Tìm hiểu trường phái hội họa Tân cổ điển
Trường phái Tân cổ điển là gì?
Trường
phái Tân cổ điển (Neoclassicism) thống trị châu Âu qua hai thế kỷ 18-19 thường
được định nghĩa một cách gọn ghẽ như sau: Tân cổ điển
phủ định sự phù phiếm của Rococo, lấy cảm hứng từ nghệ thuật cổ điển Hy-La, chú
trọng sự giản đơn và cân đối. Tuy nhiên trên thực tế, các tác phẩm
Neoclassicism phong phú, linh hoạt và khó có thể tìm ra được điểm đồng nhất tuyệt
đối.
Sự ra đời của trường phái Tân cổ điển
Vào
cuối thế kỉ 18 đầu TK 19, hội họa chính thống ở châu Âu thường thích những gam
màu đậm, sâu và những bóng đổ tối. Thiên nhiên hoặc lâu đài cổ thường được sử dụng chủ yếu
làm nền cho chủ đề của bức tranh. Nó được thay đổi hoặc trang trí thêm để phù hợp
nhất cho các buổi diễn kịch, có lẽ là một khoảng không của bầu trời bao la hay
bão tố bị phân chia bởi những vệt sáng của mặt trời, cũng có thể là một khu vườn
được tỉa gọn đẹp đẽ chăm chút nhưng chứa đựng những vết tích của sự huỷ hoại lịch
sử. Bố cục tranh cổ điển thường mang kịch tính và đồ sộ, tập trung vào hành động
trung tâm hoặc những đặc điểm của nhóm nhân vật. Những đặc điểm này được phóng
đại so với thực tế và thường bao gồm những con người thời cổ Hy Lạp hoặc Đại
Cách mạng Pháp. Nét vẽ cổ điển thường được sơn phết
một cách tỉ mỉ, với bề mặt mịn, mục đích để dấu đi những vệt màu của họa sĩ.
Chúng được tạo thành để gây ra ảo giác giúp cho người xem tưởng tượng ra có thể
nhìn xuyên qua khung tranh và đi vào thế giới thật trong tranh. Dễ có cảm giác
các tác giả muốn miêu tả hay rao giảng những bài học đạo đức bằng cách sử dụng
các đề tài lịch sử, tôn giáo và thần thoại.
Bức tranh Nữ thần Diana và thần Cupid – Bantoni Pompeo
Yếu
tố dẫn dắt Neoclassicism là một khát vọng đạt đến sự hoàn thiện. Các nghệ sĩ Neoclassicism yêu thích
các đường nét sắc sảo, những hình khối rõ ràng, màu sắc tông lạnh điềm đạm, và
đặc biệt là bề mặt tranh nhẵn bóng. Một tác phẩm Neoclassicism tinh túy sẽ
không có đường cọ nào lộ ra. Đối với các nghệ sĩ Neoclassicism, cách tốt nhất để
truyền tải tinh thần cổ điển là tạo ra các tác phẩm tương tự – hoàn mỹ, có khả
năng chịu thử thách của thời gian mà không bị lạc mốt. Sự thanh thoát, giản dị
nhưng hoàn hảo là cốt lõi của Neoclassicism, khác với Baroque nhiệt huyết sôi sục
hay Rococo tình tứ nông cạn.
Chân dung Anne
Marie Louise Thélusson – Jacques-Louis David – 1790
Các tác giả và tác
phẩm tiêu biểu
Trường phái Tân cổ điển
(Neoclassicism) ngự trị vững chắc lâu dài trong giới hàn lâm và chính quyền. Các tác giả xuất sắc có thể kể tới là Jacques-Louis David
(1748-1825) và Jean-Auguste Dominique Ingres (1780–1867). Tuy
nhiên sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc tới người được cho là mở đầu cho trường
phái này – Bantoni Pompeo, ông là họa sĩ nổi tiếng người Ý theo trường
phái Rococo và Tân cổ điển.
Bantoni Pompeo
Bantoni (1708-1787) sinh ra tại
thành phố Lucca, trong gia đình người thợ kim hoàn. Rất có thể, những bài học đầu
tiên về nghề nghiệp của người cha đã có ảnh hưởng đến phong cách sáng tạo sau
này của Batoni, đó là sự chính xác và lộng lẫy trong các chi tiết của tác phẩm.
Bantoni học vẽ ở thủ đô Roma, tại xưởng họa của các họa sĩ nổi tiếng thời bấy
giờ là Agostino Mazushi và Sebatiano Konca.
Những bức tranh nghệ thuật đầu
tay của Bantoni được họa sĩ sáng tác từ năm 1730, thể hiện rất rõ phong cách của
trường phái Rococo, có đặc điểm là bố cục chặt chẽ, màu sắc tương phản rực rỡ
và các hình thể nhân vật luôn trong tư thế động. Tuy nhiên, sau này khi nghiên
cứu các tác phẩm của họa sĩ thiên tài thời Phục hưng là Raffaello Santi
(1483-1520) và tư tưởng của trường phái tân Cổ điển, Bantoni đã thay đổi bút pháp
và chủ đề của mình. Càng ngày họa sĩ càng quan tâm nhiều
hơn đến các câu chuyện thần thoại và các sự tích trong kinh thánh đề cao tinh
thần trách nhiệm, nghĩa vụ công dân của con người.
Đám cưới của của
Cupid và Psyche anagoria – Bantoni Pompeo
Achilles tại Toà
án Lycomedes – Bantoni Pompeo – 1745
Về bút pháp thể hiện, tư thế của
các nhân vật trong tranh rất chuẩn xác và dứt khoát theo ý đồ của tác phẩm, còn
chủ đề tư tưởng của tác phẩm cũng rõ ràng, khúc chiết hơn. Mặc dù
thường lấy chủ đề trong các câu chuyện thần thoại và truyền thuyết, song các
sáng tác của Bantoni vẫn mang hơi thở của đời sống hiện thực đất nước Italia thế
kỷ XVIII thể hiện qua trang phục, vật dụng, cảnh vật…
Samson and
Delilah – Batoni Pompeo
Khuynh hướng hiện thực trong tác
phẩm của Bantoni được thể hiện rõ nhất qua thể loại tranh chân dung. Trong đó
họa sĩ đã phản ánh một cách chính xác hơi thở của đời sống đương đại. Những bức
chân dung thành công của họa sĩ luôn được vẽ một cách cẩn trọng, nghiêm túc, thể
hiện sâu sắc nội tâm của người mẫu thông qua nét mặt. Các nhân vật trong tranh
của Bantoni thường là tầng lớp quý tộc, được thể hiện trên nền phong cảnh hoành
tráng. Mặc dù tính cách nội tâm và tâm trạng tình cảm của từng người mẫu trong
tranh có khác nhau, song các người mẫu đều có nét chung là mang dáng vẻ của tầng
lớp quý tộc.
Ngài John
Armytage – Bantoni Pompeo
Đức Thánh Cha
Ritratto VI – Bantoni Pompeo
William Legge –
Bantoni Pompeo
Bantoni là người tiên phong trong thể
loại chân dung hoành tráng theo phong cách Tân cổ điển và mở đầu cho trường
phái Cổ điển (Classicism) bắt đầu từ thế kỷ XVIII tại các nước châu Âu.
Jacques-Louis David
Jacques-Louis David (30 tháng 8
năm 1748 – 29 tháng 12 năm 1825) là một họa sĩ
người Pháp theo trường phái Tân cổ điển. Ông là tác giả của nhiều bức họa đề
tài lịch sử nổi tiếng như Oath of the Horatii (1784), The Death of Marat
(1793), The Death of Socrates (1787), The Intervention of the Sabine Women
(1799)…
Cái chết của
Marat – David
Antoine Lavoisier
và vợ của ông – David – 1788
Belisarius – David
– 1781
Cái chết của
Socrates – David – 1787
Jacques-Louis David sinh trưởng
trong một gia đình giàu có ở Paris. Vì thế, ông có cơ hội tiếp cận và học hỏi
các họa sĩ tài danh thời đó. David giành giải Prinx de Rome năm 1774 và trong một
chuyến đến Italy, ông thực sự bị phong cách hội họa của Nicolas Poussin cuốn
hút. Sau đó, ông đã sáng tác một loạt tác phẩm thành công. Ngày 9 tháng 11 năm
1799 danh tướng 30 tuổi Napoléon Bonaparte làm đảo chính, trở thành đệ nhất tổng
tài, dứt điểm với cách mạng Pháp. Lúc bấy giờ Jacques – Louis David đã là một
danh hoạ 51 tuổi. Từ một người thân cộng hòa, từng bị bỏ tù khi cách mạng
thoái trào, nay ngả sang thân chế độ quân chủ, ông âm thầm vẽ các chân dung cho
các nhà bảo trợ giàu có để kiếm tiền. Với bức “Những phụ nữ Sabine”, ra mắt
công chúng cuối năm 1799, ông muốn ngầm gửi một thông điệp hoà giải giữa phe bảo
hoàng và phe cộng hòa. Tuy nhiên công chúng xem tranh đã suy diễn rằng David muốn
hoà giải với Napoléon.
Phụ nữ Sabine –
David – 1799
Lễ đăng quang của Napoleon – David – 1806
Napoleon
vượt dãy Alps (An pơ) – David
Phu nhân Récamier
– David – 1800
Jean Auguste Dominique Ingres
Jean Auguste
Dominique Ingres (29 tháng năm 1780 – 14 tháng 1 năm 1867) là một họa
sĩ theo trường phái Tân cổ điển người Pháp. Mặc dù ông tự nhận mình
là họa sĩ của lịch sử theo truyền thống của Nicolas
Poussin và Jacques Louis David, đến cuối đời, chính những tranh chân
dung do Ingres vẽ, cả bằng sơn màu và phác họa, mới được công nhận là di sản
lớn nhất của ông.
Một bức phác họa
chì của Ingres
Công chúa Albert
de Broglie – Ingres – 1853
Người tắm –
Ingres – 1808
Phu nhân
Haussonville – Ingres
Napoleon
trên ngai vàng – Ingres – 1806
Là
một người hết sức tôn sùng quá khứ, ông tự nhận mình với vai trò là người bảo vệ
chính thống hàn lâm chống lại phong cách lãng mạn đang đi lên đại diện là
họa sĩ đối địch Eugène Delacroix. Hình mẫu của ông, như ông từng giải
thích, là “những người thầy vĩ đại nổi tiếng trong thế kỷ của những ký ức vinh
quang khi Raphael thiết lập những ranh giới vĩnh cửu và không thể chối cãi
trong nghệ thuật … do đó tôi là người bảo tồn học thuyết tốt đẹp,
chứ không phải là người sáng tạo”. Tuy vậy, các
ý kiến ngày nay có xu hướng xem Ingres và những nhà Tân cổ điển cùng thời với
ông là hiện thân của tinh thần Lãng mạn vào thời đó, trong khi những biến cách
về hình dáng và không gian mang tính biểu hiện khiến ông trở thành một điềm báo
quan trọng cho nghệ thuật hiện đại.
The
Virgin Adoring the Host – Ingres
Apotheosis
of Homer (1827) – Ingres
Thetis
cầu khẩn Jupiter – Ingres – 1811
Phi
tần – Ingres – 1814
Ngoài
những tác giả kể trên, hội họa Tân cổ điển còn ghi nhận những cái tên
như: Elisabeth Vigée- Lebrun, Joshua Reynolds, … với những tác phẩm rất nổi
tiếng, đóng góp cho sự phát triển rực rỡ của nên hội họa đương thời.
Sarah
Campbell – Joshua Reynolds
Phu
nhân Elizabeth Ingram – Reynolds
Chân
dung tự họa – Elisabeth Vigée-Lebrun
Chân
dung tự họa và con gái – Elisabeth Vigée-Lebrun
Chân
dung tự họa – Elisabeth Vigée-Lebrun
DESIGNS.VN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét