|
Cầu bắc qua sông Đà Rằng đoạn gần cửa biển Đà Rằng, Tuy Hòa, Phú Yên. |
VII. HỆ THỐNG SÔNG BA (Sông Đà Rằng):
Dòng sông chính của hệ thống Sông Ba dài 388km bắt nguồn từ các
núi Kon Ka Kinh, Kon Plông, chảy ra biển ở cửa Đà Giang- Tuy Hòa. Cửa
sông khá rộng, tại đây có cầu đường bộ đi qua, một trong những cây cầu dài ở
Việt Nam.
8. Sông Đà Rằng:
- Sông Đà Rằng (phần thượng lưu gọi là Sông Ba, Ea Pa, Ia
Pa),chảy trên địa bàn ba tỉnh miền Trung Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên. Nguồn gốc
của tên Đà Rằng xuất phát từ chữ "Ea Rarang" trong tiếng Chăm, có
nghĩa là "con sông lau sậy".
- Sông dài 374 km, bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô, tây bắc tỉnh Kon Tum, có độ
cao 1.549 mét, qua các huyện Kon Plông của tỉnh Kon Tum, KBang, Đắk Pơ, An Khê,
Kông Chro, La Pa, Ayun Pa, Krông Pa của tỉnh Gia Lai. Trong địa phận tỉnh Phú
Yên sông làm thành ranh giới tự nhiên giữa Sơn Hòa và Sông Hinh, giữa Sơn Hòa
và Tây Hòa, giữa Tây Hòa và Phú Hòa, giữa Tây Hòa và thành phố Tuy Hòa rồi đổ
ra biển Đông ở cửa biển Đà Diễn, phía Nam thành phó Tuy Hòa.
|
Cầu Đà Rằng bên dòng sông Ba (Ảnh: Lendang.vn) |
- Lưu vực của hệ thống sông Đà Rằng rộng 13.900 km² bao gồm cả phần phía Đông
Bắc của Đăk Lăk. Các phụ lưu quan trọng nhất của sông Đà Rằng là sông Ayun (hợp
lưu với Đà Rằng ở ranh giới giữa hai huyện Ayun Pa và Ia Pa), sông Krong H'Năng
(hợp lưu với Đà Rằng ở ranh giới giữa Gia Lai và Phú Yên) và sông Hinh (hợp lưu
huyện Sông Hinh).
- Vùng hạ lưu sông Đà Rằng từ nhiều nghìn năm trước đã có nhiều bộ tộc cư ngụ.
Di tích của các nền văn minh đồ đá từng tồn tại nơi đây vẫn còn được lưu giữ,
điển hình là chiếc đàn đá Tuy An. Từ thế kỷ 1, tại đây dần hình thành các quốc
gia như Lâm Ấp, Chiêm Thành. Cửa biển Đà Diễn, thời kỳ từ thế kỷ 7 đến thế kỷ
15, đã từng là trung tâm thương mại quốc tế sầm uất.
- Đến năm 1471, vua Lê Thánh Tông đã hành quân vào đây trừng phạt vua Chiêm
Thành vì tội quấy nhiễu vùng Hóa Châu (Quảng Nam ngày nay). Lê Thánh Tông đã
khắc lên một tảng đá lớn trên núi Thạch Bi (còn gọi là núi Đá Bia), thuộc hạ
lưu sông Ba, làm mốc ranh giới Đại Việt. Đây cũng là một dấu mốc lịch sử trong
quá trình Nam tiến của người Việt.
- Tuy đã đánh mốc như vậy, phải hơn 100 năm sau, đến năm 1578, đô chỉ huy sứ
Lương Văn Chánh, vâng mệnh chúa Nguyễn Hoàng, mới đem lưu dân từ Thanh Hóa,
Nghệ An và Thuận Quảng vào khai khẩn, lập xóm làng tại vùng đồng bằng Tuy Hòa.
- Ở hạ lưu sông Đà Rằng có công trình thủy nông Đồng Cam, đảm bảo ổn định tưới
tiêu cho toàn bộ đồng bằng Tuy Hòa. Công trình này được xây dựng bởi người Pháp
từ thập niên 1920. Các kỹ sư tham gia xây dựng công trình gồm người Pháp, Việt
và Lào; trong đó có Trần Đăng Khoa, bộ trưởng đầu tiên của Bộ Thủy lợi Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa và Hoàng thân Souphanouvong, cựu chủ tịch nước Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào. Hiện đang xây dựng thủy điện Sông Ba Hạ, trên huyện Sơn Hòa.
|
Thác H'Ly trên sông Hinh |
9. Sông Hinh:
- Sông Hinh tức Hinh Hà là một phụ lưu cấp 1 phía hữu ngạn của
sông Đà Rằng (sông Ba). Sông này dài 88 km và có diện tích lưu vực là 1.040
km². Đầu nguồn của sông là đỉnh núi Chư H'Mu (cao 2.051 m) ở huyện M'Drăk, phía
Tây tỉnh Đăk Lăk. Cửa sông, nơi hội lưu với sông Đà Rằng, ở phía xã Đức Bình
Tây, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Đoạn thương lưu có hướng chảy cơ bản là Tây
Nam - Đông Bắc. Đoạn hạ lưu, từ vĩ độ 12°50′ đến cửa sông, có hướng chảy cơ bản
là Bắc-Nam.
- Trên sông Hinh, tại địa phận xã Ea Trol, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên có
công trình thủy điện sông Hinh công suất 70 MW và điện năng sản xuất là 370
KWh/năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét