Vương Cung phi, người được phong là hoàng hậu trong thời Vạn Lịch. |
Luận Anh Hùng - HẢI THỤY
2. Con người không hợp thời
Khác với hai lần bãi quan trước, lần
này, rất ít người đồng tình với hành động của Hải Thuỵ. Lý lẽ rất đơn giản: Hai
lần trước, Hải Thuỵ phản đối cá nhân (là Hồ Tôn Hiến, Yên Mậu Khanh hoặc hoàng
đế Gia Tĩnh), nhưng lần này, Hải Thuỵ phản đối cả giới quan trường. Đối thủ của
Hải Thuỵ lần này, bất kể là ai, cũng luôn có hai hậu thuẫn rất kiên cường: Một
là truyền thống quan trường thâm căn cố đế, rất khó thay đổi, hai là tập đoàn
quan văn đông đảo, một thế lực cũ ăn sâu bám rễ lâu đời, rất khó xoá bỏ. Hải
Thuỵ lại chỉ có một mình. Vũ khí của Hải Thuỵ chỉ là mấy điều đạo đức trống rỗng,
từ lâu người ta đã bỏ trên gác cao hoặc coi đó là vật trang trí. Vốn liếng của
Hải Thuỵ chỉ là tiếng tăm, không sợ chết, một khi đắc tội với toàn thể quan
liêu, thì vốn liếng đó chẳng đáng một xu. Cho nên, việc Hải Thuỵ phát lệnh tấn
toàn bộ quan liêu chỉ như trứng chọi đá, không sứt đầu mẻ trán mới là lạ!
Hiển nhiên, Hải Thuỵ hoàn toàn xa lạ với
giới quan trường. Đây là lần thứ ba đấu tranh với bọn chúng, lần này Hải Thuỵ
hoàn toàn bị cô lập, ngay cả những người trước đây từng ủng hộ Hải Thuỵ và những
người có tiếng tăm khác đều đứng sang phía địch. Vậy, vì sao Hải Thuỵ lại chỉ
có một mình, vì sao Hải Thuỵ không thể sống chung với họ?
Xem ra, chúng ta cần phải
nói lại từ đầu.
Hải Thuỵ, tự Nhữ Hiền, một tự khác là
Quốc Khai, hiệu là Cương Phong, sinh vào tháng mười hai năm Chính Đức thứ chín
(năm 1515), tổ tiên ở Phúc Kiến. Giữa những năm Hồng Vũ, Hải Đáp Nhi - ông nội
của Hải Thuỵ đã từ Quảng Châu theo quân đến Hải Nam, về sau định cư ở huyện Quỳnh
Sơn. Có học giả cho rằng, Hải Đáp Nhi đều là người dân tộc thiểu số, thậm chí
có khả năng là người nước ngoài. Vì, từ đòi Nguyên có mấy người tên là Hải Đáp
Nhi là người tộc Hồi. Ở Ba Tư, vào thế kỷ XIV có trướng quan địa phương tên là
Hải Đáp Nhi. Dù nói thế nào thì họ Hải tên Đáp Nhi luôn có phần quái dị. Không
biết thứ tính khí quái dị trong con người Hải Thuỵ có can hệ gì với nhân tố di
truyền đặc biệt đó hay không?
Hải Thuỵ từ bé đã nghèo khổ và bất hạnh.
Năm lên bốn tuổi, cha mất, còn lại mẹ, họ Tạ (khi đó hai mươi tám tuổi) hai mẹ
con, cô nhi quả phụ nương tựa vào nhau, dựa vào mấy mẫu ruộng cằn cỗi, vào nghề
may vá thêu thùa của mẹ làm kế sinh nhai. Hoàn cảnh sống của Hải Thuỵ rất tệ, Hải
Nam xưa nay vốn là vùng đất biên cương xa xôi heo hút của đất nước, Quỳnh Sơn
là vùng nghèo khổ. Văn nhân mặc khách coi đó là vùng đất đáng sợ, đời đời các
hoàng đế lại coi đó là nơi tốt nhất để trừng phạt, đầy đoạ bọn phạm nhân. Tể tướng
Lý Đức Dụ đời Đường và bốn vị tể tướng hoặc phó tướng khác thời Tống như Lỵ
Cương, Triệu Đỉnh, Lý Quang và Hồ Thuyên đều bị lưu đầy ra đây, còn có Tô Đông
Pha nổi tiếng nữa. Cho dù mảnh đất lưu đày và cuộc sống lưu đày của họ luôn được
nhà văn nào đó miêu tả đầy thi vị thì tôi vẫn nghĩ chẳng có vị hôn quân và gian
thần nào lại có lòng tốt, sắp xếp cho địch thủ chính trị của mình một nơi nghỉ
ngơi dưỡng lão hay ho như vậy. Tuổi thơ của Hải Thuỵ đã trải qua những ngày buồn
tẻ và nghèo khó, đồng thời cũng rất bế tác. Đâu có khí thế huy hoàng nơi kinh
đô; cảnh tượng phồn hoa nơi thành thị; văn nhân tụ hội nơi thành cổ và những âm
thanh dạt dào bên sóng nước. Vì vậy trên người Hải Thuỵ cũng không có những thứ
đối ứng với chúng, như phong thái ung dung cao quý cần có của một vị quan cấp cao,
gần như cũng không có cái gọi là khí linh tú, vị nhân tình, ngược lại chỉ thấy
có hẹp hòi, nhỏ nhen và lắm chuyện. Kẻ thù chính trị công kích Hải Thuỵ là
"không hiểu đại thể", toàn là những lời không phải vu cáo. Vì Hải Thuỵ
từng quỵ định với thuộc hạ, phải giao lên một tờ công văn chính thức, mới được
nhận lại một tờ giấy công văn còn để trắng.
Cuộc sống gia đình của Hải Thuỵ cũng
thật bất hạnh. Có ba điều bất hạnh lớn trong con mắt người dân Trung Quốc: Tuổi
thơ mất cha, trung niên mất vợ, về già mất con, Hải Thuỵ đều có đủ. Hải Thuỵ kết
hôn ba lần, có hai người thiếp. Hai người vợ đầu đều vì bất hoà với mẹ chồng đã
phải ra đi, trong đó người vợ thứ hai mới về nhà chồng được chừng một tháng.
Người vợ thứ ba chết không được rõ ràng lúc Hải Thuỵ năm mươi lăm tuổi. Người vợ
thứ ba và một người thiếp, trước sau đã sinh được ba con trai, nhưng đều chết yểu.
Bất hiếu có ba điều, điều lớn nhất là không có con để nối dõi, huống chi Hải
Thuỵ lại là con một, nên còn là bất hạnh lớn.
Cứ thế mà tính, có thể người mẹ: Tạ
lão phu nhân là người sống lâu nhất cùng Hải Thuỵ. Tạ thị là người kiên cường,
trong điều kiện cực kỳ khó khăn đã nuôi dạy Hải Thuỵ nên người, có thể coi là dốc
hết tâm huyết, nếm đủ mùi gian khổ. Vừa là người mẹ nhân từ vừa là người cha
nghiêm khắc, bà từng truyền dạy kinh thư cho con, về sau lại chọn thầy vừa
nghiêm khắc vừa cẩn thận cho Hải Thuỵ. Hải Thuỵ cảm tạ và hiếu thuận với mẹ, mỗi
lần đến nhận chức ở Nam Bình, Thuần An, Hưng Quốc hay Tô Châu đều mời mẹ đi
cùng. Hải Thuỵ chịu ảnh hưởng từ mẹ rất lớn. Mỗi khi nói tới lòng lương thiện,
sự trung thành, cương nghị và chính trực của Hải Thuỵ, các sử gia luôn cho rằng
đó là bóng dáng của người mẹ.
Có điều, một bà lão goá chồng khi còn
trẻ, sống cùng đứa con lớn, thì ít nhiều về mặt tâm lý sẽ có một số vấn đề,
quan hệ với con dâu cũng không dễ dàng chút nào, và một người sống trong một
gia đình bất hạnh, thì quan hệ giữa người với người cũng không mấy thoải mái. Sử
liệu chứng minh, gia đình Hải Thuỵ bất hoà, không chỉ đã trở thành lời công
kích bên phía địch mà còn là nỗi bất bình trong thời luận, "nặng tình nghề
nghiệp, mỏng bề khuê các". Đây là tám chữ lời bình trong văn tế Hải Thuỵ
nghe đã thấy nặng nề, nếu là lời nói của phía địch thù còn khó nghe hơn nữa.
Người Trung Quốc rất xem trọng sinh hoạt gia đình. Luân lý của gia đình cũng là
luân lý của đất nước. Mọi người tin rằng, một người hiếu kính với cha mẹ cũng sẽ
trung thành với vua với nước (không ai nghi ngờ lòng trung thành của Hải Thuỵ)
và một người có quan hệ vợ chồng không hay cũng sẽ không thể hoà thuận được với
đồng liêu (đây là điểm mà địch thủ công kích Hải Thuỵ nhiều nhất). Phần lớn người
Trung Quốc đều cho rằng, một người không biết thưởng thức mùi vị của thức ăn,
nhất định sẽ không thưởng thức nghệ thuật; một người thiếu tình nam nữ cũng nhất
định không thông hiểu được tình người. Vì vậy, địch thủ chính trị của Hải Thuỵ
thường bàn luận chuyện bất hoà của gia đình Hải Thuỵ với giọng điệu giễu cợt hả
hê, coi đó là chứng cứ cho việc ông không thể hợp tác suôn sẻ với ai.
Lúc nhỏ, Hải Thuỵ sống trong gia đình
bất hạnh và đơn điệu, nên thú vui duy nhất của Hải Thuỵ là công việc. Chỉ có
làm việc như điên như dại mới bù đắp nổi những khiếm khuyết trong tâm hồn Hải
Thuỵ. Đúng là Hải Thuỵ làm việc như điên. Chỉ cần có việc là Hải Thuỵ làm, không
tiếc sức lực, không ngại khó ngại khổ. Lúc làm tuần phủ Ứng Thiên, theo lệ mỗi
tháng có hai ngày là mùng hai và mười sáu nhận cáo trạng, mỗi lần phải xử lý
hơn ba, bốn ngàn án, chưa kể những án hàng ngày về nhân mạng, trộm cướp và tham
ô. Đối với những việc khác, không bao giờ Hải Thuỵ từ chối, luôn luôn tận tuy,
gần như không có ngày nghỉ. Tác phong đó sẽ không phù hợp với không khí nơi
quan trường, chỉ biết ăn chơi hưởng lạc. Sẽ không có ai muốn cộng tác với Hải
Thuỵ, con người khô cứng, chăm chỉ, làm việc như điên như dại, nhưng lại không
biết nể mặt, không thông hiểu nhân tình thế thái, chúng càng không muốn để Hải
Thuỵ là mẫu hình của bọn quan lại, vì chúng không thể làm được như Hải Thuỵ.
Nhưng Hải Thuỵ làm được.
Hải Thuỵ là người biết suy nghĩ. Theo
ý Hải Thuỵ, nhu cầu của con người không chỉ là lợi và nghĩa. Nếu muốn mưu cầu lợi,
thì chỉ cần làm nghề nông, công hay thương. Nghề nông, công, thương là nghề kiếm
lợi, lợi hậu hĩnh không đâu bầng. Nếu là sĩ là quan thì không thể cầu lợi, chỉ
có thể tận trung với nước, làm việc vì dân. Vì sĩ mưu cầu nghĩa. Trên đời này,
sở dĩ có sự phân biệt giữa sĩ, nông, công, thương, vì có sự phân biệt giữa lợi
và nghĩa. Nghĩa cao hơn lợi, nên sĩ cao hơn nông công thương. Một sĩ nhân nếu
cũng theo đuổi danh và lợi thì y sẽ không đủ tư cách là sĩ, cũng không đủ tư
cách là quân tử. Vì vậy, một người quân tử làm quan, chỉ có thể lợi nước, lợi
dân, lợi công, quyết không thể có tư lợi, như vậy, đương nhiên là rất cao quý,
rất vĩ đại, rất đáng được kính phục và noi theo. Nhưng nếu lấy đó là yêu cầu phổ
biến và cơ bản của mọi quan viên thì e là không thực tế và cũng chưa hẳn đã
đúng đắn.
Lối vào Định Lăng - nơi an nghỉ của Hoàng đế Vạn Lịch
Trước hết, phải thừa nhận quan hay sĩ
đều là người, người cần được sinh tồn, cần được sống những ngày tươi đẹp. Đó là
lợi và cũng là tư, không thể trách cứ điều tư lợi đó. Cho nên, một người nếu đạt
được chí công vô tư, công mà quên tư, hiển nhiên là người quân tử, là người cao
thượng. Thậm chí, nếu một người đạt được công tư đều lợi, người và ta đều lợi,
hoặc lợi tư để vì công, lợi ta không hại người, như vậy không phải là kẻ xấu.
Chúng ta có thể chia con người thành năm loại: 1. Chí công vô tư, luôn để người
lợi. 2. Công trước tư sau, người trước ta sau. 3. Công tư đều lợi, người ta đều
lợi. 4. Tư để vì công, lợi ta không hại người. 5. Hại công lợi tư, hại người lợi
ta. Trong đó, loại một là thánh nhân, loại hai là quân tử, loại ba là người tốt,
loại bốn không phải người xấu, chỉ có loại năm là người xấu. Thánh nhân rất ít,
quân tử và người xấu cũng không nhiều, nhiều nhất là số người trung gian, ở giữa,
đại thể là còn tốt và không tốt không xấu. Họ không phải là quân tử cũng không
là tiểu nhân, có thể gọi là người thường.
Tình cảm của người thường cũng tức là
tình cảm thường thấy của con người, trong đó bao hàm cả những người đã biến đổi
hoàn cảnh, nâng cao địa vị, tăng thêm của cải... Vì vậy, dù là người tốt nói
chung, cũng không tránh khỏi có một chút quyền thuật, mộr chút mẹo vặt, một
chút thủ thuật, một chút tính toán. Đương nhiên, cứ theo nguyên tắc lượng biến
thành chất của đạo đức thì chút quyền thuật cũng có thể biến thành quỷ kế lớn,
chút mẹo vặt cũng có thể biến thành âm mưu lớn, chút thủ thuật cũng có thể biến
thành tội ác lớn, chút tính toán cũng có thể biến thành dã tâm lớn, nhất là lúc
con người đó đã có được một số quyền lực nhất định, lại càng là như vậy. Chúng
ta không thể không đề phòng, nhưng chỉ có thể dựa vào thể chế và chế độ để đề
phòng và ngăn ngừa, bao gồm việc hạn chế quyền lực, trừng trị hủ bại, nâng
lương để bồi dưỡng sự thanh liêm... Vì xu lợi tránh hại là việc thường tình của
con người. Bạn không thể yêu cầu mọi người luôn phải quên sống quên chết, gò ép
bản thân vì việc công, quên mình làm lợi cho người, chỉ có thể nhân thế mà được
lợi, chỉ có thể xuất phát từ tình thương của con người xu lợi tránh hại, thông
hiểu được lợi hại, ràng buộc bơi hình pháp, để con người hiểu được, tham ô là
có tội, lấy quyền mưu cầu riêng là hành vi đáng sợ sẽ dẫn tới khuynh gia bại sản,
thân bại danh liệt, ít ra cũng là cuộc mua bán không có lợi, để con người hiểu
được, cũng chẳng có cách gì để tìm sự may mắn, để mưu cầu tư lợi, dù muốn lao
vào một cuộc lầm lỡ lớn trong thiên hạ. Điều đó chỉ có thể dựa vào chế độ,
không dựa vào đạo đức.
Đạo đức luôn luôn là cần thiết. Người
được là người, vì có đạo đức. Không có đạo đức, người sẽ biến thành thú; chỉ có
đạo đức, người mới thành thần. Người không thể biến thành thú, cũng không biến
được thành thần. Cho nên người không thể không có đạo đức, cũng không thể chỉ
nói đến đạo đức. Đạo đức chân chính cao thượng chỉ là lý tưởng. Loại cảnh giới
đó đáng để phải truy tìm, cũng nên truy tìm, nhưng luôn tìm mà không được, truy
mà không kịp, không có ít người không đạt được trình độ đó. Vì vậy cái gọi là đạo
đức cao thượng, cần phải đề xướng, cũng chỉ có thể đề xướng, không thể yêu cầu
khắt khe. Đã không có cách gì để yêu cầu khắt khe từng người phải có đạo đức
cao thượng, nên cũng không thể dựa vào việc đề xướng đạo đức cao thượng để xoá
bỏ hành vi phi đạo đức, hành vi phạm tội trong đời sống chính trị xã hội, chỉ
có thể dựa vào chế độ và luật pháp để phòng ngừa. Chúng ta thường nói "phản
hư xướng liêm" (phản đối hủ bại, để xướng thanh liêm), tức là đã ý thức được
đầy đủ, liêm khiết phải dựa vào việc đề xướng đạo đức, hủ bại cần phải dựa vào
pháp luật để loại bỏ.
Pháp chế và đạo đức có quan hệ bổ trợ
lẫn nhau. Pháp chế mang tính chất phòng ngừa, đạo đức có tính chất hướng dẫn.
Pháp chế quy định không cho làm những gì hoặc không cho làm như thế nào; đạo đức
yêu cầu chúng ta nên làm gì hoặc nên làm như thế nào. Không thể thiếu một trong
hai thứ đó, vì chúng có nhiệm vụ khác nhau. Ví như lúc có cháy, đạo đức cho
chúng ta hay, cần phải đến chữa chúng, pháp chế chỉ quỵ định không được phóng
hoả. Người không đi chữa cháy không phạm pháp, cũng không hẳn là người vô đạo đức,
vì có rất nhiều nguyên nhân khiến người đó không đi chữa cháy, như người đó
không có khả năng. Chỉ có những người có khả năng, nhưng thấy chết mà không cứu,
mới là người vô đạo đức; chỉ có những người thấy chết mà không cứu, còn vui mừng
trước tai nạn của người khác, mới là kẻ thất đức; cũng chỉ có những người cháy
nhà mà hôi của, mới là người phạm tội. Rõ ràng đạo đức và pháp luật không thể
thay thế cho nhau, cũng không thể lạm dụng tuỳ tiện. Nếu chỉ có đạo đức không
có pháp luật, sẽ có người phóng hoả để cướp của mà không bị trừng phạt; nếu chỉ
có pháp luật không có đạo đức, sẽ chẳng có cách gì để chê trách những kẻ vui mừng
trước hoạn nạn của người khác, lấy gì để kêu gọi nghĩa và dũng?
Nhưng học thuyết Nho gia chỉ thấy tác
dụng của đạo đức, hoàn toàn xem nhẹ ý nghĩa của pháp luật. Khổng Tử nói:
"Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ. Đạo chi dĩ đức, tề
chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách". Tức là nói, lấy pháp luật trị nước, nhiều lắm
là đảm bảo mọi người không dám phạm tội, nhưng không thể đảm bảo rằng mọi người
không muốn phạm tội. Lấy đức trị quốc, lấy lễ trị quốc, mới có thể đảm bảo người
người không muốn phạm tội, muốn làm người tốt. Nói như vậy, không phải không có
lý, nhưng quá lý tưởng hoá. Giáo dục đạo đức, đúng là có những tác dụng như vậy
(người có đạo đức sẽ không phạm tội). Nhưng không có gì để đảm bảo sẽ có hiệu
quả, tức là không có gì đảm bảo, người người đều có đạo đức.
Vì vậy, đức trị hay lễ
trị, đều chẳng có cách gì để ngăn ngừa tội phạm phát sinh.
Các bậc đế vương qua các thời đại chỉ
cần có chút trí tuệ, là rõ ngay đạo lý này. Đối sách của họ là, vừa hô hào đạo
đức Nho gia, vừa dùng chế độ Pháp gia để phòng ngừa. Vì vậy, triều đại nào cũng
có hình luật và pháp điển, hơn nữa hễ sử dụng là vô cùng khủng khiếp, như lăng
trì, chém ngang lưng... Đương nhiên, Hoàng đế Chu Nguyên Chương - người sáng lập
vương triều Minh cũng không phải ngoại lệ, Chu Nguyên Chương cũng định ra hàng
loạt pháp lệnh, hành động nhằm hô hào liêm khiết, chống lại hủ bại. Nhưng những
pháp luật, hành động đó đều được xác lập trên cơ sở quan niệm đạo đức xã hội trống
rỗng, vừa chưa hợp lý, vừa khó thực hành. Như lương bổng của quan lại đều rất
thấp, không nuôi nổi một gia đình nhiều nhân khẩu. Như vậy, nói sao được
"lương cao để dưỡng liêm", mà thực tế là "bức con gái nhà lành
đi làm đĩ". Rõ ràng là không thực tế, nếu yêu cầu các quan viên khác phải
trồng thêm rau như Hải Thuỵ, hoặc ngày sinh nhật mẹ chỉ mua vài cân thịt, tất
nhiên sẽ dẫn tới kết quả, quan viên câu kết, trên dưới nắm tay nhau, lấy của
công để tiêu riêng hoặc coi trăm họ như cá thịt. Cũng như quỵ định mọi viên
quan không được ra ngoài thành khi chưa được phê duyệt, thực buồn cười làm sao!
Làm vậy thì dân khỏi bị sách nhiễu, nhưng lại cắt mất sự liên hệ giữa dân với
quan, chủ nghĩa quan liêu sẽ ngày một nghiêm trọng hơn, thực tế thì được không
bằng mất. Lại như quỵ định, những quan viên tham ô từ tám mươi quan trở lên, đều
bị xử cực hình, lóc da nhét cỏ (lóc da phạm nhân rồi nhét cỏ vào bụng), quả rất
hoang đường. Tám mươi quan tiền là nhỏ nhặt, lóc da nhét cỏ lại là nặng nề, thực
không tương xứng, khiến mọi người có cảm giác hết sức hoang đường. Nếu thực
hành điều này, e mọi quan viên sẽ phải chết bằng hết, còn lại một mình Hải Thuỵ.
Đưa ra một pháp luật không có khả năng thực thi, thì mọi người sẽ xem thường.
Những pháp lệnh của triều Hồng Vũ, trong thời đại của Hải Thuỵ mọi người đã
quên sạch sành sanh từ lâu.
Nhưng Hải Thuỵ lại rất
nghiêm túc.
Hải Thuỵ cho rằng, Thái Tổ Hồng Vũ là
vị vua lập nên triều đại, là vua nên không nói chơi, vậy những pháp lệnh do
Thái Tổ quy định, tất sẽ phù hợp với lý tưởng của thánh nhân, vậy phải kiên quyết
chấp hành, giữ nguyên giá trị. Hải Thuỵ không hề nghĩ tới những khó khăn khi chấp
hành. Vì vậy, Hải Thuỵ làm việc hết sức, không một lời oán trách vì mấy đồng
lương bèo bọt, quyết tâm nổi lửa chống lại mọi sự hủ bại, giống như đấu sĩ hết
sức dũng cảm.
Thực tế thì Hải Thuỵ rất ngây thơ. Hải
Thuỵ không biết, chủ trương của Khổng Tử chỉ là một loại lý tưởng, ông cũng
không biết bản triều dựng nước đã qua hai trăm năm. Những chính lệnh tâm huyết
của hoàng đế Hồng Vũ, dù là lúc đó, cũng chỉ là một đống giấy. Đương nhiên, Hải
Thuỵ càng không biết, những tệ nạn trong giới quan trường không chỉ có tham ô,
mà còn có những việc quan trọng hơn, như chia bè chia phái, tranh chấp lẫn
nhau.
Thực tế thì ngay từ đầu Hải Thuỵ đã bị
cuốn vào cuộc đấu tranh bè phái, có điều, Hải Thuỵ không hề biết. Hải Thuỵ vừa
là người bị hại trong đấu tranh và cũng là người được lợi trong đấu tranh. Mấy
lần thăng quan và bãi quan của Hải Thuỵ, trừ một lần vì đắc tội với hoàng đế,
còn lại đều liên can đến cuộc đấu tranh bè phái này. Lần thăng quan đầu tiên, từ
tri huyện Hưng Quốc điều lên là chủ sự bộ Hộ, vì Nghiêm Tung bị đổ và Hải Thuỵ
từng phản đối bè đảng của Nghiêm Tung, lần thăng quan thứ hai, vì được Từ Giai
tiến cử và Từ Giai phản Nghiêm, Hải Thuỵ lại bị bãi quan, vì Trương Cư Chính chủ
chính, mà Hải Thuỵ lại không cùng phe với Trương; lần thứ ba được phục hồi, vì
Trương Cư Chính đã mất và bị hỏi tội. Nhưng Hải Thuỵ không nghĩ tới sự liên
quan giữa thời cục biến đổi và sự thăng nhiệm của mình. Hải Thuỵ luôn nghĩ, đó
là kết quả đấu tranh giữa thiện và ác trong đạo đức: bản thân được trọng dụng
vì chính khí vượt trội, bản thân bị phế truất là tà ác chiếm thượng phong. Vì vậy
Hải Thuỵ dựa vào những suy nghĩ đơn giản của mình về Nhị nguyên luận thiện ác,
để phán đoán đúng sai, quyết định làm tiếp hay dừng: Là thiện thì nên ủng hộ,
là ác phải phản đối, bất kể đối phương thuộc phe phái nào, bất kể giữa mình và
họ có ân hay oán.
Vì vậy, khi vừa nhận chức
tuần phủ úng Thiên, Hải Thuỵ liền ra dao với Từ Giai.
Từ Giai luôn ủng hộ Hải Thuỵ, thậm chí
còn là ân nhân cứu mạng Hải Thuỵ. Hải Thuỵ vì mắng chửi hoàng đế nên bị giam
vào ngục, chiểu theo điều khoản con cái mắng chửi cha mẹ, bộ Hình chủ trương phải
xử giảo Hải Thuỵ, nhưng Từ Giai đã ngăn lại. Bản thân hoàng đế Gia Tĩnh vẫn lưỡng
lự nên giết Hải Thuỵ hay không? Gia Tĩnh lúc thừa nhận Hải Thuỵ nói đúng, lúc lại
nghĩ không thể không giết tên súc sinh không coi vua cha ra gì.
Từ Giai liên tìm cơ hội, nói nhó với
Gia Tĩnh: "Không đáng để phải nổi giận với một thằng điên, nhà quê như Hải
Thuỵ. Không phải hắn không biết hoàng thượng là thánh minh, nhưng lại cố ý tìm
ra vài sơ hở, để được hư danh là trong sạch. Hoàng thượng giết hắn là làm hắn
thêm hoàn mỹ. Chi bằng không xét tội, để hắn không có hư danh và mọi người càng
thêm ca tụng hoàng thượng đức trùm bốn biển". Lời nói tuy bình thường,
nhưng đã giúp Hải Thuỵ rất nhiều, Hải Thuỵ không còn là kẻ mắng chửi thậm tệ,
và nếu không như thế thì có thể cứu được một người từ trong miệng hổ của tên bạo
chúa không? Lúc đó, nếu Từ Giai to nhỏ, thêm mắm thêm muối bên tai Gia Tĩnh thì
chắc chắn Hải Thuỵ đã thịt nát xương tan.
Sau khi Hải Thuỵ ra tù, Từ Giai càng
thêm tín nhiệm, gia tăng quan tước. Trong giai đoạn này nhờ có Từ Giai, con đường
làm quan của Hải Thuỵ thênh thang rộng mớ. Hải Thuỵ tuy là viển vông, nhưng
cũng chưa đến đoạn không nhận ra đúng sai. Nhìn vị thủ phụ có ân cứu mạng, có
ân cất nhắc, Hải Thuỵ vô cùng cảm kích. Sau khi Từ Giai chủ chính, đã làm được
một số việc tốt, như thanh trừ bè đảng của Nghiêm Tung, loại bỏ mấy tên thầy
cúng dùng pháp thuật hại dân, miễn giảm hơn bốn mươi vạn lạng bạc thuế muối, được
nhân dân ủng hộ, Hải Thuỵ cũng ủng hộ. Thế rồi, trong lòng Hải Thuỵ, Từ Giai trở
thành chính nhân quân tử. Lúc Từ Giai bị bọn Cao Củng, Lý Phương công kích, Hải
Thuỵ đã kiên quyết đứng về phía Từ Giai. Từ Giai bị công kích từ bốn phía, tuổi
lại cao, nên có ý định lúc gặp nạn sẽ lui, cáo lão về quê, Hải Thuỵ đã khuyên
can nói, "bọn tiểu nhân mưu cầu tư lợi, biện loạn đúng sai", chính
sách của Từ Giai không sai, chính tích cũng không phai mờ. Thời đó, Hải Thuỵ đối
với Từ Giai có thể nói là cảm kích, kính trọng và sùng bái nữa.
Nhưng sau khi đến nhận chức tuần phủ
úng Thiên, Hải Thuỵ đã nhìn Từ Giai bằng con mắt khác. Vì lúc đến nhận chức, Hải
Thuỵ đã phát hiện ra vấn đề xã hội nghiêm trọng nhất ở địa phương này, như
hương thân hào cường đã chiếm dụng phần lớn đất đai, người cày không có ruộng,
thuế má nặng nề, đương nhiên nông dân muốn lấy lại số đất đai đó. Nghe nói có đại
lão gia thanh liêm không sợ cả hoàng đế là Hải Thuỵ đến, những người nông dân
khốn khổ không biết kêu ai, đã tấp nập kéo tới tố cáo với Hải Thuỵ, nghe nói chỉ
riêng huyện Hoa Đình phủ Tùng Giang (Thượng Hải ngày nay) đã có hơn vạn nông
dân đến tố cáo. Huyện Hoa Đình phủ Tùng Giang là quê hương của Từ Giai và Từ
Giai cũng chính là tên đại địa chủ xâm chiếm đất đai của nông dân nhiều nhất, bị
các hộ nông dân căm ghét nhất. Từ Giai sống trong một đại gia tộc, nhiều đời sống
chung, nên bao gồm mấy ngàn thành viên. Số đất đai họ chiếm hữu vô số, nghe đã
thấy kinh, có người nói là hai mươi tư vạn mẫu, có người khác nói là bốn mươi vạn
mẫu (1). Đất đai nhiều như vậy, đương nhiên không phải là thành quả gia tộc họ
lao động mà có, chỉ có thể là của cưỡng bức, cướp đoạt. Điều nghiêm trọng nhất
là, sau khi đã cướp hết đất đai, họ còn ỷ thế bắt dân phải nộp thuế. Các quan địa
phương vì sợ thân thích của quan lớn Từ Giai nên không dám từ chối, đành phải
vơ vét nhiều thêm nữa từ các hộ nông dân đang canh rác, để hoàn thành nhiệm vụ
thuế má. Những người nông dân khốn khổ đã cùng đường, đành phải mang ruộng đất
đi cầm cố hoặc hiến dâng cho họ Từ, mong được bảo hộ. Sự độc ác đó cứ tuần
hoàn, kết cục là: Trời oán, người oán, dân không còn đường sống.
Hành vi tổn công (đất nước), tổn người
(nông dân) để lợi mình của gia tộc Từ Giai làm cho một người thanh liêm chính
trực như Hải Thuỵ hết sức kinh ngạc, và hình tượng Từ Giai trong mắt Hải Thuỵ
đã từ trên cao rơi xuống ngàn trượng. Hải Thuỵ có cảm giác Từ Giai không còn là
chính nhân quân tử gì gì nữa, mà đơn giản chỉ là nguỵ quân tử. Thực không hiểu
nổi, Từ Giai là vị quan thanh liêm chính trực ở trong triều, vì sao ở quê lại
trở thành ác độc đến nhường ấy? Con người thực là khó hiểu! Đương nhiên, những
hành vi phạm pháp kể trên đều do em trai và cháu chắt của Từ Giai thực hiện. Từ
Giai từng đã khuyên can, nhưng khuyên can không được, đành phải mắt nhắm mắt mở,
nuông chiều để chúng sinh hư. Hải Thuỵ thấy khó chịu, như có gai trong mắt, hơn
nữa việc đó còn va rất mạnh vào nguyên tác của Hải Thuỵ: Tức là không phù hợp với
lí tưởng - mong có một xã hội giàu nghèo không chênh lệch là bao, không phù hợp
với tiêu chuẩn chính trị - liêm khiết vì công, giữ gìn kỷ cương, tôn trọng pháp
luật của Hải Thuỵ, đương nhiên Hải Thuỵ không thể nhẫn nhịn và tha thứ.
Kết quả cuối cùng của sự việc là: Con
cả, con thứ của Từ Giai và hơn chục hào nô bị xử xung quân, con thứ ba bị cách
quan, có đến tám, chín phần trong số mấy ngàn gia nô cho đi chỗ khác, hơn một nửa
sô ruộng đất của nông dân từng bị cướp đoạt được hoàn trả.
Cuối cùng thì ai đã xử lý phần việc của
Từ gia, các sử gia mỗi người nói theo một cách. Có người nói, người chủ trì là
Cao Củng và Sái Quốc Hỵ, có người lại quy công cho Hải Thuỵ. Cao Củng là kẻ thù
chính trị của Từ Giai, từng bị Từ Giai lật đổ. Từ Giai thoái lui, Cao Củng được
phục chức, liền cử môn sinh của mình là Sái Quốc Hy là tri phủ Tô Châu, sau này
lại điều nhiệm về Tùng Giang, lo đối phó với Từ Giai. Giờ đã nắm quyền trong
tay, lý gì chúng lại không trả thù rửa hận. Còn như Hải Thuỵ, có thể trong lòng
còn nhiều mâu thuẫn. Hải Thuỵ không muốn biết sự việc đầy căm phẫn đó lại do ân
nhân làm, lại không thể không nhìn vào sự thực, kiên trì nguyên tắc. Hải Thuỵ
còn một nguyên tắc khác: Đối việc không đối người. Việc Hải Thuỵ cần làm là chỉnh
đốn kỷ cương, và không chỉnh người. Vì vậy, trọng tâm của công việc là hoàn trả
lại đất và hy vọng Từ Giai có thể chủ động trả lại đất. Hải Thuỵ biết, ruộng đất
của dân được trả lại thì lòng căm phẫn của dân cũng sẽ dịu đi. Lúc này cần giúp
Từ Giai một tay và đó không phải là chuyện khó. Tiếc là Từ Giai không hề tự
giác, lại hết sức hẹp hòi, chỉ hoàn trả lại một ít, gọi là tượng trưng. Từ Giai
muốn phô diễn, muốn mơ mơ hồ hồ cho qua chuyện. Hải Thuỵ là người cả tin, chưa
bao giờ làm việc đó, nên đã đến giục. Nhưng Từ Giai lại thoái thác, nói ruộng đất
đó là của con trai, không tiện làm chủ. Như vậy là quá kém, một chút phong độ của
tể tướng cũng không còn! Lần nữa Hải Thuỵ lại đến thúc, nói gần đây tra duyệt
danh sách trả lại ruộng đất, được biết thịnh đức của các hạ lớn lao ngoài sức
tưởng tượng của mọi người, đáng tiếc con số trả lại chưa nhiều, hi vọng được
thanh lý nhiều hơn. Trước kia một số người con có thể sửa chữa sai lầm của cha
mẹ, nay các hạ là cha, sửa chữa sai lầm của con cái, có gì là không được? Đồng
thời, Hải Thuỵ còn có thư cho thủ phủ Lý Xuân Phương, nói: "Từ Giai bị lũ
tiểu nhân bưng bít, nên tài sản quá lớn đến mức khiến người ta kinh hãi. Nay
"dân phong hiểm ác", nếu Từ Giai không hoàn trả hơn nửa ruộng đất, e
sẽ bất lợi cho ông ấy". Hải Thuỵ tuy không chịu hỵ sinh nguyên tắc của
mình, nhưng vẫn muốn ủng hộ Từ Giai. Rõ ràng, Hải Thuỵ có công lớn trong việc
hoàn trả ruộng đất, còn việc sung quân, bãi quan phần nhiều là công của hai vị
Cao, Sái, và đều là những việc xảy ra sau khi Hải Thuỵ đã bị bãi quan.
Hải Thuỵ chỉ muốn sửa chữa những sai lầm
của Từ Giai, không muốn đẩy Từ Giai vào chỗ chết. Hải Thuỵ đã lao tâm khổ tứ
tìm cách bảo toàn Từ Giai trong trường hợp không phải hỵ sinh nguyên tắc, nhưng
như vậy, khác gì đã trở mặt với Từ Giai. Theo Hải Thuỵ, chỉ cần tự vấn lương
tâm thấy không hổ thẹn: Trên không hổ với cha với vua với đất nước, dưới không
hổ với lê dân trăm họ, ở giữa không hổ thẹn với ân nhân đã cứu mạng. Nhưng Hải
Thuỵ lại không biết, trong chốn quan trường chỉ có thân sơ, không có đúng sai.
Với logic lấy người thân làm ranh giới, giới quan trường coi Hải Thuỵ là kẻ phản
bội Từ Giai, và trở thành đồng bọn với Cao Củng. Lần này Hải Thuỵ đã đắc tội với
toàn bộ tập đoàn Từ Giai.
Tập đoàn Cao Củng cũng không nể rình,
vì Hải Thuỵ từ lâu đã đắc tội với Cao Củng. Vào năm Long Khánh thứ nhất (năm
1567), Từ và Cao đã đấu với nhau. Đồng đảng với Cao Củng - Tề Khang hạch tội Từ
Giai, nói con cái và gia nhân Từ Giai hoành hành bá đạo, làm nhiều điều xấu ở
thôn quê. Đó là sự thực, vì thế Từ Giai đành phải xin được nghỉ hưu. Lúc đó,
quan viên phụ trách giám sát trong triều đều là thân tín của Từ Giai đã hợp lại
phản công. Âu Dương Nhất Kính là người đầu tiên quả quyết Cao Củng, Tề Khang là
gian đảng. Tề Khang cũng phản đối, nói Âu Dương Nhất Kính là gian đảng. Khi hai
bên tranh cãi tới mức Hải Thuỵ lên tiếng. Hải Thuỵ dâng sớ trách cứ mạnh mẽ Tề
Khang, nói mục đích Tề Khang hạch tội Từ Giai là để Cao Củng được nắm quyền, Tề
Khang là loài "ưng khuyển", tay sai của Cao Củng, là kẻ "chỉ biết
đến tước lộc của mình, không lo cho sự an nguy của thiên hạ", vì vậy Cao Củng
đáng phải bãi quan, Tề Khang đáng phải xử hình (2). Lúc đó, tiếng tăm Hải Thuỵ
đang nổi như cồn. Bản tấu của Hải Thuỵ đã giáng một đòn nặng nề vào Cao Củng. Kết
cục, Cao Củng từ chức, Tề Khang bãi quan, về sau, lúc Cao Củng xuất hiện trở lại,
đương nhiên phải báo thù Hải Thuỵ. Cao Củng quyết không tha Hải Thuỵ dù Hải Thuỵ
muốn Từ Giai trả lại ruộng đất.
Lần này, Hải Thuỵ còn đắc tội cả với
Trương Cư Chính. Trương Cư Chính vốn cùng phe với Từ Giai. Nhờ được Từ Giai tiến
cử, Cư Chính trở thành đại thần trong nội các. Sau khi vào nội các, Cư Chính
luôn đứng về phía Từ Giai. Sau khi nghỉ chức, vì sợ Cao Củng báo thù, nên Từ
Giai luôn phải giữ quan hệ với Cư Chính, còn mong Cư Chính làm trung gian hoà
giải. Trương Cư Chính thấy việc đó rất đơn giản: Tri phủ Tô Châu tuy là Sái Quốc
Hỵ, nhưng tuần phủ Ứng Thiên lại là Hải Thuỵ! Hải Thuỵ chịu ơn Từ Giai, lý gì lại
không quan tâm? Nhiều lắm cũng chỉ là một cuộc làm quen. Thế là, Trương Cư
Chính có thư gửi Hải Thuỵ, nói khéo, mong Hải Thuỵ lưu tâm một chút. "Tồn
Lão chi thể diện, Huyên ông chi mỹ ý”. Tôn Lão là Từ Giai. Từ Giai tự là Tồn
Trai, nên còn gọi là Tồn Lão. Huyền Ông là Cao Củng. Cao Củng tự là Trung Huyền,
nên gọi là Huyền Ông. Lúc đó, Cao Củng là thủ phụ, Trương Cư Chính là thứ phụ.
Trương Cư Chính muốn giúp Từ Giai, lại không muốn đắc tội với Cao Củng, nên mới
nói như vậy. Cư Chính không ngờ, Hải Thuỵ là người rất nguyên tắc, Hải Thuỵ
luôn muốn báo thù Cao Củng, Hải Thuỵ rất không hài lòng với cảnh đó, nên không
những không giữ được thể diện của Từ Giai mà Cư Chính cũng mất luôn cả thể diện.
Sau khi Hải Thuỵ bị bãi quan, đã có người muốn đề cử Hải Thuỵ, nhưng vì có
Trương Cư Chính giở trò ở bên trong, nên Hải Thuỵ mới không được phục chức.
Trương Cư Chính không muốn Hải Thuỵ được
phục chức, đương nhiên còn một nguyên nhân nữa, đó là ông ta cảm thấy, một người
không dung hoà được với bất kỳ sự kiện nào như Hải Thuỵ, nếu giữ lại ở chốn
quan trường thì có hại. Ngược lại, lúc này Hải Thuỵ đã đắc tội với Từ Giai, Cao
Củng, ai vào thời đó thế lực của ba người này trong giới quan trường là rất mạnh.
Đắc tội với họ ngang như đắc tội với toàn bộ giới quan trường.
Nhưng gần như Hải Thuỵ chưa đã nghiền.
Sau khi bị lũ Thư Hoá, Đới Phượng Tường hạch tội, Hải Thuỵ có thư gửi Cao Củng,
nói "nhân tình thế thái, việc thiên hạ chỉ có thế thôi ư! Liệu còn gì hay
hơn không!". Hải Thuỵ rất phẫn nộ, nói thêm, muốn Hải Thuỵ này vứt bỏ niềm
vui thiên luân giữa mẹ con, vứt bỏ cái đẹp tự nhiên của núi rừng, để bàn bạc
đúng sai với lũ tiểu nhân, để mất bao nhiêu sức lực mới thành công một sự việc,
phỏng có ích gì! Xem ra đại sự trong thiên hạ, chỉ còn biết trông cậy ở các hạ!
Nói điều này ngang như đã chỉ thẳng vào mặt Cao Củng mà chửi. Mắng Cao Củng còn
là chuyện nhỏ, Hải Thuỵ còn có hai lần viết thư gửi hoàng đế, mắng chửi triều
đình, lần thứ nhất nói "kẻ sĩ cả triều, giống như lũ đàn bà", lần thứ
hai nói "Nho sĩ nhu nhược ngang lũ đàn bà". Chửi như vậy, ngang như cự
tuyệt tập đoàn quan văn. Nghe nói, ngay như ngài Lý Xuân Phương - người nổi tiếng,
cũng thấy rất khó có thể tiếp nhận. Lý Xuân Phương nói với mọi người, nếu cách
nói của Hải Thuỵ được chấp nhận, thì chẳng phải ta cũng là một mụ già rồi sao?
Nhìn chung, lúc này Hải Thuỵ đã đắc tội
với mọi người trong triều. Dù số người đó không xung đột trực tiếp với Hải Thuỵ,
thi họ cũng không chấp nhận hành động và tư tưởng của Hải Thuỵ. Không nghi ngờ
gì, Hải Thuỵ là người tốt, là vị quan tốt. Hải Thuỵ lương thiện, chính trực,
cương nghị, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, không sợ khó khăn, thà gãy chứ
không cong, quyết không thoả hiệp, ý chí kiên cường, dũng mãnh tiến lên trước.
Nhưng chính vì những phẩm hạnh ưu tú đó, mà Hải Thuỵ luôn va vào tường, bước
vào ngõ cụt, Hải Thuỵ như con hươu con, ngây thơ hiền lành, sơ ý đã rơi vào bầy
hồ lỵ, lang sói, nhưng vẫn cứ tưởng mình là một chú sư tử dũng mãnh.
Thực lòng ủng hộ Hải Thuỵ lúc này, chỉ
có thể là trăm họ và những người nông dân nghèo khổ. nhưng vào thời đó, sự ủng
hộ của họ, liệu có tác dụng gì!
--------------------------------
1 Nghe nói, con số thực là sáu vạn mẫu, đều bị
tịch thu. Sự việc xảy ra sau khi Hải Thuỵ bị bãi quan (Tác giả).
2 Thực ra, Cao Củng cũng không tệ lắm, về tài
trí, khí phách đều hơn Từ Giai, sinh hoạt cũng giản dị chất phác. Môn sinh của
Cao Củng là Sái Quốc Hy cũng xứng đáng với chức tri phủ Tô Châu, hợp tác rất tốt
với Hải Thuỵ. Vì vậy, khi biên tập văn tập sau này, Hải Thuỵ đã phải nhìn nhận
lại bản tấu sớ này (Tác giả).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét