Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Chùa Phật Tích

Mây vẩy rồng trên bầu trời Hanoi. Ảnh ST.

Bạn có từng qua Nam Định, thấy phố chợ, nhà cao, đầm bãi... vẫn thấp thoáng những tháp chuông nhà thờ, vươn lên trầm mặc... chuông ngân vang mỗi sáng, mỗi chiều hôm.
Bạn có về Kinh Bắc đi dọc quốc lộ 1A, 18 và 38. Cứ một đoạn đường, ẩn hiện những ngôi chùa nhỏ, cũ kỹ rêu phong, bình dị nép mình bên sông, ven lũy tre làng, trang nghiêm mà thanh thoát giữa cây xanh, triền đê, đồng lúa. Nhớ bóng nâu sồng của sư cụ, chậm rãi lặng lẽ ẩn hiện sau rặng nhãn vườn chùa. Thương những cánh áo nâu non phơ phếch trên những cánh đồng chiêm thời loạn lạc.
Tôi đã đi Mỹ Sơn. Di tích hoang tàn của người Chăm ngàn xưa. Cái đổ nát hào hùng của tàn phế mới lộng lẫy làm sao. Nhìn những viên gạch xưa của người Chăm, như chiêm nghiệm lại một thời rất xưa. Đất. Người. Cứ thế. Theo thời gian. Tàn phai. Mai một. Như con người ta vậy đó.
Và tôi đến Huế. Thăm lăng. Cảm nhận được cái cổ kính, trầm trầm, uất uất, hoang tàn. Hồ sen bạt ngàn, phản chiếu hình hình bóng bóng người xưa. Tự nhiên tôi bắt mình lặng lẽ.
Từ A.Đền Đô (Từ Sơn) về B.Chùa Phật Tích (Tiên Du), 8.7km. 
Sông Đuống phía nam. Ảnh chup qua Google Maps.
Tháng Hai, vợ chồng tôi về miền cổ tích. Kinh Bắc, một Tứ Trấn của kinh thành Thăng Long nghìn năm thuở trước.
Tứ trấn xưa, có Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang và Phúc Yên). Trấn Sơn Nam (Hà Đông, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Hưng Yên). Xứ Đông (Hải Dương- quê tôi, Hải Phòng, Kiến An) và Xứ Đoài (Phú Thọ, Vĩnh Yên và Sơn Tây).
Bắc Ninh nay không còn là Kinh Bắc trong câu thơ của Hoàng Cầm: Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên/ Những hội hè đình đám. Dọc đường, bên chùa, những mái bê tông, lều chợ - những con cóc ngồi chầu hẫu, gặm nham nhở những bình yên xanh đẹp miền xưa. Còn đâu, một thời, "Mây về vườn sãi lạnh/ Hoa rụng suối hương trôi" (Vân quy thiền sáp lãnh/ Hoa lạc giản lưu hương, trong thơ Nguyễn Trãi vịnh cảnh chùa Phật Tích). Mặc lòng, vẫn bồi hồi ước muốn thăm miền cổ tích.


Từ Đền Đô, theo đường Lý Thánh Tông ra khỏi thị xã Từ Sơn, qua những tên làng: Đại Sơn, thôn Đoài, thôn Đông, Ngô Xá, về chùa Phật Tích. Từ xa đã nhìn thấy ngọn tháp và tượng Phật A Di đà trên đỉnh núi Lạn Kha, phía nam là những cánh đồng lúa, ruộng ngô, bãi dâu trải dài bên sông Đuống.
Đồng quê Tiên Du, nhìn từ chân tượng Phật Tích trên núi Lạn Kha
Đây, huyện Tiên Du, phía bắc Thiên Đức (sông Đuống), ngôi chùa mang tên Phật Tích.
Chữ  “Tiên Du” bắt nguồn từ một sự tích (huyền thoại) kể rằng: Một tiều phu lên núi này đốn củi, thấy hai vị tiên từ trời xuống ngồi đánh cờ trên đỉnh núi, bèn chống rìu đứng xem. Đến khi mãn cuộc cờ, tiên bay về trời, người tiều phu nhìn lại cây rìu của mình, thì thấy cán rìu đã mục. Núi “Tiên Du” (Tiên đến chơi) vì thế cũng được gọi là núi “Lạn Kha” (Rìu mục). Tiên Du còn gắn với truyền thuyết “Từ Thức gặp tiên”, truyện kể về quan tri huyện Từ Thức đi xem hội hoa mẫu đơn, gặp một tiên nữ  đang bị bắt trói vì tội hái hoa. Từ Thức cởi áo xin tha cho tiên nữ. Về tên chùa Phật Tích, tương truyền rằng có lần ngọn tháp của chùa bỗng đổ sụp, để lộ ra pho tượng Phật bằng đá và dựng lên ngôi chùa Vạn Phúc để thờ. Từ đó xóm Hỏa Kê (gà lửa) cạnh chùa đổi tên thành thôn Phật Tích. Các huyền thoại  xưa đều gắn liền với chùa Phật Tích. Tên gọi “Tiên Du” còn được dùng chỉ huyện Tiên Du nằm trong địa bàn tỉnh Bắc Ninh, vùng đất trung tâm châu thổ sông Hồng, đồng ruộng phì nhiêu.
Nhìn dáng ai áo mầu tím hồng, lưng còng leo dốc.
Nghĩ thương xưa: 
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì? (thơ Xuân Diệu).
Việc xây chùa, dựng tháp trên núi Tiên Du từ thời Lý. Sang đời Trần, chùa đổi tên là Vạn Phúc. Thế kỷ XVII, chùa được xây dựng lại vơi công bà Chúa Trần Ngọc Am - đệ nhất cung tần của Chúa Trịnh Tráng, khi rời phủ Chúa về tu ở chùa này. Vẻ đẹp của ngôi chùa được ca ngợi qua văn bia Vạn Phúc Đại Thiền Tự Bi: "Trên đỉnh núi mở ra một tòa nhà đá, sáng như ngọc lưu ly? Trên thềm đằng trước có bày mười con thú, phía sau có ao rộng. Gác cao vẽ chim phượng và sao Ngưu Đẩu sáng lấp lánh. Lầu rộng, tay rồng với tới trời sao, cung Quảng vẽ hoa nhụy hồng?"
Sơ đồ chùa Phật Tích (hiện tại)


Sân chùa, cấp nền thứ nhất, xưa có vườn Mẫu đơn. Chếch lên sau nhà lễ là Phủ Chùa.
Chùa có ba cấp nền. Sân chùa là cấp nền thứ nhất, xưa có một vườn hoa mẫu đơn rực rỡ (tích Từ Thức gặp Tiên). Bên phải chùa là Miếu thờ Đức chúa tức bà Trần Thị Ngọc Am, nên có câu đối "Đệ nhất cung tần quy Phật địa. Thập tam đình vũ thứ tiên hương". Bà chẳng những có công lớn trùng tu chùa mà còn bỏ tiền cùng dân 13 thôn dựng đình. Bên trái chùa chính là nhà tổ đệ nhất thờ Chuyết Chuyết Lý Thiên Tộ. Ông mất tại đây năm 1644 thọ 55 tuổi; hiện nay chùa còn giữ được pho tượng của Chuyết Công đã kết tịch lúc đang ngồi thiền.
Bậc thềm lên Nhà tổ (thờ thiền sư Chuyết Chuyết).
Cây hoa Sưa, giữa mùa xuân nở trắng hồng
Văn bia chùa Ninh Phúc ở Bút Tháp cho biết sư Chuyết Công hay Chuyết Chuyết khi trụ trì ở chùa Khán Sơn, Hà Nội, nghe tiếng tăm của  ngôi chùa Lạn Kha ở Phật tích nên đã rời về đây, cho xây lên một ngôi nhà và mở lớp truyền thụ cho các sư tăng.

***
Tượng Linh thú.
Cấp nền thứ hai được được kè bao bởi tường đá cũ rêu phong. Sát thềm những linh thú bằng đá gồm  5 cặp: sư tử, voi, trâu, tê giác và ngựa. Tất cả các con đều phủ phục. Mới hay rằng dã thú cũng quy chốn cửa thiền.


Nhóm linh thú bên tả: Sư tử, Voi, Trâu, Tê giác và Ngựa
Con Ngựa có bờm đẹp mượt mà

Nhóm linh thú bên hữu.

Thương con Trâu, tai và sừng chỉ càn hai lỗ ngõng.

Con ngựa nằm quỳ, điều hiếm thấy là lạ ở nơi đây.

Tê giác nằm hứng nước mưa trước thềm chùa

 Con Voi đẹp. 

Thương con trâu nằm tránh nắng trưa hè

***
Ngọn tháp mà vua Lý Thánh Tông đã cho dựng vào khoảng giữa thế kỷ XI đúng như văn bia của chùa cũng như truyền thuyết về làng Phật tích đã kể lại. Theo nghiên cứu, tháp cao 42m, ở Thăng Long còn thấy được. Bây giờ tháp mới, được dựng trên núi Lạn Kha.

Tháp Phật tích đang hoàn thiện

Bao lơn và bậc sân tượng Phật

***
Những tháp cổ (32 tháp) trên sườn núi Lạn Kha.


Tháp cổ, to và đẹp nhất. dáng tựa tháp Chăm

Nắng xuân trải vàng chân tháp cổ



Lan can búp sen và đèn Nhật, hơi lạc lõng giữa chốn này




***
Bức tượng Phật danh tiếng ở chùa Phật tích, trước kia cho là tượng ADiĐà (theo L.Bezacier), hay tượng ThíchCaMầuNi (theo Trần Trọng Kim và Trần Lâm Biền); Gần đây, theo nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn (Viện Mỹ thuật) danh tính thực của pho tượng phải là đức Phật TỳLôGiáNa. Khi L.Bezacier khảo sát chùa Phật tích những năm 40, pho tượng Phật bằng đá này được sơn son, thếp vàng và đặt ở vị trí tôn quý nhất của tòa Thượng điện, còn bệ tượng bằng đá vẫn để ở trạng thái tự nhiên. Nguyên trong văn bia ghi là Kim thân (được dịch là mình vàng).


Tượng Phật A di đà làm bằng đá xanh cao 27 mét trên đỉnh núi bên cạnh những hàng thông xanh mướt, theo nguyên mẫu tượng Phật Tích. Đây là pho tượng lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Qua 107 bậc thang, trên núi Lạn Kha tượng quay mặt về hướng Tây, hướng thiện.




Bài và ảnh VanPham


***
Tư liệu của TS Bùi Thị Thanh Mai
.
Tượng Kinnari chùa Phật Tích
Kinnari là hình tượng phổ biến trong cả thần thoại Hindu và Phật giáo ở Ấn Độ. Trong một số truyện cổ của Ấn Độ, Kinnara được mô tả là nam thần, nhạc công nửa người nửa ngựa. Theo Phật học từ điển: Kinnara: Khẩn na la trong Thiên long bát bộ- Một chúng sanh (chúng sanh cõi trời) nửa ngựa nửa người, hoặc mình người đầu ngựa, hoặc mình ngựa đầu người. Còn gọi là “Ca Thần” có sừng, với những ống sáo thủy tinh trong suốt. Ca Thần Nữ thường vừa ca vừa múa. Những Ca Thần nầy được xếp dưới hạng Càn Thát Bà. Trong thần thoại Đông Nam Á, Kinnari được mô tả như một thiên thần nhạc công nửa chim, nửa thiếu nữ. Nổi tiếng với tài múa hát, thơ ca, chơi nhạc, nên trong nghệ thuật tạo hình, Kinnari thường được thể hiện có đầu, thân và cánh tay của thiếu nữ, trong khi mang đuôi và đôi bàn chân của thiên nga hay chim với các nhạc cụ. Ở Miến Điện, nhiều phật tử còn tin rằng, Kinnara chiếm 4 trong số 136 tiền thân của Đức Phật.



Kinnari đánh trống phong yêu.
Tượng tiên nữ đầu người mình chim. Kinnari 
Trong số hàng trăm hiện vật được khai quật ở chùa Phật Tích năm 2008, tượng thiên thần Kinnari, đầu người mình chim (còn gọi là Khẩn na la) được tìm thấy với nhiều kích cỡ khác nhau. Tạm thời có thể chia làm 5 loại theo kích cỡ từ to đến nhỏ. Tùy nhạc cụ đang biểu diễn mà tư thế tay các Kinnari có khác nhau, nhưng thống nhất đại thể về dáng bố cục chung: hai cánh trên vai, đuôi xòe cong lên phía đỉnh đầu, trông như những tiểu thiên thần nhỏ đang bay lượn ca hát trong tiếng nhạc du dương. 
Phan Cẩm Thượng viết “Gạt bỏ tính huyền hoặc. Ttượng Đầu người mình chim chùa Phật Tích cao 40cm, mang tinh thần trong sáng lạ tường. Kết cấu hình chim đuôi xòe rộng cong lên tiếp giáp với đầu người, mặt cân đối tĩnh lặng như những mặt Phật, ngực gắn chiếc trống cơm”

***
Họa tiết chân tảng: Bát âm và lá Bồ đề

Đôi Rồng chầu lá Bồ đề. Biểu tượng gắn với sự giác ngộ của Đức Phật

Các lá đề chạm rồng với nhiều kích thước khác nhau gợi về tích Đức Phật thiền định đắc đạo. Thái tử Siddharrtha sau nhiều năm trường ép xác vẫn không đắc đạo, đã từ bỏ cuộc sống tu hành khổ hạnh. Sau đó, dưới gốc cây bồ đề bên bờ sông Nerajarra, ngoại vi thành phố Gaia, ngài ngồi thiền định, tập trung suy nghĩ và đã đạt đến cái nhìn minh triết đối với vấn đề đau khổ của con người. Siddhartha đắc đạo và trở thành Phật Thích Ca. Từ đấy, cây bồ đề trở thành biểu tượng gắn với sự kiện giác ngộ của Đức Phật. Trong các chùa, tháp Phật giáo, hình ảnh lá bồ đề được sử dụng rộng rãi, rồng chầu lá đề hay lá đề chạm rồng gợi về tích giác ngộ của Đức Phật, đề cao Phật giáo. Trên nền hoa dây, đôi rồng lượn theo khuôn hình lá đề, miệng ngậm ngọc quý, chầu vào nguồn hào quang ở trọng tâm. Số lượng nguồn hào quang này không giống nhau, có lá đề chỉ có một vòng hào quang, trong khi có lá đề có hai hoặc ba nguồn hào quang. Trong trường hợp có ba nguồn hào quang, thì các hào quang này được phân bổ ở vị trí chân rồng, tạo cảm giác như rồng đang nâng hào quang.
***


Kiến trúc mới (ảnh VanPham)


Hậu cung Tam bảo và Giải vũ

Nhà ngang sau Tam Bảo, thờ các vua nhà Lý và Thánh Tổ

Giải vũ bên hữu, tượng Thập Bát La Hán

Giải vũ bên tả, tượng Thập Bát La Hán



Cổng chùa vắng, có cô hàng bánh đa nướng, xe dựng bên hè phố
PS.
CHÙA PHẬT TÍCH ĐÃ BIẾN MẤT (?!)
Nicolas Cornet, nhiếp ảnh gia người Pháp, có vợ gốc Việt, đã đi khắp Việt Nam trong suốt 30 năm qua để chụp ảnh chùa chiền. Khi đến những nơi dự định chụp ảnh, ông đã ở cùng, ăn cùng, sống cùng người dân, đến nỗi cảm thấy thuộc cộng đồng đó.
Theo TTO, một phần thành quả là cuốn sách ảnh Chùa Việt Nam với 20.000 bức ảnh, chụp 31 ngôi chùa ở Việt Nam, ra mắt năm 2018 này. Ông nói: “Tôi bị văn hóa Việt, trong đó có chùa chiền hấp dẫn một cách tự nhiên” …
Thông qua cuốn sách Chùa Việt Nam (ảnh bìa) ông muốn ghi lại hình ảnh những ngôi chùa trước khi chúng bị tu bổ, nói chính xác hơn là làm mới lại. Nicolas Cornet nói: “Chùa Phật Tích từng rất đẹp, nhưng khi nó được tu bổ lại, nó không còn là nó trước đây. Tôi muốn lưu lại hình ảnh những ngôi chùa để con cái tôi, con cái bạn, trẻ em Việt Nam sau này biết chùa Việt Nam đã từng như thế”.
Khi được hỏi có trở lại những ngôi chùa sau tu bổ hay không, Nicolas Cornet trả lời: “Tất nhiên là không. Đối với tôi, chùa Phật Tích đã biến mất khỏi hành tinh này. Chùa Phật Tích hiện tại không còn là chùa Phật Tích nữa”. Ông so sánh: “Tất cả những người đến châu Âu để tham quan đều đến thăm nhà thờ. Có những nhà thờ đã tồn tại từ thế kỉ thứ 12, 13 và giờ vẫn được bảo tồn nguyên trạng”.

Biết bao giờ chính người Việt Nam chúng ta, từ người có thẩm quyền đến mỗi người dân biết tự mình trân quý di sản vô giá, trải bao sương gió thời gian của di tích?! Ngoại trừ số lượng bằng cấp cao và nhiều hiện nay, nhìn từ góc độ bảo tồn, bảo tàng, có thể thấy dân trí/ quan trí của ta còn thấp lắm.


Theo FB Phan Khiêm Nguyễn
https://www.facebook.com/phankhiem.nguyen/posts/2051355854902716?notif_id=1541997117702571&notif_t=close_friend_activity

37 nhận xét:

  1. Cám ơn bạn VanPham, xem như đã được du lịch miễn phí. Những bức tượng La Hán là mới hay được tân trang sơn phết vậy bạn?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hành lang, giải vũ (cho đúng Nội Công Ngoại Quốc) và Thập Bát La Hán đều mới bạn à. Theo mẫu Chùa Dâu đó. Cũng may không theo la hán chùa Bái Đính.
      .
      Thân!

      Xóa
  2. Tối mai qua xem lại lần nữa anh VP ạ.
    Chúc anh ngủ ngon.

    Trả lờiXóa
  3. Chùa đẹp, và các cái cổ tháp thật là tuyệt vời.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một mình vào rừng, bà lão đợi trong chùa nên chụp vội được vài ảnh.
      Cảm ơn Bạn!

      Xóa
  4. Bác VanPham tinh thông còn hơn cả hướng dẫn viên DU LỊCH!
    VN đã thăm Phật Tích ngày xưa, chỉ có mỗi tượng đá thôi.
    Mấy năm trước trở lại thấy chùa được xây mới rất khang trang!
    Mới biết dân mình vẫn trọng đạo Phật, mặc dù hầu hết lí lịch của mọi người hay chứng minh thư nhân dân, phần tôn giáo chỉ ghi gọn một chữ KHÔNG!
    Vũ Nho

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đợt đi của vợ chồng tôi trong một ngày đến 8 di tích vfa chùa. Rất ấn tượng với Phật Tích, Chùa Tiêu và chuà Bút Tháp. Chùa Tiêu và Bút tháp còn nguyên kiến trúc xưa. Đến chùa được Sư Bà cho tiền.
      .
      Sự giao tiếp của nhà Chùa và phật tử rất đàng hoàng và lịch thiệp. Nét Kinh Bắc xưa thấm đượm giáo lý đạo Phật.
      Cảm ơn Bác!

      Xóa
  5. Anh đi tham quan thật đấy à? Nhiều cảnh đẹp quá,

    Giêng hai ngày rộng tháng dài
    Cứ vào cửa phật cho thanh thản lòng

    Cuối tuần an lành nhé anh trai cùng họ ơi !

    [img] http://www.jucoolimages.com/images/goodmorning/goodmorning_63.gif [/img]

    Trả lờiXóa
  6. Nhờ hình ảnh và bài viết của Bạn nên EMT được biết thêm nhiều nơi .
    Chúc Bạn ngày nghỉ thật vui bên gia đình nhé .
    Tặng bạn clip THƯƠNG CA MÙA HẠ nhân dịp hè sắp về
    [youtube]http://youtu.be/quFAdDS5Jns[/youtube]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tranh thủ khi còn tự đi được, vả lại, Bắc Ninh gần quê tôi, nên có điều kiện.
      Cảm ơn EMT!

      Xóa
  7. giáo chưa bao giờ được đi xa cả nên rất thích bài viết này.
    coi như lần đầu giáo được thấy mây vảy rồng và chùa Phật Tích, thật là đẹp!
    chúc anh cuối tuần vui cùng gia đình!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng đang viết về chùa Bút tháp và Chùa Tiêu.
      Mời bạn ghé thăm.

      Xóa
    2. Giáo ra Bắc đi, sớm nhé- để chị còn đủ khoẻ mạnh để đưa Giáo đi chơi,đến những nơi Giáo được đọc như thế này.......

      Xóa
    3. Cũng mong Giáo thăm miền Kinh Bắc, cuộc sống Ong Vàng phong Phú lắm. Ta sẽ có nhiều niềm vui.

      Xóa
  8. Giừ mới hiếu Tứ Trấn anh ạ,"Tôi nhớ xưa Đoài mây trắng lắm ".Cám ơn anh !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Bác ghé thăm.
      Sức viết giờ chậm lắm, không nhanh như xưa nữa.

      Xóa
  9. Đọc những bài viết như thế này tôi lại càng thèm đi du lịch.
    Chúc một tuàn mới nhiều sức khỏe.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bỏ Toán đi Ông à.
      Đến Chùa cho thanh thản.
      Cảm ơn, chúc vui!

      Xóa
    2. Nắng đây...
      Hôm nọ máy hư nên phải vào bằng Nặc danh....
      Xin lổi nhé !

      Xóa
    3. Xin lỗi Nắng, cứ nghĩ là ông Bạn ở HN.
      Sau nay nếu như vậy, trong ô viết comment, phần Trả lời với tư cách là, bấm nút tam giác, một danh sách mở ra, bấm vào phần Tên/URL và viết tên bạn nhé.
      Chào Bạn!

      Xóa
  10. Bài này viết rất nhiều công. Chắc bác PV phải đăng lên báo nào chứ?

    Trả lờiXóa
  11. 13 năm ở Huế (quê vợ) bu tui có dịp đến rất nhiều chùa. Khi vào chùa trong nam cứ thấy ngỡ ngàng, có cảm giác như Phật đã mất thiêng đi chút xíu. Bởi kiến trúc chùa ở đây lai tạp kiến trúc Chàm, Khơ me, Tàu, đôi khi cả …Tây. Nhìn lại chùa Phật Tích thấy đậm đặc hồn cốt Việt trong từng mảng khối, trong từng đường nét, làm lòng dạ bồi hồi. Mới thấy cái bản sắc dân tộc nó ngấm sâu vào con người biết là chừng nào…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chùa trong Nam thường sơn son thếp vàng nhiều, chùa rực rỡ quá, nhìn cảnh thấy không thanh thản.
      Nhìn đầu đao, tầu bẩy các ngôi chùa Bắc, tôi cứ nhớ cái nếp khăn mỏ quạ của mẹ, của chị gái xưa. Hồn cốt Việt.
      Bây giờ nhìn chùa 'đại gia' mà lòng u uất.
      Đang viết về Bút Tháp mà khó quá, vì đã nhiều bài viết. Khó như làm thơ lục bát vậy. Dân Toán tôi nói: Khó như Số học.
      Cảm ơn Bu!

      Xóa
  12. Đọc lại bài này tự nhiên bu rất thiện cảm với tên gọi LẠN KHA (爛 柯)Riêng cái chữ Kha(柯) Kinh Thi đã dẫn ra một câu rất hay: "Phạt kha như hà, phi phủ phất khắc, thú thê như hà, phi môi bất đắc" nghĩa rằng: Chặt cây thế nào? Không búa không được. Lấy vợ thế nào? không mối không được! Vì thế đời sau gọi sự làm mối là chấp kha.
    Hihihi...năm 1976 không có một bà tên là Bảng "chấp kha" cho thì đến nay bu tui chưa có vợ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Biết chữ Hán thú vị quá. Nhà tôi đến thời anh em tôi là hết. Bây giờ học lại thì muộn rồi.
      .
      Cảm ơn Bu về câu trích Kinh Thi.

      Phạt kha như hà,
      phi phủ phất khắc,
      thú thê như hà,
      phi môi bất đắc

      Xóa
  13. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trang bị lỗi, mất hết "cồng chiêng" của các Bạn.

      Xóa
  14. Anh trai cùng họ lại bận hay ốm đấy ? Có măm bún Huế ko em mời nhé ! Chúc anh vạn sự an lành

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mất hết comments, bây giờ mới khôi phục lại.
      Cảm ơn Em, chỉ khật khừ thôi. vẫn ăn uống được mới khổ.
      Chúc Em vui!

      Xóa
  15. Nhìn những bức tượng La Hán, thật buồn như thể ở chùa Trăm Gian

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Bác thăm nhà.
      Tôi cũng không thấy thú vị nên đưa vào phần Kiến trúc mới.
      Chúc Bác vui!

      Xóa
  16. Ong đọc cả hai bài về chùa Bút Tháp và Phật tích.
    Tự dưng cứ muốn đứng nép mình để nghe,Ong theo mẹ chồng đi chùa suốt- nhưng đúng là kiểu theo đi chơi, lúc không còn mẹ thì rủ con, giờ con lớn ko đi nữa thì hay lang thang một mình, mấy tháng nay Ong tìm chùa ở Sóc sơn để ....xem( chỗ này là Ong nói rất thật).
    Chùa ngoài Bắc hay trong Nam, cứ chùa nào ít tượng, thoáng đãng là thấy thích,nhiều tượng quá cảm giác chật chội, màu sắc choé quá mất hết nhẹ nhàng.em chỉ là xem nên chỉ biết thế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Về Sóc Sơn lo cõi ... sao?

      Tôi cũng có suy nghĩ về cảnh Chùa như Ong vậy, nên hai vợ chồng thường đi khi chợ trưa "rau đã héo rồi", chỉ muốn cho lòng thanh tịnh.
      Chúc bạn vui!

      Xóa
  17. The manufacturer claims if this can improve text entry speeds by 30%.

    3 inches screen, there is 285 pixel in one inch, it is also called ppi.
    It's just a minor annoyance, because the tablet can fit in one hand, and therefore always stay directed to the user.

    Look at my webpage samsung galaxy tab

    Trả lờiXóa