tên là Triệu Lương, xúi vua làm việc vô đạo, khuyến vua bằng việc tham tàn, giam Thành Thang ở Hạ Đài, giết Quan Long Phùng[17] Cận thần sợ chết, lén lút a dua. Nước nguy như chồng trứng, thảy đều không nói gì. Sung sướng tung hô vạn tuế, có người cho chưa kết thúc. Che tai mắt vua, gian trá cuồng bạo. Thang mới phải đánh Kiệt, Kiệt thân chết nước mất. Nghe theo nịnh thần, riêng nhận tai ương. Xuân thu ghi việc, đến nay chưa quên. Trụ có nịnh thần, tên là Tả Cường, nói năng khoác lác, mắt khéo dò xét, xúi dùng ngà voi, trang điểm mái nhà, cao vút tận trời, lại làm giường ngọc. Đồ bằng tê ngọc, đũa bằng ngà voi. Thánh nhân bị moi trái tim, tráng sĩ bị chém bắp chân[18]. Cơ tử sợ chết, xõa tóc vờ điên. Giết thái tử nhà Chu là Lịch, bỏ tù Văn vương Cơ Xương. Đưa Văn vương vào nhà đá, giam từ tối đến sáng. Âm Căng cứu sống Văn vương, cùng nhau bỏ trốn. Vào đất nhà Chu, gặp Thái công Vọng[19]. Dấy binh trữ vũ khí, đánh nhau với vua Trụ. Văn vương ốm chết, chở thây mà đi. Thái tử Cơ Phát thay cha làm tướng, hiệu là Vũ vương. Quyết chiến ở Mục Dã, phá quân vua Trụ ở nam Hoa Sơn. Trụ không thắng nổi, bại trận chạy về, bị bao vây ở nhà mái ngà voi. Tự sát ở nhà Tuyên Thất, chết không được chôn. Đầu treo càng xe, bốn ngựa kéo đi. Quả nhân nghĩ đến việc ấy, ruột tựa nước sôi. Người như thế, giàu thì có cả thiên hạ, sang thì đến ngôi thiên tử, nhưng quá ngạo mạn. Ham muốn không lúc nào chán, làm việc thì thích cao xa, tham tàn mà kiêu căng. Không dùng trung tín, nghe kẻ nịnh thần, rồi bị thiên hạ chê cười. Nay nước của quả nhân, ở trong khoảng chư hầu, không bằng mảy lông mùa thu[20]. Làm việc không thỏa đáng, trốn đi đâu được!”

Vệ Bình đáp rằng: “Không phải vậy. Hoàng Hà tuy có thần hiền, cũng không bằng núi Côn Lôn; Trường Giang nguồn rộng, không bằng bốn biển. Thế mà người ta vẫn muốn chiếm lấy vật báu ở đó, chư hầu tranh nhau, chiến tranh vì thế nổi lên. Nước nhỏ bị diệt, nước lớn nguy hiểm, giết cha anh người ta, cướp vợ con người ta, tàn phá đất nước, phá hủy tông miếu, để tranh đoạt báu vật đó. Tấn công tranh đoạt, là cường bạo vậy. Cho nên nói dùng cường bạo để chiếm lấy, rồi dùng văn lý[21] để cai trị. Không trái bốn mùa, ắt khiến hiền sĩ thân cận; theo âm dương biến hóa, sai khiến được quỷ thần; kết thông trời đất, kết làm bạn bè. Chư hầu kéo đến thần phục, dân chúng sung túc vui vẻ. Đất nước yên bình, cùng đời đổi mới. Thang, Vũ làm thế, lấy được ngôi thiên tử. Xuân thu ghi việc đó, lấy làm khuôn phép. Đại vương không tự nhận là Thang, Vũ, mà tự so với Kiệt, Trụ. Kiệt, Trụ là cường bạo, nên là việc thường. Kiệt làm nhà lợp bằng ngói, Trụ làm nhà lợp ngà voi. Trưng tơ trưng củi, khiến dân tổn hao. Thuế khóa vô độ, giết người bừa bãi. Giết hết lục súc, lấy da làm túi. Túi đựng máu chúng, cùng người ta treo lên rồi bắn, tranh cường với Thiên đế. Làm trái bốn mùa, nếm trước trăm quỷ. Ai can liền chết, xu nịnh ở bên. Thánh nhân giấu mình, trăm họ không làm. Trời hay khô hạn, nước nhiều yêu ma. Châu chấu hoành hành hằng năm, ngũ cốc mất mùa. Dân không được yên ở chỗ của mình, quỷ thần không được hưởng lễ. Gió lớn nổi lên hằng ngày, giữa ban ngày mà tối sầm. Mặt trời mặt trăng cùng bị ăn, ánh sáng tắt lịm. Các sao chạy loạn, mất hết trật tự. Từ đó mà xem, sao được lâu dài! Tuy không có vua Thang, Vũ, đến lúc cũng phải diệt vong. Nên Thang đánh Kiệt, Vũ vương đánh Trụ, thời khiến nên thế. Rồi làm thiên tử, con cháu nối đời, cả đời không lỗi. Đời sau xưng tụng, đến nay chưa thôi. Đó là nhân thời cơ mà hành động, gặp việc mà mạnh tay, có thể hoàn thành nghiệp của đế vương. Nay rùa là vật cực báu, là sứ giả của bậc thánh, truyền cho vua hiền. Không dùng chân tay, sấm chớp đi theo; gió mưa đưa đi, nước chảy chở đi. Vua chư hầu có đức độ, thì có được nó. Nay đại vương có đức, lại được vật báu này, nhưng sợ không dám nhận. Nếu đại vương thả nó đi, nước Tống ắt có tai họa. Sau tuy hối hận, cũng không kịp nữa.”

Nguyên vương cả mừng. Thế rồi Nguyên vương hướng lên mặt trời vái tạ, vái hai cái rồi nhận. Chọn ngày trai giới, Giáp, Ất là ngày đẹp nhất. Bèn giết trĩ trắng và dê đen; lấy máu tưới lên rùa giữa đàn tế. Dùng dao để róc, mai rùa không hề tổn hại. Dùng thịt khô và rượu để hành lễ, rồi mổ bụng rùa. Dùng cành cây kinh hơ mai rùa xem bói, đến khi có vết nứt. Các việc hiện ra trên các vết nứt, vết nứt đan nhau. Sai quan Thái bốc xem bói, lời bói thảy đều thỏa đáng. Nước có phúc phận, tàng trữ bảo vật, tin truyền sang nước bên. Giết trâu lấy da, phủ lên gỗ ngô đồng nước Trịnh làm trống. Toàn bộ cây cỏ, biến thành vũ khí. Đánh ắt thắng, lấy tất được, không ai bằng Nguyên vương. Thời Nguyên vương, Vệ Binh làm tướng nước Tống, nước Tống là nước mạnh nhất, là nhờ sức rùa thần vậy.

Cho nên nói rùa thần đến, có thể báo mộng cho Nguyên vương, lại không tự thoát khỏi lồng của người chài lưới. Bản thân có đoán mười điều đúng cả, nhưng không thể đi sứ đến được Hoàng Hà, trở lại báo với thần sông Trường Giang. Hiền đến mức khiến người ta đánh là thắng, chiếm là được, lại không thể tự mình thoát khỏi mũi đao, tránh được tai họa bị đâm bị róc. Thánh tới độ có thể biết trước thấy ngay, nhưng không thể khiến Vệ Bình không nói. Bàn việc thì trăm việc đều đúng, nhưng bản thân lại bị giam cầm. Gặp lúc bất lợi, hiền làm được gì! Người hiền có quy củ nhất định, kẻ sĩ có ngôn hành thích hợp. Cho nên sáng cũng có chỗ không thấy, nghe mà có chỗ không được. Người dẫu hiền minh, không thể trái vẽ hình vuông, phải vẽ hình tròn, ánh sáng của mặt trời mặt trăng, còn có lúc bị mây che khuất. Hậu Nghệ nổi tiếng giỏi bắn cung, không bằng Hùng Cừ, Phong Môn; Hạ Vũ nổi tiếng trí tuệ, giỏi biện biệt, cũng chẳng thể thắng nổi quỷ thần. Trụ của đất bị gãy, nên trời không cột chống, thì sao đòi hỏi con người được an toàn? Khổng tử nghe việc đó, nói: “Rùa thần biết việc lành dữ, mà mai bị khô. Mặt trời thi ân đức, thống ngự cả gầm trời, lại bị nhục bởi con quạ ba chân[22]. Mặt trăng thi hành hình phạt, tương trợ cho mặt trời, mà bị con cóc ăn[23]. Nhím bị nhục với chim thước, thần đằng xà[24] bị nguy bởi loài gián. Cây trúc bên ngoài có các đốt, trong thẳng mà rỗng; tùng bách thì cao lớn trong trăm loài, mà phải giữ cổng lớn[25]. Can chi không hoàn bị, nên lúc cô lúc hư[26]. Vàng có chỗ rạn, ngọc trắng có vết. Việc có khi gấp, cũng có lúc chậm. Vật có chỗ bị hạn chế, có chỗ để trông cậy. Lưới có lúc mau, cũng có lúc thưa. Người có lúc quý, cũng có lúc không như ý. Làm thế nào để được thỏa đáng? Muôn vật làm sao để được toàn bị? Trời còn không toàn bị, nên người đời phải làm nhà, chưa đầy ba viên ngói rồi ở trong đó, để ứng với trời. Thiên hạ có thứ bậc, muôn vật không hoàn bị nên mới sống ở đời.”

Chử tiên sinh bàn rằng: Ngư phủ cất lưới lên mà được rùa thần, rùa tự báo mộng cho Tống Nguyên vương, Nguyên vương triệu quan Bác sĩ Vệ Bình, kể cho giấc mộng gặp rùa, Bình xoay la bàn, định vị trí mặt trời mặt trăng, phân chia hạ độ, xem điềm lành dữ, bói thấy rùa và quan sát được những điều giống như trong giấc mộng của Nguyên vương. Bình khuyên nhà vua giữ rùa thần lại, lấy làm báu vật vô giá của quốc gia, việc tốt thay! Xưa, người bói nhất định khen rùa, cho rùa nổi tiếng linh nghiệm, việc ấy có từ lâu rồi. Tôi thuật lại rồi làm thành truyện.

Tháng Ba, tháng Hai, tháng Giêng, tháng Mười hai, tháng Mười một, giữa đóng, trong cao, ngoài thấp, tháng Tư, đầu ngẩng lên, chân mở ra, thu lại rồi mở ra, phần đầu cúi xuống mà lớn, tháng Năm, ngang mà tốt, đầu cúi xuống mà to, tháng Sáu, tháng Bảy, tháng Tám, tháng Chín, tháng Mười[27].

Các điều cấm kỵ khi xem bói: giờ Tý, Hợi, Tuất không thể bói và giết rùa. Giữa trưa nếu có nhật thực thì ngừng bói. Buổi tối, vết nứt trên mai rùa không rõ, không thể bói được. Giờ Canh giờ Tân có thể giết rùa và dùi lỗ trên mai. Thường nhằm sáng mồng một hằng tháng để trừ điểm không lành của rùa, trước tiên tắm cho rùa bằng nước trong, dùng trứng xoa lên để cầu đảo, rồi cầm rùa đi xem, coi đó làm cách thường dùng. Người nào đã bói mà không ứng nghiệm, đều dùng trứng để cầu cúng, đứng quay về đông, cùng cành cây kinh hoặc gỗ cứng để hơ, lại dùng trứng nặn bằng đất trỏ vào đó ba lần, cầm rùa mà trứng đã được xoa đều xung quanh, khấn rằng: “Nay ngày tốt, kính cẩn dùng gạo, trứng gà, gậy gỗ kinh, lụa vàng để bọc gạo và trứng nhằm xua điềm xấu của rùa thần Ngọc linh.” Rùa thần Ngọc linh thực sự đáng tin, qua đó biết rõ sự tình muôn việc, biện biệt vết nứt thì có thể xem bói. Không thành thực đáng tin, thì giơ tro của nó lên, để răn con rùa về sau. Khi bói phải nhìn về bắc, mai rùa phải dài một thước hai tấc.

Xem bói trước tiên phải đem mai rùa ra chỗ đốt lửa hơ rồi dùi lỗ, dùi xong ở phần giữa, lại hơ phần đầu rùa, làm thế ba lần; lại hơ đoạn giữa chỗ dài lỗ, gọi là “chính thân”; hơ phần đầu, gọi là “chính túc” mỗi chỗ hơ ba lần. Rồi cầm mai rùa đi quanh chỗ đốt ba vòng, khấn rằng: “Xin cậy nhờ Ngọc linh phu tử. Phu tử Ngọc linh, dùng cây kinh hơ tâm ngài, khiến ngài biết trước sự việc. Ngài trên đi vào trời cao, dưới đi xuống vực sâu, các thần linh, cỏ thi, không đâu đáng tin như ngài. Hôm nay ngày tốt, xem một quả tốt lành. Mỗ định bởi việc này, nếu được điềm lành thì mừng, được điềm dữ thì lo. Nếu được điềm lành, cho tôi vết nứt lớn, đầu và chân thu lại, sóng đôi hướng lên trên. Nếu không được điềm tốt, cho tôi vết nứt gãy, trong ngoài không tương xứng, đầu chân tiêu biến mất.”

Bói rùa thiêng, khấn rằng: “Cậy nhờ rùa thiêng, trong năm cách bói, năm loại vật linh[28], không loài nào linh như rùa thần, biết ai chết, biết ai sống. Mỗ muốn được quả tốt lành, mỗ muốn mong cầu điều gì. Nếu được, hiển hiện phần đầu, lộ ra phần chân, trong ngoài tương ứng[29]; nếu không được, phần đầu ngẩng lên, phần chân thu lại, trong ngoài rủ xuống[30]. Có thể xem được kết quả”.

Xem người bệnh tật, khấn rằng: “Nay bị bệnh nọ nguy khốn. Nếu chết, đầu vết nứt hướng lên rồi mở ra, trong ngoài đan xen, thân vết nứt gãy từng đốt; không chết, đầu vết nứt ngẩng lên, chân thu lại.”

Xem người bệnh bị ma quỷ ám, khấn rằng: “Nay bệnh, bị ma quỷ ám, tượng vết nứt không hiện; nếu không bị ma quỷ ám, hiện. Tượng vết nứt nếu có ma quỷ ở trong nhà, hiện bên trong, nếu ma quỷ ở bên ngoài, hiện bên ngoài.”

Xem người bị tù có được thả hay không. Nếu không được thả, vết nứt nằm ngang là tốt lành yên ổn; nếu được thả, chân vết nứt mở, đầu ngẩng lên hướng ra ngoài.

Xem cầu tài vật, muốn biết có được hay không. Nếu được, vết nứt đầu ngẩng lên, chân mở, trong ngoài tương ứng; nếu không được, hiện vết nứt đầu ngẩng lên, chân thu lại.

Xem việc bán hay mua tôi tớ, hầu thiếp, ngựa, trâu. Nếu được, tượng vết nứt đầu ngẩng lên, chân mở ra, trong ngoài tương ứng; nếu không được, đầu ngẩng lên, chân thu lại, hiện vết nứt nằm ngang là tốt đẹp, yên lành.

Xem việc đánh trộm cướp, tụ họp những người liên quan, ở địa điểm nọ, nay người nọ thống lãnh sĩ tốt và những người liên quan, đến đánh chúng. Nếu thắng, vết nứt đầu ngẩng lên, chân mở ra, thân vết nứt thẳng, bên trong cao, ngoài thấp xuống; không thắng, chân thu, đầu ngẩng, thân và đầu vết nứt trong thấp ngoài cao.

Xem có nên xuất hành hay không. Nên đi, vết nứt đầu và chân mở; không đi được, chân thu đầu ngẩng, nếu nứt theo chiều ngang thì tốt lành yên ổn, yên thì không xuất hành.

Xem việc đi đánh trộm, xem có gặp chúng không. Nếu gặp, vết nứt đầu ngẩng, chân thu ở phía ngoài; nếu không gặp, chân mở đầu ngẩng.

Xem việc đi dò xét trộm cướp có gặp hay không. Nếu gặp, đầu ngẩng chân thu, thu thì thắng ở bên ngoài, không gặp, chân mở đầu ngẩng.

Bói việc nghe tin trộm cướp, chúng có đến hay không. Nếu đến, ngoài cao trong thấp, chân thu đầu ngẩng; không đến, chân mở đầu ngẩng, nếu nứt ngang là tốt lành yên ổn, theo kỳ hạn chúng tự đến.

Xem việc điều chuyển, mất chức quan hay không. Nếu mất chức, tượng quẻ chân mở phía ngoài thu lại, đầu ngẩng; không bị mất chức, tự từ chức, nếu chân thu, vết nứt hiện theo chiều ngang là tốt lành, yên ổn.

Xem làm quan có tốt hay không. Nếu tốt, hiện vết nứt thân ngay ngắn, nếu nứt ngang là tốt lành yên ổn; không tốt, thân vết nứt gãy từng đốt, đầu ngẩng, chân mở.

Xem nhà ở có tốt hay không. Nếu tốt, hiện thân vết nứt ngang thẳng, nếu nứt ngang là tốt lành yên ổn; không tốt, thân vết nứt gãy từng đốt, đầu ngẩng, chân mở.

Xem trong năm lúa có bội thu hay không. Nếu bội thu, vết nứt đầu ngẩng chân mở, trong ngoài nổi cao, phía ngoài rủ xuống; nếu mất mùa, chân thu đầu ngẩng ra ngoài.

Xem trong năm có dịch bệnh không. Nếu có dịch bệnh, đầu ngẩng chân thu, thân vết nứt thành từng đốt bên ngoài mạnh; không có dịch bệnh, thân vết nứt ngay thẳng, đầu ngẩng chân mở.

Xem trong năm có chiến tranh hay không. Không có chiến tranh, hiện vết nứt ngang là tốt lành yên ổn; có chiến tranh, đầu ngẩng chân mở, thân vết nứt biểu hiện bên ngoài mạnh.

Xem cầu kiến quý nhân tốt hay không. Tốt, chân mở đầu ngẩng, thân vết nứt ngay ngắn, trong cao; không tốt, đầu ngẩng, thân gãy từng đốt, chân thu hướng ra ngoài, như trống không, không có gì.

Xem việc xin yết kiến người khác được hay không. Nếu được, đầu ngẩng chân mở, trong cao, không được, đầu ngẩng chân thu hướng ra ngoài.

Xem việc truy đuổi người bỏ trốn có bắt được hay không. Bắt được, đầu ngẩng chân thu, trong ngoài tương ứng; không bắt được, đầu ngẩng chân mở, nếu nứt ngang thì tốt lành yên ổn.

Xem đánh cá, đi săn có được không. Nếu được, đầu ngẩng chân mở, trong ngoài tương ứng; không được, chân thu đầu ngẩng, nếu nứt ngang thì tốt lành yên ổn.

Xem đi đường có gặp trộm cướp không. Nếu gặp, đầu ngẩng chân mở, thân gãy từng đốt, ngoài cao trong thấp, không gặp, hiện vết.

Xem trời mưa hay không. Nếu mưa, đầu ngẩng hướng ra ngoài, ngoài cao trong thấp, không mưa, đầu ngẩng chân mở, nếu nứt ngang thì tốt lành yên ổn.

Xem trời tạnh mưa hay không. Nếu tạnh, hiện vết chân mở đầu ngẩng; không tạnh, nứt ngang thì tốt.

Tượng quẻ gọi là “nứt ngang thì tốt lành yên ổn.” Để xem bệnh, bệnh nguy kịch thì trong một ngày không thể chết; bệnh không nghiêm trọng thì khỏi ngay trong ngày bói, không chết. Người bị giam tù tội nặng thì không được ra, tội nhẹ sẽ được ra ngay; qua một ngày không ra, lâu cũng không thương hại gì. Cầu tài vật, mua tôi tớ, hầu thiếp, ngựa, trâu, một ngày là mua được; quá một ngày thì không mua được. Người xuất hành thì không nên đi. Người đến thì sẽ đến ngay; quá thời gian một bữa ăn mà không tới, sẽ không đến. Đánh trộm cướp, không nên đi, đi cũng không gặp. Nghe tin trộm cướp, chúng không đến. Điều chuyển quan chức, không bị điều chuyển. Giữ chức quan, ở nhà, đều tốt. Trong năm, lúa má thất thu. Dân không bị ôn dịch. Trong năm không có chiến tranh. Gặp người thì phải đi, không đi thì không vui. Xin gặp người khác, không đi không được. Bắt người bỏ trốn, đánh cá săn thú, không được. Đi không gặp trộm cướp. Xem mưa không mưa. Xem tạnh không tạnh.

Tượng quẻ gọi là “hiện vết.” Xem người bệnh thì không chết. Người bị giam thì được thả. Người xuất hành thì ra đi. Người đến, sẽ đến. Mua bán, được. Bắt người bỏ trốn, bắt được, quá một ngày thì không bắt được. Xem về người đi, không đến nơi.

Tượng quẻ gọi là “cột gãy” (trụ triệt). Xem về bệnh, không chết. Người bị giam, được thả. Người xuất hành, có thể lên đường. Người đến, sẽ đến. Buôn bán, không được. Lo lắng, không còn lo lắng. Đuổi bắt người bỏ trốn, không bắt được.

Tượng quẻ gọi là “đầu ngẩng chân thu có trong không ngoài." Xem về bệnh, bệnh nặng không chết. Người bị giam, được thả. Cầu tài vật, mua tôi tớ, hầu thiếp, ngựa, trâu, không được. Người xuất hành, nghe lời không đi. Người đến, sẽ đến. Nghe tin trộm cướp, trộm cướp không đến. Nghe nói, không đến. Nghe nói sẽ thiên chuyển chỗ làm quan, không chuyển. Làm quan, có điều lo lắng. Ở nhà, có nhiều tai họa. Lúa má trong năm, mất mùa. Trong năm có dịch bệnh, dân chúng nhiều người bệnh tật. Trong năm có chiến tranh, nghe nói nhưng không khai chiến. Gặp quý nhân, tốt. Xin yết kiến, không nên đi, đi không được lời nói tốt. Đuổi bắt người bỏ trốn, không được. Đánh cá, săn bắn, không được. Xuất hành, không gặp trộm cướp. Mưa, không mưa to quá. Xem tạnh hay không, không tạnh. Cho nên hình chữ đều là “thủ bị.” Hỏi thì đáp: “Bị là ngẩng lên.” Cho nên xác định là đầu ngẩng lên. Vì thế ghi lại.

Tượng quẻ gọi là “đầu ngẩng chân thu có trong không ngoài.” Xem về bệnh, bệnh nặng không chết. Người bị giam, không được thả. Cầu tài, mua tôi tớ, hầu thiếp, không được. Người xuất hành, không nên đi. Người đến, không đến. Đánh trộm cướp, không gặp. Nghe tin trộm cướp đến, nội bộ đã tự kinh sợ, trộm cướp không đến. Thuyên chuyển quan chức, không thuyên chuyển. Làm quan, nhà, tốt. Lúa má trong năm, mất mùa. Bệnh dịch trong năm, dân nhiều bệnh nặng. Trong năm không có chiến tranh. Gặp quý nhân, tốt. Xin yết kiến, đuổi bắt người bỏ trốn, không được. Mất của, của cải chưa bị chuyển đi, tìm lại được. Đánh cá, săn bắn, không được. Xuất hành, không gặp trộm cướp. Xem mưa, không mưa. Xem tạnh, không tạnh. Xấu.

Tượng quẻ gọi là “hiện vết đầu ngẩng chân thu.” Xem về bệnh, không chết. Người bị giam, chưa được thả. Cầu của cải, mua tôi tớ, hầu thiếp, ngựa, trâu, không được. Xuất hành, không nên đi. Người đến, sẽ đến. Đánh trộm, không gặp chúng. Nghe tin trộm cướp đến, không đến. Thuyên chuyển quan chức, không chuyển. Làm quan lâu, nhiều nỗi lo lắng. Ở nhà, không tốt. Lúa má trong năm, mất mùa. Dân bị bệnh dịch. Trong năm không có chiến tranh. Gặp quý nhân, không tốt. Xin yết kiến, không được. Đánh cá, săn bắn, được ít. Xuất hành, không gặp trộm cướp. Xem mưa, không mưa. Xem tạnh, không tạnh. Không tốt.

Tượng quẻ gọi là “hiện vết đầu ngẩng chân mở.” Xem bệnh, bệnh chuyển nặng rồi chết. Người bị giam, được thả. Cầu của cải, mua tôi tớ, hầu thiếp, ngựa, trâu, không được. Xuất hành, có thể đi. Người đến, sẽ đến. Đánh trộm cướp, không gặp chúng. Nghe tin trộm cướp đến, không đến. Thuyên chuyển chức quan, chuyển. Giữ chức quan, không lâu. Ở nhà, không tốt. Lúa má trong năm, mất mùa. Dịch bệnh trong năm, dân bị nhưng ít. Trong năm không có chiến tranh. Gặp quý nhân, không được tốt. Xin yết kiến, đuổi theo người bỏ trốn, đánh cá săn bắn, không được. Xuất hành, gặp trộm cướp. Xem mưa, không mưa. Xem tạnh, trời tạnh. Hơi tốt.

Tượng quẻ gọi là “đầu ngẩng chân thu.” Xem bệnh, không chết. Người bị giam, giam lâu, không thương hại gì. Cầu của cải, mua tôi tớ, hầu thiếp, ngựa, trâu, không được. Người đi, không nên đi. Đánh trộm cướp, không đi. Người đến, sẽ đến. Nghe tin trộm cướp đến, đến. Chuyển đổi chức quan, nghe nói mà không chuyển. Ở nhà, không tốt. Lúa má trong năm, mất mùa. Bệnh dịch trong năm, dân có bệnh nhưng ít. Trong năm không có chiến tranh. Gặp quý nhân, được gặp. Xin yết kiến, đuổi theo bắt người bỏ trốn, đánh cá săn bắn, không được. Xuất hành, gặp trộm cướp. Xem mưa, không mưa. Xem tạnh, không tạnh. Tốt.

Tượng quẻ gọi là “đầu ngẩng chân mở có trong.” Xem người bệnh, chết. Người bị giam, được thả. Cầu của cải, mua tôi tớ, hầu thiếp, ngựa, trâu, không được. Người đi, nên đi. Người đến, sẽ đến. Đánh trộm cướp, đi nhưng không gặp trộm cướp. Nghe nói trộm cướp đến, không đến. Chuyển đổi chức quan, chuyển. Làm quan, không được lâu. Ở nhà, không tốt. Lúa má, được mùa. Dân có bệnh tật nhưng ít. Trong năm không có chiến tranh. Gặp quý nhân, không tốt. Xin yết kiến, đuổi theo bắt người bỏ trốn, đánh cá săn bắn, không được. Xuất hành, gặp trộm cướp. Xem mưa, tạnh. Xem tạnh, hơi tốt; không tạnh, tốt.

Tượng quẻ gọi là “nứt ngang, tốt; trong ngoài tự nhô cao.” Xem người bệnh, ngày bói không khỏi thì chết. Người bị giam cầm, không có tội, được thả. Cầu tài vật, mua tôi tớ, hầu thiếp, ngựa, trâu, được. Người đi, sẽ đi. Người đến, sẽ đến. Đánh trộm cướp, cùng giao chiến không phân thắng bại. Nghe tin trộm cướp đến, sẽ đến. Điều chuyển quan chức, sẽ điều chuyển. Ở nhà, tốt. Lúa má được mùa. Dân không bị dịch bệnh. Trong năm không có chiến tranh. Gặp quý nhân, xin yết kiến, truy bắt người bỏ trốn, đánh cá, săn bắt, được. Xuất hành, gặp trộm cướp. Xem trời mưa hay tạnh, mưa rồi tạnh, cực tốt.

Tượng quẻ gọi là “nứt ngang tốt, trong ngoài tự tốt." Xem bệnh, người bệnh chết. Người bị giam, không được thả. Cầu tài vật, mua tôi tớ, hầu thiếp, ngựa, trâu, truy đuổi người bỏ trốn, đánh cá, săn bắn, không được. Người đi, không đến nơi. Đánh trộm cướp, không gặp chúng. Nghe tin trộm, không đến. Điều chuyển quan chức, chuyển. Làm quan, có điều lo lắng. Ở nhà, gặp quý nhân, xin yết kiến, không tốt. Lúa má trong năm, không được mùa. Dân bị bệnh dịch. Trong năm không có chiến tranh. Xuất hành, không gặp trộm cướp. Xem mưa, không mưa. Xem tạnh, không tạnh. Không tốt.

Tượng quẻ gọi là “người đánh cá.” Xem bệnh, bệnh càng nặng, không chết. Người bị giam, được thả. Cầu tài vật, mua tôi tớ, hầu thiếp, ngựa, trâu, đánh trộm cướp, xin yết kiến, truy bắt người bỏ trốn, đánh cá, săn bắn, được. Người đi, đi sẽ đến. Nghe tin trộm cướp, không đến. Điều chuyển chức quan, không chuyển. Ở nhà, tốt. Lúa má trong năm, không được mùa. Dân bị dịch bệnh. Trong năm không có chiến tranh. Gặp quý nhân, tốt. Xuất hành, không gặp trộm cướp. Xem mưa, không mưa. Xem tạnh, không tạnh. Tốt.

Tượng quẻ gọi là “đầu ngẩng chân thu, trong cao ngoài thấp.” Xem bệnh, bệnh nặng thêm, không chết. Người bị giam, không được thả. Cầu tài vật, mua tôi tớ, hầu thiếp, ngựa, trâu, đuổi bắt người bỏ trốn, đánh cá, săn bắn, được. Người đi, không đi. Người đến, sẽ đến. Đánh trộm cướp, thắng. Thuyên chuyển chức quan, không chuyển. Làm quan, có nỗi lo, không bị thương hại. Ở nhà, nhiều lo lắng về bệnh tật. Trong năm được mùa lớn. Dân bị dịch bệnh. Trong năm có chiến tranh, nhưng không đến chỗ mình. Gặp quý nhân, xin yết kiến, không tốt. Xuất hành, gặp trộm cướp. Xem mưa, không mưa. Xem tạnh, không tạnh. Tốt.

Tượng quẻ gọi là “ngang tốt, trên có chỗ ngẩng lên, dưới có chỗ như cột trụ.” Xem bệnh, người bệnh lâu ngày, không chết. Người bị giam, không được thả. Cầu tài vật, mua tôi tớ, hầu thiếp, ngựa, trâu, truy bắt người bỏ trốn, đánh cá, săn bắn, không được. Người đi, không đi. Người đến, không đến. Đánh trộm cướp, không đi, đi cũng không gặp. Nghe tin trộm cướp, không đến. Thuyên chuyển chức quan, không chuyển. Ở nhà, gặp quý nhân, tốt. Trong năm được mùa lớn. Dân bị dịch bệnh. Trong năm không có chiến tranh. Xuất hành, không gặp trộm cướp. Xem mưa, không mưa. Xem tạnh, không tạnh. Cực tốt.

Tượng quẻ gọi là “ngang tốt, như cây du ngẩng lên.” Xem bệnh, không chết. Người bị giam, không được thả. Cầu tài vật, mua tôi tớ, hầu thiếp, ngựa, trâu, rất không được. Người đi, không đi. Người đến, không đến. Đánh trộm cướp, không đi, đi cũng không gặp. Nghe tin trộm cướp, không đến. Thuyên chuyển chức quan, không chuyển. Làm quan, ở nhà, gặp quý nhân, tốt. Trong năm được mùa. Trong năm có dịch bệnh, không có chiến tranh. Xin yết kiến, truy bắt người bỏ trốn, không được. Đánh cá, săn bắn, rất không được. Xuất hành, không được việc. Xuất hành, không gặp trộm cướp. Xem mưa hay tạnh, không tạnh. Hơi tốt.

Tượng quẻ gọi là “ngang tốt, phía dưới có chỗ như cột trụ.” Xem bệnh, bệnh nặng không thể khỏi ngay, không chết. Người bị giam, được thả. Cầu tài vật, mua tôi tớ, hầu thiếp, ngựa, trâu, xin yết kiến, truy bắt người bỏ trốn, đánh cá, săn bắn, không được. Xuất hành đến chốn nào đó, không đến nơi. Đánh trộm cướp, không giao chiến. Nghe tin trộm cướp đến, sẽ đến. Thuyên chuyển chức quan, làm quan, tốt, nhưng không được lâu. Ở nhà, không tốt. Trong năm mất mùa. Dân không bị dịch bệnh. Trong năm không có chiến tranh. Gặp quý nhân, tốt. Xuất hành, không gặp trộm cướp. Xem mưa, không mưa. Tạnh. Hơi tốt.

Tượng quẻ gọi là “chỗ chở” [31]. Xem bệnh, mau khỏi, không chết. Người bị giam, được thả. Cầu tài vật, mua tôi tớ, hầu thiếp, ngựa, trâu, xin yết kiến, truy bắt người bỏ trốn, đánh cá, săn bắn, được. Người đi, sẽ đi. Người đến, sẽ đến. Đánh trộm cướp, gặp nhau, không giao chiến. Nghe tin trộm cướp đến, sẽ đến. Thuyên chuyển chức quan, sẽ chuyển. Ở nhà, có nỗi lo lắng. Gặp quý nhân, tốt. Trong năm được mùa. Dân không bị dịch bệnh. Trong năm không có chiến tranh. Xuất hành, không gặp trộm cướp. Xem mưa, không mưa. Xem tạnh, trời tạnh. Tốt.

Tượng quẻ gọi là “cội cành” [32]. Xem bệnh, không chết. Người bị giam, lâu ngày, không bị thương hại. Cầu tài vật, mua tôi tớ, hầu thiếp, ngựa, trâu, xin yết kiến, đuổi bắt người bỏ trốn, đánh cá, săn bắn, không được. Người đi, không đi. Người đến, không đến. Đánh trộm cướp, trộm cướp rời đi, không giao chiến. Nghe tin trộm cướp, không đến. Thuyên chuyển chức quan, không chuyển. Ở nhà, tốt. Lúa má trong năm, thu hoạch trung bình. Dân bị dịch bệnh, không chết. Gặp quý nhân, không gặp được. Xuất hành, không gặp trộm cướp. Xem mưa, không mưa. Rất tốt.

Tượng quẻ gọi là “đầu ngẩng chân thu, ngoài cao trong thấp.” Dùng bói, có điều lo lắng, không phương hại gì. Người đi, không đến nơi. Người bệnh lâu, chết. Cầu tài vật, không được. Gặp quý nhân, tốt.

Tượng quẻ gọi là “ngoài cao, trong thấp." Xem bệnh, không chết, có yêu ma. Ra chợ mua, không được. Làm quan, ở nhà, không tốt. Người đi, không đi. Người đến, không đến. Người bị giam lâu ngày, không bị thương hại. Tốt.

Tượng quẻ gọi là “đầu nhìn chân giạng, có trong ngoài tương ứng.” Xem người bệnh, dậy được. Người bị giam, được thả. Người đi, sẽ đi. Người đến, sẽ đến. Cầu tài vật, được. Tốt.

Tượng quẻ gọi là “hiện vết đầu ngẩng chân mở.” Xem người bệnh, bệnh nặng, chết. Người bị giam, được thả, có điều phải lo lắng. Cầu tài vật, mua tôi tớ, hầu thiếp, ngựa, trâu, xin yết kiến, truy bắt kẻ bỏ trốn, đánh cá, săn bắn, không được. Người đi, không đi. Người đến, không đến. Đánh trộm cướp, không giao chiến. Nghe tin trộm cướp đến, sẽ đến. Thuyên chuyển chức quan, làm quan, ở nhà, không tốt. Lúa má trong năm, thu hoạch không tốt. Dân bị dịch bệnh, không chết. Trong năm không có chiến tranh. Gặp quý nhân, không tốt. Xuất hành, không gặp trộm cướp. Xem mưa, không mưa. Trời tạnh. Không tốt.

Tượng quẻ gọi là “hiện vết đầu ngẩng chân mở, ngoài cao trong thấp.” Xem người bệnh, không chết, có yêu ma bên ngoài đến. Người bị giam, được thả, có điều lo lắng. Cầu tài vật, mua tôi tớ, hầu thiếp, ngựa, trâu, gặp nhau nhưng không thành công. Người đi, sẽ đi. Nghe nói có người sẽ đến, không đến. Đánh trộm cướp, thắng. Nghe tin trộm cướp đến, không đến. Thuyên chuyển chức quan, làm quan, ở nhà, gặp quý nhân, không tốt. Trong năm, dân bị dịch bệnh. Có chiến tranh. Xin yết kiến, truy bắt người bỏ trốn, đánh cá, săn bắn, không được. Nghe tin trộm cướp, gặp trộm cướp. Xem mưa, không mưa. Trời tạnh. Xấu.

Tượng quẻ gọi là “đầu ngẩng chân thu, thân gãy, trong ngoài tương ứng.” Xem bệnh, bệnh nặng, không chết. Người bị giam, lâu ngày không được thả. Cầu tài vật, mua tôi tớ, hầu thiếp, ngựa, trâu, đánh cá, săn bắn, không được. Người đi, không đi. Người đến, không đến. Đánh trộm cướp, có cách để đánh thắng. Nghe trộm cướp đến, sẽ đến. Thuyên chuyển chức quan, không chuyển. Làm quan, ở nhà, không tốt. Trong năm mất mùa. Dân bị dịch bệnh. Trong năm có chiến tranh, không đến chỗ mình. Gặp quý nhân, mừng. Xin yết kiến, truy bắt người bỏ trốn, không được. Gặp trộm cướp. Xấu.

Tượng quẻ gọi là “trong ngăn ngoài rủ.” Người đi, không đi. Người đến, không đến. Người bệnh, chết. Người bị giam, không được thả. Cầu tài vật, không được. Gặp người, không gặp. Cực tốt.

Tượng quẻ gọi là “ngang tốt, trong ngoài tương ứng, tự nhô cao như cây du ngẩng lên, trên như cột trụ, chân thu.” Xem bệnh, bệnh nặng, không chết. Bị giam lâu, không đáng tội. Cầu tài vật, mua tôi tớ, hầu thiếp, ngựa, trâu, xin yết kiến, truy bắt người bỏ trốn, đánh cá, săn bắn, không được. Người đi, không đi. Người đến, không đến. Làm quan, ở nhà, gặp quý nhân, tốt. Thuyên chuyển quan chức, không chuyển. Lúa má trong năm, không được mùa lớn. Dân có dịch bệnh. Có chiến tranh. Có chiến tranh nhưng không gặp. Xuất hành, gặp trộm cướp. Nghe nói, không gặp. Xem mưa, không mưa. Xem tạnh, trời tạnh. Cực tốt.

Tượng quẻ gọi là “đầu ngẩng chân thu, trong ngoài rủ xuống.” Xem việc lo lắng về bệnh tật, nặng nhưng không chết. Làm quan, không thành. Người đi, sẽ đi. Người đến, sẽ không đến. Cầu tài vật, không được. Cầu người, không được. Tốt.

Tượng quẻ gọi là “ngang tốt, dưới có cột trụ.” Xem người đến, đến. Trong ngày xem có đến không, chưa đến. Xem người bệnh, qua một ngày không khỏi thì chết. Người đi, không đi. Cầu tài vật, không được. Người bị giam, được thả.

Tượng quẻ gọi là “ngang tốt, trong ngoài tự cất lên.” Xem người bệnh, bệnh lâu, không chết. Người bị giam, lâu ngày không được thả. Cầu tài vật, được nhưng ít. Người đi, không đi. Người đến, không đến. Gặp quý nhân, gặp. Tốt.

Tượng quẻ gọi là “trong cao ngoài thấp, vết nhẹ chân mở”. Cầu tài vật, không được. Người đi, sẽ đi. Người bệnh, sẽ khỏi. Người bị giam, không được thả. Người đến, sẽ đến. Gặp quý nhân, không gặp. Tốt.

Tượng quẻ gọi là “ngoại cách." Cầu tài vật, không được. Người đi, không đi. Người đến, không đến. Người bị giam, không được thả. Không tốt. Người bệnh, chết. Cầu tài vật, không được. Gặp quý nhân, gặp. Tốt.

Tượng quẻ gọi là “trong tự cất lên, ngoài vào chính giữa, chân giạng.” Người đi, sẽ đi. Người đến, sẽ đến. Cầu tài vật, được. Người bệnh, lâu ngày nhưng không chết. Người bị giam, không được thả. Gặp quý nhân, gặp. Tốt.

Tượng này là “ngang tốt, trên có cột trụ, ngoài và trong tự cất cao, chân thu.” Xem điều mong cầu, được. Bệnh, không chết. Người bị giam, không bị thương hại, chưa được thả ra. Người đi, không đi. Người đến, không đến. Gặp người, không gặp được. Trăm việc đều tốt.

Tượng này là “ngang tốt, trên có cột trụ, ngoài và trong tự cất cao thành cột trụ và chân”. Xem điều mong cầu, được. Bệnh, tưởng chết nhưng mau chóng dậy được. Người bị giam, bị giữ lại, không thương hại, mau chóng được thả. Người đi, không đi. Người đến, không đến. Gặp người, không gặp. Trăm việc tốt. Có thể cất quân.

Tượng này là “có dối trá, có phần ngoài”. Xem điều mong cầu, không được. Bệnh, không chết, nhiều lần dậy được. Người bị giam, nhân tai họa mà bị tội. Nghe nói, không thương hại. Người đi, không đi. Người đến, không đến.

Tượng này là “có dối trá, có phần trong”. Xem điều mong cầu, không được. Bệnh, không chết, nhiều lần dậy được. Người bị giam, giữ lại vì họa nên mắc tội, không thương hại, sẽ được thả. Người đi, không đi. Người đến, không đến. Gặp người, không gặp.

Tượng này là “có giả dối, trong ngoài tự cất cao”. Xem điều mong cầu, được. Bệnh, không chết. Người bị giam, không bị mắc tội. Người đi, sẽ đi. Người đến, sẽ đến. Ruộng, mua bán ngoài chợ, đánh cá, săn bắn, thảy đều mừng.

Tượng này là “hồ lạc”. Xem điều mong cầu, không được. Bệnh, chết, khó dậy được. Bị giam, không mắc tội, khó được thả. Có thể ở nhà. Có thể cưới gả. Người đi, không đi. Người đến, không đến. Gặp người, không gặp. Xem có điều lo lắng hay không, không lo lắng.

Tượng này là “hồ triệt”. Xem điều mong cầu, không đạt được. Người bệnh, chết. Bị giam giữ, đáng tội. Người đi, không đi. Người đến, không đến. Gặp người, không gặp. Lời nói, được chứng thực. Trăm việc thảy không tốt.

Tượng này là “đầu cúi, chân thu, thân gãy từng đốt". Xem điều mong cầu, không đạt được. Người bệnh, chết. Bị giam giữ, có tội. Mong ngóng người, không đến nơi. Người đi, sẽ đi. Người đến, không đến. Gặp người, không gặp.

Tượng này là “nổi trong, ngoài tự rủ xuống”. Xem điều mong cầu, không rõ. Bệnh, không chết, khó dậy. Bị giam giữ, không có tội, khó được thả. Người đi, không đi. Người đến, không đến. Gặp người, không gặp. Không tốt.

Tượng này là “ngang tốt, như cây du ngẩng lên, đầu cúi xuống”. Xem điều mong cầu, khó đạt được. Bệnh, khó dậy, không chết. Bị giam cầm, khó được thả, không bị thương hại. Có thể ở nhà, có thể cưới gả.

Tượng này là “ngang tốt, trên như cột trụ chống giữa, thân nứt thành từng đốt, trong ngoài tự cất lên." Xem người bệnh, ngày bói không chết, một ngày sau thì chết.

Tượng này là “ngang tốt, trên như trụ cột, chân thu, trong tự cất cao, ngoài tự rủ xuống”. Xem người bệnh, ngày xem không chết, qua một ngày sau thì chết.

“Đầu cúi, chân hư ngụy, có bên ngoài, không có bên trong”. Người bệnh xem bói mai rùa chưa xong, đã vội chết. Bói sai lớn lắm, nội trong một ngày không chết.

“Đầu ngẩng chân thu”. Xem điều mong cầu, không đạt được. Để bói về người bị giam cầm, có tội. Người ta dùng lời nói làm cho sợ, nhưng không bị thương tổn. Người đi, không đi. Gặp người, không gặp.

Luận chung rằng: “ngoài” tức là người khác, “trong” là thân ta vậy; “ngoài” là nữ, “trong” là nam. “Đầu cúi” là lo lắng. “Lớn” là thân chính, “nhỏ” là cành nhánh nhỏ của vết nứt. Cách xem đại thể, về người bệnh, “chân thu” thì sống, “chân mở” thì chết. Xem việc xuất hành, “chân mở” là đến nơi, “chân thu” là không đến nơi. Xem việc xuất hành, “chân thu” thì không đi, “chân mở” thì đi. Xem điều mong cầu, “chân mở” là được, “chân thu” là không được. Xem người bị giam cầm, “chân thu” là không được thả, “mở” là được thả. Xem về bệnh, chân mở” mà chết là do tượng quẻ “trong cao mà ngoài thấp” vậy. [33]

 

Chú thích.

[1] vua Khải nhà Hạ  Tương truyền vua Vũ lấy vợ là người ở Đồ Sơn, sinh ra Khải.

[2] Tương truyền thứ phi của Đế Khốc là Giản Địch nuốt trứng chim én (huyền điểu) rồi sinh ra Tiết. Tiết giúp Vũ trị thủy có công lao, được Thuấn giao làm Tư đồ, ở đất Thương, đó là thủy tổ của nhà Thương.

[3] Trăm thứ lúa: chỉ Hậu Tắc. Theo truyền thuyết, nguyên phi của Đế Khốc là Khương Nguyên giẫm lên vết chân lớn rồi có mang sinh ra Khí. Khí làm quan Nông sư cho Đế Nghiêu, dạy dân trồng các loại cây lương thực (bách cốc), sau được Nghiêu phong đất Thai, gọi là Hậu Tắc, là thủy tổ của nhà Chu sau này.

[4] Thiên "Kim đằng" sách Thượng thư (Kinh Thư) có ghi việc Vũ vương bị bệnh nặng, Chu công cầu các tiên vương là Thái công, Vương Quý, Văn vương trên trời phù hộ cho Vũ vương, bản thân mình tự nguyện chết thay cho Vũ vương, cầu đảo rồi ba lần bói mai rùa, đều được điềm tốt. Hôm sau, Vũ vương khỏi bệnh.

[5] Vua Trụ làm nhiều việc tàn ác, bề tôi là Tổ Y can ngăn cảnh báo nhưng không nghe, dùng mai rùa lớn để bói nhưng không bói được điềm lành.

[6] Năm Hy công thứ 25, triều đình nhà Chu nội loạn, Chu Tương vương phải chạy ra bên ngoài, vua tôi nước Tấn tính việc cần vương, sai quan phụ trách việc xem bói là Bốc Yển bói mai rùa, được điềm tốt nói về việc Hoàng Đế đánh trận ở Bản Tuyền. Thế là vua tôi nước Tấn đem quân cần vương, giúp Tương vương trở lại ngôi vị. Hoàng Đế đánh trận ở Bản Tuyền; chỉ việc Hoàng Đế đánh Xi Vưu. Năm Hy công thứ 28, trong trận chiến Thành Bộc, Tấn Văn công đánh thắng Sở, được Chu Tương vương sách mệnh cho Tấn Văn công làm Hầu bá, ban cho cây cung đỏ. Cung đỏ (quản cung) là cung do thiên tử ban cho chư hầu, cho đại quyền được lấy danh nghĩa thiên tử đi chinh phạt.

[7] Tấn Hiến công sắp đánh Ly Nhung, sai đại phu Sử Tô bói quẻ, được điềm tượng cái miệng, Sử Tô cho là quẻ vừa thắng vừa thua, không tốt hơn. Tấn Hiến công vẫn đánh Ly Nhung, chiếm được nàng Ly Cơ. Ly Cơ dùng nhan sắc quyến rũ Hiến công, gièm pha hại Thân Sinh, khiến Trùng Nhĩ, Quản Trọng phải chạy khỏi nước. Hiến công chết, các công tử tranh ngôi, trải qua Hề Tề, Điệu tử, Huệ công, Hoài công, Văn quân, cả thảy năm vị vua đất nước mới yên định trở lại.

[8] Sở Linh vương từng bói quẻ, hỏi: "Ta có được thiên hạ không?" Được quẻ xấu, bèn ném mai rùa, mắng chửi trời. Dân chúng lo sợ vì lòng tham không cùng của Linh vương, nổi lên làm loạn, Linh vương bị giết ở Càn Khê.

[9] Trong Kinh Thư, Cơ Tử nói với Vũ vương về năm cách quyết định những việc khó khăn: "Ngài có đại sự chưa quyết được từ phải hỏi lòng mình, hỏi ở khanh sĩ, hỏi ở thứ dân, hỏi ở mai rùa và cỏ thi. Lòng mình đã quyết, bói mai rùa tốt, bói cỏ thi tốt, khanh sĩ theo, thứ dân theo, đó là đại đồng. Thân được mạnh khỏe, con cháu tốt lành. Ngài quyết, bói mai rùa tốt, bói cỏ thi tốt, khanh sẽ không theo, thứ dân không theo, tốt. Khanh sĩ theo, bói mai rùa tốt, bói cỏ thi tốt, không đúng ý ngài, thứ dân không theo, tốt. Thứ dân theo, bói mai rùa tốt, bói cỏ thi tốt, không đúng ý ngài, khanh sĩ không theo, tốt. Đúng ý ngài, bói mai rùa tốt, bói cỏ thi xấu, khanh sĩ không theo, thứ dân không theo, thế thì trong là tốt, ngoài là hung." Như vậy, dựa vào năm yếu tố: ý của vua, khanh sĩ, thứ dân, bói mai rùa và cỏ thi, được ba yếu tốt bất kỳ thì coi là tốt.

[10] Chỉ sách Sử ký của Tư Mã Thiên.

[11] Phục linh: loại thực vật dùng làm thuốc.

[12] Thỏ ti: loài tơ hồng, sống tầm gửi vào loại cây khác.

[13] Ý nói không bị cháy rừng.

[14] Ý nói không bị người ta đến chặt phá.

[15] Vua nước Tống thời Xuân thu Chiến quốc.

[16] Làng: nguyên là "lư", đơn vị hành chính cũ, 25 nhà là một "lư".

[17] Vua Kiệt làm nhiều việc tàn ác vô đạo, bề tôi là Quan Long Phụng ra sức can ngăn, Kiệt không nghe, hạ ngục, sau giết chết.

[18] Thánh nhân: chỉ Tỷ Can, bề tôi vua Trụ. Tương truyền Tỷ Can can ngăn liên tục ba ngày, vua Trụ cả giận, nói: "Ta nghe nói tim của thánh nhân có bảy lỗ, không biết có đúng hay không?" Rồi giết Tỷ Can, moi tim ra xem.

Chém bắp chân: Mùa đông, có người buổi sớm lội nước, bảo rằng chân mình chịu được rét, vua Trụ sai chặt chân để xem.

[19] Thái công Vọng: hay cũng gọi là Lã Vọng, tức Khương Tử Nha, người sau này giúp nhà Chu dựng lên đại nghiệp.

[20] Ý nói rất nhỏ bé.

[21] Ý nói dùng giáo hóa, lễ nghi... để cai trị.

[22] Theo truyền thuyết, trên mặt trời có con quạ ba chân.

[23] Theo Hoài Nam tử - Thuyết lâm huấn: cóc ăn ánh trăng sáng.

[24] Đằng xà: một loài rồng.

[25] Ý nói cây tùng cây bách hay được trồng ở cổng.

[26] Sách Lục giáp Cô hư pháp viết: "Trong tuần Giáp Tý, không có Tuất và Hợi, Tuất-Hợi là cô, Thìn-Tỵ là hư; trong tuần Giáp Tuất không có Thân và Dậu, Thân-Dậu là cô, Dần-Mão là hư...". Ý nói thiên can và địa chi phối hợp với nhau nhưng không phải lúc nào cũng hiện diện đủ các đơn vị hàng can, hàng chi.

[27] Đoạn này là xem các chấm và các vết nứt ở bụng rùa và mai rùa để xác định mười hai tháng trong năm.

[28] Năm loài vật linh: chỉ lân, phượng, rùa, rồng, hổ.

[29] Ý nói hình dáng, vị trí các vết nứt.

[30] Chỉ hình dáng, vị trí các vết nứt.

[31] Nguyên là "tải sở", không rõ hình tượng vết nứt ra sao.

[32] Nguyên là "căn cách", không rõ hình tượng vết nứt ra sao.

[33] Đoạn này nói về một số kiểu vết nứt trên mai rùa, cách diễn đạt khó hiểu, chỉ có thể nương theo chữ để dịch.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét