Chân dung tự họa của Jean Despujols. |
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp
phụ nữ Việt xưa qua tranh họa sĩ người Pháp Jean Despujols
Bộ tranh chân dung phụ nữ Việt đầu thế kỷ 20 của họa sĩ người
Pháp Jean Despujols nằm trong BST đồ sộ và quý giá gồm 360 tác phẩm.
Tranh “Thiếu nữ miền Bắc”. |
Bộ tranh chân dung phụ nữ Việt đầu thế kỷ 20 của họa sĩ người Pháp Jean Despujols (1886-1965) nằm trong Bộ sưu tập đồ sộ và quý giá gồm 360 tác phẩm sơn dầu, màu nước và ký họa được ông vẽ trong những năm du hành khắp cõi Đông Dương, hiện thuộc sở hữu của Bảo tàng Mỹ thuật Meadows, trong khuôn viên Đại học Centenary của bang Louisiana, Mỹ.
Cảm hứng của các họa
sĩ Pháp khi sang Đông Dương và đặc biệt là Việt Nam không chỉ là phong cảnh
thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn là vẻ đẹp duyên dáng, đằm thắm của phụ nữ Việt ở
ba miền Nam-Trung- Bắc.
Có rất nhiều họa sĩ Pháp, nhất là các họa sĩ thuộc Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương Hà Nội, Gia Định vẽ chân dung phụ nữ Việt, nhưng chỉ có họa sĩ Jean Despujols từ Pháp qua là có một bộ tranh chân dung khá toàn vẹn, được lưu giữ tại bảo tàng.
Vài nét về họa sĩ Jean
Despujols
Họa sĩ Jean Despujols, sinh ngày 19/3/1886 tại Salles, tỉnh Gironde thuộc vùng Aquitaine, Tây Nam Pháp. Ông theo học Trường Mỹ thuật Bordeaux, làm học trò của họa sĩ Paul Quinsac (1858- 1919), nổi tiếng với tranh vẽ các chủ đề thần thoại, ngụ ngôn, nhân vật lịch sử và tranh phong cảnh. Năm 1910, ông đoạt giải thưởng mỹ thuật của thành phố Bordeaux, và tiếp tục học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia
Năm 1914 ông hoàn thành bức tranh lớn về Đức Mẹ Maria, giành được giải thưởng “Khôi nguyên La Mã” về hội họa cùng một chuyến đi sang Roma để nghiên cứu mỹ thuật, nhưng chuyến đi không thành vì thế chiến I xảy ra.
Tháng 8/1914,
Despujols nhập ngũ và ra chiến trường. Ông trở thành xạ thủ súng máy, có mặt ở
hầu hết các trận chiến ác liệt nhất trong suốt bốn năm khoác áo lính. Dù trong
chiến tranh thiếu thốn giấy để vẽ nhưng Despujols vẫn luôn ký họa khi có thể.
Ông vẽ trên mặt sau
những lá thư và cả những mảnh giấy vụn nhặt được mà sau này được in thành “Tập
vẽ nháp Thế chiến I”. Những ký họa chiến trường đó còn trở thành những minh họa
cho tập nhật ký với tựa “Người trong trận đánh”, hiện chưa được xuất bản.
Chiến tranh kết thúc,
Despujols mới sang Ý học theo giải “Khôi nguyên” năm xưa. Trở về Pháp năm 1924,
được mời giảng dạy hội họa cho sinh viên Mỹ du học tại Trường Mỹ thuật
Fontainebleau. Có thể ảnh hưởng từ những sinh viên Mỹ này mà ông nhập quốc
tịch, trở thành công dân Mỹ.
Những năm 1924-1936 là
thời kỳ Despujols hoạt động nghệ thuật hội họa mạnh mẽ và tích cực, có nhiều
thành công tại các triển lãm ở Paris. Bức “Trầm tư” ông vẽ năm 1929 được mua
với giá 50.000 franc, còn bức “Thời khắc của mục đồng” đoạt huy chương vàng của
Hội Mỹ thuật Pháp..
Năm 1936, Jean
Despujols đoạt giải “Mỹ thuật Đông Dương” và được Hội đồng kinh tế Đông Dương
thuộc Pháp chọn để thực hiện một hành trình nghệ thuật qua 3 quốc gia Việt
Nam-Lào-Campuchia, ký họa và vẽ tranh về cuộc sống, cảnh sắc và con người ở các
xứ sở này.
Qua tranh sơn dầu, màu
nước và cả những phác thảo bút chì, ông hoàn toàn bỏ qua quan điểm chủ nghĩa
thực dân để vẽ bằng con mắt nghệ thuật và cảm xúc chân thật của tâm hồn, ghi
lại hình ảnh những vùng đất, con người Việt Nam và Đông Dương với sự thấu hiểu
và cảm thông.
Tờ Tràng An Báo xuất
bản ở Huế trước năm 1945, số 251 ra ngày 31/8/1937 đưa tin: “Họa sĩ Despujols
đến Huế”, với nội dung: “Nhà họa sĩ Pháp Jean Despujols đã đến Huế một tuần lễ
nay. Về nghề hội họa, ông Despujols đã được giải nhất La Mã và giải nhất Đông
Pháp. Ông Despujols là bạn của quan Khâm sứ Graffeuit. Ông đến Huế lần này là
lần đầu, ông còn lưu lại đây rất lâu, để có đủ thời giờ mà họa các danh lam
thắng cảnh Thần kinh”.
Tranh “Thiếu nữ Thái
đen”.
Tháng 8/1938, từ cảng Hải Phòng ông xuống tàu trở về Pháp. Sau một thời gian ngắn sống ở Hawaii, ông cùng với người vợ Mỹ Millicent Martin và hai con đến sống ở Minneapolis, bang Minnesota. Tháng 7/1939, Despujols trở lại Pháp để hoàn tất bộ tranh về Đông Dương dự tính sẽ triển lãm tại Paris, nhưng Thế chiến II lại nổ ra.
Bộ tranh được ông cất
giấu tại lâu đài của gia đình ở Pháp và đến năm 1948 mới được ông đưa sang Mỹ.
Lúc này ông định cư cùng gia đình ở bang Louisiana cho đến khi qua đời năm
1965.
Trong hai mươi năm
sống ở Mỹ ông không ngừng sáng tác trong xưởng vẽ ở ngôi nhà riêng, đại lộ
Broadmoor, thành phố Shreveport, bang Louisiana. Cũng tại đây, ông đã hoàn
thành bộ sách tám tập “Cuộc du hành của một người trốn chiến tranh” – Voyage
d’un réfractaire, cho tới nay vẫn chưa được ấn hành, dù đây không chỉ là một tư
liệu hết sức quan trọng cho thấy những suy nghĩ của họa sĩ về cuộc đời mà còn
bởi hàng trăm minh họa rất có giá trị trong đó.
Và bộ sưu tập chân dung phụ nữ Việt Nam ở bảo tàng Mỹ
Số phận bộ tranh này
cũng rất trầm luân. Bộ tranh Đông Dương của Despujols khi chuyển từ Pháp qua Mỹ
suýt nữa đã bị thất lạc. Nhưng không thể giải thích được làm thế nào số tranh
này tới được Mỹ một cách bình yên và đầy đủ. Lần đầu tiên bộ tranh được trưng
bày tại Bảo tàng tiểu bang Lousiana năm 1950.
Tháng 4/1951, tạp chí
National Geograpic chọn 21 bức tranh trong bộ sưu tập này minh hoạ cho phóng sự
“Chân dung của Đông Dương” do hai nhà báo W.Robert Moore và Maynard Owen
Williams thực hiện. Sau đó những bức tranh được cất giữ trong một thùng gỗ suốt
18 năm cho đến ngày ông mất năm 1965.
Trong phóng sự hai tác
giả đã kể lại một số tư liệu thú vị về Jean Despujols và các bức tranh của ông.
Họ cho biết Jean Despujols sáng tác khoảng hơn 300 bức tranh tại Đông Dương,
phản ánh xã hội, phong tục tập quán lễ hội, phong cảnh, con người, tĩnh vật…,
song nhiều hơn cả là những tranh chân dung phụ nữ của ba nước Việt Nam- Lào-
Campuchia với bút pháp tinh tế, màu sắc hài hòa, phong cách thể hiện rất gần
gũi với thẩm mỹ của người Việt.
Ở Việt Nam, ông vẽ các
cô gái 3 miền Bắc-Trung-Nam với sự khác biệt không chỉ ở trang phục mà còn về
diện mạo, hình thể do các đặc điểm khí hậu vùng miền rất khác nhau.
Trong tranh Despujols,
cô gái Bắc tóc vấn khăn có khuôn mặt to, dáng cứng cáp hơn, so với người chị em
sống ở vùng đất gần xứ Huế có xương nhỏ nhắn, còn xuôi về Nam là “những cô gái
mảnh mai, mặc quần và áo dài may sát người” như nhận định của W. Robert Moore
và Maynard Owen Williams về bộ tranh Đông Dương đăng trên tạp chí National
Geographic tháng 4/1951.
Trong số 21 bức tranh
được giới thiệu, có bức tranh số 13 vẽ chân dung cô gái Huế tên là Yến, bức
tranh số 14 vẽ cô gái miền Bắc tên Xuân. Bài viết bình luận: “Vẻ thanh nhã của
con gái Trung kỳ và dáng khỏe mạnh của con gái Bắc kỳ phản ánh sự tương phản
giữa các chủng tộc chị em của Việt Nam.
Yến đang trồng lúa gần
Huế, nơi đặt triều đình An Nam cũ. Khi họa sĩ tìm thấy cô ta, ông nhận xét: “Về
nét thanh tao hiển nhiên của cô, là do các Hoàng đế- thi sĩ trước đây đã tuyển
chọn phụ nữ xinh đẹp nhất để phục vụ trong triều”. Xuân “trở nên chua chát và
cứng cỏi” bởi sự túng thiếu, trồng lúa, đắp đê, đẻ con, và đó là số phận của cô
ta. Hơi thở nhẫn nhục có vẻ như toát ra qua đôi môi của cô”…
Tương tự là sự khác
biệt của các cô gái dân tộc thiểu số ở vùng cao Tây Bắc được Despujols mô tả
trong tranh, theo 2 tác giả trên thì “Tranh sơn dầu, màu nước và ký họa của ông
thấm đẫm bầu không khí của núi rừng Đông Dương ẩm thấp, những con đường uốn
khúc len lỏi giữa các đồng lúa loáng nước như một tấm gương và các vách đá lởm
chởm…”.
Tháng 5/1969, ông
Algur H.Meadows, triệu phú ngành dầu khí ở bang Texas, từng tốt nghiệp ngành luật
tại Đại học Centenary năm 1926, đã mua toàn bộ 360 tác phẩm trong bộ sưu tập
tranh Đông Dương của Jean Despujols với giá rất cao vào thời đó là 250.000 USD,
tặng lại cho trường Centenary College.
Rồi ông cho xây Bảo
tàng Nghệ thuật mang tên Meadows trong khuôn viên trường, nằm tại Shreveport,
một thành phố nhỏ ở tiểu bang Lousiana, miền Nam nước Mỹ, chỉ duy nhất để trưng
bày bộ sưu tập tranh của họa sĩ Jean Despujoils vẽ trong chuyến du hành Đông
Dương bắt đầu từ cuối năm 1936.
Được biết, trước khi
Despujols đưa bộ tranh đến thành phố Shreveport năm 1948, thì nó đã từng được
triển lãm tại Hà Nội và Sài Gòn năm 1938. Sau đó còn được trưng bày tại Bảo
tàng nghệ thuật Smithsonian ở Washington D.C năm 1952 và tại Bảo tàng M.H. de
Young Memorial năm 1952.
Đây cũng là bộ sưu tập
tranh Đông Dương quan trọng nhất, lớn nhất kể từ khi các họa sĩ Pháp sang vùng
đất này để sáng tác thời kỳ thuộc địa. Và đây cũng là bộ sưu tập tranh chân
dung phụ nữ Việt xưa đầu thế kỷ 20 nhiều nhất được lưu giữ tại Bảo tàng ở Mỹ.
Và như một giấc mơ,
một ngày nào đó, bộ sưu tập này được mang về Việt Nam triển lãm, trong một
chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật Việt- Mỹ, để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp
của phụ nữ Việt gần trăm năm trước trong cái nhìn của người họa sĩ Pháp Jean
Despujols.
Theo Hà Nội Mới
AMERICAN GALLERY
Greatest American Painters
Chân dung Đông Dương qua 21 bức tranh vẽ của Jean Despujols
Nguồn: W. Robert Moore và Maynard Owen Williams, “Portrait of Indochina, with 30 Illustrations, 21 Paintings of Jean Despujols”, The National Geographic Magazine, April 1951, Washington D. C., các trang 461-490.
Jean Despujols (1886-1965) là một họa sĩ người Pháp (về sau có thêm quốc tịch Hoa Kỳ). Năm 1936, ông giành Giải Hội họa Đông Dương (Prix de l’Indochine) và được Đại Hội đồng Kinh tế của Đông Dương thuộc Pháp cử sang Việt Nam, Campuchia và Lào để vẽ những thứ mà ông trông thấy. Trong hai năm ở Đông Dương, ông đã sáng tác hơn 300 bản phác họa và tranh vẽ.
Tranh sơn dầu, màu nước, và bản vẽ của ông thu giữ được bầu không khí của rừng rú ẩm thấp vùng Đông Dương, vẽ lại những con đường uốn khúc len lỏi giữa các cánh đồng lúa bóng loáng gương nước và vách đá lởm chởm, và phác họa chân dung người dân của nhiều bộ tộc quần tụ tại phần đất này của Đông Nam Á.
Để tìm kiếm đề tài, ông đã thâm nhập vào những miền đất khó tiếp cận nhất của xứ sở. Ông đã du hành từ những cánh đồng của Campuchia, xuyên qua các vùng đồi nhấp nhô của Lào, và đặt chân đến các đỉnh núi Bắc Kỳ nơi mọc lên những ngôi làng biệt lập của người dân miền núi mặc quần áo có màu sắc vui tươi – người Mông, người Mán, người Lô Lô và người Thái.
Ông đã kết bạn với các tù trưởng bộ tộc và dân làng trong các bộ lạc người Thượng thuộc các khu vực chưa được bình định tại phía nam dãy núi Trường Sơn. Ông đã trải qua một trận bão ven biển, bị quăng vào các luồng nước chảy xiết nguy hiểm của con sông Cửu Long và sông Nam Te [Nậm Tè?], và mệt nhoài trong sự ẩm thấp nhiệt đới khiến cho những bức tranh của ông không thể khô được.
Trong các cảnh quan của Despujols, không có kẻ thù nào đáng sợ hơn là con hổ. Những người mẫu của ông phản ảnh sự êm ả của phương Đông. Các bức vẽ của ông mang lại một cái nhìn thời bình của Đông Dương.
Cuối mỗi chiều, khi những người đàn ông từ biển quay về, họa sĩ nhìn thấy họ chia phần cá bắt được cho những người phụ nữ, số lượng tùy theo số trẻ con ở mỗi nhà.
Ngoài cá, dân chúng ăn dừa và gạo. Hàng dừa che khuất tầm nhìn thấy những cánh đồng lúa của họ.
Chân dung Đông Dương qua 21 bức tranh vẽ của Jean Despujols.
Trả lờiXóahttps://thuviennguyenvanhuong.vn/chan-dung-dong-duong-qua-21-buc-tranh-ve-cua-jean-despujols.html
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của phụ nữ Việt gần trăm năm trước trong cái nhìn của người họa sĩ Pháp Jean Despujols.
Trả lờiXóahttps://bois.com.vn/chiem-nguong-ve-dep-cua-phu-nu-viet-gan-tram-nam-truoc-trong-cai-nhin-cua-nguoi-hoa-si-phap-jean-despujols/