Dòng Quây Sơn uốn lượn chảy qua những thửa ruộng mùa vàng.
B. CÁC SÔNG THEO ĐỊA DANH:
I. Sông tại các tỉnh vùng Đông - Bắc:
1. Tại Lạng Sơn:
- Sông Ba Thín, Sông Bắc Giang, Sông Chũ, Sông Kỳ Cùng thuộc hệ
thống sông Kỳ Cùng - Bằng Giang.
- Sông Lục Nam, Sông Bắc Khê, Sông Thương thuộc hệ thống Sông Thái Bình.
2. Tại Cao Bằng:
- Các sông: Sông Gâm, Sông Nho Quế thuộc hệ thống Sông Hồng.
- Sông Bằng thuộc hệ thống sông Kỳ Cùng - Bằng Giang.
- Sông Quây Sơn.
3. Tại Hà Giang:
Sông Chảy, Sông Gâm, Sông Lô, Sông Nho Quế đều thuộc hệ thống
Sông Hồng.
4. Tại Tuyên Quang: Sông Gâm, Sông
Lô, Sông Phó Đáy đều thuộc hệ thống Sông Hồng.
5. Tại Phú Thọ:
Sông Thao, Sông Chảy, Sông Lô, Sông Đà đều thuộc hệ thống Sông
Hồng.
6. Tại Vĩnh Phúc:
- Sông Hồng, Sông Phó Đáy thuộc hệ thống Sông Hồng.
- Sông Cà Lồ thuộc hệ thống Sông Thái Bình.
7. Tại Bắc Kạn:
- Sông Phó Đáy thuộc hệ thống Sông Hồng;
- Sông Bắc Giang, Sông Cầu thuộc hệ thống Sông Thái Bình.
8. Tại Thái Nguyên:
Sông Cầu, Sông Công, Sông Sỏi đều thuộc hệ thống Sông Thái Bình.
9. Tại Bắc Giang:
Sông Chũ, Sông Cầu, Sông Lục Nam, Sông Thương
thuộc hệ thống Sông Thái Bình.
10. Tại Bắc Ninh:
Sông Cà Lồ, Sông Cầu, Sông Thái Bình, Sông Đuống thuộc hệ thống
Sông Thái Bình.
11. Tại Quảng Ninh:
Sông Bạch Đằng, Sông Chanh thuộc Hệ thống Sông Thái Bình.
12. Các sông khác tại Cao Bằng:
|
Sông Quây Sơn |
12.1. Sông Quây Sơn bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy về hướng biên
giới hai nước rồi vào lãnh thổ Việt Nam tại Pò Peo thuộc xã Ngọc Khê, huyện
Trùng Khánh. Từ xã Ngọc Khê, sông chảy qua các xã Đình Phong, Chí Viễn, khi đến
xã Đàm Thuỷ, dòng sông lượn quanh dưới chân núi Cô Muông rồi qua các cánh đồng
của Đàm Thuỷ, qua bãi ngô trên bản Giốc, quay trở lại đường biên giới rồi tách
ra thành nhiều nhánh, đột ngột hạ thấp xuống khoảng 35 m, tạo thành thác Bản
Giốc. Sau khi xuống đáy thác, sông quay hẳn vào lãnh thổ Trung Quốc.
Thác Bản Giốc (xã Đàm Thủy), nơi đổ nước của sông Quây Sơn
12.2. Thác Bản Giốc, (tiếng Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên -
Bản Ước, la tinh hóa là Detian), là một thác nước nằm trên biên giới Việt Nam
và Trung Quốc; phần thác bên trái và nửa phía Nam của thác bên phải thuộc chủ
quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía
Bắc của thác chính thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây. Thác nước
này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc.
- Thác Bản Giốc là thác nước lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên
một đường biên giới giữa các quốc gia (Sau thác Iguazu giữa Brasil - Argentina,
thác Victoria nằm giữa Zambia - Zimbabwe; và thác Niagara giữa Canada và Hoa
Kỳ).
- Thác Bản Giốc hiện nay là thắng cảnh du lịch, và đã được bình chọn là
"Thác nước đẹp nhất Trung Quốc" trong hoạt động bình chọn "Nơi
đẹp nhất Trung Quốc" do tạp chí "Địa lý quốc gia Trung Quốc" tổ
chức vào tháng 10 năm 2005. Thác Bản Giốc cũng đã đi vào nghệ thuật tạo hình
với những tác phẩm hội họa và nhiếp ảnh đặc sắc. Ngoài giá trị du lịch và nghệ
thuật, thác cũng có tiềm năng thủy điện.
- Giữa thác có một mô đất rộng phủ đầy cây, xẻ dòng sông thành ba luồng nước.
Vào những ngày nắng, làn hơi nước bắn ra từ thác tạo thành cầu vồng. Dưới chân
thác là mặt sông rộng, với bên bờ là những thảm cỏ và vạt rừng. Cách thác
khoảng hơn 5km có động Ngườm Ngao, dài 3 km. Thác Bản Giốc được chia thành hai
phần, phần ở phía Nam gọi là thác Cao. Đây là thác phụ vì lượng nước không lớn.
Thác thấp là thác chính nằm ở phía Bắc.
- Ở giữa thác chính là cột mốc biên giới Việt-Trung. Cột mốc này được xác định
qua hiệp ước về biên giới giữa hai nước năm 1999 là cột mốc 53 do Pháp - Thanh
xây dựng. Theo hiệp ước 1999, phần thác phụ hoàn toàn thuộc về Việt Nam, phần
thác chính chia đôi.
13. Các sông khác tại Quảng Ninh:
|
Sông Ka Long |
13.1. Sông Ka Long (Sông Móng Cái):
- Sông Ka Long hay sông Bắc Luân( hay Bắc Luân hà) là một con
sông tại tại khu vực biên giới giữa thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh, Việt
Nam) và huyện cấp thị Đông Hưng (Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung
Quốc). Khu vực cửa sông Bắc Luân năm 1888. Công ước năm 1887 giữa Pháp và nhà
Thanh lấy cửa sông này làm đường biên giới.
- Sông này bắt nguồn từ khu vực Thập Vạn Đại Sơn của Phòng Thành, Trung Hoa,
chảy theo hướng đông nam tới Đông Hưng và đi dọc theo biên giới Đông Hưng -
Móng Cái bên bờ nam là thị xã Móng Cái của Việt Nam, bờ bắc là huyện cấp thị
Đông Hưng của Trung Quốc. Đi đến địa phận phường Ka Long (Móng Cái), sông chia
thành 2 nhánh; 1 nhánh chảy theo hướng nam xuyên qua thành phố Móng Cái,đổ ra
biển ở chỗ giáp ranh giữa xã Hải Xuân và xã Vạn Ninh; 1 nhánh tiếp tục đi dọc
theo biên giới rồi vào vịnh Bắc Bộ tại cửa Bắc Luân phía đông bắc phường Hải
Hòa.
- Bắc qua nhánh chảy trong thành phố Móng Cái có 2 cầu là cầu Ka Long và cầu
Hòa Bình. Bắc qua nhánh chảy qua biên giới hiện có cầu Bắc Luân nối hai cửa
khẩu quốc tế Móng Cái của Việt Nam và cửa khẩu Bắc Luân của Trung Quốc.
- Sông có tổng chiều dài 109 km, trong đó đoạn tạo thành biên giới Việt
Nam-Trung Quốc là 60 km.
13.2. Sông Ba Chẽ:
Sông Ba Chẽ là một trong những con sông lớn tại tỉnh Quảng Ninh.
Sông được bắt nguồn từ huyện Hoành Bồ, chảy sang huyện Ba Chẽ, qua thị trấn Ba
Chẽ đổ ra biển. Sông có chiều dài khoảng 80km, đoạn thượng lưu dốc, nhiều ghềnh
thác. Từ thị trấn Ba Chẽ ra biển lòng sông rộng dần.
|
Cầu Ngầm Tiên Yên |
13.3. Sông Tiên Yên: Sông Tiên Yên Bắt nguồn từ tỉnh Quảng Tây,
Trung Quốc, chảy vào Quảng Ninh tại địa phận xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Từ
Hoành Mô, sông chảy ngoằn ngoèo theo hướng nam, qua huyện Tiên Yên đến thị trấn
Tiên Yên đổi hướng đông nam đổ ra biển tại cửa Mô. Sông có tổng chiều dài
khoảng 60km, trong đó đoạn chảy qua Tiên Yên có chiều dài khoảng 31km.
13.4. Sông Sinh.
13.5. Sông Uông.
II. CÁC SÔNG TẠI CÁC TỈNH VÙNG TÂY - BẮC:
1. Tại Lai Châu:
Có Sông Đà, Sông Nậm Thi thuộc Hệ thống Sông Hồng.
2. Tại Lào Cai:
Có Sông Hồng, Sông Chảy, Sông Nậm Thi đều thuộc hệ thống Sông
Hồng.
3. Tại Yên Bái: Có Sông Hồng, Sông Chảy đều thuộc thuộc hệ thống
Sông Hồng.
4. Tại Điện Biên:
- Sông Mã thuộc hệ thống sông Mã.
- Sông Đà thuộc hệ thống sông Hồng.
5. Tại Sơn La:
- Sông Mã thuộc hệ thống sông Mã.
- Sông Đà thuộc hệ thống sông Hồng.
6. Tại Hòa Bình:
- Sông Bôi, Sông Đà thuộc hệ thống sông Hồng.
- Sông Bưởi thuộc hệ thống sông Mã.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét