Cầu Hàm Rồng trên dòng sông Mã
IV. HỆ THỐNG SÔNG MÃ:
Hệ thống sông Mã gồm dòng chính là sông Mã và 2 phụ lưu lớn là
sông Chu, sông Bưởi. Hệ thống sông này có tổng chiều dài là 881 km, tổng diện
tích lưu vực là 39.756 km², trong đó có 17.520 km² nằm trong lãnh thổ Việt
Nam..
- Sông Mã là một con sông của Việt Nam và Lào có chiều dài 512
km, trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài 410 km và phần trên lãnh thổ Lào
dài 102 km.
Sông Bưởi hay còn gọi là sông Sòi, là phụ lưu của sông Mã.
Sông này ban đầu có hai nhánh, chảy gần như song song. Một nhánh bắt nguồn từ
vùng Núi Chu, gần Suối Rút (huyện Mai Châu – tỉnh Hòa Bình), ở độ cao 450 m,
nhánh kia bắt nguồn từ gần thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc cùng tỉnh. Cả hai
nhánh này đều nằm ở phía nam hồ Hòa Bình, cách hồ này khoảng 7-10 km. Hai nhánh
này hợp lưu tại khu vực phía tây nam thị trấn Vụ Bản thành một dòng trước khi
hợp lưu với nhánh thứ ba bên tả ngạn cách đó khoảng 2 km rồi chảy qua huyện Lạc
Sơn cùng tỉnh, vượt qua phía tây Vườn quốc gia Cúc Phương. Đến gần Dốc Lào
trong địa phận xã Thạch Lâm huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa, nó hợp lưu với
một nhánh nhỏ phía hữu ngạn rồi chảy tiếp qua địa phận huyện Thạch Thành và
cuối cùng đổ vào bờ trái sông Mã, nơi giáp ranh các xã Vĩnh Thái, Vĩnh Khang
(huyện Vĩnh Lộc) và Yên Thái (huyện Yên Định), tỉnh Thanh Hóa. Tổng chiều dài
130 km. Diện tích lưu vực 1.790 km.
Sông Chu hay còn gọi là sông Lường (ngôn ngữ Tày, Thái gọi là
Nậm Sam; nguyên gốc gọi là sông Sủ, người Pháp viết thành Chu), là phụ lưu lớn
nhất của sông Mã. Bắt nguồn từ vùng núi Houa (2.062 m), tây bắc Sầm Nưa ở Lào,
chảy theo hướng tây bắc - đông nam, đổ vào bờ phải sông Mã ở Ngã Ba Giàng (Ngã
Ba Đầu, Ngã Ba Bông), cách cửa sông 25,5 km. Dài 325 km, phần chảy ở Việt Nam
là 160 km, qua các huyện Quế Phong (Nghệ An); Thường Xuân, Thọ Xuân (Thanh
Hóa). Diện tích lưu vực 7.580 km², phần ở Việt Nam 3.010 km².
Sông Cầu Chày hay sông Ngọc Chùy, là chi lưu của sông Mã. Sông
Cầu Chày dài dài 87 km, khởi nguồn từ núi Đàn thuộc huyện Ngọc Lặc, chảy qua
các huyện Lang Chánh, Thọ Xuân và Thiệu Hóa rồi hợp với sông Mã ở hạ lưu. Nước
sông Cầu Chày rất đục và cạn.
- Sông Lèn là một phân lưu của Sông Mã được tách ra từ sông Mã
tại địa phận xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc và xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, chảy theo
hướng đông đổ ra vịnh Bắc Bộ tại cửa Lèn nằm giữa hai xã Nga Thủy, Nga Sơn và
Đa Lộc, Hậu Lộc. Sông Lèn là ranh giới tự nhiên của các huyện Hà Trung, Nga Sơn
(thuộc tả ngạn) với huyện Hậu Lộc (thuộc hữu ngạn).
Nỗi nhớ quê
Trả lờiXóaNguyễn Trọng Thềm
Tuần này, tôi hay được đọc thơ của bác Nguyễn Huy. Cám ơn facebook đã kết nối yêu thương !.
"Ngày về trên sông Chu" là một bài thơ đã nhắc về rất nhiều địa danh.Đó là 7 làng: Pho, Yên Lãng, Yên Nội, Quanh, Núi, Vạc. Mỗi làng đều gắn bó bao kỷ niệm với tác giả. Làng nào cũng nghèo. Người dân giản dị, cần cù đến mức chỉ cần nhắc tên làng lòng đã xao xuyến, bồi hồi nhớ thương đong đầy. Bởi thế, đến độ chín, làng bật lên thành thơ, nói hộ tấm tình sâu nặng.
Khác với bài thơ trên, bài "Sông Chu mùa lũ" tác giả lại nhắc đến 3 dòng sông: Cầu Chày, Mã, Bưởi. Những dòng sông này chảy qua ba huyện là Yên Định, Vĩnh Lộc và Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa. Tôi đã có dịp ở thượng nguồn sông Mã mùa nước lớn ở tỉnh Hòa Bình. Nước sông đỏ ngàu phù sa dâng cao, cuồn cuộn đổ về hạ nguồn. Sông chảy siết mang theo biết bao kỷ niệm.
Có một bài thơ không đề,tác giả lại nhắc về sông Cầu Chày
"Chiều buồn như một tiếng ve
Gió thu ướt lạnh bờ tre xác gầy
Sông khuya dậy sóng Cầu Chày
Vỗ đau cánh vạc giữa ngày ra đi."
Bài này tác giả ghi vội những cảm xúc của lòng mình khi một chiều xa quê làng Quanh để ra với phố phường đô thị. Tôi ngẫm mãi và tự hỏi: ve sầu mùa hè, một con kêu kéo theo cả đàn cùng kêu râm ran, sao tác giả chỉ chọn "một tiếng ve" đơn độc ?. Rồi, khổ thơ thứ hai chuyển sang "Gió Thu ướt lạnh bờ tre xác gầy".Rồi, từ chiều lại chuyển sang "Sông khuya". Cái tài của tác giả là mượn cảnh nói hộ những rung động trong tâm trí,trong trái tim mình:
"Sông khuya dựng sóng Cầu Chày
Vỗ đau cánh vạc giữa ngày ra đi."
Chỉ có bốn câu thôi,bài thơ đã làm xao xuyến biết bao tấm lòng người đọc.
Phải chăng tác giả hóa thân thành "cánh vạc" ?...Thật đúng là " Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ".
Ở một bài thơ không đề khác,tác giả lại nhắc đến Đồng Nhân, Ao Chúa, xóm Dinh... với nỗi nhớ quê day dứt,thầm lặng, không diễn tả nổi được bằng lời !.
.....
17-7-2024