Thứ Năm, 20 tháng 10, 2022

Sĩ tộc thay thế quý tộc

 


Ba lần đến lều tranh (trích) - tác giả Toyokuni III (tức Kunisada, 1786-1864).

I. Sĩ tộc thay thế quý tộc

Tác giả Dịch Trung Thiên

 

Nói ra thì, lịch sử Tam Quốc rất đặc biệt, thậm chí không thể dứt. Bởi vì nửa phần trước thuộc về Đông Hán, nửa phần sau thuộc về Ngụy Tấn. Sau Đông Hán là Ngụy Tấn. Năm Kiến An thứ XXV của Hán là năm Hoàng Sơ đầu tiên của Ngụy. Tam Quốc “như Hán không phải Hán, như Ngụy không phải Ngụy”, người thứ ba đã chen chân, hoàn toàn là đoạn xen kẽ.

 

 

Kỳ thực, Ngụy Tấn cùng Nam Bắc triều sau này, sao lại không thể coi là một đoạn xen kẽ? Có điều so với Tam Quốc, Ngụy Tấn và Nam Bắc triều được coi là đoạn xen kẽ lớn nhất. Ngụy Tấn và Nam Bắc triều có 369 năm không ngắn, và tình thế chính trị, hình thái đất nước của những nước này là xưa nay chưa từng có. Trước và sau đều có hai vương triều thống nhất và phần trước thì ngắn, phần sau thì dài. Trước thì có Tần và Hán và thời gian của Tần thì ngắn, thời gian của Hán thì dài; phần sau là Tuỳ và Đường, thời gian của Tuỳ thì ngắn, thời gian của Đường thì dài. Có điều, thời gian của Tần và Tuỳ tuy ngắn nhưng là thống nhất. Thời gian của Ngụy Tấn và Nam Bắc triều tuy dài, nhưng thống nhất một nửa, chia cắt một nửa và thời gian thống nhất là ngắn, thời gian chia cắt là dài. Đây không thể nói là trùng hợp, mà phải giải thích bằng tính hợp lý của lịch sử.

 

 

Nói về nước Tần trước. Vì sao Tần lại ngắn? Vì đây là lúc “thay đổi” của lịch sử Trung Quốc, vừa thay giai cấp thống trị vừa thay hình thái đất nước. Trước Tần, ai là giai cấp thống trị? Là giai cấp lãnh chúa. Còn sau Tần? Là giai cấp địa chủ. Hình thái đất nước trước Tần là thế nào? Là bang quốc. Còn sau Tần? Là đế quốc. Bang quốc và đế quốc có gì khác nhau? Bang quốc là chế độ phong kiến, đế quốc là chế độ quận huyện. Phong kiến, là “phong đất dựng nước”. Thế nào là “phong đất dựng nước”? Phong đất, tức là hoạch định khu vực; dựng nước, là chỉ định vua của nước. Nói cụ thể, một vùng từ trời đến đất gọi là “thiên hạ”, thiên hạ có một vị vua chung, gọi là “thiên tử”. Thiên tử chia thiên hạ thành nhiều lĩnh vực và phong cho các “chư hầu” gọi là “quốc”. Chư hầu lại chia “quốc” thành nhiều phần rồi phong cho “đại phu”, gọi là “gia”. Đại phu, chư hầu, thiên tử đều có “lãnh địa”, vì vậy đều là “lãnh chúa”. Có điều, đại phu có lãnh địa nhưng không có chính quyền, chỉ có thể gọi là “gia”. Chư hầu có lãnh địa, có chính quyền, nên gọi là “quốc”. Giữa quốc và quốc có thể giao chiến, hoà hợp, liên minh, thông thương, nhưng đều phải tôn thờ thiên tử là “chủ chung của thiên hạ”. Đây là “phong kiến chế” cũng là “bang quốc chế”.

 

 

Nghĩa lớn của “phong kiến chế” là “phong đất dựng nước”, đặc điểm quận huyện chế là “Trung ương tập quyền”. Phong kiến chế là “một thiên hạ có nhiều quốc gia; một thiên tử, có nhiều quốc quân”, quận huyện chế lại là “một thiên hạ, một quốc gia, một nguyên thủ, một chính phủ”. Một số “quốc” vốn có chủ quyền độc lập, không còn nữa, hợp thành một quốc gia thống nhất, như Tần hoặc Hán. Đồng thời cũng là thiên hạ. Một số quốc quân vốn có chủ quyền độc lập cũng không còn nữa, đã hợp lại thành quốc quân, như Tần Thuỷ Hoàng và Hán Cao Tổ. Đồng thời cũng có thiên hạ. Thiên tử là quốc quân của một quốc gia thống nhất, cũng là nguyên thủ quốc gia duy nhất của thiên hạ. Không còn gọi là vương mà là hoàng đế. Vì vậy, chế độ này gọi là “đế quốc chế”. Đế quốc chế chỉ thừa nhận một quốc gia, một nguyên thủ, vậy, dù “quốc” có chủ quyền độc lập hay một “gia” không có chủ quyền độc lập thì đều không được tồn tại. Quốc và gia trong thời đại bang quốc, cần phải trở thành quận, huyện của đế quốc. Quan hệ giữa quận huyện và đế quốc là quan hệ giữa địa phương và trung ương. Người quản lý quận, huyện là quan viên do chính phủ trung ương bổ nhiệm. Gọi là chế độ quận huyện.

 

 

Quận huyện chế và phong kiến chế cũng có chỗ khác biệt, thiên tử, chư hầu, đại phu trong thời đại phong kiến (thời đại bang quốc) đều là thế tập; thời đại quận huyện (thời đại đế quốc) chỉ có hoàng đế là thế tập, quận thú và huyện lệnh thì không thế tập. Không chỉ quận thú, huyện lệnh mà mọi quan viên của đế quốc, bất luận là ở trung ương hay địa phương, về nguyên tắc đều không thế tập. Thế tập là quý tộc, không thế tập là quan viên. Vì vậy, phong kiến chế đồng thời cũng là quý tộc chế, quận huyện chế, đồng thời cũng là quan liêu chế.

 

 

Bây giờ chúng ta đã rõ. Bang quốc chế, và phong kiến chế, quý tộc chế là ba vị một thế, đế quốc chế cùng quận huyện chế, quan liêu chế là ba vị một thể. Thòi đại bang quốc, thiên tử, chư hầu, đại phu đều là lãnh chúa; vì vậy giai cấp thống trị nó là giai cấp lãnh chúa. Thời đại đế quốc, quan liêu là người quản lý đất nước. Quan liêu không có lãnh địa, không thế tập, vì vậy giai cấp thống trị đế quốc là giai cấp địa chủ. Tần diệt sáu nước, thống nhất thiên hạ, không còn là phong kiến, biến quý tộc chế thành quan liêu chế, biến phong kiến chế thành quận huyện chế, biến bang quốc chế thành đế quốc chế, do giai cấp địa chủ thay thế giai cấp lãnh chúa trở thành giai cấp thống trị. Rất rõ ràng, đây là lần “thay đổi lớn”, vì mâu thuẫn xã hội rất gay gắt, xung đột giai cấp rất kịch liệt. Thêm vào đó, giai cấp thống trị mới thiếu kinh nghiệm, chọn hình thái ý thức (pháp gia học thuyết) sai lầm, cùng với phương thức thống trị (phương thức bạo lực) sai lầm, khiến cho người oán trời giận đất, kết quả sau hai đời đã mất. Giai cấp thống trị thời Hán nhận được bài học của đời Tần, đã thay đổi hình thái ý thức (trước là Đạo gia học thuyết, sau là Nho gia học thuyết), đồng thời cải biên cả phương thức thống trị (trước là để dân nghỉ ngơi, sau là tạp dụng vương bá), nên thiên hạ thái bình, nhà Hán dài hơn 400 năm.

 

 

Lịch sử nhà Tần tuy ngắn, nhưng Tần là người khai sáng. Hán chỉ là người chấp hành di chúc chính trị của triều Tần. Không chỉ Lưỡng Hán mà các triều đại sau này đều thực hành chế độ do nhà Tần sáng lập nên. Giai cấp thống trị thời đại đế quốc đều là giai cấp địa chủ. Nhưng giai cấp địa chủ cũng có nhiều loại hình. Vì vậy có nhiều loại giai cấp địa chủ khác nhau giữ vai trò thống trị trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. Cụ thể là, Tần Hán là địa chủ quý tộc, Ngụy Tần là địa chủ sĩ tộc, Tuỳ Đường sau này là địa chủ thứ tộc.

 

 

Phong kiến lãnh chúa dần chuyển biến thành địa chủ quý tộc. Phong kiến lãnh chúa đều là quý tộc, nên còn được gọi là giai cấp lãnh chúa quý tộc. Sau khi Tần diệt được 6 nước đã phế bỏ “phong kiến chế” của “phong đất dựng nước” thay thế bằng “quận huyện chế” của “Trung ương tập quyền”. Lãnh chúa đều biến thành địa chủ. Địa chủ từ lãnh chúa biến thành, nên vẫn còn ít tính chất quý tộc. Vì vậy, chỉ có địa chủ quý tộc, mới là những địa chủ lớn nhất, địa chủ cầm quyền, địa chủ khống chế được nhà nước và chính phủ trung ương. Đó chính là hoàng tộc và ngoại thích cũng những công hầu có thực ấp. Trong số họ có người được phong tước, có người được phong đất, nhưng đều là những người “có sản quyền không có trị quyền”, hoặc nói “có tài quyền không có chính quyền”, không thể hành sử chủ quyền quốc gia độc lập, chỉ có thể hưởng thụ lợi ích kinh tế, thuế má. Không chính quyền, về chính trị là địa chủ; có tài quyền, về kinh tế là lãnh chúa. Những người như vậy, nên gọi là “nửa lãnh chúa nửa địa chủ”, chẳng ngại gì gọi là “quý tộc địa chủ”. Họ là người thống trị của đế quốc Tần Hán. Vì vậy, Tần Hán là thời đại giai cấp địa chủ quý tộc.

 

 

Nhưng, bản chất của chế độ đế quốc là không có quý tộc. Vì vậy, trong nội bộ giai cấp thông trị đế quốc cũng phải “thay đổi”, do địa chủ quý tộc đổi thành địa chủ sĩ tộc, cuối cùng “rơi thành” địa chủ thứ tộc. Trong tập Đường riêng đồng quy chúng ta đã nói, sĩ tộc, là gia tộc đời đời làm quan, còn gọi là vọng tộc (có danh vọng), thế tộc (có quyền thế). Những nhà thứ dân vừa không có quyền thế vừa không có danh vọng, gọi là “Hàn môn”, còn gọi là “Thứ tộc” hoặc “Hàn tộc”. Vì sao địa chủ thứ tộc lại là giai cấp thống trị cuối cùng của đế quốc trong một thời gian dài từ Tuỳ Đường tới Minh Thanh? Bởi vì giai cấp này rất phù hợp với yêu cầu của đế quốc. Địa chủ thứ tộc là giai cấp địa chủ địa vị xã hội thấp nhất, để vào được chính quyền đất nước, họ phải thông qua học tập và thi cử. Đời đời phải học tập và thi cử, không có thế tập. Điều đó hoàn toàn hợp điệu, mọi người rất yên tâm.

 

 

Chế độ để thành viên giai cấp thứ tộc vào chính quyền đất nước bằng học tập và thi cử gọi là “khoa cử chế”. Khoa là mở khoa thi; cử, là tuyển chọn quan viên. Chế độ thông qua việc thi để chọn người giỏi, gọi là “khoa cử”. Thi cử thì từ lâu đã có, thời kỳ Lưỡng Tấn có chế độ “Hiếu liêm thi kinh, tú tài thi sách”. Nhưng, mãi tới lúc Tuỳ Văn đế bãi bỏ cửu phẩm trung chính chế thì khoa cử chế mới được chính thức đăng đàn lịch sử. Vì vậy, Tuỳ, cũng là thời đại có sự “thay đổi” và cũng giống như Tần thời gian rất ngắn. Đương nhiên, đây là sự “thay đổi nhỏ”. Những cuộc đấu tranh ở đây không kịch liệt như thời Tần. Ở đây, đế quốc đã tìm được một chế độ thích hợp nhất với yêu cầu của mình về nhân sự và giai cấp thống trị, nên việc thay triều đổi đại sau này chỉ là việc trong nội bộ giai cấp địa chủ thứ tộc, tức là chỉ thay đổi người thông trị, giữ nguyên giai cấp thống trị.

 

 


Có điều lịch sử phát triển cần một quá trình, giai cấp địa chủ quý tộc không thể một lúc biến thành giai cấp địa chủ thứ tộc. Rõ ràng cần có sự quá độ và có tác dụng quá độ ở đây là giai cấp địa chủ sĩ tộc. Sĩ tộc và quý tộc có gì khác nhau? Quý tộc dựa vào quan hệ huyết thống để trở thành quý tộc, sĩ tộc dựa vào học hành và làm quan để trở thành sĩ tộc. Và sĩ tộc, thứ tộc lại khác nhau những gì? Thứ tộc qua đọc sách và thi cử để làm quan, sĩ tộc xét về xuất thân gia đình là chủ yếu để làm quan. Vì vậy, sĩ tộc nửa giống quý tộc nửa giống thứ tộc, nên có tác dụng quá độ. Ngụy Tấn Nam Bắc triều chính là thời kỳ quá độ.

 

 

Là thời kỳ quá độ, chế độ chính trị của Lưỡng Tấn Nam Bắc triều là “chế độ môn phiệt”, hoặc “chế độ sĩ tộc”. “Chế độ môn phiệt”, một người muốn làm quan, ngoài việc học còn phải xét danh vọng tiếng tăm, đẳng cấp sang hèn, công lao từng trải của gia tộc người đó. Danh vọng tiếng tăm là “môn vọng”, đẳng cấp sang hèn là “môn đệ”, công lao từng trải là “phiệt duyệt”. Thời đó, trước cổng các nhà sĩ hoạn thường có hai cột trụ để ghi chép công lao từng trải của gia tộc. Ở bên trái gọi là “phiệt” ghi rõ công lao. Ở bên phải gọi là “duyệt” ghi rõ quá trình từng trải. Phiệt và duyệt đều từ chữ “môn”. Chữ môn tức là “gia môn”, cũng tức là gia tộc. Môn vọng, môn đệ, phiệt duyệt hợp lại gọi là “môn phiệt”. Môn vọng có cao có thấp, danh vọng cao thì gọi là “vọng tộc”. Môn đệ cũng có cao có thấp, đẳng cấp cao gọi là “cao môn”. Một gia tộc đọc sách, làm quan, thậm chí đời đời làm quan thì được gọi là vọng tộc, cao môn. Làm quan mới có phiệt duyệt, có phiệt duyệt mới có danh vọng, đẳng cấp. Vì vậy, môn vọng, môn đệ, phiệt duyệt là ba trong một thể nên mới gọi là “môn phiệt”. Môn phiệt chỉ một gia tộc cao sang hiển hách làm quan thời đó. Chế độ môn phiệt là chế độ bảo vệ lợi ích chính trị của giai cấp. Nó thực thi phương án “Cửu phẩm quan nhân pháp” hoặc “Cửu phẩm trung chính chế”.

 

 

Đương nhiên sĩ tộc thích có một chế độ như vậy. Nhất là sĩ tộc lớp trung bình và cao lại càng thích, vì họ có thể lũng đoạn quyền lợi làm quan. Cuối cùng thì chế độ này cũng được thực thi. Vì sĩ tộc cuối những năm Đông Hán đã bắt đầu lũng đoạn quyền làm quan. Đúng như trong Trung Quốc thông sử của ngài Phạm Văn Lan đã nói: “Cửu phẩm quan nhân pháp” là “một quy định pháp luật đã thành sự thực”. Nhưng, lũng đoạn quyền làm quan là biển quan chức không thể thế tập thành thế tập, lập nên “thế tập chế không phải là thế tập”, hoặc là bán thế tập chế của tập đoàn quan liêu. Hiển nhiên, không phù hợp với yêu cầu của chế độ đế quốc. Chế độ đế quốc yêu cầu không có thế tập trong quan liêu. Do đó chế độ môn phiệt cần phải rút khỏi vũ đài lịch sử, nhường chỗ cho chế độ khoa cử hoàn toàn không có thế tập trong quan liêu. Giai cấp địa chủ sĩ tộc cũng phải rời khỏi vũ đài lịch sử, nhường chỗ cho giai cấp địa chủ thứ tộc không lũng đoạn quyền làm quan. Chính vì vậy, chúng ta mới nói Ngụy Tấn Nam Bắc Triều là sự “xen kẽ lớn” trong lịch sử.

 

 

Điều rất vui là, trước sự “xen kẽ lớn” đó còn có một đoạn “xen kẽ nhỏ”. Đó là Tam Quốc. Trong tập Đường riêng đồng quy, chúng ta đã nói, trong những năm cuối thời Đông Hán, sĩ tộc đã lũng đoạn con đường làm quan, khống chế dư luận, biến thành cường hào. Lũng đoạn đường làm quan là chiếm lĩnh thượng tầng kiến trúc; khống chế dư luận, là nắm lấy hình thái ý thức; biến thành cường hào, là nắm trọn cơ sở kinh tế. Như vậy là đã nắm cả đất nước. Nếu cứ thế này mà phát triển tiếp thì giai cấp địa chủ sĩ tộc sẽ trở thành giai cấp thống trị đế quốc. Vậy thì, lịch trình của lịch sử sẽ không loạn, bàn tính như ý của sĩ tộc sao có thể vứt đi được?

 

 

Nhưng thực là bất hạnh, môn phiệt gặp phải quân phiệt.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét