Tào Trong lịch sử, Tào Tháo không ám sát Đổng Trác mà ngay từ đầu ông đã từ chối phong tước của Đổng tặc ban cho mình, thay tên đổi họ, bí mật trốn khỏi thành Lạc Dương. |
Tập thứ tư: VỀ ĐÂU THEO AI
Tác giả Dịch Trung Thiên
Vương triều Đông Hán, nền chính trị hủ
bại, khiến Tào Tháo không thể trở thành “năng thần trị thế”; và tiếp đến là
thiên hạ đại loạn, Tháo lại đứng trước sự lựa chọn mới: thân trong thời loạn,
là anh hùng, là kiêu hùng hoặc là gian hùng? Thực tế chứng minh, từ năm 190 đến
năm 200, Tào Tháo xứng là “anh hùng thời loạn”. Vì sao vậy, và có chứng cớ gì?
Ở tập trước chúng ta đã nói, Tào Tháo
vốn muốn trở thành “năng thần trị thế”, nhưng lại gặp phải thời loạn. Một người
thân trong thời loạn, lại có chí hướng, tinh thần trách nhiệm và năng lực, có
thể có ba cách chọn lựa: là anh hùng, là kiêu hùng, là gian hùng. Đổng Trác,
Viên Thiệu, Viên Thuật chọn làm “loạn thế kiêu hùng”; còn Tào Tháo, thì từ lâu
đã muốn làm “anh hùng thời loạn”.
Niên hiệu Trung Bình thứ VI (năm 189),
Linh đế băng hà, Đổng Trác vào kinh, phế thiếu đế Lưu Biện làm Hoằng Nông
vương, lập Lưu Hiệp làm hoàng đế là Hán Hiến đế. Thế là “Kinh đô đại loạn”. Lúc
này Tào Tháo đã trở lại triều đình, là Điền quân hiệu úy ở Tây viên. Tháng tám
niên hiệu Trung Bình thứ V (năm 188) thời Hán Linh đế, Tây viên quân được thành
lập, tương đương với cận vệ quân của đế quốc. Dưới có tám viên hiệu úy, Kiển Thạc
– người có chú bị Tháo đánh chết, cầm đầu, là Thượng quân hiệu úy. Thứ đến là Hổ
bôn trung lang tướng Viên Thiệu là Trung quân hiệu úy. Chức Điền quân hiệu úy của
Tào Tháo xếp hàng thứ tư, sau Hạ quân hiệu úy Bào Hồng. Tào Tháo lúc này đã
khác với Tào Tháo lúc còn là Bắc bộ úy cục phó công an cấp huyện của thành Lạc
Dương. Đổng Trác cũng thấy Tháo là nhân tài, nên đã tiến cử Tháo là Kiêu Kỵ hiệu
úy, muốn cùng Tháo mưu đồ việc lớn. Vì biết nhìn xa trông rộng, lại nhạy bén về
chính trị, Tháo biết nếu theo Đổng Trác chỉ hại dân hại nước, tất sẽ diệt vong
nên ngay trong đêm đã thay tên đổi họ rời khỏi Kinh châu, chuẩn bị về quê. Việc
giết cả nhà Lã Bá Sa đã xảy ra trên đường chạy nạn.
Có điều, Tháo nhanh chân thì lệnh truy
sát của Đổng Trác lại càng nhanh. Tào Tháo đã ra khỏi Lạc Dương, qua cửa Hổ Lao
(nay là huyện Vinh Dương, Hà Nam), lúc đến huyện Trung Mâu (nay là thi trấn Trịnh
Châu), bị viên đình trưởng nhỏ nhoi (cấp bậc giữa thôn trưởng và hương trưởng)
coi là nghi phạm, giải về nha môn quy án. Lúc này thì lệnh truy sát của Đổng
Trác cũng đã tới, nha môn huyện Trung Mâu đã nhận được lệnh từ kinh thành gửi tới.
Tào Tháo một mực không nhận mình là Tào Tháo, nhưng đã bị một công tào nhận ra.
Một viên chức trong huyện là người có học cho rằng thiên hạ đại loạn không yên
không nên giết bừa anh hùng, đã thuyết phục huyện lệnh cho thả Tào Tháo. Tam quốc
diễn nghĩa nói huyện lệnh đó là Trần Cung. Nói thế là sai, bởi Trần Cung chưa từng
nhận chức ở Trung Mâu. Viên công tào, huyện lệnh đó là ai không quan trọng, điều
thấy rõ là Đổng Trác đã mất lòng dân và Tào Tháo được coi là anh hùng.
Tào Tháo chạy đến Trần Lưu (phía đông
nam thị trấn Khai Phong, Hà Nam ngày nay) thì dừng lại. Ở đây đã có một người
giúp đỡ Tào Tháo. Một vị hiếu liêm ở Trần Lưu tên là Vệ Tư đã giúp Tào Tháo một
khoản tiền lớn. Điều này hết sức quan trọng. Rất nhiều anh hùng trong thời Tam
Quốc như Lưu Bị lúc mở đầu cũng được người khác giúp đỡ; người có tiền thông
qua việc giúp đỡ anh hùng để tham gia chính trị, đây cũng là một truyền thống
trong xã hội cổ đại Trung Quốc. Tào Tháo dùng số tiền đó chiêu binh mãi mã chuẩn
bị khởi nghĩa. Vào tháng mười hai niên hiệu Trung Bình thứ VI (năm 189) tại Ký
Ngô, Tào Tháo với hơn năm ngàn binh mã đã công khai khởi binh. Đây là sự kiện đầu
tiên: cầm đầu nghĩa quân, khiến Tào Tháo trở thành anh hùng thời loạn.
Cầm đầu nghĩa quân còn có người bạn cũ
của tào tháo là Trương Mạc (Tam quốc chí, Trương Mạc truyện: “Đổng Trác làm loạn,
Thái tổ và Mạc cầm đầu nghĩa quân”). Gia tộc Tào thị cũng hết sức ủng hộ Tào
Tháo. Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên, Tào Nhân, Tào Hồng, Tào Hưu, Tào Chân v.v… lần
lượt đến với Tào Tháo và trở thành những chiến tướng đắc lực.
Hành động của Tào Tháo được hào kiệt
thiên hạ hưởng ứng, các lộ chư hầu đua nhau giương cờ đánh đuổi Đổng Trác, khôi
phục nhà Hán. Niên hiệu Sơ Bình (năm 190) thời Hán Hiến đế, Hậu tướng quân Viên
Thuật, Ký châu mục Hàn Phức, Dự châu Thứ sử Khổng Du, Duyện châu Thứ sử Lưu Đại,
Hà Nội Thái thú Vương Khuông, Bột Hải Thái thú Viên Thiệu, Trần Lưu Thái thú
Trương Mạc, Đông quận Thái thú Kiều Mạo, Sơn Dương Thái thú Viên Di, Tế Bắc tướng
Bào Tín, đồng thời ra quân, kết thành liên quân, suy tôn Viên Thiệu làm minh chủ.
Lúc đó những người này đều ở phía đông cửa Hàm Cốc, nên xưng là “Quan Đông
nghĩa quân”, gọi tắt là “Quan Đông quân”, quân lính của Đổng Trác gọi là “Tây Bắc
quân”.
Tam quốc diễn nghĩa nói, Tào Tháo đã
kêu gọi việc thành lập liên quân, gọi là “Ra kiều chiếu, các trấn hưởng ứng Tào
công”, đây là việc quá đề cao Tào Tháo. Khi đó Tháo chưa có tiếng tăm gì. Sau
khi Tào Tháo cự tuyệt lệnh bổ nhiệm của Đổng Trác (cũng là lệnh của triều đình)
đã trở thành can phạm truy bắt quy án, Tháo không có quan hàm, không có địa
bàn, quân lính ít ỏi, thì hiệu triệu được ai? Chính là Thái thú Đông quận Kiều
Mạo đã phát kiều chiếu, không liên quan gì đến Tào Tháo. Vì vậy, khi nhớ lại
chuyện này, Tào Tháo cũng chỉ coi mình là người tham gia. Trong danh sách liên
quân không thấy có “cổ phần” của Tào Tháo. Quan hàm của Tào Tháo cũng được minh
chủ Viên Thiệu phong cho, gọi là “Hành (đại lý) Phấn Vũ tướng quân”. Tào Tháo
tiếp nhận xưng hiệu đó và quyết tâm làm hết sức để dẹp loạn, báo nước đền nhà.
Nhưng lần này, Tào Tháo
lại thất vọng.
Trước hết là minh chủ
Viên Thiệu có biểu hiện khác.
Quân Quan Đông tôn Viên Thiệu làm minh
chủ là có lý. Viên Thiệu xuất thân cao quý, gia tộc có “tứ thế tam công”, tức
là bốn đời trước của Viên Thiệu đều là “tam công” (Cao tổ phụ Viên An là tư đồ
thời Chương đế, thúc thái tổ phụ Viên Sường là tư không, tổ phụ Viên Thang từng
là tư không, tư đồ, thái úy; cha Viên Phùng là tư không; người chú Viên Ngụy là
thái phó) là một gia tộc hiển hách, uy phong lừng lẫy trên quan trường thời đó.
Thời Đông Hán gọi thái úy, tư đồ, tư không là “tam công”, địa vị chỉ dưới hoàng
đế, gọi là “dưới một người, trên vạn người”. Gia tộc Viên thị có bốn đời là tam
công, chức cao quyền trọng, môn sinh bạn bè là quan viên khắp thiên hạ, đó là
cái quý báu trong hoạt động chính trị của con người. Điều kiện của Viên Thiệu
cũng rất khá. Thiệu đẹp trai (tư mạo ung dung), đối xử không tồi (lưu ý tới người
dưới), nhân duyên rất tốt (nhiều người theo đến). Điều quan trọng nhất, lời đồn
Viên Thiệu phản đối Đổng Trác đã lan truyền khắp nơi. Đổng Trác định phế thiếu
đế (Lưu Biện), lập Trần Lưu vương (Lưu Hiệp) đã tìm Viên Thiệu để thương lượng
và nói “Lưu thị không đủ để vực dậy”, muốn lật đổ vương triều Đại Hán, trước mặt
mọi người, Viên Thiệu phản đối luôn. Tam quốc chí. Viên Thiệu truyện nói, “Thiệu
không bằng lòng cầm ngang đao đi luôn”. Hiến đế Xuân Thu nói, Viên Thiệu chống
lại bằng lời lẽ nghiêm chỉnh. Thế là Đổng Trác nổi giận: Tiểu tử thối kia, việc
lớn thiên hạ, chẳng phải ta nói là xong sao? Ngươi tưởng dao của Đổng Trác ta
không sắc? Viên Thiệu rút dao ra nói luôn, lẽ nào chỉ có dao ngươi là sắc? Bùi
Tùng Chi cho rằng Hiến đế Xuân Thu nói vậy là không đúng (lời đó rất không phải),
nhưng việc Viên Thiệu phản đối Đổng Trác là đúng, và vì vậy phải chạy khỏi kinh
thành cũng là đúng, Viên Thiệu trở nên rất uy thế.
Nhưng Viên Thiệu là kẻ không có đẩu
óc, loạn Đổng Trác chính là họa nạn do Viên Thiệu đem đến. Sau khi Linh đế qua
đời, nhân sĩ và hoạn quan mâu thuẫn kịch liệt, hai bên đã hạ sát lẫn nhau. Đại
tướng quân Hà Tiến mạnh tay trước, giết luôn một trong số đẩu mục hoạn quan là
Thượng quân hiệu úy Kiển Thạc để tiếp quản thượng quân. Lúc này Viên Thiệu đã
khuyên Hà Tiến đã làm là phải làm đến nơi, giết bằng hết bọn hoạn quan, nhổ cỏ
nhổ tận gốc. Nhưng Hà Tiến lại thấy khó, vì cô em gái Hà thái hậu không đổng ý.
Năm đó Hà thái hậu đã hạ độc, giết chết mẹ đẻ của Lưu Hiệp là Vương mỹ nhân,
suýt nữa bị Linh đế phế truất, may nhờ có hoạn quan cầu xin nên mới thoát,
đương nhiên Hà thái hậu không nỡ xuống tay với hoạn quan. Viên Thiệu liền gợi ý
với Hà Tiến, khuyên Tiến triệu về kinh các mãnh tướng ở bôn phương nhất là Tinh
châu mục Đổng Trác, hòng uy hiếp thái hậu. Đổng Trác đã về kinh như vậy.
Một ý tưởng chẳng ra gì. Một người dân bình thường cũng hiểu “mời thần đến thì dễ bị thần làm khó”, huống chi lại là một hung thần như Đổng Trác? Chẳng khác gì rước sói vào nhà. Hơn nữa, không nhất thiết phải làm như vậy. Theo chú dẫn Ngụy thư của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí - Vũ đế kỷ, Tào Tháo hay tin đã cười và nói (chú ý Tào Tháo lại cười rồi), muốn giải quyết vấn đề hoạn quan, chỉ cần giết mấy đứa hung hãn cầm đầu là xong. Chỉ cẩn một tên ngục lại là được “Hà tất phải triệu bao nhiêu là tướng ở ngoài về?” Kết quả, Đổng Trác chưa vào kinh thì Hà Tiến đã thành quỷ dưới lưỡi dao bọn hoạn quan. Đổng Trác vừa vào kinh thì hoàng đế bị phế, thái hậu bị hạ độc, Lạc Dương biến thành biển lửa và hoang tàn, đó chính là họa nạn Viên Thiệu đã đưa tới!
Viên Thiệu đã làm một việc rất ngốc. Nếu
không nói là Viên Thiệu đưa họa tới thì cũng là Viên Thiệu không khống chế nổi
số thế lực độc ác đó, dù chúng mang những cái tên như “Quân nhân nghĩa”, “Quân
cần vương” và có cần phải như thế đâu. Đúng như Tào Tháo nói, sở dĩ hoạn quan đắc
thế vì chúng được hoàng đế gần gũi và tín nhiệm. Nếu hoàng đế không sủng tín
thì chúng có là gì đâu. Giết gà cần gì đến dao mổ trâu, huống hồ trong tay mình
lại chưa có dao? Quân lính rõ ràng là hung khí. Dao, không nên tùy tiện rút ra
khỏi vỏ. Dao ra khỏi vỏ là nhìn thấy máu ngay. Không có gà để giết thì sẽ phải
giết trâu. Hà Tiến và Viên Thiệu đều là những chú trâu đần và bướng bỉnh đáng
phải giết. Nếu Viên Thiệu không chủ trương phải giết tiệt bọn hoạn quan, bức
Trương Nhượng và lũ chúng cùng đường, như chó cùng dứt giậu, thì có thể Hà Tiến
không phải chết trước mệnh. Làm chính biến cung đình thì lòng phải quyết tay phải
mạnh, nhưng không thể trở thành kẻ khát máu, càng không thể lạm sát người vô tội,
đòn đánh nặng nể nhất phải là đòn đánh vào kẻ thù hung hãn nhất. Thực tế thì đấu
tranh chính trị, nói thẳng ra là sự thay đổi về nhân sự, chia lại quyền lực,
phân phối lại lợi ích và điều chỉnh lại quan hệ giữa người với người. Được ủng
hộ càng nhiều thì khả năng thắng lợi càng lớn, vì vậy phải “đoàn kết đại đa số,
đánh vào một thiểu số”, “kẻ cầm đầu ác độc thì phải xử, kẻ a tòng thì khác”,
sao lại có thể như Viên Thiệu, chẳng phân biệt phải trái trắng đen gì, cứ giết
bằng hết? Huống hổ trong số thái giám cũng có người tốt, sao có thể lạm sát họ?
Tiếc rằng bọn Viên Thiệu không hiểu được như vậy. Sau khi Hà Tiên bị mưu sát,
Viên Thiệu cho quân đi khắp thành bắt giết thái giám, cứ nhìn thấy người không
có râu là giết, biết bao người trẻ phải tụt quẩn “để rõ thân phận” Tam quốc
chí. Viên Thiệu truyện nói “tự bộc lộ hình thể sau mới được miễn”, người người
bàng hoàng lo sợ. Như vậy là tìm thêm kẻ thù cho mình; người có nhiều kẻ thù
thì xưa nay chưa ai có kết cục tốt. Vì thế Tào Tháo mới nói: “ta nhìn thấy hắn
bại rồi”.
Minh chủ như thế, người khác thế nào?
Cũng chẳng ra sao. Như Khổng Du là kẻ chuyên nói khống, lúc đó gọi là “nói héo
thành tươi”, tức là nói chết thành sống, nói sống thành chết, tiếc là nói nhưng
không làm. Hàn Phức là người chẳng biết mình phải làm gì. Theo chú dẫn Anh hùng
kí của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí - Vũ đế kỷ, lúc chư hầu các lộ cùng ra
quân Thái thú Đông quận Kiều Mạo với danh nghĩa Kinh sư Tam công có thư gửi Phức
nói, “mong được nghĩa quân cứu nước giải nguy”, Hàn Phức liền hỏi bộ hạ, chúng
ta nên giúp Viên Thiệu hay giúp Đổng Trác? Mưu sĩ là Lưu Tử Huệ nói, chúng ta
vì nước ra quân, nghĩ gì tới Viên Thiệu tới Đổng Trác! Hàn Phức nghe mà đỏ mặt
tía tai.
Có điều Lưu Tử Huệ cũng chẳng ra sao cả.
Huệ nói với Hàn Phức nên án binh bất động, chờ xem tình hình. Lưu Tử Huệ nói,
“xuất quân là việc dữ, không thể là đầu”, hãy chờ xem người khác (xem các châu
khác) có người hành động chúng ta mới hành động. Hàn Phức nghe theo ngay, vì Phức
rất sợ người khác cướp mất địa bàn. Sau khi trở mặt với Đổng Trác, Viên Thiệu
chạy khỏi kinh thành, Đổng Trác vốn muốn cho người truy bắt Viên Thiệu. May có
mấy danh sĩ vừa có quan hệ tốt với Viên Thiệu vừa được Đổng Trác tín nhiệm, đã
nói với Đổng Trác, Viên Thiệu là kẻ thiển cận, vì sợ mà chạy, chí khí có lớn
lao gì! Nếu bức quá sẽ như chó cùng dứt giậu. Chỉ bằng cứ cho hắn chức thái
thú, hắn nhất định sẽ ra sức hàm ơn. Viên Thiệu bốn đời là tam công, môn sinh bạn
hữu rải khắp thiên hạ, nếu thu phục được Viên Thiệu thì từ đây núi Thái Hàng chẳng
phải đã thuộc về ngài rồi sao? Đổng Trác nghe nói có lý, liền bổ nhiệm Viên Thiệu
là Thái thú Bột Hải. Viên Thiệu chạy đến Ký châu thì nhận được lệnh bổ nhiệm là
Thái thú Bột Hải, Hàn Phức hết sức lo sợ, liền cho quân đi giám sát Viên Thiệu,
Thiệu lo sợ không dám động đậy. về sau Hàn Phức tham gia liên quân Quan Đông,
Viên Thiệu mới dám hành động. Hàn Phức là người như vậy, làm sao có thể đánh được
trận đầu?
Suy nghĩ của người khác cũng thế. Cho
nên sau khi liên quân được thành lập, ai cũng ngồi yên. Tam quốc chí -Vũ đế kỷ
nói: “Thiệu và những người khác đều không dám tiến trước”. Tào Tháo thấy không ổn,
liền nói với họ: “cử nghĩa quân trừ bạo loạn, mọi người đã hợp lại, các vị còn
nghi ngờ gì nữa?” Tháo chỉ ra, trước đây muốn đánh Đổng Trác thì rõ ràng là việc
khó khăn, còn lúc này thời cơ tốt đã đến. Vì sao vậy? Vì trước đây Đổng Trác “ỷ
thế vương thất, chiếm cứ hai vùng đất hiếm”, tuy đã làm ngược lại, nhưng chưa
phải là xấu. Lúc này thì khác. Đổng Trác đốt phá kinh thành, ngược đãi hoàng đế,
bên trong chấn động, cả nước căm giận, ông trời đã muốn diệt hắn (đã tới lúc diệt
vong). Vì vậy Tào Tháo nói: “Một trận là định được thiên hạ, không thể mất!”.
Nhưng chẳng ai nghe, Tháo đành phải
đơn độc ra quân, chỉ có Trương Mạc cho một ít quân đến giúp, “Đội trưởng” chính
là Vệ Tư - người trước đây từng giúp đỡ Tào Tháo (Mạc sai tướng Vệ Tư chia quân
theo Thái tổ). Trận này thực không thuận lợi, suýt nữa Tháo cũng mất mạng, may
được em là Tào Hồng nhường ngựa cho, mới thoát chết. Về tới đại bản doanh Toan
Tảo, mười mấy vạn quân Quan Đông ở đó vẫn án binh bất động, các chư hầu “ngày
ngày rượu chè bàn luận, không chí tiến thủ”, nói như ngày nay, ngày ngày bàn luận,
rượu chè, chơi điện tử. Tháo buồn bực nói: “nay nghĩa quân đã hành động, vẫn
hoài nghi không tiến, thiên hạ mất là nỗi nhục của các vị!”. Nhưng cũng chẳng
có ai theo. Lẩn nữa Tào Tháo lại cảm thấy hết đường báo quốc.
Thực ra thì trong số tướng lĩnh quân
Quan Đông cũng có người tài, thậm chí còn là tinh hoa của đất nước. Như Vương
Khuông coi là hiệp danh; Viên Di bụng đầy kinh luân. Nhưng một khi có tư tâm
thì mất chính nghĩa không dám ra quân, chẳng đáng một xu. Tào Tháo cũng đã hiểu
thấu các chư hầu, họ tự tư tự lợi, tham sống sợ chết, chí lớn tài mọn, không đủ
mưu kế. “Quan Đông nghĩa quân” chỉ là lũ ô hợp, có tính toán riêng, đồng sàng dị
mộng, không đáng tín cậy, Tào Tháo lại phải nghĩ cách chọn lựa con đường của cả
đời mình.
Tào Tháo thấy phải tự làm.
Phần trước đã nói, lịch sử có hai cách
bàn về việc Tào Tháo chọn lựa con đường riêng. Một cách như Dị đồng tạp ngữ của
Tôn Thịnh “năng thần thời bình, gian thần thời loạn”, cách khác trong Hậu Hán
thư “gian tặc thời bình, anh hùng thời loạn” hoặc như Thế thuyết tân ngữ “anh
hùng loạn thế, gian tặc trị thế”. Lúc này nhìn lại, thì ít ra trong khoảng mười
năm từ Công nguyên năm 190 đến Công nguyên năm 200, Tháo được coi là “anh hùng
loạn thế” vì trong lúc đất nước nguy nan, dân tộc nguy vong chi có một mình Tào
Tháo dám đứng ra lo việc hưng vong của thiên hạ. Nếu nói còn có người làm được
như vậy, thì người đó là Tôn Kiên cha của Tôn Quyền. Nhưng đem so với Tháo thi
Tôn Kiên còn thấp hơn một bậc. Vì Tào Tháo không chỉ gan dạ mà còn mưu lược. Vậy,
Tào Tháo đã làm gì để tỏ ra là cao hơn?
Chúng ta xem những việc
Tào Tháo đã làm.
Từ Công nguyên năm 191 (niên hiệu Sơ
Bình thứ II thời Hán Hiên đế) đến Công nguyên năm 196 (Kiến An năm đầu thời Hán
Hiến đế), Tào Tháo làm được ba việc quan trọng, lấy đất, mộ binh và lập đồn điền.
Ba việc mà Tào Tháo làm được có liên quan đến việc khỏi nghĩa của Khăn Vàng. Những
năm cuối thời Đông Hán, chính trị hủ bại, những người nông dân không còn đường
sống, đều chít khăn vàng được giáo đoàn thủ lĩnh đạo Thái Bình dẫn đầu vùng lên
khởi nghĩa với khẩu hiệu “Trời xanh đã chết, trời vàng đang lên”. Rõ ràng quan
bức thì dân phản, nhưng với Tào Tháo thì đây là đại nghịch bất đạo, cần phải
tiêu diệt. Có điều, triều đình Đông Hán và quan trường thời đó đã quá hủ bại,
trong lúc bọn tham quan ô lại đang tranh quyền đoạt lợi thì đội quân Khăn Vàng
đã lớn mạnh, trở thành vấn đề. Công nguyên năm 192 (năm Sơ Bình thứ III thời
Hán Hiến đế), đội quân Khăn Vàng vốn tụ tập ở Thanh châu (trị sở ở thị trấn
Trung Bác, Sơn Đông ngày nay), đã tiến vào Duyện châu (huyện Kim Hưng Sơn Đông
ngày nay), Thái thú Duyện châu Lưu Đại không nghe lời khuyên của Bào Tín, đã bị
quân Khăn Vàng giết chết. Lúc này Tào Tháo được Viên Thiệu bổ nhiệm làm Thái
thú Đông quận, Bào Tín cùng Trần Cung đến mời Tào Tháo về làm Duyện châu mục.
Theo chú dẫn Thế ngữ của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí - Vũ đế kỷ, Trần Cung
nói với Tháo, nay Duyện châu không còn chủ, triều đình không thể bổ nhiệm, mời
Thái thú tới đó, “Đây là đất có thể thu thiên hạ, thành bá nghiệp”. Trần Cung
nói với các quan Duyện châu, “Tào Tháo có tài, hiện nhiệm mệnh ở Đông quận, nếu
mời về làm châu mục, tất sẽ yên dân”. Bào Tín và mọi người đều đồng ý. Thế là
Tào Tháo được Duyện châu, một căn cứ địa quan trọng.
Sau khi Tào Tháo là Duyện châu mục, đã
đem quân tác chiến với Khăn Vàng, theo chú dẫn Ngụy thư của Bùi Tùng Chi trong
Tam quốc chí - Vũ đế kỷ, lúc này lực lượng của Tào Tháo không bằng quân Khăn Vảng.
Binh sĩ quân Khăn Vàng có ba mươi vạn, kể cả nhân viên theo quân là một trăm vạn,
Tào Tháo chi có hơn một ngàn, lính cũ ít, lính mới nhiều, vì vậy “cất quân
trong sợ hãi”. Để có thế đánh thắng trận này, Tào Tháo tay cầm chắc kích, mắt
nhìn tướng sĩ, tuyên bố điều lệ thưởng phạt, còn nói với quân Khăn Vàng, chính
sách ưu đãi tù binh, mở đường cho những kẻ đầu hàng, sau đó thì khéo léo dùng kỳ
binh giành thắng lợi. Cuối cùng thì quân Khăn Vàng đã quy hàng Tào Tháo. Khăn
Vàng là đội quân rất kỳ quặc, ngoài quân lính ra còn có người theo quân là thân
thuộc và nông dân, cả trâu cày và nông cụ, gọi là trăm vạn. Trong số những người
ra hàng, Tào Tháo chọn ra những người khỏe mạnh biên chế thành đội ngũ, gọi là
“quân Thanh châu”, Tào Tháo đã có thêm một đội quân chiến đấu.
Là Duyện châu mục là có căn cứ địa;
thu quân Thanh châu là có đội quân chiến đấu. Như vậy Tào Tháo đã có chỗ đứng
chân là vùng đất trung tâm Quan Đông. Nhưng Tào Tháo cũng đứng trước một vấn đề
khá nghiêm trọng, với số người đông như vậy thì làm sao có thể sắp xếp và nuôi
dưỡng họ. Tào Tháo đã tiếp thu nhiều ý kiến của mưu sĩ, bắt đầu thực hiện chế độ
đồn điền vào Công nguyên năm 196 (Kiến An năm đầu thời Hán Hiến đế). Thời đó do
chiến tranh liên miên, rất nhiều đất đai đã trở thành ruộng vườn vô chủ. Tháo
thu số ruộng đất đó về cho chính phủ, một phần chia cho binh sĩ và quân Khăn
Vàng hàng phục, cày cấy, gọi là quân đồn; một phần giao cho những người nông
dân không ruộng đất, cày cấy gọi là dân đồn; chính phủ cung cấp trâu bò, nông cụ,
đổng thời thu tô đất từ 5 đến 6 phần. Thế gọi là “Đồn điền”. “Đồn” tức là
phương thức cư trú quân sự hóa, phương thức canh tác quân sự hóa, phương thức
canh tác tập thể hóa, thời đó còn gọi là “Binh đoàn sản xuất xây dựng”, quân
chính phủ của Tào Tháo biến thành chủ nông trường.
Đây là một vụ mua bán cực kỳ hợp lý, 1
- Đất đai là của nghiệp chủ bỏ lại, trâu bò nông cụ lấy từ đội quân Khăn Vàng,
Tào Tháo không phải bỏ ra một phần nào, một vụ kinh doanh không cần vốn. 2 - Địa
tô cao tới năm, sáu phần, so với một phần mười lăm thời Hán sơ không biết đã
cao tới bao nhiêu, có thể nói địa tô rất nặng. Nhưng chiến sĩ và nông dân đều
hài lòng vì họ đã có cơm ăn. 3 - Cư trú theo phương thức quân sự hóa, giống như
một xã hội mới quân dân hợp nhất. Xây dựng một đội quân mới, canh chiến hợp nhất.
Đội quân này lúc thường thì canh tác, lúc gấp thì chiến đấu. “Binh đoàn sản xuất
xây dựng” này vừa là kho lương vừa là nguồn lính, lẽ nào không phải là cơ sở
cho cả hai? 4 - Chế độ đồn điền vừa giải quyết được vấn đề lương thảo, nguồn
lính, vừa giải quyết nạn lưu manh khiến mọi người phải đau đầu, có được trật tự
trị an lẽ nào không phải là nhất cử lưỡng tiện?
Những việc Tào Tháo đã làm chứng tỏ
Tào Tháo không hổ là một chính trị gia nhìn xa trông rộng, một đại anh hùng chống
trời đạp đất trong thời đại thiên hạ đại loạn. Theo chú dẫn Ngụy thư của Bùi
Tùng Chi trong Tam quốc chí - Vũ đế kỷ, lúc quyết định thực hành chế độ đồn điền,
Tào Tháo nói, đây là “thuật định quốc, thực túc binh cường”. Binh không mạnh,
lương không đủ thì khống chế địch, giành thắng lợi thế nào được? Tiếc là các
chư hầu không nhìn ra chiến lược đó. Ngụy thư nói, “chư hầu cùng nổi dậy, không
ai có kế lâu dài, đói thì đi cướp, no thì dửng dưng, tan vỡ lưu li, không đánh
cũng vỡ.” Ý nghĩa của câu nói đó là gì? Tức là lúc thiên hạ đại loạn, chư hầu
cùng nổi dậy nhưng trừ Tào Tháo, thì không kẻ nào có đội quân dựng kế lâu dài.
“Đói thì đi cướp”, đói bụng thì phải đi cướp của trăm họ; “No thì dửng dưng”
sau khi ăn no thì vứt bỏ những thứ dư thừa. Cuối cùng thì sao? Cuối cùng thì
tan vỡ li tán, không đánh cũng bại. Bởi vì khi hết lương thực thi làm gì còn sức
mà chiến đấu. Thực tế, trong lúc quân binh của Tào Tháo được ăn no mặc ấm, thì ở
Hà Bắc, binh sĩ của Viên Thiệu phải ăn quả dâu; tại Giang Hoài binh sĩ của Viên
Thuật phải ăn con trai con hến. Một khi những thứ đó hết thì phải ăn thịt người,
đâu đâu cũng là cảnh tượng thê thảm không nỡ nhìn (người đói khát, cả châu tiêu
điều). Những người như vậy có thể tranh hùng với Tào Tháo? So với họ, lẽ nào
Tào Tháo không phải là anh hùng?
Từ việc hô hào nghĩa quân đến chiến lược
đồn điền, Tào Tháo từ một tướng lĩnh trẻ tuổi đầy lòng nhiệt huyết đã trở thành
một cao thủ chính trị ý nghĩ sâu xa, còn những người được gọi là “hào kiệt một
thời” khác, thì mấy ai có ý chí tiến thủ. Họ chỉ lo giữ mình, sợ hình sợ bóng,
hoặc suốt ngày say bí tỉ, hoặc bụng dạ xấu xa, mong đục nước béo cò hoặc tranh
quyền đoạt lợi, tàn sát lẫn nhau. Quân Tây Bắc bên này thì giết chóc, quân Quan
Đông bên kia thì đốt phá. Đầu tiên Thứ sử Duyện châu Lưu Đại giết Kiều Mạo Thái
thú Đông quận; về sau Thái thú Bột Hải Viên Thiệu xóa sổ Kí châu mục Hàn Phức,
rồi đến anh em Viên Thiệu Viên Thuật chơi xấu, hạ bệ lẫn nhau; Viên Thuật liên
lạc với Công Tôn Toản ờ miền bắc kìm chế Viên Thiệu; Viên Thiệu liên lạc với
Lưu Biểu ở nam đối phó với Viên Thuật. Hai bên dùng sách lược “đánh gần thân
xa”, vì vậy, Tam quốc chí từng cảm than: “Anh em họ ly tâm, bỏ gần thân xa đến
vậy!”
Có điều, vấn đề lớn nhất của anh em
Viên Thuật Viên Thiệu không phải chuyện đoàn kết, cũng không phải không nghĩ đến
chuyện lương thảo, chuyện chiến đấu. Nguyên nhân khiến cho anh em Viên Thuật
Viên Thiệu (kể cả Đổng Trác) phải rời bỏ nhau là đã phạm sai lầm nghiêm trọng
trong vấn đề chính trị lớn lao. Chính sai lầm đó khiến họ đối mặt với họa diệt
vong. Vậy, vấn đề chính trị lớn lao kia là gi? Đổng Trác, Viên Thiệu và Viên
Thuật đã sai lầm như thế nào và thái độ của Tào Tháo ra sao?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét