Văn hóa
Tàu, Việt thực ra là rất khác biệt! (Thư giãn)
Blog Nhà gom lá bàng
Đầy đủ câu trên như sau “Văn hóa Tàu, Việt bề ngoài thì
trông có vẻ tương đồng như thực ra là rất khác biệt”.
Khi đi làm việc tôi cũng... tất bật, nào ngờ khi về hưu lại
càng tất bật... hơn!, ôi: “Ta cứ tưởng xuống trần chơi cho biết. Nào ngờ... bại
liệt đến hôm nay” (nhại thơ Bùi Giáng), hehe... Vậy thì tôi viết!, kkk...
Người Vịêt học “bản chất và hiện tượng” hay “nội dung và
hình thức” cho cố vào, rồi ưa sống “sĩ diện”, nếu không muốn nói là đa số “sống
vì tiền”: “Đúng là đồ phản giáo, phải phế bỏ võ công, giam vào đại lao chờ ngày
xét xử!”, Bao Chửng quát, kkk...
*
Khởi đầu bằng câu hỏi: 1) “Người Nùng cũng được gọi là
Tàu Nùng phải không? Tiện thể anh cho hỏi... thường nghe từ "Tàu khựa",
vậy từ "khựa" nầy là gì, gốc gác từ đâu ra?”, rồi 2) “Chữ và nghĩa: “Mỹ” và “Hoa Kỳ” - Có gì
khác nhau?
1
Tôi hay đi công tác ở vùng Tày Nùng...
“Tày” là gì? Từ “Tày” bắt nguồn từ “cày ruộng” (cái cày =
mạc thay, thây) rồi biến âm thành Tày, Thái, vd như cần Tày, côn Tay (chimviet-
free-fr)... Người Tày còn được gọi là người “Thổ” (xem “Lửa hận rừng xanh”*,
H.1), khoảng 1,5 triệu người, thường sinh sống ở vùng rừng núi thấp ở Tây Bắc,
thuộc hệ ngôn ngữ Tày-Thái, thường có họ là Bế, Ma, Nông, Nùng, Hoàng.. , trong
đó, họ Hoàng tức họ Vừ hay Vàng, chuyển sang Việt Hán là Hoàng hay Vương...,
sau 1975 có nhiều người chuyển vào định cư ở Đắc Lắc mà người dân ở đây thường
quen gọi là người “Tày Cao Bằng”...
“Nùng” là gì? Cũng với một âm khác là “Nông”, “Nùng” có
nghĩa là nồng, đậm đặc, rậm rạp... (Từ điển Thiều Chửu), người Nùng ít hơn, có
khoảng gần 1 triệu người, thường sinh sống rải rác ở cả Tây Bắc lẫn Đông Bắc
VN, thuộc ngữ hệ Tày-Thái và thường có họ là Chu, Hoàng hay Nông, vd như Chu
Huy Mân...
Gọi là “TÀY NÙNG” (chứ không phải Tàu Nùng) vì 2 dân tộc
này thường định cư gần nhau (cùng vùng, cùng địa bàn hoạt động, vd như ở Tây Bắc)
và do đa số cùng sử dụng ngôn ngữ Tày-Thái, nên đôi khi có thể xem là một!
2
“Khựa” là gì? Không có ý xúc phạm:
-”Khựa” dường như là tiếng thuần Việt có nghĩa là bựa, bẩn,
bựa bẩn, khớm, khắm, thúi, điếm thúi..., ý coi thường, bởi có lẽ vì người Tàu “thường”
hay cãi nhau và ăn bẩn, sống dơ!, hay bởi thế mà có fbker gọi là “Tàu khựa điếm
thúi” (!), trong đó, khựa = khắm (theo nhà văn Nguyễn Tuân)... như, “thằng này
bựa lắm” (bựa = hư, dữ dằn, hay làm càn, làm ẩu), “răng anh ấy có nhiều bựa lắm”...,
“bựa” (răng) tiếng miền Bắc hay gọi là “mảng bám”, còn miền Nam gọi là “khớm
răng”...
Ngoài ra, “khựa” còn có nghĩa là khách: “Ở trong Nam dùng
chữ "Tàu khựa" từ lâu, rất lâu rồi. Người Tàu qua nước Việt là
"khách" (客), còn người Việt là "chủ" (主).
"Khách", người Tàu phát âm /khừa/ => người Việt dựa theo nói thành
"Tàu khựa" là khách Tàu..., nhưng thiết nghĩ nghĩa này không phổ biến!
3
Gọi là “Hoa Kỳ” hay “Mỹ”?
Người Việt hay gọi là “Hoa Kỳ” (xứ cờ hoa, kiểu Tàu),
nhưng gọi “MỸ” thông dụng hơn, vd “nước Mỹ”, “người Mỹ”, “bom Mỹ”, “Hội Việt-Mỹ”,
thậm chí là “đế quốc Mỹ” hay “kháng chiến chống Mỹ”... chứ không nói là “nước
Hoa Kỳ”, “người Hoa Kỳ”, “bom Hoa Kỳ”, “Hội Việt-Hoa Kỳ”, “đế quốc Hoa Kỳ” hay “kháng
chiến chống Hoa Kỳ”..., chỉ trừ “đèn Hoa Kỳ”, hehe...
Cũng như “truyện Tàu”, “nhạc Tàu”, “ba Tàu”, “cơm Tàu”
(cơm Dương Châu), “thịt heo kho Tàu”, người Việt không nói là “truyện Trung Quốc”
“nhạc Trung Quốc”, “ba Trung Quốc”, “cơm Trung Quốc”, đặc biệt không bao giờ
nói là “thịt heo kho... Trung Quốc”, hahaha...
Ôi, nhiều “Nâng Cần gia” tuy cũng có hiểu biết ít nhiều,
nhưng mà lại còn xài từ Trung Quốc, tiếc thay!!!
*
Quay lại sự “không tương đồng” giữa văn hóa
giữa Tàu và Việt... Hãy ôn lại lịch sử:
- Vì mong muốn lập một vương quốc tự trị riêng cho người Nùng nên nhiều lần Nùng Trí Cao (1025-1055) đã nổi lên...
Năm 1041, Nùng Trí Cao cùng với mẹ là A Nùng từ động Lôi
Hỏa lại về chiếm cứ châu Thảng Do, đổi châu ấy làm nước ĐẠI LỊCH. Vua sai tướng
đi đánh, bắt sống được Trí Cao đem về Kinh sư, (nhưng) lại cho thêm cho bốn động
Lôi Hỏa, Bình, An, Bà và châu Tư Lang nữa... Năm 1048, Trí Cao lại chiếm giữ
phía Tây động Vật Ác (thuộc Quảng Nguyên)...
Năm 1052, Nùng Trí Cao lại tự xưng là NHÂN HUỆ HOÀNG ĐẾ,
đặt tên nước là ĐẠI NAM... Vua Tống Nhân Tông không đồng ý, Trí Cao liền đem
binh tiến sang đất Tống..., được sự giúp đỡ của các thủ lĩnh người Tày, Thái ở
Quảng Tây, quân của Nùng Trí Cao chiếm được rất nhiều châu như: Hoành châu, Quý
châu, Cung châu, Tầm châu, Đằng châu, Ngô châu, Khang châu, Đoan châu, Ung
châu, rồi đem quân vây hãm Quảng châu... Sau 57 ngày công phá không chiếm được
thành, Trí Cao ngừng công kích, nhưng ông vẫn cho quân tiến tiếp lên phía Bắc
đánh chiếm thành Thanh Viễn, Anh châu, Thiều châu. Thắng trận, Trí cao cho quân
tiến về phía Tây chiếm tiếp Liên Châu, Hạ Châu, Thiệu châu. Toàn thắng, quân của
Trí Cao tiến lên phía Bắc đánh chiếm Cung châu và Toàn châu, đến tận dãy núi
NGŨ LĨNH..., Nùng Trí Cao Đổi hướng tiến quân về hướng Tây Nam đánh chiếm Quế
Châu, Hưng An, Liễu châu, Tấn Châu và chiếm lại Ung Châu...
Lúc này Nùng Trí Cao đã chiếm được “một nửa nước Đại Tống”...
Năm 1053, Địch Thanh bất ngờ điều binh tiến đánh, Quân của Nùng Trí Cao hoàn
toàn bất ngờ và bị tan vỡ, nhiều tướng bị tử trận...
Năm 1055 quân Tống bí mật tiến vào Đại Lý truy tìm Nùng
Trí Cao, vì không muốn gây hấn với nhà Tống nên Đại Lý đã chủ động bắt Nùng Trí
Cao rồi dâng thủ cấp cho nhà Tống... (“Đại Cồ Việt từng vuột mất cơ hội đánh
chiếm Trung Quốc”, trithucvn-org)
*
Bà Triệu |
Vì người Tày-Nùng nói riêng hay các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung... có tổ tiên thuộc nhánh “Yue” (Việt), nên cũng như đa số những người Việt khác, họ có đầu óc “độc lập”, “tự trị”, “tự chủ”...
Đặc biệt là vì có sự “khác biệt lớn” về văn hóa, ngôn ngữ,
lối sống, đạo đức, tính cách... nên họ có ý chí “kháng Tàu” rất mạnh, thậm chí
có thể vùng lên xưng “ĐẾ”. Ví dụ cụ thể như Nùng Trí Cao nói trên đã từng đánh
đến tận Ngũ Lĩnh, chiếm nửa nước Tàu, thành lập Đế quốc Đại Nam, tự xưng Nhân
Huệ Hoàng Đế:
... Thiết nghĩ chưa có vị hoàng đế “Việt Nam” nào làm được
vậy! Tuy có bị vu “thắng làm vua thua làm giặc”, nhưng trong lịch sử thì tên tuổi
của những Hai Bà Trưng, Bà Triệu* hay Nùng Trí Cao của Việt Nam cũng đỉnh đỉnh
đại danh chả kém gì những An Lộc Sơn, Tiết Cương, Từ Hải, Ngô Tam Quế, Lý Tự
Thành, Trần Hữu Lượng* bên Tàu..., chỉ có điều là do “những kẻ mê muội nâng cần”
hay ham đọc sách Tàu, xem phim Tàu nên không biết hết các “danh nhân Việt Nam”!
Rất tiếc!!!
H...ết.
---
Chú dẫn:
1. An Lộc Sơn dấy binh nổi loạn vào thời Đường Huyền
Tông, tự xưng là Yên Đế (Loạn An Sử, 755-763, có liên quan đến câu chuyện tình
Dương Quý Phi)...
2. “Bà Triệu” tức Triệu Ẩu = bà Triệu người dân tộc “Ẩu”
(một nhánh của dân tộc Mường, nay không thấy nhắc đến!), nhưng người ta quen luận
như sau: “Bà Triệu người dân tộc Ẩu” - > Triệu Ẩu -> Triệu Thị Trinh
-> Nhụy Kiều tướng quân, híc.. híc...
3. Ngô Tam Quế (1612-1678) có trong truyện “Lộc đỉnh ký”
hay trong phim “Danh tướng Ngô Tam Quế”, kẻ đã mở cửa Sơn Hải Quan để quân
Thanh tràn vào Trung Nguyên (cuối thời nhà Minh), ông còn là chồng của Thiên hạ
đệ nhất mỹ nhân Giang Nam Trần Viên Viên, có liên quan đến “mối tình tay ba” với
Lý Tự Thành tức Sấm Vương...
4. Tiết Cương sống vào cuối thế kỷ 7 (thời Võ Tắc Thiên),
là con của Tiết Đinh San, cháu của Tiết Nhân Quý, chắc các bạn đã từng nghe nói
về các tên truyện như “Tiết Nhân Quý chinh Đông”, “Tiết Nhân Quý chinh Tây” hay
“Tiết Cương phản Đường”!
5. Trần Hữu Lượng (1316-1363), “trưởng lão 8 túi” của Cái
Bang (Kim Dung), khởi binh chống lại Chu Nguyên Chương, thành lập nước Đại Hán
và tự xưng là Đại Hán Hoàng Đế, ông có thể là người Việt và là con út của Trần
Ích Tắc!...
6. Từ Hải (!-1556) có thể là người Oa! (Nhật), và có thể
là nhân vật “Đông Phương Bất Bại” của Kim Dung (họ Từ bị chết bởi tên đồng tính
Dương Liên Đình), hay “Đại soái” của Cổ Long trong truyện “Sở Lưu Hương” (họ Từ
bị chết dưới tay của sát thủ Ngọc Kiếm công chúa!!
7. Truyện “Lửa hận rừng xanh” hay “Thập Vạn Đại Sơn Vương”...
của nhà văn kiếm hiệp Việt Nam Hoàng Ly, xoay quanh những mối quan hệ, những đấu
tranh, những bí mật, và nhiều thứ phức tạp tại vùng núi phía bắc (của các dân tộc
thiểu số, đặc biệt là người “Thổ”, vd như Hồng Cẩu Quẩy, LB), ở đó là nơi tồn tại
của những bầy sói hoang, những con thú dữ, của những núi rừng trùng điệp và của
những nguy hiểm cận kề... (theo truyenkiemhiep-com-vn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét