Tiếng hú ban đêm
Thế Lữ
Tiếng hú đưa từ phía rừng
Sam Na lại. Đêm nào mưa gió thì nghe rõ từng hồi một: trước còn thấp, sau bổng
cao, kéo dài ra, rồi chìm biến vào trong bốn bề rừng núi. Trời đất âm thầm lạnh,
vì hồi ấy về cuối thu. Tiếng hú đưa lên ai oán thảm thê, tưởng như giọng ba bốn
đứa trẻ xác xơ đang ngồi trên bãi vắng hay bờ lau mà gào mẹ chết.
Người Mán Khao-la ngủ
không yên giấc, đêm đêm nằm trong khiếp sợ mà lòng mê tín của họ làm tăng mãi
lên.
Bởi vì trước đó không lâu, trong làng có nhiều điều quái dị xảy ra như đi trước đón đường cho tiếng hú bí mật. Rừng Sam Na là một khu rừng lớn, người Mán thường ngày vào săn bắn những cầm thú nhỏ và khai phá những của thiên nhiên. Bỗng dưng đã một tháng nay có một con hổ cái hung dữ lạ thường, chẳng biết từ đâu về rừng đó ở. Con hổ to lớn khỏe mạnh lắm, giữa ban ngày cũng dám ra bắt súc vật của dân Mán – có khi lại vồ cả người. Đến những thiện xạ xưa nay vẫn làm tai làm họa cho thú rừng cũng nhiều lần bị khốn vì con hổ cái. Họ tìm đủ mọi phương kế: nào vây đón, nào bẫy cạm mà không tài nào bắt được – lần nào hổ cũng thoát rất dễ, lại còn tha được cả mồi đi. Người Mán thường coi hổ báo chỉ như một con chó dữ mà bây giờ nghe tiếng nó gầm cũng phải run sợ. Cùng một thời kỳ hiện ra cái nạn rừng ghê gớm này, một người đàn bà với một cô con gái làng khác đến ở ngụ. Xem chừng là hai mẹ con. Hai người dựng một cái lều tận đàng xa, bên một cái cụm cây lớn, ở ngay cửa rừng. Như thế hình như nhà này muốn cách biệt hẳn với thôn xóm ở đây. Cả một làng dăm ba mươi nóc, chen xít nhau trong đám cây cối dưới sườn một quả núi thấp và quay mặt hướng về Sam Na. Dân cư vẫn giúp đỡ nhau, thân cận nhau, nay đột nhiên có người ở đâu đến, lại ra ý tỵ hiềm chia rẽ, thì ai cũng phải cho là những nhân vật lạ lùng.
Không ai hiểu tính tình
hai mẹ con nhà ấy. Mà từ khi rừng thành dữ không mấy người dám đến, nên không
biết họ ăn ở ra sao. Chỉ những ngày phiên chợ mới thấy hai người ra mặt, họ
gánh củi từ cửa rừng đem ra chợ đổi lấy gạo muối về nhà. Người đàn bà trong
vòng năm mươi tuổi, váy ào màu chàm đã bạc, bao giờ cũng dúm núm, хốс xếch, người
khô xác, thấp bé, chỉ tinh nhanh ở hai con mắt sắc rất linh động, nhưng lúc nào
cũng gườm gườm. Cô con gái độ mười bảy mười tám, ăn mặc gọn ghẽ, nét mặt xinh xắn
và có vẻ e lệ ngây thơ. Cô ta theo sau như bám lấy bà mẹ. Các cậu trai tân ơt
trong làng ra chợ cậu nào trông thấy cô ả cũng phải ngây ngất mà nhìn hoài. Họ
thích cánh và cười vụng với nhau, nhưng không cậu nào dám toe toét lả lơi, tỏ
ra ý mon men trêu ghẹo cô bé. Vì có mụ già đấy: mụ sẽ trả lời lại những lối
trai lơ kia bằng một cái lườm nguýt khỉnh bỉ và hằn giận đến rùng mình. Anh nào
to gan, không sợ cứ sấn gần đến cô bé, tức thì mụ rủa cho như khạc lửa vào mặt
rồi chẳng đổi chác thì chớ, cầm ngay lấy tay cô bé, cất gánh củi, một mạch đi về.
Người Mán vốn đang đột
thật thà, không có lòng hiểm độc ghen ghét, nhưng thấy cái thái độ lạnh lùng và
kỳ dị của mụ già khô khan kia họ chẳng khỏi sinh bụng nghi ngờ. Vì thế, sau những
buổi chợ, hoặc khi ngồi chuyện vãn với nhau, người Mán thường chỉ bàn tán đến
chuyện hai mẹ con người đàn bà lạ mặt. Trước thì còn bảo đó là một mụ ké
cay nghiệt, hiểm ác sau cho là một mụ dí cấy thuốc độc ở móng tay. Nhiều người
chắc thế nào nhà mụ cũng có thờ ma. Rồi mỗi ngày đẻ thêm ra những điều quái gở
để gán cho mụ. Điều kỳ quặc đến đâu cũng không ai cho là thái quá, thậm chí có
người dựng đứng lên bảo rằng mụ đàn bà ấy là một con hùm tinh. Mọi người liền
tin theo, mà tin như thế một cách vững vàng, như là chuyện hiển nhiên trước mắt.
“Phải, chính nó đấy, chính nó là con hùm trong rừng, nó bế thành con mụ ké với
đứa con gái đẹp để đánh lừa chúng ta đấy. Тa cứ để yên rình lúc nó vô ý nắm
ngay lấy đuôi nó là bắt được, vì con mẹ này có đuôi!”.
Bỗng nhiên mấy phiên chợ
sau cùng, người ta không thấy mặt mẹ con mụ ké nữa. Mà từ ngày mụ ké không ra
chợ thì dân cư bắt đầu nghe thấy tiếng hú ban đêm. Người Mán lại càng tin mụ ké
không phải là người thật. Họ chắc mụ ké biết đã lộ việc kín, nên không dám giao
tiếp với người trong làng nữa, từ nay đành phải giữ nguyên hình. Thế rồi thường
thường trong những lúc buổi tối quây quần, nhà nào nhà ấy đóng cửa cho kín, họ
vây quanh ngọn đèn hay bếp lửa kể cho nhau nghe những chuyện hoang đường truyền
khẩu từ đời này qua đời khác, những chuyện có một tầm quan trọng thần bí trong
tâm hồn của dân đồng rừng.
Theo những câu chuyện họ
kể thì trước kia ở Sam Na cũng có một con hùm tinh. Người ta thường gặp nó trên
núi, dưới ruộng, trong rừng, nhất là ở các đường lối có người hay qua lại. Con
hùm tinh ấy trèo được lên những cây cao, nói được tiếng người. Khi thi hát như
ru em, khi thì khúc khích như đùa, khi thì than khóc. Thấy người nào một mình
quãng vắng thì nó giả tiếng bà già hay đứa bé nheo nhéo gọi: “Thầy ơi, u ơi,
ông ơi hay cô ơi…”. Theo tiếng gọi, người ta thử nhìn хеm thì hoặc ở sau lưng
hoặc ở trên cây chỉ thấy một con hổ đang cười sằng sặc. Người kia khiếp sợ ríu
chân lại: hùm tinh cứ việc nhẩy tới tha đi. Về sau con hùm tinh ấy như bị sét
đánh chết, nên dân cư mới được yên cho mãi đến bây giờ.
Rồi đến nay, lại có một
con nữa đến. Cái tíếng hú kia từ phía rừng đưa lại chẳng phải là tiếng con hùm
tinh đó sao?
Một đêm kia, dân Khao
la lấy làm kinh ngạc lắm. Có lẽ con hùm tinh đã đến lúc bầy mưu chước để giáng
thêm tai họa: Tiếng hú không thấy vẳng đưa nữa, mà đêm hôm ấy lại tạnh ráo,
không có tiếng mưa gió nào qua. Khắp làng Mán lạnh lẽo trơ trơ dưới ánh sáng
non của mặt trăng còn khuyết. Cách rừng Sam Na bằng một bể ruộng, ngút ngát mấy
chục nóc nhà xám chen úp trong những đám cây cối sẫm đen. Cái lo sợ nặng nề nhu
bầu sương ẩm ám trong không khí.
Mọi nhà đều đóng cửa thật
kín. Hơi có một tiếng động cũng tưởng là tiếng con hùm tinh đi qua…. Giả thử có
ai đứng gọi xin lửa ở ngoài, họ cũng không dám mở vì biết là tiếng yêu quái hay
tiếng người? Một vài nhà đánh bạo nhìn qua khe cửa phên trông ra. Bên ngoài vắng
yên như cảnh chết. Trên những từng ruộng khô và trắng, chỉ thấy mấy đống rạ lớn
ngồi lù lù. Đằng xa dải rừng lặng ngắt mập mờ vẫn giữ kín những cái bí mật.
Gần hết canh hai, bỗng
nhiên từ phía làng xóm có một toán sáu bảy người lực lưỡng rảo cẳng đi về mạn Sam
Na. Đó là bảy người đi săn giỏi và khỏe nhất trong làng Mán. Họ tiến lên những
bước mạnh bạo và yên lặng, mấy người đi trước cầm dao lớn, ba người đi sau mang
một cuốn giấy dài.
Từ lúc trời bắt đầu tối,
không thấy tiếng hú đưa ra, họ đã họp nhau ở nhà ông lang để bàn định. Họ nhờ một
thầy pháp bện cho họ mấy sải dây ngũ sắc và yểm phép vào dây để họ đem đi rình
trói con mụ ké hay là con hùm tinh…. Những việc ác hại làm khổ dân làng đã quá
lắm rồi, bây giờ không thể để cho con quái vật kia hoành hành mãi được nữa. Họ
quyết lòng trừ cho dân làng một cái họa lớn. Không thì họ chết chứ không trở về.
Bọn người can đảm ấy tiến
lên, không mấy chốc đã đến nhà mụ ké. Một người ra hiệu cho ai nấy nhẹ bước; dặn
khẽ nhau hễ trông thấy con mụ già thời đem dây phép mà trói nghiền lạị; rồi hễ
vớ được đuôi của nó là giết phăng ngay đi.
Cổng ngoài mở, cưa phên
cũng mở, trong nhà đen tối, nhìn kỹ thì như không có người! Bọn này đã sinh
nghi, cùng đi ra lối sau nghe ngóng… Một người bỗng kéo áo người đi cạnh, trỏ
vào một vật lù lù nằm ở sân sau. Mọi người nhìn xem, thì đều sởn cả gai ốc. Bên
cái vò nước, dưới ánh trăng mờ, một con vật lông vằn nằm không cử động… Không
phải chỉ một con, coi lại thì như ba bốn con nằm đó, mà con nào cũng như ngủ mê
mệt không biết gì. Ghê sợ quá, họ cùng nhau hết sức nín tiếng mà lùi – “Vô phúc
nó trở dậy bây giờ thì chết cả” – Cũng có người sực tỉnh khẽ bàn nên nhân lúc
nó còn ngủ đem dây ngũ sắc trói lại cho mau. Khốn nỗi chưa mấy ai hoàn hồn! Đột
nhiên gặp thấy cái cảnh bất ngờ ấy thì táo tợn đến đâu cũng phải núng. Vả lại,
con mụ ké là yêu tinh, nên nó khôn lắm. Biết đâu đó chẳng là một mưu chước nó bầy
ra để lừa người?
Trước họ tiến lên cẩn
thận bao nhiêu thì nay họ thoái bước cũng cẩn thận chừng nấy. Người nọ bám lấy
người kia thực chặt. Bỗng thấy gầm lên một tiếng cực lớn, nghe rất dữ dội. Bọn
con trai không còn hồn vía nào. Họ nhảy choàng lên, cùng kêu thét như bị vứt
vào lửa. Tiếng gầm kia lại rống, ngày một gần, một lớn, một gấp, như vỡ trời đổ
núi bên mình. Anh nào anh nấy cũng mong thành cánh ở chân, tranh nhau cắm cổ chạy
về làng, lăn cả xuống rãnh, chui cả vào câv, đâm vào cả bụi rậm.
Về đến làng xóm thì vừa
hết cả sức, họ gào lên những tiếng khàn, líu lưỡi lại mà gọi, đập cửa như phá rồi
vào nằm vật cả xuống đất, thở không ra hơi. Bên ngoài, không có gì đuổi theo,
nhưng tiếng gầm vẫn hét vang cả một phía rừng. Sam Na như chuyển động, như có
bao nhiêu hổ báo cùng vật lộn xâu xé nhau. Cho mãi đến quá nửa đêm, tiếng gầm rống
thưa dần và yếu dần, rồi tắt hẳn. Bốn bề dân làng trong sự im lặng kinh hoàng vẫn
tưởng như tiếng hú mọi đèm còn vẩn vơ trong hơi gió.
Kể từ hôm ấy, người Mán
Khao la lại càng thêm lo sợ. Họ biết thế nào cũng sẽ có những tai họa phi thường.
Nhưng lạ thay! Hết ngày ấy sang đêm khác, dân làng cứ mất mật mà sẵn chờ những điều
ghê gớm không xảy đến bao giờ.
Tiếng hú trong rừng thấy
mất. Người Mán và trâu lợn của họ vẫn bình yên. Con hùm lớn cũng không thấy để
lại một bóng vết nào qua. Hơn một tháng rưỡi trời, mụ ké hay con hùm tinh biến
đâu? Chết rồi chăng? Hay đi nơi khác. Mà hùm tinh chết hay đi nơi khác, dân
làng đã hẳn được mừng chưa?
Cái ngờ vực áy náy vẫn
như tiếng vang còn lại của bao nhiêu điều khiếp sợ. Cách đó hơn hai tháng cũng
chưa ai dám đánh liều vào rừng xem. Đến nhà mụ ké cũng không ai bén mảng tới. Mụ
ké với người con gái đẹp cũng không thấy ra nữa. Người Mán thản nhiên kết luận
rằng:
“Phải rồi, con mụ ké ấy
chính là con hùm tinh, con hùm tinh ấy nó bỏ Sam Na nó đi vì dân Khao la có thầy
pháp, có quan tang, dân Khao la khôn hơn con hùm tinh ấy”.
Đó là việc có thực xảy
ra ở làng Khao la ngày trước, đến nay dân Mán vùng đó ai cũng biết, ai cũng nói
lại, từ người già cả cho đến bọn trẻ con. Nhưng chuyện thực sao lại có lắm vẻ
hoang đường quá như thế?
Người Mán không cần biết;
họ chỉ vững tin những điều họ tưởng, những điền mà lòng mê tín của họ cắt nghĩa
ra thôi.
Bởi vậy duyên do câu
chuyện này không mấy ai cho là thực.
Người đàn bà Mán mà họ
ngờ cho là hùm tinh ấy nguyên là người ở một làng xa, cách đó những gần hai
ngày đường. Bà ta góa chồng từ năm ba mươi tuổi. Nói là góa, nhưng thực ra thì
bà ta bị chồng lừa: lấy nhau chừng một năm, đến khi bà ta có mang thì người đàn
ông bỏ nhà đi mất.
Bà căm tức lắm, nguyền
rằng hễ sinh con trai thì giết chết ngay.
Nhưng đứa trẻ ra đời lại
là con gái. Bà ta mới đổi oán làm mừng, nưng niu chăm chút con thơ và ra sức
làm lụng để nuôi cho nó khôn lớn. Người con gái ấy là cái hạnh phúc của bà mẹ:
nó làm cho sự sống của bà ta có nghĩa và thay cho cái ái tình đã chết đi. Mẹ đặt
tên cho con là Mi Nàng, bỏ tên chồng nhận lấy tên ấy để tỏ ra hai mẹ con như một.
Nhan sắc trong trẻo của
Mi Nàng cùng tăng lên với ngày tháng. Năm Mi Nàng mười tám tuổi thì trong làng
có người đem rất nhiều của cải đến xin kết hôn. Bà Mi Nàng không nghe. Cô ấy
tuy bằng lòng nhưng cũng từ chối. Mi Nàng ngây thơ lắm. Bên con trai tìm cách dỗ
dành không ngớt. Rồi trong vòng bảy tám phiên chợ làng, những tiếng hát ái ân của
họ đã làm cho người thiếu nữ phải say mê. Mi Nàng một khi sa ngã, rất hổ thẹn ăn
năn, bèn đem sự lòng thú thực cả với mẹ. Bà mẹ tức khắc sang điều đình với bên
kia nói là thuận gả con gái. Nhưng anh con trai giở mặt, muốn bà ta đem Mi Nàng
biếu không cho minh. Bà mẹ tím mặt lại vì giận, nhớ đến người chồng mà bà ta
coi như đã chết rồi, nhớ đến con người đã lừa dối tình phụ. Bà ta trở về, không
nói năng gì cả. Đến đêm lăm lẳm thanh đao rừng ở tay, bà ta đứng rình ở một chỗ
khuất rồi xông ra chém một nhát vào sau gáy thằng con trai kia. Giết nó xong,
không hối hận, không sợ hãi, người đàn bà Mán sốc ngay cái xác còn đeo lủng lẳng
cái đầu ma, đem về vất ra sân vườn, rồi vào gọi con gái vác nải gạo, với bọc quần
áo đi trốn.
Hai mẹ con trông thẳng
mạn Sam Na đi suốt đêm, đến chiều tối hôm sau thì tìm chỗ tạm nghỉ. Bấy giờ bà
mẹ mới cầm hai má cô con gái mà nhìn. Bỗng nước mắt tràn ra, rồi ôm chặt lấy
con khóc rưng rức:
– Mi Nàng! Mi Nàng!
Nong khon nó muốn đánh lừa mẹ, đánh lừa con, mẹ đã chém Nong khon cho nó chết.
Rồi bà ta lại khóc như
muốn lấy tiếng nức nở để nói nốt bao nhiêu lời. Mi Nàng cũng khóc, có lẽ nửa
thương tình nhân bỏ mạng, nửa thương bà mẹ phạm tội ác vì yêu dấu cô ta.
– Mi Nàng ơi! Mẹ với
con đi xa, đi trốn; ở đây làm gì với những người nó chỉ chực cướp sống con gái
của mẹ. Con nghe chưa?
– Con nghe rồi. Con
cũng… muốn thế…
– Ừ! Thế thì hay lắm, mẹ
với con đi rõ thực xa! Xa lắm. Rồi làm nhà riêng một nơi, mẹ đi làm, con đi
làm, mẹ con nuôi nhau, con yên vui mà mẹ cũng vẫn được yêu dấu con. Mẹ sung sướng.
Đêm hôm ấy hai người đến
dưới bóng một cây to, trải áo trên đám cỏ cao và sờ sạc. Mi Nàng mỏi quá ngủ
ngay, nhưng bà mẹ vẫn thức, vừa thở dài vừa xua muỗi hay kéo lại khăn áo cho
con nằm yên.
Sáng hôm sau, hai mẹ
con lại lên đường. Cô con gái thì đi trước xách bọc vải lớn; bà mẹ đi sau, khòm
lưng địu một nải gạo nặng nề. Mi Nàng hai mắt đỏ hoe, chốc chốc lại ngảnh đầu
trông lại, trông trời cao mây vẩn; trông rừng lá vây quanh, trông cái phía đường
xa núi chắn, nó ngăn cách người con gái với chốn quê hương. Nhiều lúc cô ta gặp
mắt bà mẹ. Bà mỉm cười cho con gái quay đi, rồi đăm đăm nhìn thẳng trước mặt,
như tìm xét xem nơi nào mới chắc chắn, nơi nào mới kín đáo để mẹ con ẩn náu mà
nuôi nhau. Đối với lúc phải bỏ nơi sinh trưởng của mình, ai là người không buồn
cảm? Nhưng bà mẹ Mi Nàng lúc ấy vui mừng lắm, vai mừng vì vẫn giữ được con gái
là sự vui sống của bà ta. Từ ngày bị người chồng bỏ đi, bà ta chỉ biết lấy cái
bông hoa quí này để làm cho đẹp cái cảnh đời thẳm đạm. Bao nhiêu căm giận người
đơn bạc, nay vứt đổ đi hết mà để lại trong lòng cái tình rất đằm thắm là tình
yêu con. Người đàn bà ấy yêu Mi Nàng một lòng say đắm dữ dội, một cách ghen
tuông ích kỷ, như không muốn ai được dòm dỏ, không muốn cho ai được tấm tắc
khen cô ta. Cái quả báu kia, cái nhan sắc kia là của bà ta, của riêng của bà ta
mà thôi, bà mẹ lấy làm đắt chí mà chiếm giữ lấy một mình cái thú được yêu, được
ngắm.
Đi chừng ngót một ngày
đường nữa thì đến cánh rừng Sam Na. Thấy gần đấy có nhà cửa dân cư, nên mẹ con
quyết định lấy làm chỗ nương náu. Ở lẫn với người trong làng thì lại sợ cho
con, nên bà mẹ Mi Nàng mới dựng một túp nhà nhỏ ở xa cho cách biệt.
Từ đó bắt đầu cuộc đời
vất vả nhưng rất sung sướng cho bà mẹ. Sáng đi xới vườn, kiếm củi, tối về rau
cháo bên ngọn mồi con. Sự ái ân với lòng thương xót ở đời có lẽ thấy cái hình ảnh
cảm động nhất ở trong gian nhà tranh húp túp ấy.
Một tháng bốn ngày
phiên chợ, bà mẹ lại dắt con gánh củi ra đối lấy gạo muối và những thứ cần
dùng. Đến nơi, đổi chác cho mau rồi về, bà ta rất gờm những trai làng nó chỉ giở
thói nhăn nhở để câu mất con gái.
Mẹ con ở với nhau được
hơn một tháng, mẹ kiên nhẫn, con chịu khó, cặm cụi suốt ngày quên cả nhọc nhằn.
Thực là yên vui. Bà mẹ vẫn nhắc đi nhắc lại một mình rằng: “Suốt đời người, bấy
giờ mới thực biết cái sung sướng”. Tuy thế, trong lòng bà ta vẫn phấp phỏng sợ,
cho rằng mình không thể được sung sướng mãi. Cái phúc của bà cũng như giọt
sương mai tuy đẹp đẽ, nhưng đến lúc rực rỡ thì tan mất – mà chỉ đậu trong khoảng
một buổi sớm thôi! Người thiếu nữ là con gái bà ta kia trông yêu kiều nhan sắc
quá! Bà ta nhiều khi chợt thấy như chỉ được làm mẹ nó để rồi thương khóc nó, chứ
không được âu yếm nó trọn đời. Mi Nàng vẫn hết lòng tươi cười vui vẻ. Nhưng con
mắt nồng nàn tình cảm của người mẹ ấy nó sắc sảo lạ thường. Trên khuôn mặt cô
Mi Nàng bà vẫn thấy cái bóng mây buồn nó vương vít, cái nét đau khổ nó ẩn núp,
nó cứ chực len vào đôi con mắt ươn ướt với cái miệng cười như сố gượng сủa cô
ta. Có khi đang cùng ngồi nhìn nhau, bà ta để cô ngồi một mình trong nhà, lặng
yên ra núp một nơi, rón rén bước lại khe hở vách nghé mắt dòm qua mà xem mặt
con gái. Những lức đó, mặt Mi Nàng chưa đổi sắc, vẫn còn giữ nguyên cái vui
tươi vừa rồi. Bà mẹ thấy thế nhẹ bay lên vì mừng rỡ, chạy ngay vào bế lấy cô
con gái mà nưng niu hú hí trong lòng.
– Con yêu mẹ nhé, con
thương mẹ nhé. Con khỏe đi, con lớn đi, con vui vẻ đi để cho mẹ sung sướng với
con.
Rồi bà ta ôm chập lấy
Mi Nàng, giấu đầu vào ngực cô ta mà không biết là cười hay là khóc. Mi Nàng cảm
động lắm, càng ngày càng cố làm cho mẹ vui mừng hơn lên. Sau mấy lần rình xem
như thế, bà mẹ mới hơi yên lòng, rồi lâu dần cũng quên hẳn được những điều lo
ngại.
Mẹ con đã bàn nghĩ với
nhau đến những kế sinh nhai khác cho cuộc đời thêm có thú và thêm dễ dàng. Xới
thêm đất trồng các giống rau, đánh những cây có quả về chung quanh nhà, lại tìm
lấy mấy cái tổ ong gây lấy mật Rồi ra, nếu trời thương, hai mẹ con sẽ kiếm lấy
mấy con lợn, con bò về nuôi, đợi cho sinh nở ra nhiễu thì cũng dễ đổi chác với
người làng lấy thóc gạo. Mi Nàng lại nghĩ thêm được mấy cách nữa, nào chăn tằm,
kéo sợi, rồi tìm cách đóng lấy một cái khung cửi nhỏ dệt lụa, dệt vải hay thêu
thùa vá may trong những buổi không đi kiếm trên rừng.
Cô con gái tính cách
nào mẹ cũng khen hay, nói đến câu nào cũng rất phải, bà già đã trông thấy trước
cái cảnh tượng mới mẻ và sung túc trong cái chốn lều vườn bé nhỏ của mẹ con
mình.
Chiều hôm ấy đang chém
củi hái nấm trên rừng, bà mẹ Mi Nàng sực nhớ tới mấy cái bẫy chim ở nhà nên bảo
con đứng đợi, tất tả chạy về lấy đem lên, Mi Nàng dặn theo: “Mẹ đem cả cái giỏ
mới đan lên nữa nhé! Nấm này hãy còn non xâu vào dây thì rụng hết”.
Lần này là lần thứ nhất
bà để con một mình trên rừng, vì chỗ ấy gần nhà, bà ta lại lên ngay được. Tuy
thế nhưng trong bụng vẫn thấy bồn chồn như sắp thấy một điều không hay. Chạy một
mạch về rồi lại tức khắc chạy một mạch lên rừng. Đến nơi, Mi-Nàng đã không thấy
đâu nữa. Bà ta chắc con gái đứng sau một chỗ khuất nào đó nên chưa muốn nghĩ đến
cái nguy. Bụng bảo dạ: “Không, con ta không việc gì đâu, không việc gì hết”. Rồi
tươi cười giơ mấy cái bẫy và cái giỏ ra, bà ta nói:
– Lạy ông trời
nhé, ông cho mẹ con tôi đến chiều bắt được nhiều chim… Mi Nàng ơi! Giỏ đây rồi,
bẫy đây… Ra đây mắc bẫy với mẹ.
Hai mắt bà mẹ Mi Nàng lộ
ra vẻ sợ, mà miệng cứ mỉm cười:
– Con ơi, Mi Nàng ơi!
Mi Nàng à!
Bà già bỗng thất sắc. Mặt
nhăn như người chực khóc, tiếng gọi hơi run run:
– Mi Nàng, Mi Nàng đâu
con?
Bà già liền đi quá vào
chỗ con tìm nấm lúc nãy rồi cất tiếng gọi lớn. Các bụi cây quanh đó yên lặng
không trả lời! Bà già cuốn cuồng lên, vứt mấy cái bẫy xuống đất, sấn vào trong
đám lá rậm, đâm thẳng xuống bờ suối rồi tức tốc lại trở ngược lên, hai mắt mở
trừng trừng, vùa chạy vừa nhìn hết mọi chỗ, miệng thì mấp máy không ra lời; chốc
chốc lại gào lên mấy tiếng gọi:
– Mi Nàng!… Mi Nàng!…
Mi Nàng!!!…
Trời đã gần tối, tìm Mi
Nàng không thấy được nữa, bà già bỏ cả củi, cả nấm, cả bẫy, không thiết gì hết,
vừa khóc thê khóc thảm, vừa lểu thểu về nhà. Bây giờ vẫn còn chút hy vọng! Vào
trong lều: vắng ngắt. Trông khắp bốn phía, nhìn cả xuống gầm chõng, lục cả sau
đám chăn áo: không thấy đâu! Không thấy đâu! Con gái bà già hẳn bị hổ bắt mất rồi.
Thế là xong, thế là biến mất cái vui sướng mà bà ta đã tốn biết bao nhiêu công
lao mới được hé thấy…
Bà già bỗng thét lên
khóc rồi văng mình xuống chân chõng, dứt tóc, cào đất, vùng đứng dậy rồi lại
gieo mình! Khóc đã khản cổ, đã mất cả tiếng; tâm thần muốn cho say mê để quên
khổ, trời đất muốn cho tan nát để mình tiêu diệt theo… Trong lúc đau đớn, mình
khóc gào như vẫn nghe thấy con gái sùi sụt, như trông thấy con gái đứng ở tận
những quả núi nào đang cứ vùn vụt lùi xa… Bỗng lại vùng đứng lên, bà già đâm bổ
vào trong rừng, đầu thì lắс, mồm thì há, tay thì múa, chân thì lảo đảo, rồi ngồi
xuống bên một bụm cây âm tối nói cho nó nghe những lời kỳ quái như không phải
tiếng người. Rồi lại đứng vươn thẳng mình trong giữa cái cảnh thầm thì bí mật ấy,
bà ta quắc mắt nhìn đây nhìn đó, quần áo sốc sếch, đầu tóc bù rối, ghê gớm, độc
ác như hình tượng của sự căm hờn. Đứng như thế một lúc lâu, không nói năng gì,
rồi chân nam đá chân chiêu, bà già lảo đảo về nhà nằm vật lên trên mặt chõng.
Sáng hôm sau, bà mẹ
Mi-Nàng chợt tỉnh cái giấc mê mệt mà bao nhiêu đau đớn đã làm cho ngất đi từ
đêm qua. Bà ta ngồi dậy khóc lóc một hồi. Thoắt nín bặt, mắm môi lại, bà ta đai
lưng vấn tóc, cầm lấy con dao rừng lăm lẳm, rồi bước ra. Trên mặt không còn ngấn
nước mắt chảy, chỉ thấy hiện ra một vẻ dữ tợn lạ thường. Bà ta xông thẳng vào rừng,
từ cái chỗ vứt những bẫy chim hôm trước đi trở lên, rồi cứ đi sâu vào mãi, theo
một đường cây lá rẽ ra chỉ để vừa lọt được một người. Đến một chỗ ánh sáng soi
xuống nhiều nhất, người đàn bà đứng lại, chăm chú nhìn như mới trông thấy vật
gì quái gở lắm. Cúi xuống nhặt, thì ra đó là những mảnh áo chàm thẫm máu, những
mảnh áo của Mi Nàng! Bà già mặt tái đi như người chết, răng nghiến lại, rít lên
một tiếng tưởng đứt ruột, rồi vừa nguyền rủa vừa cắm đầu bước lên.
Suốt một ngày hôm ấy bà
mẹ Mi Nàng không lúc nào ngơi chân, chúi vào các bụi cây, len qua mọi chỗ rậm rạp,
liôn tay chém những dây dợ chằng chịt nó soắn súyt dưới chân và những cành lá
đâm ngang trước mặt; luôn mồm vừa chửi vừa nói:
“À phải, à phải, bà
không có sợ mày, bà giết chết mày! Giết chết mày bằng được, bà mới nghe”.
Cái giọng nói với cử chỉ
của bà Mi Nàng quả quyết và đáng sợ đến nổi giá con hổ lớn ở Sam Na có nghe thấy
chắc cũng phải rùng mình. Vì chính nó đã vồ mất người con gái.
Từ ngày hai mẹ con nhà
này đến ở đây, con hổ ấy vẫn có ý dòm dỏ nhiều lần. Nhưng bà ta đã phòng bị sẵn.
Ban đêm thì trong túp lều vẫn có đống lửa cháy sáng làm cho nó phải xa lánh. Ban
ngày thì nó lại sợ tiếng cái ống nứa ngộ mà lúc nào bà ta cũng đem theo. Vả lại
cái vẻ mạnh bạo của người đàn bà Mán hình như đã có một oai lực làm nhụt hẳn
cái dữ tợn của con quái vật. Hai con mắt bà ta lúc nào cũng như lửa, hình như vẫn
coi chừng cái nguy hiểm, mà nếu gặp phải thì bà ta sẽ một tay ôm giữ lấy con, một
tay múa con dao rừng ra tứ phía như vung ra bao nhiêu cái đảm lực thiêng liêng
của tình mẩu tử. Chết thì bà ta liều chết, chứ chạm vào con gái bà ta là không
xong.
Không ngờ cái lúc bà mẹ
Mi Nàng để con gái một mình lại là lúc con hổ vẫn chờ đợi. Bà ta chua xót hối hận.
Hết chửi rủa con hổ lại lấy đủ các tiếng tệ hại để tự rủa lại mình. Nhiều lúc
đang bước xăm xăm, bà ta bỗng đứng lại lấy tay cử vả mãi vào mặt, rồi hai chân
dậm đất, bà ta ngửa cổ hắt ra bao nhiêu tuyệt vọng cay đắng trong một tiếng hét
dài.
Rồi từ đó, người đàn bà
Mán quên ăn, bỏ ngủ, quyết chí tìm cho được con hổ để báo thù cho con.
Ban ngày thì không có bụi
cây hõm núi nào bà ta không sục đến, đầu tóc thì chằng quấn dây rợ, váy áo thì
bươm rách vì cành gai, mặt mũi chân tay bị lá sắc nó cứa váo như bị chém;
máu có chảy nhiều quá thì bà ta chỉ lấy cánh tay chùi ngang một quệt, như không
biết gì là đau. Ban đêm thì lại ngồi ở cửa rừng mà đợi.
Những lúc vắng khuya một
mình giữa nơi hoang dại, tưởng chửng như hồn con gái bây giờ đương vơ vẩn bên
mình, nỗi thương đau của người đàn bà như dội lên đến cực điểm. Nhưng không
khóc hay là không khóc ra lời, bà ta chỉ đem baо nhiêu nổi phẫn giận cực khổ
trong lòng gửi vào một tiếng hú. Đó là cái tiếng hú hồn lạnh lùng thê thảm đã
làm cho dân Khao la sợ hãi luôn mấy đêm trời.
Bà ta ngồi đó, сố ý đợi
cho con hổ đến. Nhưng hình như con vật cũng biết, chỉ tìm lối khác ra kiếm ăn.
Còn ban ngày thì nó vẫn lẩn lút một nơi không để cho người đàn bà bắt gặp. Nhiều
lần nó có dịp để hại người đàn bà Mán, nhưng có lẽnó còn ghê còn gớm một sức gì
khó hiểu ở một người dữ tợn nhất trong giống người tinh khôn kia.
Đến mãi ngày thứ bảy bà
ta mới tìm đượс sào huyệt con hổ cái. Sau bảy đêm ngày cơ cực. Giá không có ngọn
lửa hăng hái mà tấm lòng quả quyết báo thù nó vẫn đốt lên trong lòng người mẹ
kia, thì chắc hẳn bà ta không còn gan sức nào chống được với nỗi khổ sở mệt nhọc.
Chiều hôm ấy, bà ta đi tới một chỗ có nhiều bụi cây râm và lớn thì chợt thấy mấy
con hổ còn nhỏ đang lăn lộn ở trước một cái hõm tối cành lá chùm phủ như che
tàn. Bà ta đứng nấp một nơi rình xem thì biết con hổ mẹ đi vắng. Bà Mi Nàng liền
rón rén lại gần rồi xô ra đâm chết được ba соn. Hai con kia hồng học chạy trốn
mất. Sức lực đã gần đến lúc kiệt, bâv giờ lại thấy trở về đầy đủ, bà ta vác
ngay ba con hổ chết đem về quẳng ở sau nhà. Biết trước con hổ cái thế nào cũng
về hang, bà ta liền sắm dây rợ rồi nai nịt gọn ghẽ cầm lăm lâm con dao đi vào rừng.
Đến bên hang nằm đợi cho tới khuya mà vẫn không thấy con hổ mẹ về: có lẽ nó đi
tìm những con hổ con đã bị bà ta giết.
Đêm ấy là một đêm về giữa
tháng chín, bóng trăng sáng tỏ ló qua những từng lá cây thưa. Vào khoảng quá nửa
canh hai, bà ta thấy trong hang thơ thẩn đi ra hai con hổ chạy thoát lúc nãy.
Bà Mi Nàng nghĩ ra được một ý, lập tức chạy ra giết phăng đi rồi vừa trói chặt
hai chân sau hai con hổ lại vừa nguyền rủa:
“Mày giết con tao! Mày
không trả con tao. Tao cũng giết con mày. Tao lại giết mày nốt”. Nhưng chỉ giết
con hổ cái cũng chưa hả giận, bà ta muốn cho trước khi bị giết, hổ mẹ phải
trông thấy hổ con chết, mà chết vì tay mình.
Bà ta vừa trói xong hai
con hổ con thì chợt nghe thấy những tiếng chen lá dẫm cành đi gần lại. Biết rằng
con hổ lớn đã đến, bà ta bèn cầm lấy một đầu dây rồi trèo lên một cái cây ở gần.
Trong nẻo đường tối từ
chân rừng đi lên, bà ta thấy hai con mắt xanh lè ở giữa những mảnh sáng trăng mập
mờ và lay động. Một lát thì trông thấv cả cái mình vừa dài vừa lớn của con vật.
Nó đứng lại một lát dưới những tàn lá thấp, đuôi hơi ve vẩy, hai mắt từ từ chớp
như úp mở hai ngọn đèn to. Rồi nó lại thong thả bước lên; đi chưa được xa nghe
tiếng động đằng sau nó toan quay trở lại. Nhưng xem chừng đã ngửi thấy hơi lạ
nên nó đủng đỉnh bước thẳng về hang.
Trên kia người đàn bà
Mán đã buộc hẳn mình vào mội cành cây to và đã thắt cái dây dài trói hổ vào trạc
bên cạnh. Con hổ vào hang hình như kinh ngạc lắm. Nó ngoắt ra, trông ngay thấy
hai con mình treo lủng lẳng gần đó thì nhe nanh mà gừ. Chợt lại thấy có bóng
người trên cây, con hổ nghe chừng đã hiểu, nên lồng lên và gầm một tiếng cực dữ.
Bà mẹ Mi Nàng lấy làm đắc
chí lắm. Bởi vì bà ta biết rằng hổ cũng có con, hổ cũng làm mẹ. Con hổ bị giết,
mẹ hổ chắc cũng xót thương. Vậy thì cái đau khổ kia bây giờ bà ta gây nên và được
trông thấy. Bà ta lại cầm dây giật mãi khiến cho hai con hổ cứ lay lắc dưới đầu
dây. Một tiếng gầm nữa, hai chân trước con hổ đã quét gần đến tay bà Mi Nàng.
Bà ta chém xuống một cái thực nhanh, con hổ tụt xuống rồi lại nhẩy lên tức khắc.
Một chân trước nó bám được một cành nhỏ, thiếu chút nữa chân kia tát được vào mặt
người đàn bà, con dao đã gần văng đi mất; nhưng rắc một cái, cành cây gẫy, con
hổ ngã lăn kềnh dưới gốc cây. Bà Mi Nàng đã bắt đầu lo: không ngờ con hổ nhẩy
giỏi được đến thế. Bà ta tưởng rằng nó thấy mình trên cây thì chỉ biết tức tối
mà không làm gì được mình. Hay đâu hổ cũng đã nhe, đã khỏe, lại thêm phần hăng
sức vì giận, nếu không leo mau có lẽ thế nào con hổ cũng đã bám được vào người.
Nhưng bà ta đã trót buộc rất chặt mình vào cành cây từ trước rồi, bây giờ thì
không còn tay nào mà cởi ra được nữa. Con hổ cứ chồm lên mãi, mỗi lúc một nguy
bách, mỗi lúc một cao thêm. Mặt bà Mi Nàng ba lần bị tay hổ lướt qua. Con dao gạt
phải những vuốt của nó rít lên những tiếng như sỏi xiết lên sắt. Một lần bà ta
nhắm mắt lại bổ xuống một nhát rất dữ. Con hổ vừa lúc tung mình tới bị nhát dao
bập vào giữa đầu. Hổ bị choáng hồn, tai cụp lại, gầm lên một tiếng như sét nổ.
Nó đứng sững lên hai chân dưới, hai chân trên quờ quạng quãng không như muốn ôm
lấy người đàn bà. Nhưng bà Mi Nàng vẫn hết sức cẩn thận luôn tay chém xuống.
Con hổ tức giận như cuồng dại, nó vừa rống vừa chạy lồng lộn chung quanh đấy, gậm
cây, rứt cỏ, cào đất để tìm cách vồ lấy bà già…
Lúc ấy cả một khu rừng
như nín hơi. Người làng Khao la thì trên mặt không còn một hột máu. Bảy anh con
trai bạo dạn đi dòm dỏ nhà mạ ké lúc đó tuy đã thoát, nhưng vẫn còn tưởng con
hùm tinh sắp đuổi tới nơi. Còn những tiếng gầm dữ dội đêm ấy cũng như những tiếng
hú bí mật mấy đêm trước kia thì không ai biết đó là những tiếng hờn giận khóc
thương của một người và một vật cùng nặng tình mẫu tử.
Bà già chống nhau với
con hổ đến gần nửa trống canh không một phút nào ngơi. Những lúc con hổ không
nhẩy lên, bà ta cũng vẫn luôn tay chém xuống. Dần dần sức đã kiệt cái lo sợ cũng
hiện đến: bà ta chắc rằng mình chết mất, chết mà chưa báo thù được cho con… Hai
mắt đã hoa, trông thấy bốn năm cái đầu hổ nó còn chồm lên và không biết bao
nhiêu nanh vuốt nó chực đâm vào mặt.
Thần trí chập chờn như
say, con dao mấy lần muốn rơi ra khỏi cái nắm tay đã tháy bủn rủn, bà Mi Nàng
chợt nghĩ đến cái thân cơ khổ, đến cái cảnh thảm hại của hai mẹ con mình; bên
tai nghe thấy tiếng con gái khóc than, trong trí thoáng trông thấy lúc thân con
gái bị xâu xé, con gái yêu quí bị hổ cướp sống mất, giữa lúc đang vui tươi khôn
lớn, khiến cho bà đau khổ rồi đến nỗi nước này. Mặt đương tê tái bổng nóng bốc
lên, vừa lúc con hổ quờ móng đến. Bà ta rít lên một tiếng quái gở, giáng con
dao xuống; con hổ bị què mất một chân. Bà già lại lăm lẳm con dao, quắc mắt nhìn
con vật ngã trên cỏ, phun xuống những lời nguyền rủa độc địa tưởng không phải
là tiếng người. Dưới đất con hổ đã đứng lên nhe nanh đáp lại. Bà già cầm lấy
cái dây trói hai con hổ giật lấy giật để, rồi vừa khóc vừa quát tháo, vừa băm vằm
mãi xuống quãng không. Con hổ lại há miệng gầm. Hai mắt ngầu đỏ, hai bên mép
vành chởm gai râu, nó thu hình lấy sức nhảy vọt lên bám lấy ngang lưng bà Mi
Nàng. Bà già không biết đau nữa, cứ nhè đầu con ác thú mà ghè xuống. Con hổ gào
vang lên như vỡ núi, song nhất định không chịu buông. Bà già chém bừa đi, vào cả
mặt cả vai, cả miệng con hổ. Nó nhô đầu lên để chực ngoạm lấy đầu người đàn bà
Mán nhưng chỉ cắn được lưỡi dao. Lúc ấy mặt người với mặt hổ gần nhau, cùng ghê
gớm như nhau: bốn mắt lồng lộn con ngươi, nhìn nhau trao tráo, lộ ra không biết
bao nhiêu cay độc, bao nhiêu hằn học căm hờn, lẫn với chút cảm giác bi ai trước
khi phải chết. Mẹ Mi Nàng còn sức chém, con hổ còn sức bám lấy lưng bà ta. Dần
dần bà ta đuối sức không giơ được dao lên nữa thì con hổ cũng yếu tiếng kêu
gào. Đến lúc người đàn bà tắt hơi buông thõng tay xuống thì con hổ cũng vừa hết
sức mà rã rời chân ra.
Dưới đám cỏ sắc lá khô
đầm đìa những máu, thấy con hổ rơi nặng xuống trong một “tay” còn nắm lấy một mảnh
áo trên miếng thịt lưng bà già.
Thế Lữ
· ← VÀNG VÀ MÁU → MỘT TRUYỆN GHÊ GỚM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét