Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2022

SAI VÀ LẠI SAI

 

Lã Bố, Đổng Trác và Điêu Thuyền.

Tập thứ năm: SAI VÀ LẠI SAI

 

Tác giả Dịch Trung Thiên

 

Bước đầu Tào Tháo biểu hiện được khí chất hào hùng và tầm nhìn chính trị của người anh hùng thời loạn thì một số người khác lại thế hiện sự ngang ngược và ngu xuẩn của mình. Chính vì họ ngang ngược và ngu xuẩn nên càng lộ ra sự hùng tài đại lược của Tào Thảo; cũng chính vì họ ngang ngược và ngu xuẩn, nên chúng ta mới thấy rõ công lao cái thế của Tào Tháo. Ba kẻ kiêu hùng có dã tâm lớn như Đổng Trác, Viên Thuật, Viên Thiệu đã phạm sai lầm nghiêm trọng trong vấn đề chính trị to lớn là đối xử thế nào với hoàng đế hiện nay, và xe sau không lấy vết xe trước đổ để làm gương. Vậy, họ đã sai và lại sai như thế nào?

 

 

Như tập trước đã nói, trong khoảng 10 năm kể từ năm 190 đến năm 200 chỉ có Tào Tháo đúng là anh hùng thời loạn. Những nhân vật đầu trò khác khác và chư hầu các bộ, chỉ như những chính khách, trước mắt họ chí toàn là mây mù. Thậm chí như mấy kẻ kiêu hùng Đổng Trác, Viên Thuật, Viên Thiệu cũng đều phạm phải sai lầm chính trị. Vấn đề chính trị to lớn là đối xử với hoàng đế như thế nào. Đây là vấn đề không thể mơ hồ. Trong tình hình đó hoàng đế tượng trưng cho sự thống nhất đất nước. Thái độ với hoàng đế hiện tại là hòn đá thử vàng, xem thẩn tử nào trung gian đúng sai. Những kẻ sai lẩm trong vấn để này sẽ ôm mối hận thiên cố, đời đời không thể mở mặt.

 

 

Trước hết hãy nói về Đổng Trác.

 

 

Thái độ của Đổng Trác với hoàng đế là hết sức dã man, Trác định phế đế. Đổng Trác vào kinh chưa lâu đã muốn thay đổi hoàng đế. Lý do Trác đưa ra là thiếu đế Lưu Biện ngu muội, yếu đuối, Trần Lưu vương Lưu Hiệp có tố chất thánh chủ (có biểu hiện như Nghiêu). Điều này cũng không hoàn toàn không có căn cứ. Theo chú dẫn Điển lược và Hiến đế kỷ của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí. Đổng Trác truyện, khi Đổng Trác vào kinh thì Lạc Dương đã đại loạn. Đại tướng quân Hà Tiến bị hoạn quan mưu sát, thiếu đế Lưu Biện 14 tuổi và em là Trần Lưu vương Lưu Hiệp 9 tuổi lưu lạc trong dân gian, trải bao gian truân vất vả mới về lại được kinh thành. Lúc Đổng Trác đem quân đến nghênh giá, thiếu đế Lưu Biện cứ sụt sùi khóc lóc, nói không nên lời. Hỏi đến Trần Lưu vương Lưu Hiệp thì câu nào ra câu ấy, nói năng rõ ràng lưu loát. Khi đó Đổng Trác liền có ý nghĩ phải thay đổi hoàng đế (Trác vui sướng, liền có ý phế lập).

 

 

Có thể đây chưa phải là nguyên nhân thật để Đổng Trác thay đổi hoàng đế. Từ lâu Đổng Trác đã có ý muốn như các quyền thần trước kia, coi hoàng đế là con rối trong tay để nhiếp chính cầm quyền và cuối cùng thì đoạt quyền thoán vị. Đã là con rối thì việc gì còn phải đổi, ngu muội yếu đuối lại càng hay. Một người kiêu hùng như Đổng Trác, bằng vào sự độc ác cá nhân cùng sự hứng khởi, muốn thay là thay được ngay, không phải là không có khả năng. Nhưng ý đồ thực của Đổng Trác có thể là muốn xây dựng uy vọng cá nhân, khống chế chính quyền trung ương. Đổng Trác là quân phiệt Tây Bắc đến, dã man thô bạo, thích máu thành tính, danh tiếng, uy vọng đều không có. Đổng Trác ra sức lung lạc đại phu, nhưng từ thâm tâm sĩ đại phu chẳng coi Đổng Trác ra gì. Vì vậy phải tìm cách gì đó. Con người Đông Trác dã man là rõ ràng, nhưng còn có phần giảo hoạt. Theo chú dẫn “Cửu Châu Xuân Thu” của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí. Đổng Trác truyện, buổi đầu Đổng Trác vào Lạc Dương chỉ có ba ngàn binh mã. Đổng Trác sợ giữ không nổi, liền bảo ba ngàn quân đó, cứ mỗi tối lại ra ngoài thành, hôm sau lại gióng trống giương cờ vào thành, bốn năm hôm liền làm như vậy, kết quả người người nhầm tưởng Đổng Trác có cả ngàn quân vạn mã.

 

 

Đổng Trác dối trá thành công, lấy làm đắc chí. Đổng Trác không chỉ trấn được văn võ cả triều, còn phát hiện ra điều ngoài sức tưởng tượng là, có thể dễ dàng đối phó với những kẻ trong kinh thành. Đổng Trác liền quyết định làm một động tác mạnh mẽ hơn nữa, ra sức xây dựng cho mình một địa vị cao quý thật vững chắc. Động tác đó là thay hoàng đế. Đổng Trác suy nghĩ rất đơn giản: chẳng phải bọn ngươi thường sợ hoàng đế, nghe theo hoàng đế sao? Còn ta, có thể thay đổi cả hoàng đế thì lẽ nào các ngươi lại không sợ ta? Hơn nữa phế bỏ thiếu đế Lưu Biện, cũng tức là có thể phế bỏ cả Hà thái hậu, còn Trần Lưu vương Lưu Hiệp không còn mẹ đẻ, Vương mỹ nhân mẹ Lưu Hiệp đã bị Hà thái hậu hạ độc. Vì vậy, lập Lưu Hiệp làm đế sẽ không còn ai là thái hậu buông rèm nhiếp chính. Như vậy, vừa loại bỏ được vật cản vừa có thêm được uy thế, một mũi tên trúng hai đích.

 

 

Nhưng Đổng Trác không hề nghĩ rằng, làm vậy là đã biến mình thành “kẻ thù của nhân dân”, “thiên hạ muốn đánh, cả nước muốn giết”. Bởi vì với các sĩ đại phu chính thống tức là “chính nhân quân tử”, không thể tùy tiện thay đổi hoàng đế dù người thay thế vẫn là họ Lưu. Vì hoàng đế là “vua của một nước”, “gốc của một nước”, sao có thể đổi thay? Chúng ta đều biết, thời đó trăm họ không được nói, chỉ những người có quyền mới được phát ngôn. Như vậy, để duy trì trật tự xã hội, để bảo vệ hoàng đế đương nhiệm không chỉ là “chính nghĩa” mà còn là “ý dân”.

 

 

Vì vậy, việc thay đổi hoàng đế (lúc đó gọi là “phế lập”) là việc làm hết sức nguy hiểm, làm không khéo sẽ như người tự bê đá đập vào chân mình. Đã có người từng làm việc này. Có điều người mà họ muốn thay đổi, không phải là Hán Hiến đế mà là Hán Linh đế. Theo Tam quốc chí - Vũ đế kỷ, vào năm Quang Hòa thứ VII (năm 184) thời Hán Linh đế Thứ sử Ký châu Vương Phân câu kết với bọn cường hào địa phương mưu đồ phế bỏ Linh đế  lập Hợp Phì hẩu. Chưa biết Hợp Phì hầu là người thế nào, chừng như vẫn là tông thất Lưu thị! Tham gia vào việc này có Hứa Du – người đã phản Viên Thiệu chạy sang với Tào Tháo và cuối cùng lại bị Tháo giết. Những người mưu đồ việc này có đến tìm Tào Tháo, vì Tháo và Hứa Du là đôi bạn cũ, nhưng Tháo đã từ chối thẳng thừng. Chú dẫn Ngụy thư của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí - Vũ đế kỷ có ghi lời của Tào Tháo: “Việc phế lập trong thiên hạ là điềm xấu”. Nghĩa là, thay đổi hoàng đế là việc làm khó khăn nhất, nguy hiếm nhất dưới gầm trời này, nên càng phải thận trọng. Trước đây đã có người làm việc này như Y Doãn đuổi Thái Giáp, Hoắc Quang phế Xương Ấp, nhưng đấy là việc làm cần cân nhắc nặng nhẹ, tính toán quyền hành thành bại nhiều lần rồi mới quyết định, mới là “mưu kế vẹn toàn, thành công nhanh chóng”. Nêu cứ khinh xuất manh động như thời “loạn lạc 7 nước” thì nhất định sẽ thất bại, lúc này xin các vị suy xét kỹ, thế lực chính trị thế lực quân sự của các vị sánh bằng 7 nước Ngô Sở thời đó chưa? Thêm địa vị uy tín của Hợp Phì hầu sánh được với Ngô vương Lưu Tị, Sở vương Lưu Mậu chưa? Chưa sánh bằng mà vẫn muốn làm, chẳng phải tự tìm đến chỗ chết hay sao?

 

 

Lời của Tào Tháo là hết sức thân thiện. Tào Tháo hiểu được cái lợi cái hại chứ chẳng đao to búa lớn gì. Tiếc là bọn Hứa Du nghe không lọt, cứ đơn độc làm bừa, kết quả, âm mưu bại lộ, Hứa Du phải bỏ trốn, Vương Phân quá sợ hãi phải tự sát. Rõ ràng, hoàng đế không dễ dàng thay đổi. Đương nhiên, tình hình và điều kiện của Đổng Trác có khác, Đổng Trác không phải Vương Phân. Đổng Trác đề xuất thay hoàng đế là có thể thay được. Nhưng cuối cùng Đổng Trác đã phải trả giá cho hành động phản nghịch của mình, bị Vương Doãn và Lã Bố mưu sát, phải chết sớm. Đó là chuyện sau này.

 

 

Tiếc rằng, bài học chỗ Vương Phân không người tiếp nhận, nhưng lại có người làm theo Đổng Trác, người đó là Viên Thiệu.

 

 

Viên Thiệu cũng là người muốn thay đổi hoàng đế. Có điều, cách làm của Viên Thiệu khác với cách làm của Đổng Trác. Đổng Trác muốn “phế lập” (phế người này, đổi người khác), Viên Thiệu lại muốn “lập người khác” (không phế mà lập người khác). Sau khi là minh chủ của liên quân Quan Đông, dã tâm của Viên Thiệu lớn dẩn, nhưng gan dạ thì chưa bằng dã tâm. Viên Thiệu không dám đánh thẳng vào Tràng An, đuổi cổ Đổng Trác khôi phục Hán thất, mà định lập một vị hoàng đế khác, người được chọn là Lưu Ngu U châu mục. Theo Hậu Hán thư. Lưu Ngu truyện, lí do của Viên Thiệu là “Hoàng đế nhỏ tuổi bị Đổng Trác ép, xa xôi cách biệt, sông chết thế nào”. Tức là, hoàng đế tuổi nhỏ (lúc này Hiến đế mới 10 tuổi) bị bọn Đổng Trác khống chế, trời nam đất bắc không biết sống chết thế nào. Giá như còn sống cũng chẳng có tác dụng gì. Nước không thể một ngày thiếu vua. Lưu Ngu “là tông thất là cả”, nên lập là hoàng đế.

 

 

Viên Thiệu suy nghĩ rõ ràng, muốn lập một “chính phủ lưu vong” khác ngoài chính phủ trung ương (lúc này Đổng Trác ở Lạc Dương, thiên tử ở Tràng An). “Chính quyền lưu vong” do Viên Thiệu dựng nên, thì đầu não của chính phủ (bấy giờ phải là đại tướng quân), đương nhiên phải là người của Viên Thiệu. Trong tương lai, nếu chính quyền lưu vong thay thế chính quyền trung ương thì Viên Thiệu sẽ là “trung hưng danh thần”, tiếng thơm muôn thuở. Viên Thiệu tính toán rất sành.

 

 

Điều này không phải là không có khả năng. Thành lập chính quyền lưu vong cũng là một thủ đoạn đấu tranh đặc biệt, nhưng trước đó, chính quyền cũ đã diệt vong hoặc đã lung lay bị lật đổ. Nhưng tình hình lúc đó lại không phải thế. Ít ra thì trên danh nghĩa, Lưu Hiệp vẫn là thiên tử đại Hán, Đổng Trác vẫn là thần tử nhà Đại Hán, vương triều Đại Hán chưa từng tuyên bố diệt vong. Thành lập “chính quyền lưu vong vào lúc này” là “lập trung ương khác”. Đó là điều đại nghịch bất đạo. Vì vậy, 1- Lưu Ngu kiên quyết không làm. Lưu Ngu là người khá tinh anh, hiểu rõ nếu mặc nhiên tán thành thì lập tức sẽ bị hàng trăm mũi tên bắn vào. Vì vậy, lúc tiếp sứ tiết của Viên Thiệu là Trương Kì, Lưu Ngu có những lời nói rất nghiêm túc, giận Viên Thiệu không nghĩ chuyện “tận tâm với vương thất” lại “nghịch mưu tạo phản”. Viên Thiệu đã mất nhiều hứng thú.

 

 

Những người tán thành cũng có, như Hàn Phức là kẻ đần độn, đã tán thành ngay, còn xung phong làm con tốt ra trước ngựa. Có điều, Hàn Phức không kiếm được lợi lộc gì trong chuyện này. Việc thay đối hoàng đế đã không thành, trái lại bản thân đã bị thay đổi. Tháng bảy năm Sơ Bình thứ hai (năm 190) thời Hán Hiến đế, Viên Thiệu câu kết trong ngoài, lúc cứng lúc mềm đã đoạt được Kí châu từ tay Hàn Phức. Hàn Phức đành nhường Kí châu, suốt ngày sống trong lo lắng, sợ hãi, cuối cùng đã tự sát trong nhà tiêu.

 

 

Tào Tháo thì không ngốc thế. Tháo cho rằng Viên Thiệu không thể thành công, đổng thời cũng phản đối việc chia cắt. Tháo chủ trương, không lập trung ương khác; phải diệt Đổng Trác, đón thiên tử, khôi phục đất nước thống nhất. Về phần mình, Viên Thiệu không mấy để ý đến người anh em Tào Tháo. Trong mắt Viên Thiệu, Tháo chỉ là thằng cha cùng mình đi cướp cô dâu thuở nào. Theo chú dẫn Ngụy thư của Bùi Tùng Chi và Tam quốc chi - Vũ đế kỷ, để thuyết phục Tào Tháo, nhân lúc “tâm tình trò chuyện”, Viên Thiệu để lộ ra viên ngọc tỉ (có thể Viên Thiệu đã cho khắc riêng), có ý cho Tháo biết là thiên mệnh đã ở đây. Tào Tháo xem, cười thầm và nghĩ bụng, tưởng việc cướp nước củng giống như việc chúng ta đi cướp dâu vậy sao! Có điều, Viên Thiệu đã coi mình là bạn, mình cũng nên cư xử như một người bạn! Tào Tháo đã cười ầm lên và nói, mình muốn nghe cậu, nhưng mình đã không nghe! Từ đó, Tào Tháo đã ngấm ngầm coi Viên Thiệu là gian tặc bội phản đất nước, là kẻ cướp nước mặt dày vô sỉ, là kẻ được ghi vào danh sách đen, cần phải tiêu diệt (Thiệu không còn có ích, phải giết đi).

 

 

Em Viên Thiệu là Viên Thuật cũng không tán thành. Viên Thuật khinh bỉ và căm ghét người anh của mình. Viên Thiệu, Viên Thuật có thể là anh em họ cũng có thể đều là con của Viên Phùng. Viên Thiệu lớn tuổi là anh, nhưng là “dòng thứ”. Viên Thuật ít tuổi là em và là “dòng chính”. Hai người đó là anh em ruột hay là anh em họ, mỗi nơi nói một phách. Nhưng đều có thể khẳng định là Viên Thiệu thuộc dòng thứ, Viên Thuật thuộc dòng chính. Con của vợ cả là dòng chính, con của thiếp hoặc tì thiếp là thứ. Với tình hình lúc đó, địa vị của chính và thứ cao thấp khác hẳn nhau. Nói chung, địa vị và đãi ngộ đối với dòng chính cao hơn hẳn dòng thứ, thậm chí về tố chất cũng tốt hơn nhiều. Ngay như (Hồng Lâu Mộng) cũng không thể bỏ qua lệ này - Bảo Ngọc thuộc dòng chính thì cao quý nhường ấy, Giả Hoàn thuộc dòng thứ thì xấu xa thậm tệ.

 

 

Nhưng điều đó thực phi lý. Thực tế, Viên Thiệu là dòng thứ, có thể là con của tì nữ, nhưng về các mặt tố chất, uy vọng, nhân duyên đều tốt hơn, cao hơn hẳn Viên Thuật là dòng chính. Vì vậy, Viên Thuật đã căm hận, nghiến răng nghiến lợi, quyết một trận sống mái, phân biệt thắng thua, cao thấp, với người anh của mình. Lúc này, có thể những người ủng hộ Viên Thiệu là đông hơn. Hậu Hán thư. Viên Thiệu truyện nói, “Hào kiệt phần lớn theo Thiệu”. Thế là Viên Thuật mắng ầm lên, lũ tiểu tử thối không theo ta, lại theo kẻ nô tài nhà họ Viên chúng ta (không theo ta lại theo tên nô tài nhà ta)! Còn viết thư gửi Công Tôn Toản, nói Viên Thiệu không phải là giống nhà họ Viên (nói Thiệu không phải là con Viên thị). Điều đó không chỉ làm Viên Thiệu tức giận mà còn tạo ra một ảnh hưởng xấu, là nguyên nhân tiềm ẩn để Viên Thiệu luôn luôn phải thất bại.

 

 

Thực ra thì Viên Thuật chẳng cần phải xem thường Viên Thiệu, hai anh em họ, kẻ tám lạng người nửa cân, họ có chung một đặc điểm, mình xuất thân cao quý, nên tự cho là phi phàm, nhưng lại ngu xuẩn cực kỳ, một người ngu, một người xuẩn. Chí ít, họ cũng ngu hơn Tào Tháo, xuẩn hơn Tào Tháo. Viên Thiệu ngu hơn Tào Tháo, xuẩn hơn Tào Tháo, Viên Thuật lại ngu hơn Viên Thiệu, xuẩn hơn Viên Thiệu. Viên Thiệu cho mình là phi phàm nhất cũng là ngu xuẩn nhất.

 

 

Nhận được thư của Viên Thiệu, Viên Thuật cười nhạt, không ngờ bà dì bé đã nuôi dưỡng một kẻ chẳng ra gì, dám có những ý nghĩ bậy bạ! Lập hoàng đế khác? Muốn lập thì đi mà lập một mình! Từ lâu, họ Viên chúng ta đã là “tứ thế tam công”, ngươi “có công lập đế” thì dù có chết cũng từ “tứ thế tam công” biên thành “ngũ thế tam công”, có gì là ghê gớm? Từ ngoài nhìn vào thì Viên Thuật phản đối là chính đáng. Hậu Hán thư. Viên Thuật truyện nói, “xét vì công vì nghĩa mà không theo”. Chú dẫn Ngô thư của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí. Viên Thuật truyện nói cụ thể hơn: “chỉ muốn diệt Trác không nghĩ đến truyện khác”. Thực ra thì Viên Thuật đâu có đi đánh Đổng Trác! Nói cho cùng thì việc Viên Thuật không tán thành Viên Thiệu là còn có tính toán khác. Tính toán gì? Tự mình muốn làm hoàng đế.

 

 

Hình ảnh Viên Thuật trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa


Biện pháp của Viên Thuật là tự lập.

 

Viên Thuật muốn làm hoàng đế, luôn luôn mơ làm hoàng đế. Logic của Viên Thuật là thế này: 1 - Vương triều Đại Hán sắp hết, họ Lưu đã như mặt trời về tây, cấn có người thay thế. 2 - Họ Viên có đủ tư cách để thay họ Lưu, vì họ Viên là “tứ thế tam công”, không ai sánh kịp. 3 - Trong họ Viên người có tư cách nhất là Viên Thuật, là dòng chính; Viên Thiệu là dòng thứ, đâu có chuyện con của vợ bé lên làm hoàng đế? Có điều, Viên Thiệu thế lực mạnh, nhân duyên tốt, không thể xem thường. Vì vậy, Viên Thuật luôn coi Viên Thiệu là đối thủ cạnh tranh, phải loại bò để tránh hậu họa.

 

 

Suy nghĩ của Viên Thuật không phải hoàn toàn không có căn cứ. Trong tay Viên Thuật còn có ngọc tỉ truyền ngôi. Vào năm Trung Bình thứ VI (năm 189) thời Hán Linh đế, trong lúc bọn thái giám Trương Nhượng nổi loạn đã làm rơi ngọc tỉ. về sau Tôn Kiên có được miếng ngọc tỉ này, nhưng rồi lại bị Viên Thuật cưỡng ép đoạt lại từ tay Tôn Kiên phu nhân. Việc này có ghi trong Hậu Hán thư. Viên Thuật truyện. Chuột già bên hông có súng đã nghĩ ngay tới việc đánh mèo. Viên Thuật đã có bảo bối lại nghe nhầm một số lời đồn trong dân gian, liền cảm thấy hoàng đế Trung Quốc kì tới nhất định phải là mình. Tới mùa xuân năm Kiến An thứ II (năm 197) thời Hán Hiến đế, Viên Thuật không chờ được nữa chính thức xưng đế.

 

 

Viên Thuật bị nhiều người phản đối. Tôn Sách, người có quan hệ tốt nhất với Viên Thuật, nghe tin Viên Thuật muốn xưng đế, đã từ Giang Đông gửi thư phản đối, tuyệt giao. Viên Thuật như người va vào tường ở khắp nơi. Viên Thuật đi tìm Lã Bố, muốn kết thân với Lã Bố, gả con cho nhau. Kết quả, Lã Bố cho bắt sứ giả, rồi áp giải về Hứa huyện (bấy giờ Tào Tháo đã rời đô về Hứa huyện). Viên Thuật nổi giận cho quân đi đánh Lã Bố, nhưng lại bị Lã Bố đánh cho tơi bời. Viên Thuật lúc này bị chúng phản thân ly, đâu đâu cũng vẳng tiếng ca ai oán.

 

 

Thực ra, trước khi xưng đế. Viên Thuật có trưng cầu ý kiến. Từ mùa đông năm Hưng Bình thứ II (năm 195). Viên Thuật mở hội nghị nói, ta nghĩ: “Hợp trời thuận dân” chư vị thấy thế nào? Bộ hạ của Viên Thuật là Diêm Tượng nói luôn, năm đó Chu Văn vương “có hai phần ba thiên hạ” mà vẫn thần phục nhà Ân. Minh công không bằng Chu Văn vương, Hán Hiến đế cũng không phải Ân Trụ vương thì làm sao có thể lấy mà thay được? Viên Thuật không chịu, lại hỏi sang Tương Phạm. Tương Phạm kêu ốm, để em là Tương Thừa trả lời thay. Tương Thừa nói, có thể lấy được thiên hạ hay không là “nhờ đức không nhờ đông”. Nếu số đông về theo, thiên hạ ủng hộ, thì một kẻ thất phu cũng có thể thành vương đạo bá nghiệp. Ý muốn nói, có làm được hoàng đế hay không, chẳng liên quan đến con nhà quyền quý cao sang. Rất tiếc lời nói đúng thì khó nghe, Viên Thuật bỏ ngoài tai tất cả. Viên Thuật gần như đã mê muội.

 

 

Thế là Tào Tháo phải ra tay.

 

 

Vào năm Kiến An thứ II (năm 197), Tào Tháo đã khác hẳn. Năm trước, Tào Tháo đã đón được Hán Hiến đế về căn cứ địa của mình là Hứa huyện, có thế “Phụng thiên tử lệnh kẻ chưa thần phục” hoặc “Ép thiên tử để lệnh chư hầu”. Là người cầm quân thực sự của vương triều Đại Hán, lại luôn chủ trương thống nhất đất nước, phản đối việc chia cắt, sao có thể làm ngơ để Viên Thuật giở trò? Cần loại bỏ kẻ xấu xa này “đem quân đến đánh”. Theo Hậu Hán thư. Viên Thuật truyện Viên Thuật hay tin sợ đến mất mật (Thuật nghe sợ quá), quay đầu chạy luôn (vượt sông Hoài), toàn bộ quân lương của Viên Thuật được viên thừa tướng Thư Trọng Ứng phân phát hết cho dân chạy nạn. Viên Thuật hỏi vì sao lại làm như vậy. Thư Trọng Ứng nói, chúng ta chỉ còn đường chết, sao lại không đem cái mạng này cứu lấy mạng sống của trăm họ? Viên Thuật gượng cười nói, sao các hạ lại hưởng tiếng thơm một mình, không để ta cùng hưởng với? Xem ra Viên Thuật cũng rất hiểu, từ khi đi sai nước cờ thối, Viên Thuật chỉ là con chuột già qua đường, khó mà quẩn quanh trong giới giang hổ.

 

 

Có điểu Viên Thuật vẫn còn chèo chống được vài năm. Vào mùa hạ năm Kiến An thứ IV (năm 199), Viên Thuật đã cùng đường, thấy mình không thể làm được hoàng đế, mới quyết định đưa ngọc tỉ truyền quốc cho Viên Thiệu, dù gì thì Thiệu vẫn là người nhà họ Viên. Điều đó thực hợp với ý Viên Thiệu, vì Viên Thiệu cũng rất muốn làm hoàng đế. Theo Tam quốc chí. Viên Thiệu truyện và lời chú dẫn Điển lược của Bùi Tùng Chi thì vào niên hiệu Kiến An năm đầu (công nguyên năm 196), Viên Thiệu đánh bại Công Tôn Toản ở Dịch Kinh (phía tây bắc huyện Hùng, Hà Bắc ngày nay), “thêm quân đó vào”, thế lực lớn hơn và dã tâm của Viên Thiệu bắt đầu bành trướng, không chỉ với thiên tử “cống ngự rất ít” (cung phụng rất ít, hết sức vô lễ), còn lệnh riêng cho viên chủ bạ là Cảnh Bao phải báo với mình là, xích đức đã hết, hoàng thiên đang dựng, cần phải thuận theo ý trời. “Xích đức” chỉ Lưu Hán; Hoàng thiên” là họ Viên. Viên Thiệu đưa bản mật báo của Cảnh Bao cho mọi người xem, không ngờ dư luận trờ nên ầm ỹ, đều cho rằng Cảnh Bao nói lời yêu ma mê hoặc. Viên Thiệu hết cách, đành cho giết Cảnh Bao, hòng “tự giải thoát”. Nhưng người vẫn còn đó, dã tâm chưa hết, vẫn muốn làm hoàng đế. Vì vậy, khi Viên Thuật quyết định “quy đế hiệu sang cho Thiệu”, Thiệu lấy làm sung sướng, theo Tam quốc chí là “âm thầm theo kế”.

 

 

Nhưng ngay như ý nghĩ đó, Viên Thuật cũng không được như nguyện, vì Tào Tháo đã phái Lưu Bị đến Hạ Phì (nay là huyện Tuy Ninh, Giang Tô) chặn đánh, chờ Viên Thuật đến nộp mạng. Chẳng còn cách nào khác, Thuật phải quay đầu chạy về Hoài Nam. Lúc đến Giang Đình cách Thọ Xuân (nay là huyện Thọ, An Huy) tám mươi dặm, Viên Thuật lâm bệnh, nằm liệt rồi chết, chỉ làm hoàng đế được ba năm rưỡi, tất nhiên là giả, vì không ai thừa nhận.

 

 

Nghe nói, Viên Thuật chết rất thảm. Theo chú dẫn Ngô thư của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí. Viên Thuật truyện, lúc Viên Thuật chết, bên cạnh không còn chút lương thực nào. Hỏi nhà bếp thì được trả lời là còn ba mươi hồ mạch vụn (10 đấu là 1 hồ). Đầu bếp nấu xong mạch vụn đem lên, Viên Thuật vẫn không sao nuốt được. Bấy giờ là tháng sáu, khí trời oi bức đến khó chịu. Viên Thuật muốn uống chút mật ong cũng không cỏ. Viên Thuật ngồi một mình trên giường thở dài hồi lâu rồi đột nhiên kêu lên rất thảm: Sao Viên Thuật ta lại rơi vào cảnh ngộ thế này! Kêu xong thì gục xuống giường và nôn ra cả đống máu mà chết.

 

 

Viên Thuật có tội nên bị báo ứng. Khi muốn uống mật ong mà không có, liệu Viên Thuật có nhớ những lúc mình kiêu xa dâm dật, những lúc hoành hành bạo ngược với trăm họ không. Tam quốc chí nói, lúc Viên Thuật khởi binh đã “cướp bóc, xa xỉ, hoang dâm, vô độ”, trăm họ thậm khổ”. Hậu Hán thư cũng nói, “không lo phép tắc, vơ vét cướp bóc, kiêu xa vô độ”. Sau khi xưng đế, càng thêm “xa xỉ hoang phí, hậu cung hàng trăm mĩ nữ tơ lụa lượt là, sơn hào hải vị thừa mứa, quân sĩ thì đói rét, cả vùng Giang Hoài xơ xác, trăm họ ăn thịt lẫn nhau”. Dưới sự cai trị của Viên Thuật, nhân dân sống những ngày nước sôi lửa bỏng, “Vùng Giang Hoài dân chúng ăn thịt lẫn nhau”. Còn Viên Thuật ngày ngày sơn hào hải vị, binh sĩ dưới quyền chết đói chết rét. Loại người như vậy không bại mói là lạ !

 

 

Đương nhiên, Viên Thuật thất bại không hoàn toàn là trách nhiệm cá nhân. Con người Viên Thuật còn có một ít ưu điểm, một ít bản lĩnh. Hậu Hán thư nói Viên Thuật “thời trai trẻ nổi tiếng nghĩa hiệp”. Tam quốc chí nói “đỗ hiếu liêm, ngoài chức lang trung, còn nhận chức trong ngoài triều”, lúc Đổng Trác chuyên chính còn là Hậu tướng quân, lẽ nào lại là cái thùng rỗng?

 

 

Thực tế, vì cái địa vị chí tôn, quyền lực tối cao của hoàng đế đã làm mờ mắt Viên Thuật. Viên Thuật là vật hi sinh của chế độ hoàng quyền.

 

 

Nói như vậy, sự việc đã hết sức rõ ràng. Xét về góc độ chính trị, điểm ngu xuẩn nhất của Viên Thuật là dám làm con chim lộ đầu quá sớm, trong khi ai cũng muốn làm hoàng đế nhưng không ai dám đứng lên hàng đầu. Nên nhớ rằng, chiếc đòn tay lộ ra ngoài thì bao giờ cũng mục nát trước. Nhất là lúc quần hùng cát cứ, thế lực tương đương thì mọi mũi tên sẽ nhắm thẳng vào ai dám đứng lên hàng đầu. Bọn Viên Thiệu hiểu như vậy, nên lòng dạ tuy rất khó chịu nhưng vẫn phải nhẫn nhịn. Tào Tháo thì lòng dạ rất sáng. Lúc được Tôn Quyền khuyên nên xưng đế, Tháo đã nhìn thấu quỷ kế của Tôn Quyền, nói, thằng bé này muốn bỏ ta lên chảo lửa đây. Viên Thuật thì không hiểu. Thuật nghĩ rằng, mình lên trước, chiếm thế thượng phong, sẽ chẳng có ai dám làm gì? Chẳng ngờ xưng hiệu hoàng đế không phải là thượng sách, kết quả của việc lên trước, khác gì chơi với lửa.

 

 

Viên Thuật đã chết, Viên Thiệu cũng phải chết. Người tiêu diệt Viên Thiệu vẫn là Tào Tháo. Sự thực thì điểm xuẩn ngốc của anh em Viên Thiệu, Viên Thuật là họ không phân biệt được ai sẽ là đối thủ chính của họ. Trong lúc tai họa đến với anh em Viên Thiệu, phải lao đao khốn khổ, thì Tào Tháo như một ngôi sao mới, rực sáng ngoài chiến trường cũng như trên chính trường, nên chỉ cần một cú đã đánh bại hai kẻ tự cho mình là ghê gớm.

 

 

Sự thực chứng tỏ, lúc đầu hai anh em nhà Viên Thiệu không coi Tào Tháo là gì. Tào Tháo mới là cao thủ chính trị chân chính, mới là người luôn giành thắng lợi lớn nhất trong các cuộc đấu tranh chính trị, trước trận chiến Xích Bích vào năm 208. So với họ, Tào Tháo có đầu óc chính trị nhất, biết phải đối xử với hoàng đế như thế nào, biết phải làm gì để thắng lợi trong những vấn đề trọng đại.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét