Rau mùi tàu |
Cuối Xuân, trời xứ bắc đỏng đảnh, thoắt nắng thoắt mưa cả ngày. Như câu
thơ của Việt Nga chép tặng: Nắng chỉ ngập
ngừng quanh ngõ/ Thương từng lộc biếc trên cây.
Xuân đã già, mỗi bữa cơm đèn, hai ông bà thường bàn định cho món ngày sau.
Cơm chiều nay canh bí ngô. Cùng nấu nướng, chợt bà Văn gọi: Ông ơi, ra vườn hái
mấy lá Ngò Mường. Ngơ ngác, ngò mường
là rau gì? Rau Mùi Tàu đó.
Tôi bước ra vườn, vạt rau mùi tàu nhỏ thấp mọc từng mảng xanh rờn, xòe những
hình hoa Thị, phiến thuôn dài, răng cưa nhỏ, óng vàng nhẹ chan nắng chiều.
Tay hái, mùi tàu thơm nồng nàn khác biệt, theo về tận bếp, nơi bà Văn tay xào tay nấu.
Chắc là cái phim Mùi Ngò Gai cũng đậm thơm ẩm thực ngò mường.
Ngò mường, cái tiếng Trung (miền) bà Văn nói, tôi vẫn ngỡ ngàng. Bà ra
Bắc từ khi 16 tuổi, học trung học, đại học, lấy chồng và dạy học đều Bắc (xứ),
nói phương ngữ bắc. Sao không gọi mùi tàu
mà lại ngò mường. Thôi, chắc già lại
lẩn thẩn về xưa.
Bí đỏ |
Bữa chiều ngon miệng, cơm cá khô rán (khô chiên- như câu gọi người nam, mà
nhà hàng và những người hiện đại ngoài bắc giờ vẫn gọi là chiên cho dẻo giọng).
Canh bí đỏ thơm vị mùi tàu. Nắng đã tắt, chập tối lại thấy mưa phùn gió bấc nhẹ,
cơm nóng, cá khô, canh bù rợ, khác những món ăn thường chán lúc tuổi già. Nó nhàm
như ngày nào cũng xem tivi truyền hình trực tiếp với phóng viên nói như nuốt
chữ, tay giơ bên nọ, gạt bên khi, cả khuôn người, tay, mồm như chữ vuông Trung
Quốc. Nhưng cái không nhàm là ngày nào trong bữa ăn cũng có rì rầm: Xưa nhà tôi… thế
này, tôi đẹp (hình như nói vậy), tôi lấy ông, vất vả nuôi con. Sau bữa lại rì
rầm bên bàn uống trà ngoài vườn, kể lại những xửa những xưa. Và khi chỉ còn rì
rầm trong tiếng phim Hàn Quốc, khóc lóc chia ly, bệnh tật. Tôi rì rầm trong
blog bạn và bình yên đóng lại một ngày thường, căn nhà thiếp đi trong ngõ nhỏ.
…
Đêm nay tôi rì rầm đọc, trong ‘nét’ viết: mùi tàu hay mùi gai, ngò gai hoặc ngò tây cũng vậy. Chỉ bây giờ mới nghe
gọi ngò mường.
Mùi tàu thì hiểu, vì rau có mùi thơm chăng. Như rau mùi, hay còn gọi là ngò, ngò
rí, ngổ, ngổ thơm, hồ tuy, nguyên tuy, hương tuy - tùy
theo phương ngữ mỗi vùng (như người Ninh Bình gọi Châu chấu là Tôm bay vậy), là
loài cây thân thảo. Xưa ngày Tết, u tôi thường vò cây mùi già cho cả
nhà tắm tất niên. Ngọt bát canh bí đao (bí xanh) vị rau mùi nấu nước luộc gà khi
mấy chị em nấu cúng giỗ thày u.
Ngò là gì? Những cái tên miền xa gọi nghe ngồ ngộ thân thương.
Rau ngổ |
Rau Ngổ lại còn gọi là ngò om (chắc từ ngổ không hàm chỉ là ngổ ngáo). Thấy nói có hai
loại.
Rau om, ngò om hay ngổ hương, thuộc họ hoa mõm sói (dùng làm gia vị). Còn rau ngổ trâu, ngổ đất, ngổ dại. Cây
thảo sống nổi hay ngập nước, dài hàng mét (cho lợn ăn). Hai loại này hình dáng
lá gần giống nhau.
Vậy ‘ngò’ chắc là chỉ chung tên loại rau dại (mà quen ăn), có mùi? Ngò,
ngổ, mùi là những cái tên thông dụng.
Ngổ Luông |
Lại có xã tên Ngổ Luông huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa
Bình. Vậy Ngổ ở đây theo ngôn ngữ Mường.
***
Vẫn cảm vị canh bí đỏ (bí ngô) cơm chiều. Quê vợ miền Trung, bí đỏ được gọi là bù rợ.
Là giáo viên dạy Toán, tôi đã từng biết những ngôn ngữ tập bù (phần bù:
tương đối hay tuyệt đối trong khái niệm tập hợp). Ví dụ, nếu AB thì B\ A được gọi là phần bù
của A trong B, ký hiệu CAB (hay CBA). Hay như
góc 100 bù với góc 1700, (cho đủ 1800). Nó vẫn
theo nghĩa như ‘bù chì’ (cho con), câu chuyện về lòng hiếu, như dân được ‘đền
bù’ đất bây giờ đến ‘bù lỗ’ cho v…vân... (tôi không hàm ý Vinashin đâu nhé)
Khái niệm Bù1 (one's
complement) là một số trong hệ nhị phân mà nó
chính là bù cơ số trừ 1 (radix-minus-1 complement) của một số khác.
Một số bù 1 có thể có được do đảo tất cả các bit có trong số nhị phân (đổi 1 thành 0 và ngược lại).
Hay Bù2 (two's complement) là một số trong hệ nhị phân là bù
đúng (true complement) của một số khác. Một số bù 2 có được do đảo tất cả
các bit có trong số nhị phân (đổi 1 thành 0 và ngược lại) rồi thêm 1
vào kết quả vừa đạt được. (Bây giờ chúng ta chẳng cần biết). Nó cũng chỉ là
thêm, đổi.
Bù ở trong bù rợ được hiểu trong
cách gọi quả bầu, bù rượu (bầu rượu) của người miền trung, chỉ một một vật có hình thù như ta thấy.
Canh rau ngót |
Nhưng có vẻ
chưa hợp khi quê vợ tôi gọi rau ngót là bù ngọt (bù ngót), nấu canh ngon. Xưa,
thời trong rừng, rau ngót mọc từng vạt dài trong thung nắng, lính tôi tuốt lá,
lèn đầy ống tre rừng, nướng ăn, bở và thơm mùi khói, tự hào như vợ chồng cụ An
Tiêm ngoài hoang đảo. Nhớ lại bầu bạn lúc gian nan.
Thế còn câu ‘đầu bù tóc rối’
là bù gì?
Món canh bù rợ vẫn quẩn
quanh thơm trong bài viết, không nói hết lòng sao đặng. Rợ có phải như là dây
rợ (chỉ cái cây cho trái bù ngon). Quả bù rợ cho bát canh ngon ngọt sao ta lại
nghĩ nó là mọi rợ (chỉ người dân tộc) hay như rợ Hung nô (rợ: chỉ sự khinh miệt).
Lu bù viết, vẫn yêu thương
những địa danh trong nớ.
Bù Gia Mập |
Tỉnh Bình Phước với đa số người Stiêng sinh sống, ba huyện
có tên đầu chữ Bù: Bù Gia Mập, Bù Đốp (hai huyện giáp Campuchia) và Bù
Đăng có sóc Bom Bo nổi tiếng của đồng bào Stiêng, viết đến chỗ này vẫn cảm
thấy rung rinh một bài hát xưa thời lính.
Viết cho vui bạn ạ. Cứ tưởng
là chữ vuông có đồng âm dị nghĩa để các nhà Nho thâm thúy, luận bàn, hóa ra
Tiếng Việt cũng vậy, do phương ngữ từng miền của một đất nước trải dài ba nghìn
cây số, nhận và hưởng tinh hoa của bao nền văn hóa sống chung. Thật yêu thương.
Nhà văn Võ Hồng viết “Đi trong bóng lá”:
“Quê mình kêu là củ sắn
nước, ngoài Bắc gọi là củ đậu. (Tôi so sánh hai chữ củ Sắn
nước và Củ đậu). Tôi thấy thương cho cái tên củ sắn nước. Nó quê
mùa, chuyền trên miệng những người lam lũ chất phác của quê tôi, từ thế hệ này
chuyển giao qua thế hệ sau. Nó hiện diện một cách vững chắc, bất chấp qui luật
ngữ pháp hay văn phạm. Nó mang cá tính của một miền nên nghe nó, người ta hình
dung đến một miền. Một miền với đầy đủ quá khứ hiện tại và tương lai.” (viết thêm vào ngày 8/4, nhà văn Võ Hồng qua đời 31/3/2013)
(Viết tặng con gái)
Đọc hết bài thì như xem xong một đoạn phim ngắn, thấy rõ lắm bữa cơm chiều hiền hậu, thấy ....và thấy ...
Trả lờiXóaNhà Ong thích nhất món bí đỏ ( bí ngô Bác nhỉ?cả ngọn bí nữa )
Con gái được tặng bài này sẽ phát biểu gì nhỉ! Cha còn khoẻ mạnh, khúc triết.....mừng.
Vườn nhà tôi trồng bí đỏ để lấy ngọn ăn.
XóaCòn quả bí đỏ thì về quê xin ăn dần,
Chúc Bạn vui!
Bài viết về những món ăn dân dã, thấm đậm tình quê hương. Qua bài này mới biết bác "Tình Bắc duyên Nam"? Chúc mừng.
Trả lờiXóaCảm ơn NH đã thăm.
XóaChúc Bạn vui!
Nhà EMT cũng trồng mộ chậu nhỏ cây mùi tàu , khi tưới nước chỉ đụng vào lá là nó tỏa mùi thơm ngào ngạt. Mấy hôm trước tết , trời se lạnh ; hái vài lá nấu gói mì xắt nhỏ cho vào thật là hấp dẫn Bạn ạ.
Trả lờiXóaRau bí đỏ mình tự trồng ăn cũng thơm ngon hơn mua ngoài chợ , tiếc là EMT ở nhà phố chật chội khg có đất để trồng .
Cám ơn Bạn đã giới thiệu những món ăn dân giã đến người đọc .
( EMT vẫn thường ăn những món này đấy Bạn )
Chúc Bạn luôn vui .
Nhà tôi gần như nghiện mùi tàu, món nào cũng có nó. Nhất là món riêu cá, mùi tàu làm mất tanh.
XóaẢnh bạn gửi tặng, trang không hiện.
Chúc Bạn vui!
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaRau vườn nhà lúc nào cũng ngon. ngọt và lành...
Trả lờiXóaBởi thế nên vườn nhà tôi luôn có đủ loại rau cho những bữa cơm quê.
Tôi cũng thích làm vườn, nên rau nhà lá vườn cũng phong phú.
XóaLâu khong thấy bạn viết.
Nhất là khi cảnh nhà không đơn chiếc...
Trả lờiXóaHai Bạn thật hạnh phúc !
Bây giờ chỉ lo sức khoẻ thôi bạn ạ.
XóaChúc vui!
SG đang nắng như nung mà nghe diễn tả buổi cơm chiều cơm nóng , canh sốt trong làn mưa phùn gió bấc nhẹ , nghe mà ham (:
Trả lờiXóa"Bù" trong toán học vậy mà hay , như góc bù hay phần bù của A trong B , nó gợi lên hình ảnh bổ sung hay gộp lại thành đầy . Nó khác với khái niệm bù trớt ( hay bù trất ) để chỉ một con số 0 (nul) to tướng (:
Từ xưa các cụ nhà ta đã từng dạy trẻ phần bù.
XóaBạn nghe một đoạn trong bài ca chơi chuyền.
Rải bàn sáu (rải lại que)
Sáu củ ấu
Bốn sang bảy
Rải bàn bảy (rải lại que)
Bảy lìa ba
Ba sang tám
Rải bàn tám (rải lại que)
Tám hai lìa
Hai sang chín
Rải bàn chín (rải lại que)
Chín lìa một
Một sang mười...
Đó là dạy phần bù của 10 đó hay làm tính trừ vậy. (6 và 4; 7 và 3; 8 và 2; 9 và 1).
.
Tôi biết thêm từ 'bù trớt' (bù trất) he he...
"Bù trớt, bù trất", hihi, đấy là phương ngữ Nam bộ, có nguồn gốc từ dân... cờ bạc. Trong chuyện đánh bài cào, hay còn gọi là bài ba lá, một loại bài ngày trước khá phổ biến trong giới bình dân, giang hồ, bến xe, vì dễ chơi, mau ăn thua, chắc nhiều người trong chung ta biết.
XóaNếu bài được 3 tây là cao nhất, chín (9) nút là thứ nhì, nhà cái cứ thế so sánh bài với các nhà con mà tính chuyện ăn thua. Nếu cộng 3 lá bài mà bị lọt vào số 10 (thí dụ hai con 3 và một con 4), là mười nút, cái này nắm chắc phần thua. Dân cờ bạc gọi là "bù" hay "bù trớt", "bù trất"... :-)))
Lá ngò mường, chính là mùi tầu, Sỏi bấy lâu dốt bếp núc lại cũng không hay chú ý đến ăn uống có lẽ vì vậy mà lĩnh vực này ngơ ngơ như bò đội nón. Chỉ viết cho một là ngò mường nói riêng hay cả blog của anh (Nói chung)bấy lâu Sỏi không biết đến, bây giờ mới được đọc. Hình như chẳng nhớ được chuyện gì nhưng lại nhớ được cái cốt cách chân phương, chỉn chu và sâu sắc. Đây lại không phải là văn mà là người. Lại nhớ lại chút ngò mường, thì anh viết đơn giản nó là cây mùi tầu đấy ai mà không biết thế rồi lại quàng sang con "Tôm bay".
Trả lờiXóaThường thì Sỏi thấy người học tự nhiên mà viết văn, vẫn sâu sắc hơn người học xã hội viết văn. Anh chắc sắp nói là Sỏi hàm hồ chứ gì. Không đâu thực tế đấy !
Mà tóm lại Sỏi thanh thản và vui khi đọc blog của anh! Chẳng biết đến đọc và đôi khi có những câu còm tào lao có làm phiền anh không?
Cảm ơn Sỏi đã khen.
XóaCác bạn ghé thăm lời vui là cho tôi lòng thanh thản khi mà cuộc sống đang ngồn ngộn những điều phải lãng tai, nhắm mắt và ngậm mồm.
Tôi rất có thú vui khảo cứu các vấn đề, để cho vui ấy mà.
Này anh sáng ra đi làm bát bánh đa cá rô có lá ngò mường tuyệt vời Đi thôi!
XóaNắng đã quá cây sào rồi, hẹn Sỏi dịp khác nghe.
XóaThân!
Ngò mường, người miền Nam gọi là ngò gai dùng để nêm canh chua hay ăn phở. Tất cả những loại rau thơm như ngò mường (ngò gai hay ngò tây), rau ngổ (ngò ta) đều bán rất cao giá ở đây. Nếu giá ngò Tây không đắt quá, Tám thích nhúng vào canh đang sôi mà ăn như ăn rau vì thích cái mùi thơm của nó.
Trả lờiXóaÀ, ở miền Nam, qua khỏi Bình Dương đến gần biên giới có một nơi gọi là Bù Đốp. Đã có lần Tám định đi làm cô giáo dạy học trò ở đấy nhưng mới lên một lần bị vắt đeo sợ quá nên thôi.
Dịp này, ở quê tôi, một nghìn đồng (VN) mua mùi tàu thì cả xóm làm gia vị cũng đủ. Mưa phùn và rét, mùi tàu lên nhanh lắm.
Xóa.
Giá như không có vắt thì đồng bào Stiêng có một cô giáo dạy môn tự nhiên giỏi. và nếu như ở đó, chắc lại chạy giặc Polpot lần nữa.
Thời lính, lúc hành quân chạm vào lá rừng, vắt bám và chui vào trong người, bắt nó, vết cắn máu chảy rất lâu. Nếu là Tám, chắc sợ lắm.
Thân!
Đúng như bạn chuyenbangquo nói, "Mùi tàu hay ngò mường" trong Nam còn gọi là Ngò gai. Rau mùi thì gọi là rau Ngò rí..
Trả lờiXóaNhưng cái không nhàm là ngày nào trong bữa ăn cũng có rì rầm: Xưa nhà tôi… thế này, tôi đẹp (hình như nói vậy), tôi lấy ông, vất vả nuôi con. Sau bữa lại rì rầm bên bàn uống trà ngoài vườn, kể lại những xửa những xưa. Và khi chỉ còn rì rầm trong tiếng phim Hàn Quốc, khóc lóc chia ly, bệnh tật. Tôi rì rầm trong blog bạn và bình yên đóng lại một ngày thường, căn nhà thiếp đi trong ngõ nhỏ. Chuyện rất đời mà bạn viết rất ngắn cho những hàm số biến thiên vô tận ấy.
Chúc bạn mình trăm năm mãi trong tiếng rì rầm ấm áp vô tận ấy nhé!
Cảm ơn Mai đã chia sẻ, mến yêu những ấm áp gia đình.
XóaChào chị Mai. Tám tưởng rau ngổ còn gọi là ngò om chứ. Còn ngò rí là khác nữa, Tám nhớ nó còn được gọi là ngò ta, thường được thái chung với hành lá để nấu canh bí hay canh bầu. Tiếng Anh gọi ngò rí là coriander, còn ngò om hay rau ngổ thì Tám không biết tiếng Anh gọi là gì.
XóaEm cũng thích ăn mấy cây rau gia vị anh trai chưng lên đó lắm, mùi vị thật quyến rũ, anh trai viết truyện đăng báo có nhuận bút khao em gái với nha ! chúc anh 1 chiều an lành nhé ! (~_~)
Trả lờiXóaNhững câu em khen anh cũng thấy lòng quyến rũ.
XóaTô canh rau ngót ngon quá, thêm 1 bát cà pháo muối nữa thì trên cả tuyệt vời anh trai nhỉ ? (~_~)
Trả lờiXóaMón cà muối là sở trường của gia đình anh đó. Về miền Trung còn xin chị dâu về để dành trong tủ lạnh, bữa bẵ lấy ra nhắm rượu.
XóaMột góc tâm hồn Việt man mác yêu thương, giản dị, êm ấm mà nhiều nỗi niềm quá.
Trả lờiXóaCòm của Yên Vũ đã khái quát được bài viết của bạn.
Xóa-------------------
1- Tên đất tên cây ở xứ mình cũng nói lên nhiều điều để suy ngẫm.
Cái gì không tốt không đẹp cho lắm thì gán cho Lào. Ghẻ ngứa nhất trong các loại ghẻ là hắc lào. Thuốc lá say bò lăn bò càng la thuốc Lào, gió nóng chết bỏ là gió Lào...Cái gì to đẹp thì có chữ Tây: Khoai Tây, Gà Tây, hành Tây. Mà không Tây thì cũng phải Tàu: Mùi Tàu, miến Tàu, bí Ngô (Ngô là Tàu). Cùng lắm là Xiêm: Vịt Xiêm, mảng cầu Xiêm...
2- Bu quê xứ "Hai Bọ" nhưng học cấp 3 Phan Đình Phùng Hà Tĩnh nên thường xuyên chén bù rợ. Bù là phương ngữ miền trung của Bầu (ở với bầu thì tròn ở với ống thì dài...Bầu ơi thương lấy bí cùng...). Rợ là tiếng chỉ dân miền núi. Hay là nguồn gốc quả bí đỏ này ở miền núi ???
3- Không thấy có loài cây trái hoặc con vật nào có chữ Việt đi kèm?? Hihihi !Lạ
Cảm ơn Yến Vũ cùng chia sẻ yêu thương.
XóaBu lúc nào cũng có những ý tưởng hay và độc đáo trong lời bình.
XóaÝ một rất vui.
Ý 2 suy nghĩ cuả tôi cũng vậy.
Ý thứ ba, tôi nghĩ, trước kia tên làng đất Việt rất thuần Việt, Bu à. Tôi đang sưu tầm các tên làng quê tôi và làm một khảo cứu về xuất xứ.
Đúng chỗ của anh Bu đấy, Đọc những cái comment sát với nội dung bài viết , rất sướng của tác giả vì được người comment tôn trọng. Anh bu là một trong những người như vậy.
XóaTôi có tật xấu là anh này comment hay bài viết là cứ đọc và hài lòng về mọi nhẽ . hay!
Chia sẻ chút anh ạ !
Bu viết ý 1 rất hay và cảm nhận. Quý Bác Toàn lắm. Comment rất tận tâm và đầy suy tưởng.
XóaCảm ơn Bạn!
Tôi có chút băn khoăn: Mùi ta, mùi Tầu ( hoặc Tàu) phải chăng có thể để chỉ nguồn gốc loại rau thơm này từ bên Tàu? Chúng ta đã từng có mực Tàu ( mực để viết chữ Nho), từng có "cơm Tàu" ( Cơm Tàu, vợ Nhật, nhà Tây). Vậy mùi Tàu là cách gọi để phân biệt với mùi ta? Còn nước tắm tất niên nấu bằng cây mùi già, thì đấy là mùi ta, hay còn có tên gọi khác là Thì Là ( Thìa Là), tôi chưa thấy ai nấu bằng mùi Tàu.
Trả lờiXóaCũng xin góp một cách phân biệt khá dân dã: Phân biệt kèn của ta với kèn( các loại) của phương tây, ta gọi kèn Tây, phân biệt cái quần của ta với cái quần may kiểu âu phục, ta gọi là quần Tây. Dầu hỏa do người Tây đem vào, phân biệt với dầu lạc, dầu sở của ta, chúng ta gọi là dầu Tây. Hoa loa kèn ( chắc là có sau hoa Huệ ở ta) được gọi là hoa Huệ Tây. Bức tranh nổi tiếng của Tô Ngọc Vân thì phải có chú thích : Thiếu nữ bên hoa huệ. Có vị nhảy thếch lên đòi chú thích lại là thiếu nữ bên HOA LOA KÈN, có biết đâu rằng HOA LOA KÈN còn có tên khác là HOA HUỆ TÂY. Họa sĩ không thích đề chữ Tây, nên chỉ còn tên là Hoa Huệ.
Mấy dòng bàn góp với bác để cùng VUI!
Vũ Nho
Bác Vũ à, rất hiểu ý Bác, ta hiểu đây là một số loại rau 'mùi'. Tôi chưa dám nói về nguồn gốc tên goi (như Bác Bu đã comment). Trong bài viết có nói rõ là cây mùi già. Còn quê tôi cây ‘thì là’ là một cây khác, thân thảo, cây to hơn và lá cũng thô, màu xanh sẫm hơn, rau này cá hấp bao giờ cũng có để thơm và có chút duyên.
Xóa.
‘Dầu hỏa’ của Tây, đèn ‘bão’ thắp bằng dầu tây nhưng tiếng ta. Cái máy lửa (bật lửa, hộp quẹt) sao phải 'máy', rồi bút máy, cối máy (cối giã gạo ở bắc bộ). Cái ‘máy’ của Tây nó chạy ầm ầm, cái ‘máy‘ ta nó nhỏ thương lầm lũi như ‘táy máy’ của ta. Ôi những tên gọi, sao thương người ơi và thảm thương kỹ nghệ nước mình.
Nhất trí với bác Vũ về cách gọi hoa Huệ tây (hoa Loa kèn) và hoa huệ nhà quê ta (gọi hoa loa kèn chắc bông hoa giống cái loa kèn Tây). Ôi, một thời sính Tây rồi nhớ Tây, chê Tầu rồi vẫn Tàu. Rõ là, nước Việt mình là thế: ‘Ghét người, yêu của’.
" Ôi, một thời sính Tây rồi nhớ Tây, chê Tầu rồi vẫn Tàu. Rõ là, nước Việt mình là thế: ‘Ghét người, yêu của’."
Trả lờiXóaEMT buồn lòng vì câu này của bạn.
Dù sao , dân tộc mình cũng bị 1.000 năm đô hộ giặc Tàu , 100 năm đô hộ giặc Tây nên ít nhiều cũng bị ảnh hưởng của họ .
Chúng ta là người dân Việt nên tuyên truyền , giáo dục các thế hệ sau xóa dần ảnh hưởng này . Vấn đề này quả không đơn giản bạn nhỉ vì còn tùy thuộc vào trình độ dân trí nữa .
Vài hàng cùng bạn . Chúc bạn luôn vui .
Gần 2300 năm (kể từ Âu Lạc) nước ta chỉ hưởng hòa bình có gần 800 năm. Khỏ là phải và buồn là phải Bạn à,
XóaCả đất nước đang tu dưỡng và học tập. Chúng ta tin ở ngày mai. Chúc Bạn vui!
Có nhà thơ bảo quê hương là chùm khế ngọt, là đường đi học, là còn diều gió...Với bà xã bạn lại là cây ngò mường. Mấy mươi năm làm dâu xứ bắc cây ngò mường vẫn xanh tươi trong tâm khảm cô con gái 16 tuổi cho đến bây giờ đã là bà nội bà ngoại. Hai chữ ngò mường thốt lên lần đầu làm bạn nghe cũng "ngơ ngác". Hóa ra làm ông làm bà chán ra rồi mà cái sự tìm hiểu nhau còn phải tiếp tục chứ đã xong đâu... hihihi
Trả lờiXóaCảm ơn Bu, comment thật vui cho tôi.
XóaXưa thời học trò Phan Đình Phùng chắc Bu còn nhớ Bù rợ nấu với gia vị Ngò mường.