Vùng Trung Đông trên bản đồ thế giới có gì nổi bật? |
NHỮNG
TÙ NHÂN CỦA ĐỊA LÝ
Tác giả:Tim
Marsall
Chương Sáu:
Trung Đông
“Chúng ta đã phá vỡ
hiệp ước Sykes – Picot!”
Chiến binh của nhà nước Hồi Giáo (IS), 2014.
Trung Đông: ở đây là trung (ở giữa) của
cái gì; là đông của nơi nào? Bản thân địa danh này đã được đặt ra theo cách
nhìn của châu Âu về thế giới, và chính cách nhìn của châu Âu về vùng đất này đã
định hình cho nó. Người châu Âu dùng mực vạch vài nét lên bản đỏ: chúng là những
đường kẻ không tồn tại trong thực tế và tạo nên những biên giới thuộc loại nhân
tạo nhất mà thế giới từng thấy. Ngày nay, đang xuất hiện những nỗ lực nhằm vẽ lại
những đường nét đó bằng máu. Một trong những đoạn video quan trọng nhất xuất hiện
từ Trung Đông trong năm 2014 nhưng bị lu mờ bởi những thước phim tư liệu về những
vụ nổ bom và chặt đầu. Đó là một đoạn clip tuyên truyền khéo léo được thực hiện
bởi Nhà nước Hồi giáo (IS), cho thấy một chiếc xe ủi đất đang xóa đi, hay đúng
hơn là ủi bay mất đường biên giới lraq-Syria. Biên giới đó chỉ đơn giản là một
gờ cát cao. Ủi phẳng gờ cát và biên giới vật lý đó không còn tồn tại nữa, “Đường
kẻ” trên bản đồ vẫn tồn tại trong lý thuyết. Vài năm sắp tới sẽ cho chúng ta biết
liệu những lời của các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo (IS) là tiên trị hay chỉ
là trò phách lối: “Chúng ta đang phá hủy các đường biên giới và phá bỏ những
rào cản. Tạ ơn Allah.”
Sau Thế chiến I, ở Trung Đông có ít đường
biên giới hơn so với hiện nay, và những đường biên nào đã tồn tại thường được
xác định chỉ dựa trên địa lý mà thôi. Không gian bên trong được phân chia lỏng
lẻo và được cai trị dựa theo địa lý, sắc tộc và tôn giáo, nhưng không có nỗ lực
nào nhằm tạo ra các quốc gia dân tộc.
Đại Trung Đông trải dài trên một ngàn
dặm, từ tây sang đông, từ biển Địa Trung Hải đến vùng núi của Iran. Từ bắc chí
nam, nếu chúng ta bắt đầu tại biển Đen và kết thúc trên bờ biển Ả-rập ngoài
khơi Oman, thì dải đất này trải dài hai ngàn dặm. Khu vực này bao gồm những sa
mạc rộng lớn, những ốc đảo, những đỉnh núi phủ tuyết, sông ngòi dài, những
thành phố lớn và vùng đồng bằng duyên hải. Và nó rất giàu tài nguyên thiên
nhiên dưới cái hình thức mà mọi nước đã và đang công nghiệp hóa trên khắp thế
giới đều cần: dầu mỏ và khí đốt.
Nó cũng bao gồm dải đất màu mỡ được gọi
là Mesopotamia (Lưỡng Hà), nghĩa là “dải đất giữa các con sông” (sông Euphrates
và Tigris). Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật nhất là sa mạc Ả-rập rộng lớn và dải đất
toàn cây bụi rậm thấp ở trung tâm của nó nằm sát bên các vùng thuộc Israel,
Jordan, Syria, lraq, Kuwait, Oman, Yemen và hầu hết Ả-rập Saudi, bao gồm cả
hoang mạc Rub“al Khali hay “Góc Trống rỗng“ (Empty Quarter). Đây là hoang mạc
cát không gián đoạn lớn nhất trên thế giới, bao quát một khu vực có kích thước
bằng nước Pháp. Chính do đặc tính này, không chỉ đa số dân cư chỉ sống ở ngoại
vi của nó, mà cho đến thời kỳ thực dân châu Âu, hầu hết người dân trong khu vực
không hề suy nghĩ theo hình thức quốc gia dân tộc hay biên giới cố định theo
nghĩa pháp lý. Ý niệm cho rằng một người từ một nơi nào đó không thể đi qua một
vùng đất khác để gặp người thân thuộc cùng một bộ lạc trừ phi anh ta có giấy tờ
tùy thân, giấy tờ này được cấp bởi một người thứ ba mà anh ta không quen biết ở
một thị trấn xa xôi, là một ý niệm có rất ít ý nghĩa. Ý tưởng cho rằng giấy tờ
tùy thân được ban hành chỉ vì một người nước ngoài đã tuyên bố vùng này hiện
nay bị chia thành hai khu vực và đã đặt tên cho chúng, lại càng không có ý
nghĩa gì cả, và trái ngược với lối sống đã diễn ra nhiều thế kỷ qua.
Đế chế Ottoman (1299-1922) được cai trị
từ Istanbul. Ở thời kỳ cực thịnh, đế chế này trải dài từ cổng thành Vienna,
xuyên qua Anatolia và chạy xuống phía nam qua bán đảo Ả-rập đến tận Ấn Độ
Dương. Từ tây sang đông nó bao trọn những vùng hiện nay là Algeria, Libya, Ai Cập,
Israel/Palestine, Syria, Jordan, lraq và một phần của lran. Đế chế chưa bao giờ
phải lo lắng với việc đặt tên cho hầu hết các vùng đất này; năm 1867, đế chế
đơn thuần chia chúng thành các khu vực hành chính được gọi là “Vilayet” (mang
nghĩa “tỉnh bang”), thường được căn cứ trên địa điểm nơi có bộ tộc cụ thể nào
đó cư trú, dù họ là người Kurd tại Bắc lraq ngày nay hay liên minh bộ lạc trong
vùng hiện nay thuộc Syria và thuộc Iraq.
Khi đế quốc Ottoman bắt đầu sụp đổ,
Anh và Pháp có một ý tưởng khác hẳn. Năm 1916, nhà ngoại giao Anh, Đại tá Sir
Mark Sykes nhặt lên một cây bút sáp và vạch một đường thô thiển trên bản đồ
Trung Đông. Nó chạy từ Haifa bên bờ Địa Trung Hải trong vùng đất thuộc Israel
ngày nay đến Kirkuk (hiện thuộc lraq) ở phía đông bắc. Đường vạch đó đã trở
thành cơ sở của thỏa thuận bí mật giữa Mark Sykes với đối tác Pháp Francois
Georges-Picot nhằm chia khu vực thành hai vùng ảnh hưởng, trong trường hợp Liên
minh Ba bên (Triple Entente) đánh bại Đế chế Ottoman trong Thế chiến I. Phía bắc
của đường vạch đặt dưới sự kiểm soát của Pháp, phía nam thuộc quyền chi phối của
Anh.
Thuật ngữ “Sykes-Picot” trở thành từ
viết tắt dùng để chỉ những quyết định khác nhau trong ba mươi năm đầu tiên của
thế kỷ 20, những quyết định đã phản bội lời hứa hẹn được trao cho các thủ lĩnh
bộ tộc, đồng thời cũng phần nào giải thích tình trạng bất ổn và cực đoan ngày
nay. Dù vậy, lời giải thích này có thể bị phóng đại: bạo lực và chủ nghĩa cực
đoan đã xuất hiện ở đây từ khi người châu Âu đến. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy
ở châu Phi, việc tùy tiện tạo lập các “quốc gia dân tộc” cấu thành từ những dân
tộc không quen chung sống với nhau trong một khu vực không phải là một công thức
cho công lý, bình đẳng và ổn định.
Trước khi có Sykes-Picot (theo nghĩa rộng
hơn của thuật ngữ này) thì không có Syria, không có nhà nước Lebanon, cũng
không có Jordan, lraq, Saudi Arabia, Kuwait, Israel hay Palestine. Bản đồ hiện
đại thể hiện biên giới và tên gọi của các quốc gia dân tộc, nhưng chúng đều còn
non trẻ và mong manh.
Hồi giáo là tôn giáo thống trị ở Trung
Đông, nhưng lại bao gồm trong nó nhiều phiên bản khác nhau. Sự phân chia quan
trọng nhất trong Hồi giáo cũng cố xưa gần như bản thân tôn giáo này: cuộc phân
ly giữa các giáo phái Sunni và Shia xuất hiện từ năm 632 khi nhà tiên tri
Muhammad qua đời, dẫn đến một cuộc tranh chấp về quyền kế vị ông.
Tín đồ Hồi giáo Sunni chiếm đa số
trong cộng đồng cư dân Ả-rập, và thực sự là cả trong toàn bộ tín đồ Hồi giáo thế
giới, có lẽ lên tới 85% tổng số, mặc dù trong một số quốc gia Ả-rập, tỉ lệ phần
trăm ít chênh lệch hơn. Tên gọi của giáo phái Sunni phát xuất từ “Al Sunna” hoặc
“dân theo truyền thống“. Khi nhà tiên tri qua đời, những người sẽ trở thành tín
đồ Sunni lập luận rằng người thừa kế của ông nên được chọn dựa theo truyền thống
của bộ tộc Ả-rập. Họ tự coi mình là phái Hồi giáo Chính thống. lên gọi của giáo
phái Shia bắt nguồn từ “Shiat Ali”, theo nghĩa đen là “đảng của Ali”, và chỉ
đích danh con rể Ali của Tiên tri Muhammad. Ali và các con trai của ông,
Elassan và Hussein đều bị ám sát và do đó bị phủ nhận cái mà tín đồ Shia tự cho
là quyền theo thừa kế của họ - tức là quyền dẫn dắt cộng đồng Hồi giáo.
Từ đó nảy sinh một số tranh chấp về
giáo lý và tập tục văn hóa chia rẽ hai giáo phái chính của Hồi giáo, dẫn đến
tranh chấp và chiến tranh, mặc dù cũng có những khoảng thời gian họ chung sống
hòa bình.
Ngoài ra còn có các chi phái nhỏ trong
từng giáo phái. Ví dụ, có nhiều chi phái khác nhau của chi phái Sunni theo các
hiền giả vĩ đại cụ thể trong quá khứ, bao gồm truyền thống Hanbali nghiêm ngặt,
được đặt tên theo hiền giả Iraq thế kỷ thứ 9 Ahmad ibn Hanbal, vốn được nhiều
người Sunni từ Qatar và Ả-rập Saudi mến mộ; điều này đến lượt nó lại gây ảnh hưởng
lên tư tưởng Salafi cực kỳ thuần khiết, vốn chiếm ưu thế trong cộng đồng những
phần tử thánh chiến (Jihad).
Hồi giáo Shia có ba chỉ phái chính, được
biết đến nhiều nhất trong số đó có lẽ là phái “Mười hai“ (Twelvers), tín đồ của
phái này tuân thủ giáo huấn của Mười hai Imam (Giáo chủ), nhưng ngay cả chi
phái này cũng bao gồm những chỉ nhỏ hơn nữa. Phái Ismaili tranh chấp đồng truyền
thừa của vị Imam thứ bảy, trong khi phái Zaidi tranh chấp dòng truyền thừa của
vị Imam thứ năm. Ngoài ra còn có mấy chi phái của Hồi giáo Shia chủ đạo, trong
đó Alawite (Alawis) và Druze được cho là xa rời tư tưởng Hồi giáo truyền thống
đến mức nhiều tín đồ hồi giáo khác, đặc biệt là Sunni, thậm chí không công nhận
họ là một bộ phận trong tôn giáo của mình.
Di sản của chủ nghĩa thực dân châu Âu
đã khiến dân Ả-rập bị gộp lại thành các quốc gia dân tộc và bị cai trị bởi các
nhà lãnh đạo có khuynh hướng ủng hộ bất kỳ chi phái Hồi giáo (và bộ lạc) nào
cùng xuất thân với họ. Những kẻ độc tài này sau đó vận dụng bộ máy nhà nước để
bảo đảm cho quyền cai trị của họ trong toàn bộ khu vực thuộc trong những đường
biên giới nhân tạo do người châu Âu thiết kế, chẳng bận tâm đến việc điều đó có
phù hợp về mặt lịch sử hay có công bằng đối với các bộ lạc và tôn giáo khác
nhau vốn đã bị ném chung vào một bị hay không.
Iraq là một ví dụ điển hình của xung đột
và sự hỗn loạn nảy sinh từ đó. Những tín đồ mộ đạo nhất trong giáo phái Shia sẽ
không bao giờ chấp nhận một chính phủ do người Sunni lãnh đạo lại có quyền kiểm
soát các thành phố thiêng liêng như Najaf và Karbala, được cho là nơi chôn cất
các thánh tử đạo Ali và Hussein của họ. Những cảm thức cộng đồng này đã tồn tại
từ nhiều thế kỷ trước; một vài thập niên được gọi là “dân Iraq“ sẽ không bao giờ
xóa nhòa nổi những cảm xúc ấy.
Là những kẻ cai trị Đế chế Ottoman,
người Thổ Nhĩ Kỳ nhìn một vùng đồi núi trập trùng do người Kurd thống trị, thế
rồi, khi những vùng núi non thoải dần xuống thành dải đất bằng phẳng hướng về
Baghdad và về phía tây đến địa danh mà nay là Syria, họ thấy một dải đất mà đa
số là dân Ả-rập Sunni. Sau cùng, khi hai con sông lớn Tigris và Euphrates hợp
lưu và đổ xuống thủy lộ Shatt al-Arab, vùng đầm lầy và thành Basra, họ nhìn thấy
càng nhiều dân Ả-rập hơn, hầu hết thuộc giáo phái Shia. Họ tùy theo đó mà cai
trị không gian này, chia nó thành ba vùng hành chính: Mosul, Baghdad và Basra.
Trong thời cổ đại, các địa danh gần
tương ứng với các vùng hành chính kể trên được gọi là Assyria, Babylon và Sumer
Khi người Ba Tư kiểm soát không gian này, họ phân chia nó theo cách tương tự, rồi
Alexander Đại đế và sau đó là Đế quốc Umayyad cũng làm vậy. Người Anh dòm ngó
cũng chính dải đất này và gộp ba thành một, một điều bất khả về mặt logic mà
người Kitô giáo có thể giải quyết thông qua Chúa Ba Ngôi, nhưng tại Iraq, điều
đó chỉ dẫn đến một mớ hỗn độn “phi thần thánh“.
Nhiều nhà phân tích nói rằng chỉ có một
nhà lãnh đạo mạnh mẽ mới có thể thống nhất ba khu vực này thành một quốc gia,
và lraq đã có hàng loạt những lãnh đạo cứng rắn như vậy. Nhưng trong thực tế,
dân tộc này không bao giờ thống nhất, họ chỉ co quắp vì sợ hãi. Có một nơi mà
các nhà độc tài không thể nhìn thấy, đó là trong thâm tâm của người dân, hầu
như không có ai tin vào những sự tuyên truyền của nhà nước, bất chấp truyền
thông bao phủ bốn bể, dù đó là cuộc bức hại có hệ thống đối với người Kurd, sự
thống trị bởi gia tộc Hồi giáo Sunni của Saddam Hussein từ quê nhà Tikrit của
ông ta, hay vụ tàn sát hàng loạt tín đồ Shia sau cuộc nổi dậy thất bại của họ
vào năm 1991.
Người Kurd là sắc dân đầu tiên rời đi.
Những nhóm thiểu số nhỏ nhất sống trong một chế độ độc tài đôi khi giả vờ tin
vào những lời tuyên truyền rằng quyền lợi của họ được bảo vệ, bởi vì họ không
có đủ sức mạnh để làm bất cứ điều gì chống lại thực tế đó. Ví dụ, nhóm thiểu số
Kitô giáo và số ít người Do Thái tại lraq cảm thấy họ có thể an toàn trong một
chế độ độc tài thế tục như của Saddam, hơn là chấp nhận những rủi ro theo sau sự
thay đổi. Và những gì họ đã e sợ có thể xảy ra thì thực tế đã xảy ra. Tuy
nhiên, người Kurd là một sắc dân được minh định về mặt địa lý và, quan trọng nhất,
đủ đông đảo để có thể phản ứng khi hiện trạng thực tế của chế độ độc tài trở
nên quá quắt.
Năm triệu người Kurd lraq tập trung ở
các tỉnh phía bắc và đông bắc là Erbil, Sulaymaniyah, Dahuk và những khu vực
xung quanh các tỉnh này. Đó là một hình lưỡi liềm khổng lồ, chủ yếu là đồi núi,
điều đó đồng nghĩa người Kurd gìn giữ được bản sắc riêng của họ bất chấp các cuộc
tấn công văn hóa và quân sự liên tục, chẳng hạn như chiến dịch al-Anfal năm
1988, bao gồm các cuộc tấn công bằng khí gas từ trên không nhắm vào các làng mạc.
Trong chiến dịch tám giai đoạn này, các lực lượng của Saddam không giữ tù nhân
và giết tất cả nam giới trong độ tuổi từ mười lăm đến năm mươi mà họ bắt gặp. Tổng
cộng lên đến một trăm ngàn người Kurd đã bị sát hại và 90% số làng mạc bị xóa sổ
trên bản đồ. Khi Saddam Hussein vươn tới Kuwait vào năm 1990, người Kurd chớp
cơ hội làm nên lịch sử và biến Kurdistan mà họ đã được hứa hẹn từ sau Thế chiến
I trong Hiệp ước Sèvres (1920), nhưng chưa bao giờ được cho phép, thành hiện thực.
Vào giai đoạn cuối của cuộc chiến vùng Vịnh, người Kurd đã nổi lên, các lực lượng
đồng minh tuyên bố lập một “vùng an toàn” mà quân đội Iraq không được phép bước
vào đó, và một vùng Kurdistan de facto (trên thực tế) lúc đó mới bắt đầu hình
thành. Cuộc xâm lược Iraq năm 2003 của Hoa Kỳ đã củng cố một điều dường như trở
thành sự thật: Baghdad sẽ thống trị người Kurd lần nữa.
Bản
đồ Ranh giới Syrian và Iraqi
Mặc dù không phải là một quốc gia được công nhận, vẫn có một khu vực “Kurdistan” có thể nhận diện được. Bằng việc vượt qua những đường biên giới như tình hình hiện nay, đây là một khu vực bất ổn tiềm tàng nếu các vùng đất của người Kurd nỗ lực thiết lập một quốc gia độc lập.
Kurdistan không phải là một quốc gia
được công nhận chủ quyền, nhưng nó có rất nhiều đặc điểm của một quốc gia như vậy,
và các sự kiện hiện nay ở Trung Đông chỉ làm gia tăng khả năng sẽ có một quốc
gia mang tên Kurdistan có chính danh trong luật pháp quốc tế. Câu hỏi là: nó sẽ
có hình dạng gì? Và Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran sẽ phản ứng như thế nào nếu các
vùng người Kurd ở đất nước họ cố gắng trở thành một phần của quốc gia mới này
và nó nỗ lực tạo ra một quốc gia Kurdistan liên một dải, với khả năng tiếp cận
Địa Trung Hải?
Sẽ nảy sinh một vấn đề khác: sự thống
nhất giữa người Kurd. Người Kurd tại lraq từ lâu đã bị chia rẽ giữa hai bộ tộc
đối đầu. Người Kurd tại Syria đang cố tạo ra một thể chế nhỏ mà họ gọi là
Rojava. Họ xem nó như là một phần của một quốc gia Kurdistan lớn hơn trong
tương lai, nhưng trong trường hợp một quốc gia như vậy được kiến tạo, sẽ phát
sinh những câu hỏi như ai sẽ có bao nhiêu quyền lực, và ở đâu. Nếu Kurdistan trở
thành một quốc gia được quốc tế công nhận thì hình dạng của Iraq sẽ thay đổi.
Đó là giả sử sẽ vẫn còn một quốc gia Iraq. Rất có thể sẽ không còn có Iraq.
Vương quốc Hashemite, cũng được biết đến
dưới tên Jordan, là một vùng khác được tạo ra từ sa mạc bởi tay người Anh, và từ
năm 1918 người Anh đã có một vùng lãnh thổ lớn để quản lý và một số vấn đề cần
giải quyết.
Nhiều bộ lạc Ả-rập đã giúp người Anh
chống lại người Ottoman trong thế chiến I, nhưng có hai bộ tộc đặc biệt mà
London hứa sẽ tưởng thưởng vào cuối cuộc chiến. Thật không may cả hai đều được
hứa hẹn cùng một món tặng phẩm: quyền kiểm soát bán đảo Ả-rập. Nhưng với thực tế
là các bộ tộc Saud và Hashemite thường xuyên gây chiến với nhau, nên việc này
có chút rắc rối. Vì vậy, London lại phủi bụi tấm bản đồ, vẽ thêm một vài đường
kẻ mới và thông báo rằng thủ lĩnh của bộ tộc Saud có thể cai trị trên khu vực
này, trong khi thủ lĩnh của Hashemite cai trị một khu vực khác, mặc dù mỗi khu
vực đều sẽ “cần” một khâm sứ Anh để trông coi tất cả. Vị thủ lĩnh bộ tộc Saudi
cuối cùng đã đặt tên cho lãnh thổ của mình bằng cách gọi theo tên của chính bộ
tộc, vì thế chúng ta biết đến khu vực này dưới tên Ả-rập Saudi - một địa danh
mà phép so sánh tương đương thô thiển sẽ là lấy tên “Windsorland“ đặt cho nước
Anh.
Người Anh, vốn khắt khe về mặt quản trị,
đặt tên cho khu vực còn lại là “Transjordan”, viết tắt của “phía bên kia sông
Jordan“. Một thị trấn nhỏ bụi bặm tên là Amman trở thành thủ đô của
Transjordan, và khi người Anh trở về nhà vào năm 1948, tên gọi của quốc gia này
được đổi thành Jordan. Nhưng người Hashemite không phải đến từ miền Amman: họ
nguyên là một phần của bộ tộc Qureshi hùng mạnh đến từ vùng Mecca, và những cư
dân bản địa hầu hết là người Bedouin. Đa số dân cư hiện nay là người Palestine:
khi người Israel chiếm đóng bờ Tây (West Bank) năm 1967, nhiều người Palestine
đã chạy trốn sang Jordan, đây là nhà nước Ả-rập duy nhất cấp cho họ quyền công
dân. Trong tình huống hiện nay, đa số trong 6,7 triệu công dân của Jordan là
người Palestine, nhiều người trong số họ không coi mình là những thần dân trung
thành của nhà cai trị Flashemite hiện tại, vua Abdullah. Thêm vào vấn đề này, một
triệu dân tị nạn Iraq và Syria mà Jordan đã thu nhận chính là nhóm dân cư đang
đặt ra một tình trạng căng thẳng rất lớn đối với các nguồn lực cực kỳ hạn chế của
nước này. Những thay đổi như vậy đối với nhân khẩu học của một quốc gia có thể
gây ra những vấn đề nghiêm trọng, và không nơi nào điều đó xảy ra nhiều hơn ở
Lebanon. Cho đến thế kỷ 20, người Ả-rập trong khu vực đã coi dải đất giữa vùng
núi non và biển cả của Lebanon chỉ đơn thuần là một tỉnh của Syria. Người Pháp,
kẻ vớ được nó vào tay từ sau Thế chiến I, lại nhìn sự việc theo cách khác.
Pháp từ lâu đã liên minh với những dân
Kitô giáo Ả-rập trong vùng, và đã trả ơn bằng cách tạo ra một đất nước cho họ ở
một nơi mà họ trở thành nhóm dân cư áp đảo trong những năm 1920. Vì không nghĩ
được tên gọi rõ ràng nào khác cho đất nước này, người Pháp gọi nó theo tên của
vùng núi non gần đấy, và Lebanon đã ra đời như vậy. Thực thể huyễn tưởng địa lý
này tổn tại cho đến cuối những năm 1950. Vào lúc đó, tỉ lệ sinh đẻ trong cộng đồng
người Hồi giáo Shia và Sunni tại Lebanon ngày càng tăng cao so với tỉ lệ sinh đẻ
của người Kitô, trong khi dân số hồi giáo tăng vọt bởi những người Palestine chạy
trốn cuộc chiến tranh Ả-rập-Israel năm 1248 giữa hai nước láng giềng
Israel/Palestine. Chỉ có một cuộc điều tra dân số chính thức duy nhất tại
Lebanon (năm 1932), bởi vì nhân khẩu học là một vấn đề nhạy cảm và hệ thống
chính trị phần nào được căn cứ trên quy mô dân số.
Đã có nhiều cuộc xung đột vũ trang giữa
các nhóm tôn giáo khác nhau trong khu vực và cuộc chiến mà một số sử gia gọi là
cuộc Nội chiến Lebanon lần thứ nhất nổ ra vào năm 1958 giữa dân Maronite theo
Kitô giáo và người Hồi giáo, mà vào lúc đó có lẽ nhỉnh hơn dân Kitô giáo về số
lượng. Hiện nay nhóm Hồi giáo rõ ràng chiếm đa số, nhưng vẫn không có số liệu
chính thức, và các nghiên cứu học thuật trích dẫn những con số luôn gây tranh
cãi gay gắt.
Một số khu vực của thủ đô Beirut chỉ
có dân Hồi giáo Shia, cũng như đa phần phía nam đất nước. Đây là nơi mà nhóm
Shia Hezbollah (được hậu thuẫn bởi lran, đất nước đại đa số là theo giáo phái
Shia) chiếm ưu thế. Một thành trì khác của dân Shia là Thung lũng Bekaa, nơi
nhóm Hezbollah sử dụng làm điểm tập kết cho các cuộc tập kích đánh phá của họ
vào Syria để hỗ trợ lực lượng chính phủ ở đó. Các thị trấn khác là nơi phái Hồi
giáo Sunni áp đảo. Ví dụ Tripoli, ở phía bắc, được cho là 80% Sunni, nhưng cũng
có một thiểu số Alawite với số lượng đáng kể, và trước tình hình có xuất hiện
những căng thẳng giữa Sunni-Alawite trong, đất nước Syria kế bên, điều này đã dẫn
đến những vụ xung đột vũ trang lẻ tẻ.
Lebanon dường như là một nhà nước thống
nhất nếu quan sát trên bản đồ. Nhưng chỉ vài phút sau khi đến sân bay Beirut
người ta có thể khám phá ra điều đó khác xa so với sự thật. Từ sân bay đi xe
vào trung tâm, bạn sẽ đi qua những vùng ngoại ô phía nam chỉ toàn là dân Shia,
được giữ gìn trật tự phần nào nhờ dân quân Hezbollah, lực lượng chiến đấu có lẽ
là hiệu quả nhất trong cả nước. Quân đội Lebanon chỉ tồn tại trên giấy tờ,
nhưng trong trường hợp xảy ra một cuộc nội chiến khác như giai đoạn 1975-1990,
nó sẽ tan rã, vì binh lính trong hầu hết các đơn vị sẽ trở về thị trấn quê
hương của họ và tham gia vào dân quân địa phương.
Đó phần nào là những gì đã xảy ra với
lực lượng vũ trang Syria khi cuộc nội chiến đã thực sự diễn ra cho đến cuối năm
2011.
Syria là một quốc gia khác cũng đa tín
ngưỡng, đa giáo phái, đa sắc tộc cũng tan nát ngay từ lần đầu tiên được thử
thách. Cũng như toàn bộ khu vực này, đất nước có đa số là người Hồi giáo Sunni,
chiếm khoảng 70%, nhưng có những cộng đồng thiểu số đáng kể theo các tín ngưỡng
khác. Cho đến năm 2011, nhiều cộng đồng vẫn sống cạnh nhau trong các thị trấn,
các thành phố và nông thôn, nhưng vẫn có những khu vực riêng biệt trong đó một
nhóm cụ thể chiếm ưu thế. Như ở Iraq, người dân địa phương sẽ luôn nói với bạn,
“Chúng tôi là một dân tộc, không có sự phân chia giữa chúng tôi”. Tuy nhiên, ở
Iraq, tên tuổi, nơi sinh hoặc nơi cư trú thường có nghĩa là xuất thân của bạn
có thể xác định dễ dàng, và ở Iraq, không mất nhiều công sức để chia rẽ một dân
tộc thành nhiều phe phái.
Khi người Pháp cai trị vùng đất này, họ
noi theo tấm gương của người Anh: chia để trị. Vào thời điểm đó, người Alawite
còn được gọi là Nusayri. Nhiều tín đồ Sunni không coi họ là Hồi giáo, và sự thù
địch nhắm vào họ dữ dội đến mức họ tự đổi tên giáo phái thành Alawite (có nghĩa
“những tông đồ của Ali”) để tăng cường chứng tích Hỏi giáo của mình. Họ là dân
vùng cao lạc hậu, ở dưới đáy xã hội Syria. Người Pháp lấy họ vào lực lượng cảnh
sát và quân đội, từ đó trong nhiều năm họ đã tự dựng mình thành một thế lực lớn
trong dải đất này.
Về cơ bản, ai cũng nhận thức được sức
ép, khi mà các nhà lãnh đạo xuất thân từ một nhóm dân cư thiểu số cai trị nhóm
đa số. Gia tộc Assad, nơi Tổng thống Bashar al-Assad xuất thân, là người
Alawite, một nhóm người chiếm xấp xỉ 12% dân số. Gia tộc này đã cai trị đất nước
kể từ Hafez, cha của Bashar, đoạt quyền trong một cuộc đảo chính vào năm 1970.
Năm 1982, Hafez nghiền nát một cuộc nổi dậy của Hội Huynh Đệ Hồi Giáo Sunni ở
Hama, giết có thể có lẽ đến ba mươi ngàn người trong vòng vài ngày. Hội Huynh đệ
không bao giờ tha thứ hay quên được điều này, và khi cuộc nổi dậy trên toàn quốc
bắt đầu vào năm 2011, mối thù phải được thanh toán. Trong một số khía cạnh, cuộc
nội chiến xảy ra sau đó đơn thuần là tập hai của bộ phim Hama.
Hình dạng và cấu tạo sau cùng của
Syria hiện đang trong vòng nghi vấn, nhưng kể từ khi người Nga can thiệp vào cuối
năm 2015, khả năng bị đánh bại của chế độ đã giảm xuống. Chính phủ nắm giữ phần
cốt lõi của đất nước, đặc biệt là các khu vực đô thị, trong khi các nhóm nổi dậy
và IS hiện đang ở thế bất lợi. Các lực lượng người Kurd đã phác ra được vùng
lãnh thổ họ sẽ kiểm soát, nhưng điều này đã buộc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào,
họ là những kẻ quyết tâm ngăn chặn một nhà nước Kurd trỗi dậy từ đống đổ nát.
Trong tương lai gần, định mệnh của
Syria dường như phải bị cai trị như một số những thái ấp với nhiều lãnh chúa
khác nhau nắm quyền kiểm soát. Vào thời điểm viết cuốn sách này, Tổng thống
Assad là người có - thế lực nhất trong số các lãnh chúa đó. Cuộc nội chiến gần
đây nhất của Lebanon kéo dài trong mười lăm năm, và ở nhiều điểm, đất nước này
vẫn đang tiến hành một cách nguy hiểm đến một cuộc chiến tranh khác. Syria cũng
có thể có số phận tương tự.
Giống như Lebanon, Syria cũng đã trở
thành một nơi bị các cường quốc bên ngoài sử dụng để đạt được mục tiêu của họ.
Nga, Iran và phái Hezbollah ở Lebanon ủng hộ các lực lượng chính phủ Syria. Các
nước Ả-rập ủng hộ phe đối lập, nhưng các quốc gia khác nhau hỗ trợ các nhóm đối
lập khác nhau: ví dụ cả người Saudi và Oatari đều đang tranh giành ảnh hưởng,
nhưng mỗi nước lại hậu thuẫn cho một đại biểu khác nhau để đạt được điều đó.
Sẽ cần có kỹ năng, lòng can đảm và một
yếu tố thường thiếu vắng - sự thỏa hiệp - để giữ cho nhiều trong số những vùng
đất này kết nối lại cùng nhau như một không gian duy nhất có thể quản lý được.
Đặc biệt khi các phần tử thánh chiến (jihadist) Sunni đang cố chia rẽ các vùng
này để mở rộng “vương quốc Hồi giáo (caliphate)“ của chúng.
Các nhóm như Al-Qaeda và gần đây là
Nhà nước Hồi giáo (IS) đã nhận được sự ủng hộ cho chúng một phần vì nỗi sỉ nhục
mà chủ nghĩa thực dân gây ra và sau đó là vì thất bại của chủ nghĩa dân tộc
liên Ả-rập - và trong một chừng mực nào đó, của quốc gia dân tộc Ả-rập. Các nhà
lãnh đạo Ả-rập đã không thể đem lại sự thịnh vượng hay tự do, và lời kêu gọi mê
hoặc lòng người của Hồi giáo, vốn hứa hẹn giải quyết mọi vấn đề, đã tỏ ra hấp dẫn
với nhiều người trong một vùng đất nổi bật bởi sự pha trộn độc hại giữa lòng mộ
đạo, thất nghiệp và đàn áp. Người Hồi giáo hoài niệm về thời kỳ hoàng kim khi Hồi
giáo còn cai trị cả một đế chế và ở vị trí dẫn đầu về kỹ nghệ, nghệ thuật, y học
và chính quyền. Họ đã giúp đưa ra ánh sáng những mối nghi ngờ cổ xưa về “kẻ lạ”
trên khắp Trung Đông.
Nhà nước hồi giáo (IS) phát triển từ
nhóm mệnh vào cuối những năm 2000, trên danh nghĩa được chỉ đạo bởi những tàn
dư của nhóm lãnh đạo Al-Qaeda. Vào thời điểm cuộc nội chiến Syria bùng phát
toàn diện, nhóm này đã tách khỏi Al-Qaeda và tự đổi tên. Ban đầu nhóm được thế
giới bên ngoài biết đến dưới tên gọi ISIL (“Nhà nước Hồi giáo lraq và Tây Á ” -
“Islamic State In the Levant”) nhưng vì “Tây Á” trong tiếng Ả-rập là AI Sham, dần
dần nó trở thành ISIS. Từ mùa hè năm 2014, nhóm này đã bắt đầu tự gọi mình là
Nhà nước Hồi giáo (IS - Islamic State), sau khi công bố một thực thể như vậy ở
nhiều vùng lớn thuộc lraq và Syria.
IS nhanh chóng trở thành nhóm thánh
chiến “tiên phong”, thu hút hàng ngàn tín đồ Hồi giáo nước ngoài về dưới ngọn cờ
của mình, một phần do chủ nghĩa lãng mạn sùng đạo và một phần vì sự tàn bạo của
nó. Tuy nhiên, điểm thu hút chính của IS là thành công của nó trong việc tạo ra
một vương quốc Hồi giáo “caliphate”; ở nơi mà Al-Qaeda giết người và chiếm các
bản tin thời sự nóng hổi thì IS giết người và chiếm lãnh thổ.
IS cũng chiếm giữ được một lĩnh vực
ngày càng quan trọng trong thời đại Internet: không gian vật lý. Nó được xây dựng
dựa trên hoạt động tiên phong của Al-Qaeda trong truyền thông mạng xã hội và đạt
tới tầm cao mới về bất kỳ chính phủ nào về mức độ tin nhắn tạo dư luận bằng
cách sử dụng các phần tử thánh chiến được nuôi dưỡng trong môi trường đôi lúc đầy
tác hại của Internet và những ám ảnh bạo lực và tình dục của nó. Họ là Thế hệ
Chiến binh Jihad Đầu lừa và đang dẫn đầu một trò chơi chết người.
Đến mùa hè năm 2015, nhiều người Ả-rập
trên khắp Trung Đông, bao gồm hầu hết các phương tiện truyền thông khu vực, đã
gọi IS bằng một cái tên khác, một cái tên tóm gọn cảm giác ghê tởm của những
người dân thường đối với tổ chức này - DAESH.
Nó là một từ viết tắt hình thành từ
tên gọi trước đây của nhóm trong tiếng Ả-rập, Dawlat al Islamiya ƒ al
lraq wa al Shams, nhưng lý do người ta có xu hướng sử dụng tên này là vì
các thành viên IS ghét nó. Nó phát âm tương tự như động từ dzes (kẻ
lừa lọc và gieo rắc sự bất đồng); nó hợp vần với những từ tiêu cực như ƒahish (kẻ
mang tội lỗi); và nhất là nó dành cho tất cả những ai khinh ghét tổ chức của
chi phái Hồi giáo này, nó có vần điệu và âm thanh giống như Sahesh, có nghĩa là
“con la ngu xuẩn“”. Điều này còn tệ hơn cả việc bị gọi là con lừa, vì trong văn
hóa Ả-rập, đây là một sự xúc phạm khá nghiêm trọng, vừa có tính sỉ nhục vừa đồng
thời làm giảm khả năng gieo rắc nỗi sợ hãi của tổ chức này.
Vào năm 2015, cuộc chiến đã hoành hành
tới lui qua nhiều vùng đất của lraq với việc IS để mất thị trấn Tikrit, nhưng
chiếm được Ramadi, nơi chính phủ sau đó phải chiến đấu để giành lại. Trong cuộc
chiến giành lại Tikrit, không lực Hoa Kỳ đột nhiên thấy mình rơi vào một vị thế
kỳ quặc, phải thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và các cuộc không kích có giới hạn
để hỗ trợ cho các chỉ huy của Vệ binh Cộng hòa Iran, những người được phái tới
để giám sát cuộc tấn công của người lraq vào thành phố này. IS muốn có Tikrit,
một phần để ngăn chặn chính phủ Iraq đang cố chiếm lại Mosul ở phía bắc, nhưng
Ramadi với họ quan trọng hơn nhiều. Ramadi nằm trong tỉnh Anbar, một vùng của
lraq nơi phái Sunni áp đảo và có các tuyến đường liên kết với biên giới Syria.
Việc chiếm giữ lãnh thổ này củng cố cho tuyên bố là một “nhà nước” của họ.
Tháng Tám năm 2015 đánh dấu một năm đầu
tiên của các vụ ném bom do Hoa Kỳ dẫn đầu chống lại IS ở cả lraq và Syria. Đã
có hàng ngàn cuộc không kích với nhiều máy bay Hoa Kỳ bay từ tàu sân bay USS
George H. W. Bush và USS Carl Vinson trong vùng Vịnh, và những máy bay khác từ
Kuwait và một căn cứ tại UAE, chiến đấu cơ F-22 Raptor Stealth cũng được đưa
vào cuộc chiến trong năm 2015, tấn công các cơ sở hạ tầng dầu khí của IS. Các
phi công Hoa Kỳ, những người đảm trách phần lớn các phi vụ, lâm vào tình huống
không có đơn vị nào của Lực lượng Đặc nhiệm Hoa Kỳ đi trước làm điều phối không
lưu cho các cuộc oanh tạc. Vì các mục tiêu thường nằm trong các khu vực đô thị,
“luật tham chiến” đã buộc nhiều máy bay phải quay trở lại căn cứ mà không được
khai hỏa.
Kể từ cuối mùa hè năm 2015, IS đã đều
đặn mất dần lãnh thổ. Nhưng tổn thất đáng kể bao gồm thị trấn Kobani của Syria,
bị chiến binh Kurd chiếm, và vào tháng Một năm 2016, thành phố lớn Ramadi của
lraq đã bị quân đội lraq tái chiếm. Đồng thời, IS chịu áp lực rất lớn từ việc
gia tăng các cuộc không kích.
Ngay cả Nga cũng đã tham gia nhiều
hơn, tấn công các mục tiêu thuộc cả lực lượng ly khai là Quân đội Syria Tự do
(FSA) và các mục tiêu của IS tại Syria, sau khi IS bị cáo buộc tấn công một
trong những máy bay chở khách tại Ai Cập. Pháp trả đũa các cuộc tấn công khủng
bố ở Paris vào tháng Mười một năm 2015 bằng các cuộc không kích lớn vào IS, và
sau đó yêu cầu Anh giúp sức. Nghị viện Anh đã bỏ phiếu việc mở rộng các cuộc
không kích tại Iraq bao gồm cả Syria.
Kết quả đã cho thấy vương quốc Hồi
giáo của IS bị thu nhỏ về kích thước, cũng như một số lãnh đạo và nhiều chiến
binh bị tiêu diệt. Việc để mất Mosul, do quân đội lraq tái chiếm vào năm 2017,
là một bước thụt lùi lớn đối với IS cả về mặt quân sự và tâm lý: chính tại Giáo
đường Hồi giáo Vĩ đại trong thành phố này, vương quốc Hồi giáo “Caliphate“ đã
được tuyên lập ba năm về trước. Dù vậy, điều này không nhất thiết là sự kết
thúc của IS. Đến năm 2017, hàng trăm chiến binh đã tới Libya để thiết lập một
căn cứ khác, và nhiều chiến binh nước ngoài không phải người Ả-rập cố gắng trở
về quê hương của mình ở châu Âu và các quốc gia Trung Á, hệ quả là tất cả những
nơi này chắc chắn sẽ bị tiêm nhiễm chủ nghĩa Hồi giáo bạo lực trong những năm tới.
Tuy nhiên, mặt trận quân sự cốt lõi vẫn
là ở Trung Đông, bằng chứng là việc Nga, Anh, Hoa Kỳ, Pháp và những nước khác
hiện đã tham gia khá sâu, hàng ngàn phi vụ máy bay không người lái đã được thực
hiện, một số phi vụ xuất phát từ lục địa Hoa Kỳ. Máy bay không người lái là một
ví dụ hiện đại rõ ràng về việc công nghệ có thể khắc phục một số hạn chế địa lý
nhưng đồng thời chúng cũng giúp nêu bật tầm quan trọng của địa lý. Hoa Kỳ có
ngày càng nhiều phi đội máy bay không người lái tại ít nhất mười căn cứ trên khắp
thế giới. Điều này cho phép một người ngồi trong văn phòng gắn máy điều hòa tại
Nevada có thể điều khiển máy bay đi tới mục tiêu, hoặc chuyển giao quyền kiểm
soát cho một đặc vụ ở gần mục tiêu. Nhưng nó cũng có nghĩa là Hoa Kỳ cần giữ mối
quan hệ tốt đẹp với bất kỳ quốc gia nào họ được phép đặt căn cứ cho phi đội
không người lái trong khu vực. Ví dụ, tín hiệu được gửi từ Nevada có thể cần phải
đi qua đường cáp ngầm dưới biển đến Đức và sau đó được gửi đến một vệ tinh thuộc
về nước thứ ba đã bán băng thông cho Lầu Năm Góc. Đây là một lời nhắc nhở về bản
đồ mang tính khái niệm của quyền lực Hoa Kỳ, một điều cần thiết phải biết để hiểu
cặn kẽ địa chính trị ngày nay.
Những cuộc oanh kích bằng máy bay
không người lái cũng phải tuân thủ luật lệ tham chiến, nhưng chúng thường được
sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu đơn lẻ. Chúng đã đóng góp rất lớn vào việc
tái chiếm vài ngàn dặm vuông lãnh thổ của lraq từ tay IS trong năm 2015-2016,
ngay cho dù IS vẫn còn kiểm soát những khoảng không rộng lớn của đất nước trong
khu vực nơi phái Sunni thống trị.
Những chiến binh Hồi giáo Sunni từ khắp
nơi trên thế giới, bị thu hút như những con bướm đêm bởi nguồn ánh sáng một tỷ
pixel, đã tận dụng hoàn cảnh thuận lợi của thế chia ba giữa người Kurd, phái
Sunni và phái Shia ở lraq. Họ đưa ra lời hứa hẹn bá đạo với người Ả-rập Sunni về
một viễn cảnh vừa khôi phục vị trí “chính đáng” cho phái Sunni với tư cách là lực
lượng thống trị trong khu vực, vừa tái thiết lập vương quốc caliphate, mà trong
đó tất cả những tín đồ chân chính theo phiên bản của họ (tức Hồi giáo Sunni) sẽ
sống dưới sự cai quản của duy nhất một nhà cai trị.
Tuy nhiên, chính sự cuồng tín trong đức
tin và cách thực hành đức tin của họ cho thấy lý do tại sao họ không thể đạt được
những ảo mộng hão huyền ấy.
Thứ nhất, sẽ chỉ có một số bộ tộc
Sunni tại lraq hỗ trợ cho mục đích thánh chiến, và thậm chí cũng chỉ nhằm đạt
được mục tiêu của riêng họ - một mục tiêu không bao gồm việc quay trở lại thế kỷ
6. Một khi những bộ tộc này có được những gì họ muốn, họ sẽ quay lưng lại với
các phần tử thánh chiến, đặc biệt là những người ngoài. Thứ hai, các phần tử
thánh chiến đã chứng tỏ rằng họ không có lòng nhân từ đối với bất cứ ai chống đối
họ và việc không theo đức tin Sunni cũng giống như một bản án tử hình. Vì vậy,
tất cả những tín đồ Hồi giáo không theo phái Sunni và tất cả các nhóm thiểu số
khác tại Iraq như dân Kitô giáo, dân Chaldea, Yazidi và những nhóm khác, cũng
như hàng chục quốc gia phương Tây và Hồi giáo, đều chống lại họ.
Nhóm dân Sunni ở Iraq không thuộc phe
thánh chiến đang ở trong một tình thế khó khăn. Trong trường hợp Iraq bị chia cắt
hoặc thành lập liên bang hợp pháp, họ đều bị mắc kẹt ở giữa, bị dải cát bao vây
trong một khu vực được gọi là Tam giác Sunni, với ba góc được định vị đại khái ở
phía đông Baghdad, phía tây Ramadi và phía bắc Tikrit. Người Sunni sống ở đây
thường có nhiều điểm chung với các bộ lạc họ hàng của mình ở Syria hơn là dân
Kurd ở phía Bắc hoặc dân Shia ở phía nam.
Bên trong tam giác này không có đủ sự
đa dạng về kinh tế để duy trì sự tồn tại của một thực thể Sunni. Lịch sử đã
trao các mỏ dầu cho “lraq”, nhưng sự phân chia de facto (trên
thực tế) của đất nước lại có nghĩa là dầu hầu hết nằm ở các khu vực người Kurd
và người Shia; và nếu không có một Iraq hùng mạnh, thống nhất, thì lợi nhuận từ
dầu sẽ chảy trở lại nơi dầu được phát hiện. Người Sunni không thể kiểm soát được
các vùng đất của người Kurd, các thành phố phía nam Baghdad như Najaf và
Karbala có dân số Shia áp đảo, và các cảng Basra và Umm Qasr nằm cách xa lãnh
thổ Sunni. Thế lưỡng nan này khiến cho người Sunni phải chiến đấu để giành được
một phần bình đẳng trong một đất nước mà họ từng cai trị, đôi khi đùa giỡn với
ý tưởng ly khai, nhưng họ biết rằng tương lai của họ có lẽ sẽ không có nhiều thứ
để mà tự cai trị.
Trong trường hợp phân ly, người Shia
có vị trí đắc địa nhất để tận dụng lợi thế. Khu vực họ chiếm ưu thế có mỏ dâu,
35 dặm đường bờ biển, thủy lộ Shatt al-Arab, bến cảng, khả năng tiếp cận với thế
giới bên ngoài và ngay kế bên là lran - một đồng minh về tôn giáo, kinh tế và
quân sự.
Ảo tưởng của những phần tử thánh chiến
là Salafi Islam sẽ là tôn giáo thống trị toàn cầu. Trong những khoảnh khắc tỉnh
táo, nhưng vẫn điên cuồng, họ hoạch định và chiến đấu cho một mục tiêu hạn chế
hơn - một vương quốc “caliphate” trải khắp Trung Đông. Một trong những tiếng hô
lâm trận của các phần tử thánh chiến là “Từ Mosul đến Jerusalem!”, nghĩa là họ
hy vọng sẽ kiểm soát khu vực từ Mosul thuộc Iraq cho đến Beirut thuộc Lebanon,
Amman thuộc Jordan và Jerusalem thuộc Israel. Tuy nhiên, kích thước địa lý thực
tế của vương quốc “caliphate“ của IS bị giới hạn bởi năng lực của nó.
Nói vậy không phải là đánh giá thấp vấn
đề hoặc quy mô của sự kiện có thể được xem là phiên bản Ả-rập của cuộc Chiến
tranh Ba mươi năm ở châu Âu (1618-1648). Nó không chỉ là vấn đề của Trung Đông.
Nhiều người trong số những phần tử thánh chiến quốc tế sống sót sẽ trở về quê
nhà ở châu Âu, Bắc Mỹ, Indonesia, vùng Caucasus Và Bangladesh, những nơi họ
không có vẻ sẽ định cư để sống cuộc đời yên tĩnh. Cơ quan tình báo ở London tin
rằng số người Anh theo Hồi giáo chiến đấu tại Trung Đông cho các nhóm thánh chiến
lớn hơn rất nhiều so với số người phục vụ trong quân đội Anh ở đó. Các hoạt động
cực đoan được thực hiện bởi những người Hồi giáo đã bắt đầu vài thập niên trước
khi các chương trình giải cực đoan hiện nay được tiến hành ở các nước châu Âu.
Hầu hết các nước trong khu vực đều phải đối mặt với phiên bản riêng của họ
trong cuộc đấu tranh mang tâm thế hệ này ở mức độ cao hơn hoặc thấp hơn. Ví dụ,
Ả-rập Saudi đã bắt nhiều chi bộ Al-Qaeda trong thập niên qua, nhưng chủ yếu
theo cách bắt bớ riêng rẽ, nhưng hiện nay Ả-rập Saudi đang phải đối mặt với những
thách thức mới từ thế hệ các phần tử thánh chiến tiếp theo. Nước này còn gặp một
vấn đề khác ở phía nam, trên biên giới với Yemen, vùng đất cũng bị tàn phá bởi
bạo lực, các phong trào ly khai và một nhánh thánh chiến mạnh mẽ.
Phong trào Hồi giáo cũng sôi sục ở
]ordan, đặc biệt tại thị trấn Zarqa, nằm ở đông bắc về phía biên giới Syria và
Iraq, nơi cư trú của một số trong mấy ngàn người ủng hộ các nhóm như Al-Qaeda
và IS. Các nhà chức trách lo ngại một nhóm thánh chiến ở Iraq hoặc Syria đang ồ
ạt băng qua đường biên giới mong manh hiện tại và tiến vào Jordan. Quân đội
Jordan do Anh huấn luyện được coi là một trong những lực lượng mạnh nhất Trung
Đông, nhưng nó có thể gặp khó khăn khi dân Hồi Giáo địa phương và các chiến
binh thánh chiến nước ngoài áp dụng chiến tranh du kích trên đường phố. Nếu những
người Palestine tại Jordan từ chối bảo vệ đất nước, sẽ không phải là thiếu thực
tế khi tin rằng Jordan sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn mà chúng ta đang chứng kiến
tại Syria. Đây chính là điều cuối cùng mà các nhà cai trị Hashemite mong muốn -
và cũng là điều cuối cùng mà người Israel mong muốn.
Trận chiến vì tương lai của Trung Đông
Ả-rập phần nào đã khiến cho cuộc đấu tranh giữa Israel và Ả-rập trở nên nổi bật.
Việc chuyên chú vào vấn đề Israel/ Palestine đôi khi trở lại, nhưng sau cùng, tầm
quan trọng của những sự kiện đang diễn tiến ở nơi khác đã khiến một số nhà quan
sát hiểu rằng các vấn đề của khu vực không đặt nặng vào sự tồn tại của Israel.
Đó là một luận điệu dối trá của những nhà độc tài Ả-rập nhằm làm cho dư luận bị
lái khỏi sự tàn bạo của chính họ, và nó đã được nhiều người dân trong khu vực
và những kẻ ngu xuẩn nhưng hữu ích của họ ở phương Tây tin theo. Tuy nhiên, thảm
họa chung của Israel/Palestine vẫn tiếp diễn, và nỗi ám ảnh đối với mảnh đất nhỏ
bé này mạnh mẽ đến mức một lần nữa nó có thể bị một số người coi là cuộc xung đột
căng thẳng nhất trên thế giới.
Đế chế Ottoman đã từng coi khu vực
phía tây sông Jordan đến bờ biển Địa Trung Hải như là một phần của vùng đất
Syria. Họ gọi nó là Filistina. Sau Thế chiến I, dưới hiệu lực của Lệnh ủy quyền
cho nước Anh (Bristish Mandate), vùng đất này trở thành quốc gia Palestine.
Người Do Thái đã sống trong phần đất từng
được gọi là Israel trong hàng thiên niên kỷ, nhưng sự tàn phá của lịch sử đã
khiến họ phân tán khắp toàn cầu. Israel đối với họ vẫn là “miền đất hứa” và
Jerusalem nói riêng vẫn là thánh địa. Tuy nhiên, đến năm 1948, người Hồi giáo
và Kitô giáo Ả-rập đã là nhóm cư dân chiếm đại đa số trong xứ sở này hơn một
ngàn năm.
Trong thế kỷ 20, với sự ra đời của Lệnh
ủy quyền Palestine (Mandate for Palestine), phong trào Do Thái kết nối những
nhóm thiểu số đồng đạo của họ đã lớn mạnh, và bị thúc đẩy bởi những cuộc tàn
sát người Do Thái ở Đông Âu, ngày càng nhiều người Do Thái bắt đầu định cư tại
đây. Anh có vẻ thuận mắt đối với việc kiến tạo một “ quê hương Do Thái” tại
Palestine, đã cho phép người Do Thái di chuyển đến đó và mua đất từ người Ả-rập.
Sau Thế chiến II và nạn diệt chủng Holocaust của Hitler, người Do Thái tìm cách
đến Palestine với số lượng thậm chí còn lớn hơn. Căng thẳng giữa cộng đồng Do
Thái và phi Do Thái đạt đến điểm bùng nổ, và nhà chức trách Anh quá mệt mỏi đã
bàn giao vấn đề này lại cho Liên Hợp Quốc vào năm 1948, Liên Hợp Quốc bỏ phiếu
cho việc phân chia khu vực thành hai quốc gia. Người Do Thái đồng ý, người Ả-rập
nói “không”. Kết quả là chiến tranh, dẫn tới làn sóng đầu tiên của dân tị nạn
Palestine bỏ chạy khỏi khu vực và dân tị nạn Do Thái đổ vào từ khắp Trung Đông.
Cao nguyên Golan, Bờ Tây và dải Gaza vẫn
là lãnh thổ bị tranh chấp sau cuộc Chiến tranh Sáu ngày năm 1967.
Jordan chiếm khu bờ Tây, bao gồm cả
Đông Jerusalem. Ai Cập chiếm dải Gaza, coi đó là một phần mở rộng của lãnh thổ
nước này. Cả hai đều không có ý định cấp cho những người dân sống ở đó quyền
công dân hoặc quốc tịch là người Palestine, cũng không có bất kỳ phong trào đủ
lớn nào của người dân kêu gọi thành lập một nhà nước Palestine. Trong khi đó,
Syria, coi toàn bộ khu vực này là một phần của Đại quốc Syria và cũng coi những
người sống ở đó là công dân Syria.
Cho đến ngày nay, Ai Cập, Syria và
Jordan vẫn ngờ vực về vị thế độc lập của Palestine, và nếu Israel biến mất và
được thay thế bởi Palestine, có thể cả ba sẽ tuyên bố chủ quyền đối với các phần
của lãnh thổ đó. Tuy nhiên, trong thế kỷ này, người Palestine có cảm thức mãnh
liệt về họ như một quốc gia, và bất kỳ chế độ độc tài Ả-rập nào tìm cách ngoạm
một miếng vào thể chế Palestine dưới bất kỳ hình thù hay kích thước nào đều sẽ
gặp phải sự phản đối mạnh mẽ. Người Palestine ý thức rất rõ rằng hầu hết các quốc
gia Ả-rập, mà một số nước trong đó là nơi họ đã di tản đến trong thế kỷ 20, đã
từ chối cho họ quyền công dân; các quốc gia này nhấn mạnh rằng con và cháu của
họ vẫn là “dân tị nạn”, và làm mọi cách để đảm bảo cho họ không thể hội nhập
vào đất nước.
Trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày vào
năm 1967, Israel giành quyền kiểm soát toàn bộ Jerusalem, Bờ Tây và dải Gaza.
Năm 2005, họ rời Gaza, nhưng hàng trăm ngàn người định cư vẫn ở lại Bờ Tây.
Israel coi Jerusalem là thủ đô vĩnh cửu,
không thể chia cắt của mình. Do Thái giáo nói rằng tảng đá nơi Abraham chuẩn bị
hiến tế Isaac chính là nơi đó, và nằm ngay trên nền Nơi Chí thánh (Holy of
Holies), Đền thờ của vua Solomon. Đối với người Palestine, Jerusalem có một âm
ba tôn giáo vang vọng khắp thế giới Hồi giáo: thành phố này được coi là chốn
thiêng liêng thứ ba của Hồi giáo bởi vì Tiên tri Muhammad được cho là đã thăng
thiên từ chính nơi tảng đá đó, tại địa điểm hiện là “Giáo đường Hồi giáo Xa xôi
nhất” (AI Aqsa). Về mặt quân sự, thành phố chỉ có tầm quan trọng địa lý chiến
lược vừa phải - nó không có ngành công nghiệp thực sự nào đáng kể, không có
sông ngòi và sân bay - nhưng nó có ý nghĩa bao trùm về văn hóa và tôn giáo: nhu
cầu hệ tư tưởng của địa điểm này quan trọng hơn vị trí của nó. Quyền kiểm soát
và việc tiếp cận Jerusalem không phải là một vấn đề mà một giải pháp thỏa hiệp
có thể dễ dàng đạt được dựa trên đó.
Trong tương quan so sánh, người Israel dễ dàng từ bỏ dải Gaza hơn (mặc dù điều này vẫn khó khăn). Tuy nhiên, liệu người dân sống tại đó có được hưởng lợi gì nhiều hay không bởi sự ra đi của Israel thì vẫn là điều còn phải tranh luận.
Dải Gaza ở trong tình trạng còn hơn cả
tồi tệ giữa hai “thực thể” Palestine hiện tại. Dải đất này chỉ trải dài 25 dặm
và rộng 7,5 dặm. Một triệu tám trăm ngàn người sống chen chúc trong không gian
này. Thực tế, Gaza là một “thành quốc“, mặc dù là một thành quốc bị bần cùng
hóa khủng khiếp. Do cuộc xung đột với Israel, công dân của nó bị quây ráp ba mặt
bởi một hàng rào an ninh được tạo ra bởi Israel và Ai Cập, và bởi bờ biển phía
tây. Người dân chỉ được phép xây dựng công trình trong phạm vi cách biên giới
Israel một khoảng cách nhất định vì Israel đang cố gắng hạn chế khả năng tên lửa
từ Gaza có thể phóng sâu vào đất Israel. Thập niên vừa qua đã chứng kiến một cuộc
chạy đua vũ trang bất cân xứng ngày càng tiến triển, với việc các nhóm vũ trang
tại Gaza tìm kiếm loại tên lửa có thể bắn xa hơn, còn Israel thì phát triển hệ
thống phòng thủ chống tên lửa của mình.
Do mật độ đô thị của nó, Gaza là một
trận địa chiến đấu tốt cho những người phòng vệ nó, nhưng là một con ác mộng đối
với người dân thường, những người hầu như không có nơi trú ẩn khỏi bom đạn và
không có mối liên hệ nào với vùng Bờ Tây, mặc dù khoảng cách giữa hai bên chỉ
là hai lăm dặm tại điểm hẹp nhất. Cho đến khi một thỏa thuận hòa bình đạt được
thì người dân Gaza chẳng biết đi đâu, và thật ít công việc để họ làm bên trong
dải đất này.
Bờ Tây lớn gần gấp bảy lần diện tích
Gaza nhưng là mảnh đất bị phong tỏa cả bốn mặt. Phần lớn Bờ Tây là một dãy núi
chạy từ bắc xuống nam. Từ quan điểm quân sự, điều này cho phép bất cứ ai nắm giữ
được vùng đất cao đó đều có thể kiểm soát đồng bằng duyên hải ở phía tây sườn
núi, và cả thung lũng Rift Jordan ở phía đông của nó. Gạt sang một bên ý thức hệ
của những di dân Do Thái, những người tuyên bố theo Kinh Thánh rằng họ có quyền
được sinh sống trong khu vực mà họ gọi là Judea và Samaria, từ quan điểm quân sự,
đối với Israel, một lực lượng phi-Israel không thể được phép kiểm soát những
cao điểm này, vì từ đó vũ khí hạng nặng có thể bắn xuống đồng bằng duyên hải
nơi 70% dân số Israel sinh sống. Đồng bằng này cũng bao gồm các hệ thống đường
bộ quan trọng nhất của Israel, nhiều công ty công nghệ cao thành đạt, sân bay
quốc tế và hầu hết các ngành công nghiệp nặng.
Đây là một lý do dẫn tới nhu cầu “an
ninh” của phía Israel và việc nó một mực cho rằng, ngay cả khi có một nhà nước
Palestine độc lập, nhà nước đó cũng không thể có quân đội với vũ khí hạng nặng
đặt trên đỉnh núi, và Israel cũng phải duy trì quyền kiểm soát đường biên giới
với Jordan. Do Israel quá nhỏ, nó không có “chiều sâu chiến lược” thực sự,
không có nơi nào để rút lui nếu tuyến phòng thủ của nó bị chọc thủng, và vì vậy
về mặt quân sự, Israel tập trung vào việc cố đảm bảo không ai có thể đến gần.
Hơn nữa, khoảng cách từ biên giới Bờ Tây đến Tel Aviv chỉ có mười dặm ở đoạn hẹp
nhất; từ sườn núi Bờ Tây, bất kỳ đội quân tương đối lớn nào cũng có thể cắt
Israel ra làm đôi. Tương tự, trong trường hợp của Bờ Tây, Israel không để cho bất
kỳ nhóm quân sự nào trở nên hùng mạnh có thể đe dọa đến sự tồn tại của nó.
Trong điều kiện hiện tại, Israel phải
đối mặt với các - mối đe dọa an ninh và cuộc sống của người dân bởi các tấn
công khủng bố và hỏa lực tên lửa từ các nước láng giềng kề sát, nhưng đó không
phải là mối đe dọa đối với chính sự tồn tại của nước này. Ai Cập, về phía tây
nam, không phải là mối đe dọa. Có một hiệp ước hòa bình hiện vẫn phù hợp với cả
hai bên, và bán đảo Sinai bán phi quân sự đóng vai trò như một vùng đệm giữa
hai nước. Về phía đông, bên kia biển Đỏ tại Aqaba thuộc Jordan, sa mạc cũng che
chở cho Israel, hiệp ước hòa bình của họ với Amman cũng vậy. Về phía bắc có một
mối đe dọa tiềm tàng từ Lebanon nhưng là tương đối nhỏ, dưới dạng những đợt tập
kích qua biên giới và / hoặc pháo kích hạn chế. Tuy nhiên, nếu và khi nhóm
Hezbollah ở Lebanon sử dụng tên lửa lớn hơn và có tầm xa hơn để bắn sâu vào
Israel, thì động thái đáp trả sẽ trở nên dữ dội.
Mối đe dọa tiềm tàng nghiêm trọng hơn
đến từ nước láng giềng lớn hơn của Lebanon, Syria. Trong lịch sử, Damascus muốn
và cần con đường tiếp cận trực tiếp đến bờ biển. Syria vẫn luôn coi Lebanon là
một phần của mình (và quả thực là vậy) và vẫn còn cay đắng về việc binh sĩ của
họ bị buộc phải rút quân vào năm 2005. Nếu tuyến đường ra biển đó bị chặn,
phương án thay thế là vượt qua cao nguyên Golan và chạy xuống vùng đồi núi xung
quanh biển Galilee trên đường đến Địa Trung Hải. Nhưng cao nguyên Golan đã bị
Israel chiếm giữ trong cuộc chiến tranh Sáu ngày vào năm 1967, và quân đội
Syria sẽ phải thực hiện một cuộc công kích quy mô lớn để vượt qua được vùng đồng
bằng ven biển dẫn đến các trung tâm dân cư lớn của Israel. Điều này không thể
không tính đến tại một thời điểm nào đó trong tương lai, nhưng trong trung hạn,
nó rất khó có thể xảy ra, và chừng nào cuộc nội chiến Syria còn tiếp tục, thì
đó là điều bất khả.
Vấn đề còn lại là Iran - việc này cần
được cân nhắc nghiêm túc hơn vì nó làm nảy sinh vấn đề về vũ khí hạt nhân.
Iran là một gã khổng lồ phi Ả-rập, đa
số dân nói tiếng Farsi. Nó lớn hơn ba nước Pháp, Đức và Anh cộng lại, nhưng
trong khi tổng số dân của ba nước đó lên đến 200 triệu thì Iran chỉ có 78 triệu
người. Với không gian có thể định cư hạn chế, hầu hết dân cư sống ở vùng núi;
các sa mạc lớn và đồng bằng muối trong nội địa lran không phải là nơi con người
có thể sinh sống. Chỉ mỗi việc chạy xe qua các vùng này cũng đủ khiến người ta
nhụt chí, và sinh sống ở đó là một cuộc tranh đấu ít người dám dấn thân.
Có hai dãy núi khổng lồ ở Iran: dãy
Zagros và dãy Elburz. Dãy Zagros chạy từ phía bắc, xuống chín trăm dặm dọc theo
biên giới giữa Iran với Thổ Nhĩ Kỳ và lraq, kết thúc ở gần eo biển Hormuz trong
vùng Vịnh. Trong nửa phía nam của dãy núi có một đồng bằng về phía tây, nơi
sông Shatt al-Arab chia cắt Iran và Iraq. Đây cũng là nơi có các mỏ dầu lớn của
Iran, các mỏ khác nằm ở phía trung tâm đất nước. Tổng trữ lượng dầu trong các mỏ
này được cho là lớn thứ ba trên thế giới. Dẫu vậy, Iran vẫn còn tương đối nghèo
do quản lý yếu kém, tham nhũng, địa hình miền núi cản trở các kết nối giao
thông và do các biện pháp trừng phạt kinh tế đã phần nào ngăn chặn một số lĩnh
vực công nghiệp có thể hiện đại hóa.
Dãy Elburz cũng bắt đầu ở phía bắc,
nhưng dọc theo biên giới với Armenia. Nó chạy dọc toàn bộ chiều dài của bờ phía
nam biển Caspi và nối vào biên giới với Turkmenistan trước khi hạ dân độ cao
khi đến Afghanistan. Đây là dãy núi bạn có thể nhìn thấy từ thú đô Tehran, cao
chót vót phía trên thành phố về phía bắc. Elburz mang lại cảnh quan ngoạn mục,
cũng như một bí mật được cất giữ còn hơn cả dự án hạt nhân của lran: điều kiện
trượt tuyết hết sức tuyệt vời trong vài tháng mỗi năm.
Iran được che chở bởi địa lý như vậy,
với núi non bao bọc ba mặt, đầm lầy và nước ở mặt thứ tư. Người Mông Cổ là lực
lượng cuối cùng có thể tiến vào lãnh thổ này năm 1219-1221, và kể từ đó, những
kẻ tấn công đã phải tự chuốc lấy tiêu vong khi cố vượt qua vùng núi non này.
Vào thời điểm Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai năm 2003, ngay cả Hoa Kỳ, lực
lượng thiện chiến nhất mà thế giới từng thấy, cũng không dám rẽ phải khi tiến
vào lraq từ phía nam, họ tự biết rằng kể cả với hỏa lực áp đảo, lran cũng không
phải một đất nước có thể xâm lược. Thực tế, thời đó quân đội Hoa Kỳ đã có một
câu khẩu quyết: “Chúng ta chịu được sa mạc, nhưng núi thì không.”
Năm 1980, khi cuộc chiến tranh
Iran-lraq nổ ra, người lraq đã sử dụng sáu sư đoàn để vượt qua sông Shatt
al-Arab trong một chiến dịch nhằm thôn tính tỉnh Khuzestan của lran. Họ thậm
chí không bao giờ vượt qua được vùng đồng bằng đầm lầy, đừng nói tới việc tiến
đến chân dãy Zagros. Cuộc chiến sa lầy tám năm, lấy đi sinh mạng của ít nhất một
triệu người.
Địa hình đồi núi của Iran có nghĩa là
xây dựng một nền kinh tế liên kết hỗ tương là việc rất khó khăn, và rằng Iran
có nhiều nhóm thiểu số, mỗi nhóm đều có những đặc trưng được xác định rõ nét.
Ví dụ Khuzestan đa số là người Ả-rập, những vùng khác có người Kurd, người
Azeri,người Turkmen và người Georgia, và những nhóm sắc tộc khác nữa. Tối đa
60% đất nước nói tiếng Farsi, ngôn ngữ của người Ba Tư chiếm đa số. Kết quả của
sự đa dạng này là Iran có truyền thống tập trung quyền lực và sử dụng vũ lực,
cùng một mạng lưới tình báo đáng sợ để duy trì sự ổn định nội bộ. Tehran biết rằng
sẽ chẳng ai xâm chiếm lran, nhưng cũng có khả năng các thế lực thù địch có thể
sử dụng các nhóm dân tộc thiểu số để cố gắng kích động sự bất đồng và do đó gây
nguy hiểm cho cuộc cách mạng Hồi giáo của nước này.
lran cũng có một nền công nghiệp hạt
nhân mà nhiều quốc gia, đặc biệt là Israel, tin rằng đang được sử: để chuẩn bị
cho việc chế tạo vũ khí hạt nhân, làm gia tăng sự căng thắng trong khu vực. Người
Israel cảm thấy bị đe dọa bởi triển vọng vũ khí hạt nhân của Iran. Đó không chỉ
là việc Iran có tiềm năng cạnh tranh với kho vũ khí của Israel và quét sạch
Israel chỉ bằng một quả bom hạt nhân: nếu Iran chế tạo được bom hạt nhân, thì
các nước Ả-rập có lẽ sẽ kinh hoảng và cố để cũng có bom hạt nhân. Ví dụ, người Ả-rập
Saudi sợ rằng các ayatollah (thủ lĩnh Hồi giáo của Iran) muốn thống trị vùng
này, đưa tất cả dân Ả-rập Shia quy thuận dưới sự lãnh đạo của họ, và thậm chí
còn có mưu đồ kiểm soát các thành phố thánh Mecca và Medina. Một nước Iran được
trang bị vũ khí hạt nhân sẽ là một bá quyền trong khu vực, và để đối phó với mối
nguy ấy, Saudi có lẽ sẽ cố mua vũ khí hạt nhân từ Pakistan (nước mà họ có quan
hệ chặt chẽ). Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ có thể nối bước theo sau.
Điều này có nghĩa là mối đe dọa về một
cuộc không kích của Israel vào các cơ sở hạt nhân của lran liên tục hiện diện,
nhưng có nhiều nhân tố ngăn trở. Một là khoảng cách theo đường thẳng dài một
ngàn dặm từ Israel đến Iran. Không quân Israel sẽ cần phải vượt qua hai biên giới
có chủ quyền, của Jordan và lraq; và lraq chắc chắn sẽ thông báo trước với lran
rằng cuộc tấn công sắp xảy ra. Yếu tố thứ hai là bất kì tuyến đường nào khác đều
đòi hỏi khả năng tiếp nhiên liệu nằm ngoài lãnh thổ Israel, và (nếu bay tuyến
phía bắc) cũngp hải bay qua những lãnh thổ có chủ quyền. Lý do cuối cùng là
Iran nắm giữ thứ có thể là một con át chủ bài – khả năng phong tỏa eo biển
Hormuz tại vùng vịnh mà mỗi ngày, tùy thuộc vào doanh số bán, khoảng 20% nhu cầu
dầu của toàn thế giới đi qua. Tại điểm hẹp nhất của eo biển này, được coi là điểm
có vai trò chiến lược nhất trên thế giới, chỉ rộng có hai mươi mốt dặm. Thế giới
công nghiệp hóa lo sợ tác động của việc đóng cửa Hormuz có thể diễn ra suốt nhiều
tháng ròng, đẩy giá cả tăng vọt theo đường xoắn ốc. Đây là một trong những lý
do khiến nhiều nước gây áp lực không để cho Israel hành động.
Trong thập niên 2000, Iran lo sợ bị
bao vây bởi Hoa Kỳ. Hải quân Hoa Kỳ đóng ở vùng Vịnh, trong khi lục quân Hoa Kỳ
đóng tại Iraq và Afghanistan. Với sự cắt giảm quân sự ở cả hai quốc gia kể trên,
nỗi lo sợ của người lran giờ đã phai nhạt, và Iran được để lại ở vị trí ưu thế
với một tuyến liên hệ trực tiếp tới các đồng minh của mình tại Iraq, nơi phe Ả-rập
Shia áp đảo. Phía nam lraq cũng là một cầu nối cho lran với các đồng minh
Alawite của mình ở Damascus, và sau đó đến các đồng minh Ả-rập Shia núp bóng
nhóm Hezbollah tại Lebanon trên bờ biển Địa Trung Hải.
Từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 4 trước Công
nguyên, Đế chế Ba Tư (tiền thân của lran) trải dài một dải suốt từ Ai Cập đến Ấn
Độ. Iran ngày nay không có một ý đồ đế quốc như vậy, nhưng nước này tìm cách mở
rộng ảnh hưởng của mình, và chiều hướng rõ ràng là qua các vùng đất bằng phẳng
về phía Tây - thế giới Ả-rập và các khi cuộc xâm lược của Hoa Kỳ chịu lùi bước
chính phủ đa số là người Shia. Điều này đã đánh động Ả-rập Saudi nơi phái Sunni
thống trị và góp phần tiếp lửa cho phiên bản Trung Đông của cuộc Chiến tranh Lạnh
mà cốt lõi là mối quan hệ Saudi-lran. Ả-rập Saudi có thể lớn hơn Iran, có thể
giàu hơn lran gấp nhiều lần nhờ có các ngành công nghiệp dầu khí phát triển tốt,
nhưng dân số của nước này nhỏ hơn nhiều (28 triệu người Á-rập Saudi so với 78
triệu người lran), và về mặt quân sự, nó không tự tin vào khả năng đối phó với
nước Ba Tư láng giềng của mình nếu cuộc chiến tranh lạnh này trở nên nóng bỏng
và các lực lượng của hai bên đối đầu trực tiếp. Mỗi bên đều có tham vọng trở
thành thế lực thống trị trong khu vực, và mỗi bên đều tự coi mình là người bảo
vệ của phiên bản Hồi giáo tương ứng. Khi lraq còn nằm dưới gót giày của Saddam,
đó là một vùng đệm vững mạnh chia tách Ả-rập Saudi và lran; khi vùng đệm đó biến
mất, hai nước hiện nay đang để mắt canh chừng nhau từ hai bờ vùng Vịnh. Thỏa
thuận do Hoa Kỳ lãnh đạo về các cơ sở hạt nhân của Iran, được ký kết vào mùa hè
năm 2015, không thể trấn an các nước vùng Vịnh rằng mối đe dọa từ lran đối với
họ đã giảm bớt, và cuộc khẩu chiến ngày càng gay gắt giữa Ả-rập Saudi với Iran
vẫn tiếp diễn, bên cạnh một cuộc chiến đôi khi được ủy thác cho một bên khác
chiến đấu, đáng chú ý nhất là tại Yemen.
Các phương tiện truyền thông phương
Tây tập trung vào phản ứng của Israel đối với thỏa thuận kể trên, nhưng truyền
thống Ả-rập trên toàn bộ khu vực hoàn toàn chống lại nó, một số tờ báo so sánh
thỏa thuận này với Hiệp định Munich năm 1938. Một tờ báo hàng đầu của Saudi còn
kêu gọi vương quốc này bắt đầu chế tạo bom hạt nhân để sẵn sàng cho thời điểm
Iran cũng làm như vậy.
Đây là bối cảnh cho các sự kiện gây sốc
vào đâu năm 2016, khi Ả-rập Saudi (một quốc gia có người Sunni chiếm đa số)
hành quyết bốn mươi bảy tù nhân trong một ngày, trong đó có tộc trưởng lão
thành nhất của phái Shia, Nimr al Nimr. Đây là một động thái có toan tính của
hoàng gia đương quyền thuộc phái Sunni, để thể hiện cho thế giới, bao gồm cả
Hoa Kỳ, rằng dù có thỏa thuận hạt nhân hay không, Saudi vẫn sẽ đối mặt với
Iran. Các cuộc biểu tình nổ ra khắp thế giới Hồi giáo Shia, đại sứ quán Ả-rập
Saudi tại Tehran lập tức bị đập phá và phóng hỏa, quan hệ ngoại giao giữa hai
nước bị cắt đứt, và bối cảnh đó được sắp đặt cho sự tiếp diễn của cuộc nội chiến
Sunni/Shia ác liệt. Cuộc chiến này diễn ra theo một số chiều hướng và thậm chí
các nhà nước Sunni cũng xung đột lẫn nhau về mặt ngoại giao. Năm 2017, Ả-rập
Saudi, UAE (các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất), Bahrain và Ai Cập đã chấm dứt
quan hệ với Qatar, cáo buộc nước này hỗ trợ hoạt động khủng bố. Một cuộc phong
tỏa kinh tế xảy ra sau đó, dẫn tới việc Qatar chấp nhận viện trợ bằng đường
không từ Iran, quốc gia này nhanh chóng nhìn thấy một cơ hội để tiếp tục chia rẽ
các quốc gia vùng Vịnh hơn nữa.
Phía tây của Iran là một quốc gia thuộc
cả châu Âu và châu Á. Thổ Nhĩ Kỳ nằm trên biên giới của các vùng đất Ả-rập
nhưng không thuộc Ả-rập, và mặc dù hầu hết diện tích đất đai rộng lớn của nó là
một phần của khu vực Đại Trung Đông, nhưng nó cố gắng tránh xa những xung đột
đang diễn ra ở đó.
Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ thực sự được
các láng giềng phía bắc và tây bắc của mình công nhận là một phần của châu Âu.
Nếu Thổ Nhĩ Kỳ thuộc về châu Âu, thì biên giới của châu Âu nằm
ở phía xa của đồng bằng Anatolia rộng lớn, có nghĩa là châu Âu dừng lại ở biên
giới Syria, lraq và lran. Đây là một khái niệm mà ít người chấp nhận. Nếu Thổ
Nhĩ Kỳ không phải là một phần của châu Âu, thì nó ở đâu? Thành
phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, Istanbul, là Thành phố Văn hóa châu Âu năm 2010,
Thổ tranh đua trong cuộc thi Eurovision Song và tham gia cúp bóng đá UEFA
European Championship, nó đăng ký trở thành thành viên của Liên minh châu Âu
vào những năm 1970; vậy mà chưa tới 5%
lãnh thổ của nó là ở châu Âu. Hầu hết các nhà địa lý đều coi vùng đất nhỏ của
Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở phía tây Bosphorus là thuộc châu Âu, và phần còn lại của đất
nước, phía nam và đông nam Bosphorus, thuộc Trung Đông (theo nghĩa rộng nhất của
địa danh này).
Đó là một lý do tại sao Thổ Nhĩ Kỳ
chưa bao giờ được chấp nhận vào EU. Các yếu tố khác là hồ sơ nhân quyền của nước
này, đặc biệt khi nhắc đến người Kurd, và nền kinh tế của Thổ. Dân số của Thổ
Nhĩ Kỳ là 75 triệu và các nước châu Âu lo sợ rằng, do sự khác biệt về mức sống,
việc Thổ trở thành thành viên EU sẽ dẫn đến một làn sóng lao động di cư ồ ạt.
Có thể còn có một yếu tố nữa, mặc dù không được nói ra trong EU, Thổ Nhĩ Kỳ là
một quốc gia đa số là người Hồi giáo (98%). EU không phải là một tổ chức thế tục
hay một tổ chức Kitô giáo, nhưng đã diễn ra một cuộc tranh luận gay go về “các
giá trị”. Đối với mỗi lập luận chấp thuận Thố Nhĩ Kỳ vào EU lại có một lập luận
chống lại, và trong thập niên qua, triển vọng cho Thổ Nhĩ Kỳ tham gia EU đã suy
giảm. Điều này đã khiến Thổ phải suy nghĩ về những lựa chọn khác có thể có.
Hồi những năm 1920, có ít nhất một người
đàn ông, mà với ông không hề có sự lựa chọn khác. Tên của ông là Mustafa Kemal
và ông là vị tướng duy nhất của Thổ Nhĩ Kỳ sống sót sau Thế chiến I với danh tiếng
nổi bật. Sau khi những thế lực chiến thắng chia cắt Thổ Nhĩ Kỳ, Mustafa Kemal
trở thành tổng thống với một cương lĩnh chống đối các điều khoản của phe Đồng
minh, nhưng đồng thời hiện đại hóa Thổ Nhĩ Kỳ và biến nó thành một phần của
châu Âu. Các bộ luật phương Tây và bộ lịch Gregorian được ban hành và các thiết
chế công của Hồi giáo bị cấm đoán. Mũ fez bị cấm, bảng chữ cái Latinh thay thế
chữ cái Ả-rập, và Kemal thậm chí chấp nhận trao quyền bầu cử cho phụ nữ (đi trước
Tây Ban Nha hai năm, và trước Pháp mười lăm năm). Năm 1934, khi người Thổ Nhĩ Kỳ
bắt buộc phải mang tên họ (surname) vệ mặt pháp lý, Kemal được nhận cái tên
“Ataturk” - “Cha già của người Thổ”. Ông qua đời vào năm 1938 nhưng các nhà
lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ kế nghiệp vẫn tiếp tục nỗ lực để đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào Tây Âu,
và những ai không thấy mình đứng sau phía trong cuộc đảo chính quân sự đã quyết
tâm hoàn tất di sản của Ataturk.
Tuy nhiên, vào cuối những năm 1980, sự
phản đối liên tục của châu Âu và sự từ chối bướng bỉnh của nhiều thường dân Thổ
Nhĩ Kỳ không muốn đất nước bớt chất tôn giáo đi đã dẫn đến kết quả là một thế hệ
các chính trị gia bắt đầu nghĩ đến điều không thể tưởng tượng - rằng có lẽ Thổ
Nhĩ Kỳ cần có một Kế hoạch B. Tổng thống Turgut Ozal, một người mộ đạo, nhậm chức
vào năm 1989 và bắt đầu phong trào thay đổi. Ông khuyến khích người dân một lần
nữa coi Thổ Nhĩ Kỳ là cầu nối đất liền lớn giữa châu Âu, châu Á và Trung Đông,
và là một đất nước có thể thêm một lần trở thành một cường quốc lớn trong cả ba
lục địa. Tổng thống đương nhiệm, Recep Tayyip Erdogan, cũng có những tham vọng
tương tự, thậm chí có lẽ còn lớn hơn, nhưng phải đối mặt với những trở ngại
tương tự để đạt được chúng. Những trở ngại đó một phần thuộc về địa lý.
Về mặt chính trị, các quốc gia Ả-rập vẫn
nghi ngờ Erdogan muốn tái lập Đế chế Ottoman bằng con đường kinh tế, và họ phản
đối những ràng buộc quá chặt chẽ. Người Iran nhận thấy Thổ Nhĩ Kỳ là đối thủ cạnh
tranh về kinh tế và quân sự mạnh nhất nơi sân sau của họ. Các mối quan hệ, chưa
bao giờ ấm áp, càng nguội lạnh hơn do họ đứng về hai phía đối lập nhau trong việc
hỗ trợ cho các phe phái tham gia cuộc nội chiến Syria. Sự ủng hộ mạnh mẽ của Thổ
Nhĩ Kỳ đối với chính phủ của Hội Anh em Hồi giáo ở Ai Cập là một chính sách phản
tác dụng khi quân đội Ai Cập tổ chức cuộc đảo chính thứ hai và lên nắm quyền. Mối
quan hệ giữa Cairo và Ankara hiện đang đóng băng.
Tệ hơn nữa vẫn là mối quan hệ giữa
Ankara và Moscow. Người Thổ Nhĩ Kỳ và người Nga đã bất hòa suốt năm trăm năm,
nhưng trong thế kỷ qua họ gần như đã học được cách chấp nhận chung sống mà
không gây ra quá nhiều xích mích. Cuộc nội chiến Syria đã thay đổi điều đó, với
việc Nga ủng hộ Tổng thống Assad và Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực hết sức để lật đổ chế độ
Assad và thay thế bằng một chính phủ do Hồi giáo Sunni lãnh đạo. Mọi thứ đã dẫn
đến thế đối đầu vào cuối năm 2015 sau khi Nga can thiệp vào Syria bằng quân sự.
Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một chiến đấu cơ phản lực SU24 của Nga, mà Thổ tuyên bố đã vi
phạm không phận của mình. Một cuộc khẩu chiến gay gắt theo sau, thậm chí còn có
mối họa mơ hồ rằng nó sẽ biến thành một màn đấu súng thực sự, nhưng cả hai bên
chấp nhận dừng lại ở những lời đả kích và biện pháp phong tỏa kinh tế. Cuộc
tranh cãi quyết liệt này không chỉ là về Syria và máy bay chiến đấu của Nga -
mà còn về việc Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tranh giành ảnh hưởng ở biển Đen, biển Caspi,
và giữa các sắc dân Thổ tại các nước như Turkmenistan. Cả hai đều biết rằng khi
Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục phát triển, nước này sẽ tìm cách đối đầu với Nga trong các
quốc gia “stans” và không có ý định lùi bước trước các vấn đề chủ quyền lãnh thổ
và “danh dự”.
Tầng lớp tinh hoa của Thổ Nhĩ Kỳ đã học
được rằng tìm cách ghi điểm trước thế giới Hồi giáo bằng cách gây chiến với
Israel sẽ dẫn tới kết quả là Israel hợp tác với Cyprus và Hy Lạp để tạo ra một
liên minh năng lượng ba bên nhằm khai thác các mỏ khí đốt ngoài khơi từng nước.
Quan điểm mập mờ của chính phủ Ai Cập về Thổ Nhĩ Kỳ đang góp phần vào mối quan
tâm của Cairo trong việc trở thành khách hàng lớn cho nguồn năng lượng mới này.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ, nước có thể được hưởng lợi từ nguồn năng lượng của
Israel, vẫn phải phụ thuộc phần lớn vào kẻ thù cũ là nước Nga để đáp ứng nhu cầu
năng lượng của mình, trong khi đồng thời hợp tác với Nga để phát triển các đường
ống mới cung cấp năng lượng cho các nước EU.
Hoa Kỳ lo lắng trước cuộc chiến tranh
lạnh mới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, hai trong số các đồng minh của mình, đang cố
gắng đưa họ trở lại với nhau. Hoa Kỳ muốn hai nước có mối quan hệ tốt đẹp hơn để
củng cố vị trí của NATO ở khu vực phía đông Địa Trung Hải. Đối với NATO, Thổ
Nhĩ Kỳ là một quốc gia trọng yếu vì nước này kiểm soát lối ra vào biển Đen qua
eo biển hẹp Bosporus. Nếu Thổ phong tỏa lối ra vào eo biển vốn chỉ rộng chưa đến
một dặm ở khúc hẹp nhất, Hạm đội biển Đen của Nga không thể đột nhập vào Địa
Trung Hải và sau đó đi ra Đại Tây Dương. Ngay cả đi qua Bosphorus bạn cũng chỉ
đến được biển Marmara; bạn vẫn phải bẻ lái qua eo biển Dardanelles để đến biển
Aegean trên đường tới Địa Trung Hải.
Với khối đất liền rộng lớn của mình,
Thổ Nhĩ Kỳ thường không được coi là một cường quốc biển, nhưng nước này giáp giới
với ba biển, và quyền kiểm soát các vùng biển này của nó khiến Thổ Nhĩ Kỳ luôn
là một thế lực đáng phải lưu tâm. Nước này cũng là một câu nối thương mại và
giao thông vận tải liên kết châu Âu với Trung Đông, với vùng Caucasus và ngược
lên phía bắc đến các nước Trung Á mà nó chia sẻ lịch sử và các mối ràng buộc về
sắc tộc ở một số vùng.
Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm đứng tại vị trí
giao lộ của lịch sử kể cả khi giao thông qua đó đôi khi có thể nguy hiểm. Trang
web của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh điều này trong phần “Tóm tắt chính
sách đối ngoại”: “Địa lý Á Âu-Phi, mà Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở tâm chấn, chính là một
khu vực nơi những cơ hội và rủi ro tương tác lẫn nhau rất dữ đội.” Trang web
này cũng nói: “Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm trở thành một thành viên đầy đủ của Liên
minh châu Âu như một phần của nỗ lực hai thế kỷ qua nhằm đạt tới mức độ cao nhất
của nền văn minh đương đại.
Điều đó dường như không có khả năng xảy
ra trong ngắn hạn và trung hạn. Cho đến một vài năm trước Thổ Nhĩ Kỳ đã nêu tấm
gương về cách thức mà một quốc gia Trung Đông, không kể Israel, có thể chấp nhận
nền dân chủ. Tấm gương đó đã phải lãnh những chấn thương nặng nề gần đây với vấn
đề người Kurd vẫn đang tiếp diễn, với những khó khăn khi đương đầu một số cộng
đồng Kitô giáo nhỏ và sự hỗ trợ ngầm cho các nhóm Hồi giáo trong cuộc chiến chống
lại chính phủ Syria. Cuộc đảo chính thất bại năm 2016 đã mở đường cho chính phủ
Erdogan đẹp tan hết các phe đối lập. Hệ quả là hơn năm mươi ngàn người đã bị bắt
và một trăm năm mươi ngàn người bị đuổi việc.
Những phát biểu của Tổng thống Erdogan
về người Do Thái, về chủng tộc và bình đẳng giới, đi kèm với sự Hồi giáo hóa từng
bước của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng đã rung lên hồi chuông báo động. Tuy nhiên, so với đa
số các quốc gia Ả-rập, Thổ Nhĩ Kỳ phát triển vượt xa hơn và cũng dễ nhận dạng
hơn xét như một nền dân chủ. Erdogan có thể đang phá hỏng một số thành tựu của
Ataturk, nhưng thế hệ con cháu của vị cha già dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ được sống tự
do hơn bất cứ ai khác trong các quốc gia Ả-rập Trung Đông.
Bởi vì các quốc gia Ả-rập không được
trải nghiệm bầu không khí cởi mở tương tự và phải chịu đựng chủ nghĩa thực dân,
họ không sẵn sàng biến các cuộc nổi dậy Ả-rập (làn sóng các cuộc biểu tình bắt
đầu vào năm 2010) thành một Cách mạng Mùa xuân Ả-rập thực sự. Thay vào đó, họ
rơi vào bạo loạn và nội chiến không ngừng nghỉ.
Mùa xuân Ả-rập là một cái tên nhầm lẫn,
do giới truyền thông chế ra; nó che mờ sự hiểu biết của chúng ta về những gì
đang xảy ra. Quá nhiều phóng viên đổ xô đến phỏng vấn những con người trẻ tuổi
theo chủ nghĩa tự do đứng quanh quảng trường thành phố, đeo những tấm bảng viết
bằng tiếng Anh, và nhận lầm họ là tiếng nói thực sự của người dân và hướng đi của
lịch sử. Một số nhà báo đã mắc lỗi tương tự trong cuộc “Cách mạng Xanh” của
lran, mô tả những sinh viên trẻ tuổi ở phía bắc Tehran là “Tuổi trẻ của Iran”,
do đó bỏ qua những thanh niên Iran khác đang tham gia dân quân của phe đối lập
Basij và lực lượng Vệ binh Cách mạng.
Năm 1989, ở Đông Âu tổn tại một hình
thức của chủ nghĩa toàn trị: chế độ cộng sản. Trong tâm trí đa số người dân, chỉ
có một hướng để đi: hướng tới nền dân chủ, vốn đang phát triển mạnh ở phía bên
kia Bức màn sắt. Đông và Tây chia sẻ một ký ức lịch sử về những thời kỳ của dân
chủ và xã hội dân sự. Thế giới Ả-rập năm 2011 chẳng được hưởng thứ gì trong hai
thứ đó và nhìn về nhiều hướng khác nhau. Đã và vẫn xuất hiện các chiều hướng
dân chủ (democracy), dân chủ tự do (liberal democracy) (hai ý niệm dân chủ này
khác nhau), chủ nghĩa dân tộc, sự sùng bái những nhà lãnh đạo tài giỏi và một
chiều hướng mà nhiều người đã phải đối mặt ngay từ đầu - Hồi giáo trong các vỏ
bọc khác nhau của nó, bao gồm cả chủ nghĩa Hồi giáo (cực đoan).
Tại Trung Đông, quyền lực thực sự phát
xuất từ họng súng. Một số công dân tốt của Misrata tại Libya có thể mong muốn
phát triển một đảng dân chủ tự do, số khác thậm chí có thể muốn vận động cho
quyền đồng tính; nhưng sự lựa chọn của họ sẽ bị giới hạn nếu những thế lực tôn
tại trên thực tế của địa phương bắn thẳng vào những người theo chủ nghĩa dân chủ
tự do và những người đồng tính. Iraq là một trường hợp điển hình: một nên dân
chủ chỉ trên danh nghĩa, xa lắc với tự do, và là nơi người ta bị giết như chuyện
thường ngày chỉ vì có xu hướng đồng tính luyến ái.
Giai đoạn thứ hai của cuộc nổi dậy Ả-rập
cũng đã khởi động đúng lúc. Đây là cuộc đấu tranh nội bộ phức tạp bên trong các
xã hội nơi mà tín ngưỡng tôn giáo, đạo đức xã hội, những mối liên hệ bộ lạc và
súng đạn hiện mạnh hơn nhiều so với các ý tưởng “phương Tây” về bình đẳng, tự
do biểu đạt và quyền phổ thông đầu phiếu. Các quốc gia Ả-rập bị vây bọc bởi định
kiến, lòng hận thù thực sự mà một người phương Tây bình thường hầu như không biết,
đến mức người ấy sẽ có xu hướng không tin những điều như vậy ngay cả khi chúng
có được bày ra trước mắt họ trên sách báo. Chúng ta nhận thức được vô vàn những
định kiến của riêng mình, nhưng chúng ta thường nhắm mắt làm ngơ đối với những
định kiến của người Trung Đông.
Sự biểu hiện thường ngày của lòng thù
hận đối với người khác hết sức phổ biến trong thế giới Ả-rập đến mức nó hầu như
không còn khơi dậy lời phê phán của ai khác ngoài nhóm thiểu số Tây học theo chủ
nghĩa tự do trong khu vực, những người có quyền truy cập rất hạn chế vào nền tảng
của phương tiện thông tin đại chúng. Những biếm họa bài Do Thái gợi nhớ về tờ
báo tuyên truyền của Đức Quốc xã Der Sturmer vốn khá nổi tiếng. Hết tuần này đến
tuần khác, hình ảnh những vị Imam cực đoan với những phát ngôn gây sốc được bố
trí vào các chương trình truyền hình ở khung giờ vàng.
Những người phương Tây biện hộ cho loại
hành vi này đôi khi bị trói chân trói tay vì sợ bị coi là một trong những kẻ
“theo chủ nghĩa phương Đông“ (Orientalists) của Edward Said. Họ phản bội các
giá trị tự do của mình bằng cách phủ nhận tính phổ quát của chúng. Những người
khác, ngây thơ nói rằng những lời kích động giết chóc như vậy không phải là phổ
biến và phải được xem xét trong bối cảnh của ngôn ngữ Ả-rập, thứ ngôn ngữ có thể
dẫn người ta đến chỗ lộng ngôn không thực tế. Điều này thể hiện sự thiếu hiểu
biết của họ về cuộc sống “đường phố Ả-rập”, vai trò của truyền thông Ả-rập
chính thống và một thái độ không chịu hiểu rằng khi những con người đây hận thù
phát ngôn điều gì đó, họ thực sự có ý như vậy.
Khi Hosni Mubarak bị hất khỏi chức vụ
tổng thống Ai Cập, quả thực chính sức mạnh của dân chúng đã lật đổ ông ta, nhưng
điều mà thế giới bên ngoài không nhìn thấy là quân đội đã chờ đợi nhiều năm để
có cơ hội loại bỏ Mubarak và người con trai ông là Gamal, và chiến địa trên đường
phố đã cung cấp tấm màn sân khấu mà họ cần. Chỉ đợi đến khi Hội Anh em Hồi giáo
kêu gọi những người ủng hộ nó ra mặt, rằng che đậy thế là đủ rồi. Chỉ có ba thiết
chế ở Ai Cập: Đảng Dân chủ Quốc gia của Mubarak, quân đội và Hội Huynh đệ Hồi
giáo. Hai tổ chức thứ hai và thứ ba đã tiêu diệt tổ chức thứ nhất, sau đó Hội
Huynh đệ Hồi giáo đã thắng trong cuộc bầu cử và bắt đầu biến Ai Cập thành một
nhà nước Hồi giáo, để rồi phải trả giá bằng việc chính nó bị lật đổ bởi sức mạnh
thực sự ở xứ này - quân đội.
Phe Hồi giáo vẫn là thế lực thứ hai, mặc
dù hiện nay họ hoạt động ngầm. Khi các cuộc biểu tình chống Mubarak lên đến đỉnh
cao, các cuộc tụ tập ở Cairo đã thu hút mấy trăm nghìn người. Sau sự sụp đổ của
Mubarak, khi nhà thuyết giáo cực đoan của Hội Huynh đệ Hồi giáo Yusuf
al-Qaradawi trở về sau những ngày lưu vong ở Qatar, ít nhất một triệu người đã
chào đón ông, nhưng ít người trong giới truyền thông phương Tây gọi đây là “tiếng
nói của dân”. Những người theo chủ nghĩa tự do đã chưa bao giờ có cơ hội. Hiện
nay cũng không. Điều này không phải vì người dân trong vùng có tư tưởng cực
đoan; mà bởi vì nếu bạn đói và sợ hãi, và bạn được chào mời hoặc bánh mì cộng với
sự an toàn, hoặc khái niệm về dân chủ, thì sự lựa chọn sẽ chẳng có gì khó khăn
cả.
Trong các xã hội nghèo đói với rất ít
tổ chức chịu trách nhiệm, quyền lực sẽ nằm trong tay các băng nhóm được ngụy
trang dưới cái vỏ “dân quân” và “đảng phái chính trị”. Trong khi họ tranh giành
quyền lực, đôi khi được cổ vũ bởi những cảm tình viên phương Tây ngây thơ, thì
rất nhiều người vô tội thiệt mạng. Điều này dường như sẽ xảy ra tại Libya,
Syria, Yemen, lraq và có thể cả các nước khác trong nhiều năm tới. Người Mỹ muốn
giảm bớt các hoạt động chính trị và quân sự trong khu vực này do nhu cầu nhập
khẩu năng lượng của họ đã giảm; nếu họ rút đi, khi đó có thể Trung Quốc, và Ấn
Độ ở một mức độ thấp hơn, sẽ tham gia theo tỉ lệ tương đương với sự quan tâm mà
Hoa Kỳ đã mất đi. Người Trung Quốc vốn đã là những tay chơi lớn tại Ả-rập
Saudi, Iraq và Iran. Kịch bản này diễn ra ở cấp độ toàn cầu và sẽ được quyết định
trong những tháp ngà tại thủ đô của các cường quốc. Trên mặt đất, trò chơi này
sẽ được chơi bằng trí tưởng tượng, sự thiếu thốn, niềm hy vọng và nhu cầu của
người dân, và đặt cọc bằng sinh mạng của họ. Sykes-Picot đang tan vỡ; hàn gắn
nó trở lại, kể cả dưới một hình dạng khác, sẽ là một công việc lâu đài và đẫm
máu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét