ĐỪNG
KỂ TÊN TÔI (KỲ 4)
Truyện
ký của Phan Thúy Hà
22.
Đơn
vị lên xe về Tây Ninh. Hành quân bộ xuống Củ Chi. Người dân bí mật dẫn cả sư
đoàn vào làng. Ngay giữa lòng địch mà sao dân ở đây vẫn sinh hoạt bình thường.
Ban đêm đoàn điện ảnh cơ động hát hò biểu diễn dưới vòm cây. Buổi trưa anh em mắc
võng nằm đung đưa giữa các cây xoài.
Nhiệm
vụ trên giao sư đoàn 320 phải đánh căn cứ Đồng Dù, cánh cửa đi vào thủ đô Sài
Gòn.
Đêm
trước chiến dịch chị chủ nhà nói nhỏ, cộng sản đánh vào Đồng Dù lần này nữa là
lần thứ chín rồi đó. Các năm trước đánh được mấy giờ là chúng nó lấy lại, lần
nào lâu nhất là được một ngày một đêm. Cộng sản hy sinh ở đó quá nhiều. Dân ở
đây nhờn rồi giờ thấy đánh nhau ở Đồng Dù là đi hôi của.
Bảy
giờ sáng ngày 28 tháng 4. Cán bộ trung đội trở lên có mặt tại tiểu đoàn bộ để
nhận nhiệm vụ trên sa bàn. Sa bàn làm bằng đất giữa bãi hoang ngoài đồng ruộng.
Toàn bộ căn cứ Đồng Dù được rút nhỏ lại chừng ba mươi mét. Bao gồm: 120 lô cốt
vòng ngoài; 17 lớp hàng rào; Hai cổng chính; 4 tuyến giao thông hào vây quanh;
Phía giữa đồn có đường rải nhựa để địch đi lại các kho; Có 4 khu gia đình cách
nhau 900m, ban chỉ huy sư đoàn địch đóng giữa.
Đại
đội 2 là đại đội chủ công nhận nhiệm vụ mở cửa.
Trung
đội của tôi là trung đội chủ công được phân công cắm cờ lên nóc hầm sư đoàn chỉ
huy sư đoàn địch.
Hôm
nay tôi quyết định mặc chiếc áo mới. Tôi linh cảm có thể đây là lần ra trận cuối
cùng.
Trận
đánh cuối cùng? Tôi sẽ chết hay sau trận này là kết thúc? Tôi làm sao biết được.
Chỉ cảm thấy một trận đánh kịch liệt trước mắt.
Nhà
thơ Tố Hữu vào Tây Nguyên thấy anh em bộ đội quần áo rách nát, bẩn thỉu, về
ngoài bắc ông đề nghị Bộ hậu cần cấp cho mỗi lính một bộ quần áo. Là chúng tôi
nghe trên báo xuống vậy. Nói là một bộ nhưng thực tế mỗi người được một chiếc.
Người có áo thì không có quần. Tôi được cấp chiếc áo. Tôi gọi đó là áo nhà thơ.
Hôm
nay tôi mặc áo nhà thơ ra trận đánh lớn.
Ba
giờ chiều ngày 28 tháng 4 lệnh xuất kích.
Bầu
trời như sắp có cơn mưa lớn vì đen ngòm khói bom đạn pháo. Ba tiếng đồng hồ sau
lại thấy đạn của ta như bó đuốc bay thẳng vào đồn địch. Máy bay địch thả pháo
sáng và ném bom ở các hướng mà quân ta đang nổ súng. Pháo tầm xa phản lại vùng
pháo ta vừa bay lên. Cứ thế hai bên như thách thức ai mạnh hơn, súng ai to hơn,
ai gan lỳ hơn.
Chín
giờ đêm chúng tôi lọt vào rừng cao su gần đồn địch và được bố trí nằm ngay ở
góc vườn nhà thờ. Qua nhà thờ là tới đường 14, cách hàng rào thứ nhất 15 mét,
cách đại đội 2 chừng 200 m.
Xong
đội hình mai phục có lẽ tầm hai giờ sáng. Tôi cùng anh Hùng đại đội trưởng và
anh Nhuần chính trị viên đi kiểm tra các trung đội một lượt. Đi vào các khu vườn
của dân ngay phía sau dãy phố mà không có một tiếng chó sủa. Yên tĩnh lạ thường.
Đúng
ba giờ sáng đại đội 2 điểm hỏa. Quả mìn mở cửa của lớp hàng rào thứ nhất bung
lên. Tiếp tục lớp thứ hai, lớp thứ ba.
Vài
phút sau địch đã xác định được hướng tấn công của ta. Từ trong đồn hỏa lực bắn
ra. Hỏa lực đại đội 4 chi viện cho đại đội 2 không thấm vào đâu. Đại đội 2 bị
gián đoạn lâu mới nổ tiếp được một quả.
Tôi
bảo anh em phải dán mắt vào hai hướng đường nếu địch đến là nổ súng. Vừa chỉ huy
anh em ở trung đội vừa lắng tai nghe về hướng đại đội 2.
17
lớp cửa mở. Giờ đã chín giờ sáng mà đại đội 2 mới mở đến lớp thứ 9. Với kinh
nghiệm mở cửa tôi biết đại đội 2 bị thương vong nhiều.
Gần
mười một giờ trưa, ông Cẩn chính trị viên trưởng của tiểu đoàn và anh Năm đại đội
phó đại đội 1 tiến lại hướng chúng tôi. Lúc này lẽ ra ông Cẩn phải ở ban chỉ
huy tiểu đoàn chứ sao lại đến tận trung đội tôi?
Ông
Cẩn ra hiệu tôi lại gần hội ý. Ông nói: Bây giờ đồng chí Ngọc phải tập hợp anh
em lại và kết nối bộc phá để mở cửa phụ nhằm thu hút lực lượng địch về phía
mình để đại đội 2 dễ hoạt động.
Tôi
nhận nhiệm vụ. Phân công mỗi tiểu đội kết cho được ba quả bộc phá. Yêu cầu một
quả phải đủ dài 1.5m. Kết xong tôi sẽ mở lớp hàng rào đầu tiên. Chín quả phải mở
được chín lớp. Còn hỏa lực bám sát anh em. Khi anh em ôm bộc phá lên mở cửa phải
kiềm chế hỏa lực địch.
Đang
ngồi kết bộc phá thì anh Năm và ban chỉ huy đại đội 1 lệnh cho trung đội tôi phải
dừng động tác mở cửa và ngay lập tức phải vượt đường để chiếm lấy mặt đường
phía đông đồn. Trong đồn địch đã kéo cờ trắng.
Tôi
hô anh em tiến. Rời khỏi vị trí được năm mươi mét thì một khẩu đại liên bên nóc
nhà thờ Tân Qui bắn xuống cản đường đội hình. Tôi lệnh cho anh Ca là xạ thủ B41
giập ngay hỏa lực địch. Tiếng nổ ầm, hỏa lực địch tắt và các mảnh vỏ tường xi
măng nhà thờ bay xuống đầu chúng tôi đang tiến. Hỏa lực trong đồn địch bắn ra
làm cho quân ta không tiếp cận được mặt đường dù chỉ còn năm mươi mét nữa.
Tôi
giật khẩu B41 của anh Ca.
Vai
trái dí sát tường nhà thờ vai phải là khẩu B41 tôi lấy thước ngắm chuẩn xác.
Nín thở. Bóp cò. Quả B41 lao thẳng vào miệng lô cốt địch đang nhả đạn đỏ lừ về
hướng quân ta. Cột khói trắng dựng lên.
Tôi
tiếp tục hô tiến. Một chiếc xe bọc thép từ trong đồn vụt qua. Anh em bắn vuốt
đuôi.
Sao
không nổ súng? Anh Ca nói: Phía sau lưng quân ta nằm dày, phía trước là anh em
trung đội.
Tôi
thầm nghĩ, ta bị địch nghi binh rồi. Kéo cờ trắng mà chúng vẫn nổ súng không ngừng.
Tất cả chúng tôi ôm súng lăn qua đường.
Bầu
trời phố Tân Qui và căn cứ Đồng Dù mù mịt khói đen. Tiếng nổ rầm trời.
Giữa
bãi tha ma có một con đường mòn chạy dọc từ cổng đồn ra phía đông. Bị quân ta
chặn đánh địch nhằm hướng này chạy thoát. Chúng tôi bám trụ tại đây từ trưa và
giờ đã gần hết buổi chiều. Vừa đánh vừa lấn tới phía cổng chính.
Bãi
tha ma. Từng ngôi mộ làm điểm tựa cho cả ta và địch.
Trước
mũi súng tôi xuất hiện một người con gái trẻ, tóc ngắn, tay cắp nón tay xách
túi. Cô gọi to tên ai đó. Tôi đoán cô đi tìm người yêu hoặc chồng đang đâu đây
quanh đồn địch. Cô không biết mình đang đi giữa làn đạn ta và địch.
Cô
kia nằm xuống hoặc ra khỏi ngay trận địa. Tôi quát to.
Một
cậu lính chạy lại: Báo cáo anh, ta bắt được thêm sáu mươi tù binh giờ phải làm
sao?
Không
còn đủ dây để trói nữa. Tôi lệnh: Lột hết vũ khí, giày tất, quần áo rồi đẩy xuống
hố bom, cho hai thằng gác.
Tôi
phát hiện một tốp địch nấp sau ngôi mộ. Lệnh cho xạ thủ B40. Xạ thủ bắn ba quả
đều trượt. Vì địch có mô đất trên mộ che chắn.
Bảo
anh em yểm trợ, tôi vòng sang trái. Lướt qua bụi cây bị chúng phát hiện ra.
Viên đạn AR15 bắn trúng ngực. Tôi gục xuống giây lát.
Biết
mình chưa chết, tôi lấy lại tinh thần. Giờ sao? Bò quay trở lại thì không đủ sức.
Mà trúng thêm đạn cũng toi luôn. Tôi lấy lại tư thế nằm bắn. Nhìn thấy mấy chân
địch thò ra. Lúc này chúng nó chú ý đến anh em đang nổ súng yểm trợ cho tôi.
Tôi
nín thở bóp cò. Hai phát liên tục. Một thằng lăn ra khỏi điểm tựa. Tôi hô to:
Hàng thì sống chống thì chết. Bắn luôn hai phát. Hô tiếp: Bỏ thì sống chống thì
chết. Bắn thêm hai phát. Hô tiếp. Ba cái đầu nhô lên, sáu cánh tay giơ cao, từng
đứa đứng dậy.
Máu
trong ngực tôi đang phun ra phía sau lưng. Nếu đứng dậy có thằng phát hiện ra
tôi trúng thương sẽ bắn trả. Bắn trả tôi chết chắc.
Tôi
tư thế ngồi bắn. Tay ra hiệu ba đứa lại gần mình.
–
Giơ tay lên. Bỏ súng xuống. Lại đây!
–
Cởi giày. Cởi quần áo!
Tôi
bắn hai phát xuống đất, trước mặt chúng.
–
Thưa anh, bọn em có một thằng bị thương.
–
Một thằng băng bó cho thằng kia. Một thằng lại đây.
Một
thằng tiến lại sát trước mặt tôi.
–
Mày ngồi xuống. Giơ hai tay lên.
Một
tay tôi cầm súng kề dưới nách nó. Một tay tôi vịn vai nó đứng dậy. Lúc này
chúng mới biết tôi bị thương.
Tôi
nghe rõ tiếng máu mình đang chảy re re sau lưng. Áo mới mặc chưa thấm mồ hôi lần
nào, máu chưa ngấm được vào sợi vải nên trôi theo lưng đọng thành cục nằm giữa
và một bên thắt lưng.
–
Cõng tao lại đằng kia.
Thằng
to khỏe cõng tôi. Hai thằng kia dìu nhau đi sau. Bốn chúng tôi đi giữa tiếng đạn
không phút nào ngơi giữa ta và địch. Hai bên đang giao tranh giữ dội. Thằng
cõng tôi run lẩy bẩy.
–
Đi đi, mặc xác nó. – Tôi cố hết sức lên giọng.
Tôi
đang kiệt sức dần. Đầu óc choáng váng. Thấy nổ đom đóm mắt nhưng vẫn giả vờ
mình không vấn đề gì.
Đi
thêm hai mươi mét tôi thấy như không thở được nữa. Tôi thều thào. Mày đứng lại.
Nó đứng lại và tôi tụt xuống khỏi lưng, tìm một tư thế khác dễ thở hơn để đi tiếp.
Tay
trái bá vai, bụng dựa vào lưng và súng vẫn để nguyên dưới nách nó.
Tay
phải luôn để ở vị trí nòng cò, lê xuyên từ nách trái sang nách phải của nó. Khẩu
AK báng gấp của Tiệp mới cứng, vừa nhẹ vừa chính xác. Khẩu súng này tôi mới lấy
được của địch.
Hai
mươi phút sau chúng đưa tôi về đến tận nơi anh em đang nổ súng.
Buổi
chiều, khi đến bãi tha ma tôi vừa nổ súng vừa đảo mắt quan sát xung quanh. Phản
xạ của lính trinh sát khi đến một địa hình mới. Tôi thấy cách chừng ba trăm mét
có nhà chòi của dân giữ dưa hấu.
Tôi
nói với anh Quyền cho người lại nhà chòi tháo một đòn tay làm đòn khiêng tôi về
đơn vị quân y. Và bảo anh Hường áp tải hai thằng tù binh khỏe nhất đang ngồi dưới
hố bom lên khiêng tôi.
Tôi
bàn giao nhiệm vụ cho anh Quyền và ba tiểu đội trưởng là Bình, Tưởng, Hùng. Dặn
họ cố gắng bắt liên lạc với ban chỉ huy đại đội, tiểu đoàn. Ban chỉ huy đại đội
bị lạc khi đi dọc đường phố Tân Qui. Một mình tôi chỉ huy cả bốn trung đội.
Tôi
nghĩ mình sẽ không qua khỏi. Muốn nói nhiều hơn nữa. Nhưng rồi ngất xỉu khi nào
không biết.
Lúc
tỉnh lúc mê tôi nghe tiếng anh Hường đang quát tháo tù binh vì họ kêu đau chân
đau vai. Hai tù binh đang khiêng tôi đi. Họ bị lột giày và chỉ mặc quần áo lót.
Tôi
thiếp đi.
Trời
xẩm tối. Tôi lại tỉnh. Thấy mình đang nằm trong một cái chợ. Xung quanh nhiều
người dân.
Một
người phụ nữ giọng hốt hoảng: Các chú bộ đội ơi cho tôi tiếp máu người này nhé,
người này thiếu máu trầm trọng, yếu quá rồi.
Người
phụ nữ mang chai máu khô đến. Cột chai máu vào cái cột đình của chợ. Người dân
tản ra để chị thao tác truyền máu cho tôi.
Một
bác đánh xe lam đến: Bộ đội cho tôi giúp một tay với. Cần chở thương binh đến bệnh
viện nào tôi chở đi.
Anh
y tá nghe hợp lý. Bảo bác xe lam chở tôi tới phẫu quân y trung đoàn.
Họ
đặt nguyên cả đòn cáng ngang xe lam và mang theo chai máu đang truyền.
Đến
nơi họ cáng tôi xuống, đặt ngang trên miệng hố pháo 120 ly của đơn vị hỏa lực vừa
rời khỏi.
Anh
y tá đi cùng tôi đến đây nói với hai anh vận tải: Các anh khẩn trương đưa anh
này lên tuyến sư đoàn.
Hai
anh vận tải khiêng tôi chạy. Tôi nằm trên cáng lúc tỉnh lúc mơ. Một tiếng dằn mạnh
đau nhói. Từ từ các anh ơi tôi không thở được nữa. Đau quá các anh ơi đau quá
các anh ơi. Tôi rên ư ử không thành tiếng.
Một
trong hai người nói to. Đừng rên nữa, bọn tao đang cố hết sức đây.
Bất
ngờ tôi nằm xoài giữa đám ruộng. Trời mưa, đêm tối. Các anh chạy nhanh quá vấp
ngã. Tôi đau điếng. Vừa đau vừa rét. Một trong hai người lại nói: Chú mày thông
cảm, đường trơn quá không nhìn thấy gì. Chú mày sẽ được cứu sống, không chết
đâu mà lo. Bọn tao đang đi tắt cho nhanh.
Rồi
họ lại bước chậm. Họ đang dò đường. Chân người đi trước giẫm phải cái ba lô. Họ
dừng lại, lục tìm được tấm ni lông trùm lên người tôi. Tấm ni lông trùm lên tôi
ấm hẳn.
Người
đi trước nói như reo: Dưa hấu mày ơi, ăn đã.
Đường
tắt qua ruộng dưa hấu. Hai người lần nữa thả phạch cáng xuống giữa ruộng. Tôi
nói hai anh đặt chiếc mũ lên đầu cho dễ thở hơn, nằm phẳng thế này tôi không thở
được. Họ đặt mũ vào gáy tôi. Họ đi tìm dưa hấu. Họ đi tìm dưa hấu ăn trong bao
lâu tôi không biết.
–
Chết cha không biết thằng thương binh đâu rồi.
–
Tao và mày đi tìm hai hướng. Nhớ xát chân vào mặt đất khỏi bước qua cáng mà
không biết.
Tôi
nghe hai anh nói với nhau mà không sao lên tiếng được. Tôi ở đây. Các anh không
tìm được chắc tôi chết ở đây trong đêm nay.
–
Ơi thằng thương binh. Mày đang chỗ nào rên thật to lên.
–
Bây giờ phải bảo nó rên thật to rồi ghé tai xuống đất nghe cho rõ.
–
Ơi thằng thương binh sao khi cần rên mày không rên. Mày rên thật to để tao ghé
tai xuống đất xem mày nằm ở góc nào.
Tôi
không rên được, không làm sao rên được. Tôi còn sức đâu nữa mà rên hở các anh.
–
Ơi thằng thương binh nếu mày chưa chết thì mày cố rên lên để bọn tao còn biết.
Tôi
bắt đầu rên được. Tôi rên. Rên to. Bao nhiêu sức dồn hết vào mà rên.
–
Hướng này mày ơi.
–
Hướng nào?
–
Hướng này.
–
Hướng này là hướng nào.
–
Rên tiếp đi nữa thằng thương binh ơi.
Tôi
lịm đi.
Tôi
nghe hai cái tát bộp bên tai rồi mở mắt. Tôi đang nằm trên bàn mổ. Bàn mổ là tấm
liếp tre trải ni lông dựng lên trên sáu cái cọc tre. Đây là bệnh viện dã chiến
cơ động.
–
Quần áo đâu?
–
Không biết.
–
Lấy cho anh ta cái quần đùi.
Anh
y sĩ mặc chiếc quần cho tôi. Tôi nhìn thấy đèn măng sông sáng. Hai anh vận tải
khiêng tôi đến đây lúc mười giờ đêm.
Và
giờ hai anh y tá khác khiêng tôi đến hầm phẫu. Hầm phẫu nửa chìm nửa nổi có
treo một chiếc đèn bão.
Trên
thảm rơm thương binh nằm san sát. Tất cả đều im lặng.
Tất
cả đều im lặng. Tôi cũng im lặng. Nhìn ra ngoài trời đã hửng sáng.
Y
tá đặt tôi ngồi giữa hai thương binh. Một người vừa tắt thở. Họ khiêng người đó
ra và tôi thay vào chỗ trống.
Đầu
óc tôi đã tỉnh táo. Tôi đau không nằm được. Nằm thì không thở được. Cứ ngồi hai
tay ôm đầu gối. Buồn ngủ cứ thế mà ngủ.
Lúc
này là tám giờ sáng ngày 30 tháng 4.
Trong
người tôi lên từng cơn rét.
Tôi
nhìn sang người anh đang nằm bên cạnh. Từ khi tôi vào đến giờ anh vẫn ngủ say.
Tôi
rét run cầm cập. Nhìn thấy anh đang gối đầu lên cái bọc chiến đấu. Đó là cái bọc
của người lính mỗi lần ra trận mang theo bên người. Cái bọc vẫn còn căng. Tôi
đoán trong đó có quần áo dài hoặc cái gì đó để đắp. Trên người tôi lúc này vẫn
chỉ một chiếc quần đùi.
Tôi
lay anh dậy để xin mượn. Lay mãi. Tay tôi sờ vào vai anh. Sao lạnh thế này. Tôi
mò xuống tay anh xuống chân anh. Lạnh ngắt. Anh đã chết từ khi nào. Cơ thể đã cứng
đi rồi.
Tôi
nhìn anh nói nhỏ: Anh ơi ta đều lính cả. Anh đi rồi thì anh có cái áo cái quần
dài nào cho tôi. Tôi rét quá. Anh cho tôi xin anh nhé. Nói xong tôi đỡ đầu anh
lấy cái bọc.
Trong
bọc vẫn đầy đủ các loại đồ phục vụ chiến đấu. Tôi chỉ xin anh bộ quần áo dài.
Buộc lại gọn gàng, kê lên đầu cho anh như khi nãy.
Y
sĩ đi qua. Tôi báo ở đây có người chết rồi.
Nhân
viên đưa cáng khiêng anh đi. Chỗ tôi ngồi rộng hơn một tý.
Mười
phút sau y tá lại cáng một người khác nằm xuống chỗ anh. Khiêng một anh thương
binh vào, khiêng hai cái xác ra. Chốc chốc lại như vậy. Đơn vị quân y của sư
đoàn biết mấy chục cái lán như thế này.
Anh
đi rồi. Hai hàng nước mắt tôi đầm đìa. Xót xa đồng đội. Chết cô đơn lạnh lẽo.
Anh tên gì quê anh đâu người thân của anh là ai. Đêm qua nếu tôi không may thì
cũng giống như anh vậy thôi.
Ba
tháng sau bình phục trở về đơn vị tôi được anh y tá cho biết người phụ nữ truyền
máu cho tôi là bác sĩ có phòng mạch riêng ở Tân Qui, huyện Hóc Môn. Chị cùng
người dân tình nguyện đi cấp cứu thương binh.
Một
chiều chủ nhật tôi nhờ anh y tá đưa đến nhà chị nói lời biết ơn người đã cứu mạng.
Chúng
tôi đến vừa khi chị đang dắt xe ra khỏi cổng. Anh y tá giới thiệu tôi và nói qua
lý do sao chúng tôi lại đến nhà.
Khác
hẳn với vẻ hốt hoảng hôm cấp cứu tôi, khuôn mặt chị lúc này nhìn thật xa cách
và thờ ơ. Hai anh em tự nhiên lúng túng. Chị nói: các chú bộ đội cứ chờ đây, hoặc
đi đâu đó một lúc rồi quay lại, chị lên Sài Gòn có chút việc rồi về.
Ngồi
chờ chị ở quán nước sát bên nhà một tiếng đồng hồ chị vẫn chưa về. Chúng tôi phải
về đơn vị.
Chủ
nhật tuần sau tôi lại đến. Cửa đóng. Tôi sang quán nước hôm trước ngồi. Trò
chuyện một lúc người bán nước cho biết chị đã theo đường vượt biên cách đây hai
hôm rồi. Chồng chị là đại úy Việt Nam Cộng hòa bị giết năm 1968. Bao nhiêu năm
nay chị một mình nuôi con.
23.
Tôi
được chuyển về điều trị tại khoa ngoại Viện quân y 175. Làm bệnh án và điều trị
cho tôi là bác sĩ Lân.
Qua
mười ngày tôi vẫn đang trong tình trạng khó thở. Sức khỏe suy kiệt.
Mỗi
buổi sáng bệnh nhân tiêu chuẩn được một cái bánh mỳ và hộp sữa. Sáng nay tôi mệt
lả không ăn nổi. Bác sĩ Lân đến tiêm. Mọi khi y tá tiêm nhưng không hiểu sao
sáng nay lại là bác sĩ. Rút kim tiêm xong tôi lịm đi không biết gì nữa.
Tỉnh
dậy tôi nghe anh bệnh nhân giường bên cạnh tường thuật lại chuyện đã xảy ra với
mình. Sau khi tiêm xong tôi không kéo quần lên, không quay người lại, không bỏ
chân xuống. Anh sang lắc người tôi nhắc nhở thì biết tôi đã mê man. Anh gọi bác
sĩ đang thăm khám phòng bên kia. Các phòng ngăn cách bằng tấm kính nên từ phòng
này nhìn rõ sang phòng kia. Các bác sĩ có mặt. Họ lật người tôi lại, đo huyết
áp, kéo xem tròng mắt. Không rõ tôi bị sốc thuốc, thuốc quá liều hay vì lý do
gì, chỉ biết sau đó bác sĩ Lân tiêm thuốc cho tôi rồi quan sát chờ tôi tỉnh dậy.
Từ
hôm đó tôi trở thành bệnh nhân đặc biệt, được bác sĩ Lân quan tâm nhiều hơn những
bệnh nhân khác. Mỗi ngày tôi phải tiêm ba lần. Tôi nằm sấp. Bác sĩ Lân chọc một
phát kéo ra từ phổi một xi lanh đỏ ngầu máu mủ. Tôi bị tắc động mạch phổi. Đó
chính là nguyên nhân khiến khó thở.
Số
thuốc tôi phải tiêm và uống trong suốt gần ba tháng nằm viện nhiều không biết
bao mà kể. Mỗi ngày ba phát tiêm. Sang tháng thứ ba giảm xuống còn hai phát mỗi
ngày.
Bác
sĩ Lân hàng ngày xuống thăm, động viên tinh thần tôi. Những hôm không phải
phiên trực anh cũng ghé qua vài phút hỏi han dăm ba câu vui vẻ. Tôi cảm nhận được
sự quan tâm chân thành anh dành cho mình.
Tôi
bắt đầu ngồi dậy rồi đi lom khom. Một buổi chiều ăn cơm xong bác sĩ Lân qua rủ
tôi sang nhà chơi cho thay đổi không khí. Ngôi nhà anh ở trong khuôn viên bệnh
viện.
Tôi
đồng ý đi. Anh dắt tôi từng bước chậm chạp. Một tay tôi cầm nạng một tay dựa
vào anh như đứa trẻ lần đầu tập đi.
Ngôi
nhà anh thật gọn gàng, ấm cúng. Vợ anh là chị Sâm giọng nhỏ nhẹ từ tốn. Chị pha
trà. Đưa ra một đĩa bánh kẹo. Những đứa con đi lại quanh phòng quanh chỗ tôi ngồi
nhìn tôi vẻ tò mò và quý mến. Chị giới thiệu mình là nhân viên điều dưỡng bệnh
viện Chợ Rẫy. Không khí thân mật buổi tối giúp tôi bớt ngại ngùng khi lần đầu
tiên bước vào một ngôi nhà ở Sài Gòn.
Anh
dắt vài lần, sau đó tôi tự sang một mình. Nằm viện mãi cũng buồn, tôi lại dậy
chống nạng đến chơi với bọn trẻ. Chúng hỏi tôi những câu trẻ nhỏ vốn hay tò mò.
Câu nào tôi không trả lời được thì cười trừ.
Một
lần chị mang kem cốc ra mời tôi. Tôi xúc một thìa. Kem ngon quá. Tôi định xúc
thêm thìa nữa bỗng giật mình cảnh giác. Lỡ người ta bỏ thuốc độc thì sao. Tôi
nhớ lời thủ trưởng nhắc nhở hôm ở Tuy Hòa. Bây giờ tình hình đang hỗn loạn khó
phân biệt địch ta. Trong lòng tôi xúc động. Trong lòng tôi muốn đón nhận muốn
san sẻ tâm tư nhưng phút chốc ấy đột nhiên tôi thả chiếc thìa xuống bên cạnh cốc
kem rồi từ tốn nói với chị em ăn thế đủ rồi. Vị kem lạnh lần đầu tiên nếm thử
thấm lưỡi tôi tới ngày hôm nay.
Chị
Hai – chị gái của anh chị lần đầu tiên gặp tôi đã trò chuyện như quen thân từ
lâu rồi. Có lẽ anh chị đã nói sơ qua về tôi cho chị biết.
Chị
Hai hỏi tôi ngoài Bắc cung cách làm ăn kinh tế ra sao. Họ cũng là dân Bắc nhưng
di cư vào Nam năm 1954. Tôi trả lời rằng chúng tôi làm ruộng, thành lập tổ hợp
tác xã. Chị chăm chú lắng nghe tôi nói. Tôi mặc cảm bệnh tật nhưng trong lòng
kiêu hãnh là anh bộ đội giải phóng. Tôi trả lời rành rẽ những thắc mắc của chị
về bà con ngoài Bắc.
Ngoài
Bắc làm ăn theo kiểu gì là câu tôi được nghe những người Sài Gòn hỏi thêm nhiều
lần sau đó nữa. Một người phụ nữ đã chê cười khi nghe tôi nói ngoài quê mình
làm ăn theo cung cách hợp tác xã.
“Chú
này, nếu làm như vậy thì đầu óc con người ta ngày càng ngu đi nhỉ”. Tôi nóng mặt
vì tự ái. Tôi điềm đạm trả lời: “Cái đó là tùy suy nghĩ của chị thôi. Ngu hay
không là tự cá nhân đó phát triển hay không”.
Chị
tiếp tục: “Đó là chú bảo thủ. Riêng quan điểm tôi cách thức làm ăn như vậy là
không tự do phát triển. Đợi đội trưởng đánh kẻng rồi dân mới cầm cuốc mang cày
đi. Đội trưởng chưa đánh kẻng thì ngồi ở nhà chờ. Ngoài làm ruộng ra không biết
mở rộng ra làm kinh tế thì làm sao phát triển”.
Tôi
kiềm chế. Mình là bộ đội. Họ là dân. Bộ đội với dân như cá với nước, mình phải
giữ lời ăn tiếng nói để đi dân nhớ ở dân thương, dù lý do gì thì gây hiềm khích
là không nên.
Có
chỉ thị các gia đình cán bộ không được ở trong khu vực bệnh viện nữa. Gia đình
bác sĩ Lân đi tìm mua nhà ngoài phố. Anh bảo tôi cùng đi xem một ngôi nhà dự
tính sẽ mua. Tôi nói, anh tin tưởng, tôn trọng thì nói thế chứ em ở quê vào rừng
đánh trận rồi trên rừng về đây biết gì chuyện mua bán.
Chị
thuyết phục tôi đi cùng anh. Chị nói có tôi đi cùng anh chị mới yên tâm.
Thật
sao, có tôi đi cùng anh chị mới yên tâm? Tôi cảm thấy sự khách sáo trong câu chị
nói. Tôi đang buồn, được đi ra ngoài thì vui. Đây cũng là dịp được thăm thú Sài
Gòn.
Ngôi
nhà hai tầng khang trang lộng lẫy. Vừa đặt chân vào tôi thấy choáng ngợp. Đây
là phòng khách, đây phòng ngủ, đây phòng bếp, đây phòng vệ sinh. Tôi đi theo
anh chỉ dẫn. Hôm ở Tây Nguyên học về chính trị chúng tôi đã được cho biết rằng
trong Sài Gòn làm nhà cao tầng vì đất chật hẹp chứ không rộng rãi như ngoài ta.
Trong kia hào nhoáng giàu có là vẻ bên ngoài. Vẻ hào nhoáng đó là do đế quốc Mỹ
đầu tư. Tôi nghĩ tới lời cảnh tỉnh đó nên nhanh chóng lấy lại sự thăng bằng.
Anh nói giá nhà là bao nhiêu cây vàng gì đó rồi hỏi ý kiến tôi ra sao. Tôi trả
lời thật bình thản, ngôi nhà này cũng tuyệt vời đấy, có ưu điểm gần bệnh viện
anh đi làm.
Mấy
hôm nay bác sĩ Lân trầm ngâm, buồn bã. Anh đến giường bệnh tôi ngồi. Hai chúng
tôi đi dạo quanh khuôn viên bệnh viện.
–
Anh nghe đài thành phố nói liên tục không?
–
Tôi có nghe liên tục.
–
Anh sĩ quan quân hàm đại úy anh phải chấp hành. Anh nên ra đăng ký tại phường.
Người ta yêu cầu anh làm đơn gì anh làm nấy, yêu cầu anh đăng ký tên tuổi thế
nào anh cứ làm như thế. Anh là bác sĩ quân y. Anh chữa bệnh cho quân nhân.
Không việc gì phải sợ. Học tập cải tạo vài năm anh về.
Ngày
tôi ra viện chị Sâm đưa một túi bánh kẹo, thuốc lá đến chia tay tôi.
Cảm
ơn gia đình chị. Em chỉ xin một gói kẹo và một gói thuốc mang về làm quà anh em
ở đơn vị. Còn lại em xin phép không nhận. Bọn em đời lính không được dùng những
khoản này. Em mang về rồi đơn vị họ cho rằng em lấy khi đang đánh nhau. Đó
chính là chiến lợi phẩm. Mà là chiến lợi phẩm thì thuộc vào mồ hôi xương máu của
đồng đội đã ngã xuống. Quan điểm chúng em dùng những thứ này là có tội với đồng
đội. Nếu chị có lòng thì đợi khi ra quân chị cho bao nhiêu em cũng lấy.
Tôi
về Tây Nguyên nhận được thư chị. Chị hỏi thăm vết thương tôi thế nào rồi, đã về
Bắc chưa, bọn trẻ và chị Hai ở đây luôn nhắc tới tôi và mong sớm có ngày gặp lại.
Cuối thư chị báo tin anh Lân nghe lời tôi đã ra phường đăng ký và hiện đang đi
học tập cải tạo.
Tôi
chưa kịp viết thư trả lời thì chục ngày sau nhận tiếp được lá thư nữa. Chị cho
tôi địa chỉ nơi anh đang học tập cải tạo, mong tôi viết thư động viên anh.
Lá
thư tiếp nữa. Tôi nghĩ ra từng lời thật mạnh mẽ động viên chị. Chị viết thư trả
lời ngay khi nhận được thư tôi. Tôi cảm nhận được cái gì đó gấp gáp mà chị khó
nói ra.
Tôi
chỉ là một thằng lính. Tôi chỉ biết tới vậy thôi. Tôi không muốn chị buồn. Tôi
không biết nói gì. Tôi ngại ngùng. Chị viết thư lên tôi im lặng.
Lá
thư cuối cùng tôi nhận được viết ngày 8 tháng 12 năm 1975.
“Anh
đã đi tập trung cải tạo từ ngày 23/6 đến nay gần sáu tháng chưa được về. Chị vừa
làm việc vừa nuôi các cháu vừa lo không biết sức khỏe anh ra sao. Chị và chị
Hai cứ gầy mòn đi. Tại tính đàn bà hay lo. Vả lại từ trước tới nay sum họp một
nhà quen rồi, bây giờ xa cách không gặp được mặt nhau là chị lo nghĩ liên miên
mất cả ăn ngủ nên gầy mòn chứ chị được biết chính quyền cách mạng khoan hồng,
cho cơ hội cải tạo và lo cho áo cơm đầy đủ chị cũng vững tin.
Gia
đình chị có ông chú ruột hiện là Đảng viên – cán bộ giáo dục, cơ sở hoạt động
cho cách mạng tại Nam Việt Nam từ 1945 tới nay. Anh đã tận tình giúp đỡ cho gia
đình chú trong hai lần bị bắt tù đày Côn Đảo. Chú chị có làm giấy bảo lãnh cho
anh và kêu theo đơn xin của chị có thị thực chính quyền địa phương đầy đủ.
Không biết đơn có được cứu xét hay không mà hai tháng nay chị chưa được thư
anh. Em có thể viết thư thăm anh được không? Nếu được lá thư của em sẽ là nguồn
an ủi lớn cho anh đó.
Các
cháu đi học cả rồi và học giỏi nữa. Các cháu rất nhớ chú Ngọc và mến yêu chúc
chú sớm được sum họp gia đình – cũng như các cháu hằng mong tin ba Lân vậy.
Chị
cầu xin ơn trên cho anh, chị, chị Hai và các cháu sẽ được cùng em họp mặt trong
một bữa cơm gia đình thân thiết.
Chị
Sâm”.
24.
Những
ngày nằm viện mệt mỏi, chán chường. Nhờ quen được gia đình bác sĩ Lân thỉnh thoảng
có người trò chuyện cũng khuây khỏa chút nào. Nhưng đến nhiều tôi cũng ngại.
Phòng
bệnh tôi ở tầng hai. Hàng ngày cứ chống nạng đi từ tầng hai xuống tầng một. Rồi
từ tầng một leo lên tầng hai. Hôm nào khỏe hơn thì mon men ra ngoài cổng viện đứng
nhìn đường phố.
Đường
phố ồn ào nhộn nhịp đối lập với tâm trạng bơ vơ lạc lõng. Bao nhiêu năm xông
pha trận mạc bị thương chân thấp chân cao vẫn lao vào trận địa mà giờ hom hem yếu
ớt. Sức khỏe thế này rồi không biết còn làm được gì nữa.
Nằm
viện một tháng rồi đơn vị không biết. Sau này tôi mới biết đơn vị đã ghi tôi
vào danh sách liệt sĩ. May là họ chưa gửi giấy báo tử về quê. Cuối ngày 29
tháng 4 y tá đại đội và ban chỉ huy đại đội nhìn sắc mặt và thể trạng tôi khi
đưa lên xe người dân đi cấp cứu họ nghĩ rằng tôi không thể qua khỏi. Khi tôi về
đơn vị thì quân trang tôi người ta mang đi. Cuốn sổ giấu trong đáy ba lô mang
theo bên mình hơn bốn năm qua cũng bị lấy mất.
Cùng
phòng bệnh tôi có anh Lạc người Hà Bắc. Anh bị thương đã bình phục nhưng chưa
ra viện. Ngày nào anh cũng đi chơi. Sáng đi tối về. Ra đi tay không nhưng lần
nào về cũng mang theo một túi quà. Anh nói bà con ngoài Bắc của anh trong này
nhiều. Quen người này họ lại giới thiệu anh cho người khác. Anh đến chơi từng
nhà. Tôi chẳng ham quà cáp gì nhưng nhìn anh đi đi về về vui vẻ tôi thèm lắm.
–
Anh cho em đi theo với.
–
Đi làm gì?
–
Ở nhà bồn chồn.
–
Ờ, ngoài cổng viện tao có bà đồng hương.
Anh
dẫn tôi sang bên kia đường. Hai anh em vào một hàng quán ngồi. Chủ quán là bà cụ
nhìn hiền hậu, gần gũi. Anh giới thiệu tôi là bạn điều trị cùng phòng. Ngồi
chơi độ chục phút thấy anh nói nhỏ câu gì đó với bà chủ quán và quay sang bảo
tôi cứ ở đây chơi chờ anh trưa về.
Gọi
là quán nhưng chỉ là bàn ghế đặt ở bên hiên ngôi nhà nhỏ. Trên bàn bày bán một
ít kẹo bánh và trái cây xoài, cóc.
Bà
cụ hỏi chuyện tôi vài ba câu lấy lệ.
Tôi
ngồi lặng lẽ. Nhìn ra đường phố. Thằng Pháp rút về để lại nhiều lợi thế cho thằng
Mỹ. Thằng Mỹ tiếp tục đầu tư tô thắm cho thành phố này ngày thêm hiện đại để
mua chuộc người dân đi theo. Thành phố đẹp nhưng lòng người bị chia cắt. Thật
là buồn và đáng tiếc biết bao. Tôi miên man nghĩ.
Anh
Lạc vẫn chưa về. Tôi ngồi lâu sốt ruột lắm rồi. Nghĩ đi nghĩ lại cũng chẳng có
gì mới mẻ hơn. Tôi muốn về nhưng một mình không dám sang đường. Bước chân tôi
đang run, đường thì đông. Tôi không dám.
–
Anh ơi vào đây.
Một
cô gái ngồi trong nhà, ghé mắt qua cửa sổ vẫy tay tôi. Tôi quay lại. Cô nhìn
tôi cười làm quen.
Bà
chủ quán giới thiệu đó là cháu ngoại bà.
–
Vào đây nói chuyện với em.
Cô
gái bước ra kéo tay tôi đi vào không để cho tôi do dự.
Cô
gái học sắp xong lớp 12.
Em
sống với bà ngoại từ khi hai tuổi. Mẹ ở Đà Nẵng với các em. Ba là sĩ quan Cộng
hòa.
–
Giờ anh ở lại ăn trưa với em và bà. Em nấu cơm xong rồi.
–
Anh không ăn. Anh có tiêu chuẩn cơm trong bệnh viện. Giờ em sắp xếp làm sao đưa
anh sang đường anh về.
–
Em không đưa được. Anh Lạc dặn anh chờ. Em mà tự ý đưa anh về là bị mắng.
Tôi
đành phải nán lại chờ anh Lạc. Rời rạc trả lời từng câu hỏi của em. Cô gái ngay
lần đầu gặp tôi đã cảm mến nhưng vì lúc này tôi mệt quá. Tôi đói hoa mắt.
Đến
một giờ rưỡi chiều anh Lạc mới về. Em dọn cơm ra mâm. Anh Lạc bảo tôi ngồi xuống
ăn nhanh còn về.
“Có
thuốc độc không?”, tôi ghé tai anh Lạc hỏi thầm. “Tầm bậy. Bà già đồng hương.
Bà nhận tao là con tinh thần. Tao ăn đây nhiều bữa rồi”.
Lần
đầu tiên đi ra ngoài bệnh viện. Cô gái xa lạ mềm mỏng thế kia. Tôi dặn mình
không được chủ quan. Nhưng đói quá rồi, tôi đưa bát cho anh Lạc xới cơm.
Hôm
sau tôi lại theo anh Lạc ra quán bà cháu ngồi. Anh Lạc đi, mình tôi ở lại.
Anh
quê ở đâu? Đi lính thế nào? Bao giờ anh về thăm mẹ?
Cô
gái hỏi. Tôi trả lời. Trả lời kỹ càng, chân thật cho đến khi nào cô hết thắc mắc.
–
Anh uống nước nhé?
–
Em gọt xoài cho anh ăn nhé?
Tôi
lắc đầu. Tôi bớt đề phòng rồi nhưng người vẫn đang mệt, không muốn ăn uống gì.
Từ 53 kg tôi lúc này còn 36 kg. Chân tay nổi gân xanh. Đi chống nạng. Ngực quấn
băng. Diễn đạt từng câu chậm chạp.
–
Anh vào giường nằm nghỉ một chút đi.
Tôi
vào giường nằm. Thấy mình yếu đuối như đứa trẻ.
–
Em đọc sách cho anh nghe nhé.
Cô
gái mang sách ra đọc. Một cuốn tiểu thuyết. Tôi nằm mơ màng. Em kéo ghế ngồi
sát bên. Tôi nghe. Chẳng biết em đang đọc gì. Tiếng cô gái Sài Gòn nhỏ nhẹ êm
ru.
–
Em đọc thế này anh có hiểu không?
–
Có. Nhưng em đọc chậm hơn một chút được không.
–
Anh Lạc về rồi. Mai anh ra em đọc tiếp nhé.
Ngày
hôm sau trời mưa tôi không ra. Buổi tối anh Lạc đi chơi về đưa cho tôi một mảnh
giấy. Mày có thư này.
Mảnh
giấy viết một mặt, mặt kia gấp lại thay phong bì thư.
“Anh
thân! Mấy ngày tâm sự với anh cảm thấy rất vui. Hôm nay anh không ra cảm thấy
nhớ. Em mong anh chóng lành bệnh và thường xuyên ra tâm sự để em hiểu được miền
Bắc là thế nào và xã hội chủ nghĩa là thế nào”.
Tôi
đã đỡ mệt, có thể nói chuyện được nhiều hơn mấy hôm trước. Em ngồi bên tôi lắng
nghe như cô học trò ngoan.
Thế
nào là xã hội chủ nghĩa? Xã hội chủ nghĩa là một xã hội do một Đảng lãnh đạo.
Xã hội chủ nghĩa miền Bắc giống như xã hội chủ nghĩa thế giới nói chung. Hiện
nay trên thế giới có 100 nước xã hội chủ nghĩa. Đều là những nước lớn, ví dụ
như Liên Xô, Trung Quốc.
Xã
hội chủ nghĩa miền Bắc cung cách làm ăn như thế nào?
Xã
hội chủ nghĩa có xã, phường, tổ… với những tên gọi khác nhau nhưng đều là những
tổ chức giúp cho chính quyền đứng vững. Xã hội chủ nghĩa ngoài miền Bắc bắt đầu
từ đội sản xuất, sau đó là hợp tác xã sản xuất. Những đội sản xuất tập hợp lại
thành một hợp tác xã. Trong hợp tác xã có hợp tác xã chăn nuôi, hợp tác xã nông
nghiệp, hợp tác xã công nghiệp.
–
Hợp tác xã công nghiệp làm gì?
–
Hợp tác xã công nghiệp ở địa phương anh chưa có. Địa phương anh chưa có nhưng
nơi khác có rồi.
–
Lứa tuổi như bọn em rồi sẽ làm thế nào và được làm gì?
–
Lứa tuổi bọn em học hết cấp ba thì thi vào trung cấp, cao đẳng, đại học theo khả
năng và lựa chọn. Thi đỗ trường nào thì học trường đó. Học xong đi phục vụ đúng
theo nghề mình đã học.
–
Cụ thể giờ em nên làm gì?
–
Em phải phấn đấu vào đoàn thanh niên cộng sản.
–
Đoàn thanh niên cộng sản là thế nào?
–
Đoàn thanh niên cộng sản giống như trong này gọi là đoàn thanh niên cộng hòa.
Là đầu tàu gương mẫu. Ví dụ trong phường ta có 100 hộ. Thành lập ra hai chi
đoàn. Năm mươi người trong một chi đoàn thì chọn ra một người sáng suốt nhất,
nhanh nhẹn nhất, tháo vát nhất làm phân đoàn trưởng. Đoàn viên có nhiệm vụ làm
những việc khó. Xem tổ dân phố cần giúp gì thì giúp.
–
Riêng em cần phải làm gì và được làm gì?
–
Em phải là người tiên phong, gương mẫu. Tình nguyện làm việc khó. Tình nguyện
gánh vác việc gì đó mà xã hội đang cần.
Em
không hỏi nữa. Trầm ngâm một lúc rồi bảo: Em đọc sách cho anh nghe tiếp nhé.
Em
đã nhận một lá thư tôi viết. Em nói chữ tôi viết hơi nhỏ, khó đọc. Nhìn nét chữ
anh em thấy số vất vả. Thư anh viết cũng không được văn chương cho lắm.
Hôm
sau em rủ tôi đi dạo phố.
Đi
với em đằng này một chút. Em chủ động khoác tay tôi.
Ở
ngã ba Gò Vấp có một cửa hàng chụp ảnh. Em kéo tôi vào xem. Em chỉ từng bức ảnh
chụp các đôi lứa treo trên tường.
–
Đẹp không anh?
–
Đẹp.
Chỉ
vào bức ảnh khác.
–
Đẹp không anh?
–
Đẹp.
–
Đẹp không anh?
–
Đẹp.
Chúng
tôi ra khỏi cửa hàng.
–
Đi cùng em lại nhà đứa bạn để mượn sách.
Em
lại khoác tay tôi. Em nói mình giờ chỉ còn người bạn gái thân này.
Ngôi
nhà hai tầng có giàn cây xanh um tùm.
–
Anh ngồi đây chờ em xíu.
Em
leo lên cầu thang ngoài rồi mất hút phía sau. Tôi không biết em đi đâu.
Tôi
ngồi ở ghế chờ ngoài hành lang. Có lẽ đây là sảnh một phòng khách sang trọng.
Phòng khách đóng cửa. Im vắng.
Trời
đột ngột đổ mưa rào. Tiếp theo là những tiếng súng nổ rất gần. Tiếng súng như
phát ra từ con ngõ bên ngoài. Quán tính người lính khiến tôi rùng mình. Tôi
không có súng trong người, sức đang yếu, giờ ai nhảy ra bóp cổ mình cũng không
chống cự được. Tôi bất cẩn quá, mất cảnh giác quá khi đi theo cô gái này tới
đây. Kiểu này lại chết vô danh rồi. Tôi thấy mình thật ngớ ngẩn.
Em
chạy vụt về giữa mưa. Tóc ướt đẫm.
Em
kéo tôi lại cuối hiên nhà rồi ôm chặt tôi.
–
Anh có sợ không?
–
Anh có sợ.
Ngày
mai tôi ra viện. Đơn vị đã biết tôi còn sống.
Tôi
trở về đơn vị tiếp tục nhận nhiệm vụ lên Tây Nguyên chiến đấu với Fulro.
Bà
ngoại nói, cháu đi rồi cố quay trở lại chơi. Quen nhau rồi giờ xa cách buồn.
Em
hỏi khi nào anh trở lại.
Anh
không biết.
Tôi
còn ở Sài Gòn một tháng nữa mới lên Tây Nguyên. Ở cách bệnh viện mười lăm cây số.
Tôi muốn tới thăm em nhưng không đi được. Mỗi tuần chúng tôi chỉ được ra ngoài
một tiếng đồng hồ vào chủ nhật. Nhưng đó không phải là lý do chính. Lý do là
tôi không có xu nào trong người. Không có tiền làm sao dám đi thăm bạn gái.
Tôi
lên Tây Nguyên. Muốn viết thư về cho em nhưng không biết viết thế nào. Chữ tôi
xấu. Không biết cách diễn đạt. Tôi ngại.
Cuối
tháng 12 năm 1975 tôi viết thư nhắn qua chị Sâm nhờ chị hỏi tin về em. Chị Sâm
viết thư lên báo tin cô gái ấy đã đi dạy học tình nguyện ở Tây Ninh. Nơi cô dạy
là một huyện giáp với Campuchia.
Nhận
được tin tôi xót xa. Mỗi ngày tôi lại cầu mong em bình yên. Nhớ lại buổi trò
chuyện hôm nào lòng tôi day dứt.
Cuối
năm 1976 tôi được phép về quê.
Tôi
rời nhà đi chiến trường đã năm năm.
Vườn
hoang, ngôi nhà trống không ọp ẹp. Em gái đi ra Bắc học nghề. Chỉ còn mẹ già yếu
ở một mình. Cảnh nhà thế này sao tôi bỏ mẹ mà đi được. Tôi vào đơn vị làm thủ tục
ra quân. Về nhà chặt tranh tre cuốc xới vườn dựng lại nhà cùng mẹ kiếm bữa ăn
qua ngày.
Những
lá thư của em giờ tôi mới đọc. Em gửi thư về cho tôi qua địa chỉ của mẹ ở quê.
Đêm
khuya mẹ đã ngủ giấc bình yên khi con trai nguyên vẹn trở về. Tôi mở từng lá
thư. Nước mắt tôi chảy tràn. Tuổi trẻ của tôi đâu ai đã cướp đi tuổi trẻ của
tôi.
Sài
Gòn ngày 29.7.1975
Anh
đi ngót hai tuần rồi mà em không nhận được một lá thư.
Em
thiệt là khổ tâm khi gửi thư cho anh mà phải nhờ qua địa chỉ của mẹ anh. Thiệt
là khó khăn cho em quá. Ở hoàn cảnh của em thì anh nghĩ làm sao?
Anh
đang buồn hay đang vui? Buồn hay vui thì cũng quay lại thăm em anh nhé.
Ở
đây em buồn nhiều. Bạn bè chỉ có một đứa bạn gái thân. Gia đình thì bị xuyên tạc.
Tiền bạc eo hẹp. Bà thì ngày càng già yếu.
Em
chán đến độ muốn đi tu để dứt hết mọi khổ tâm. Em tin tưởng phật. Phật cứu rỗi
ta lúc khổ đau.
Khi
em nói chuyện muốn đi tu anh đã khuyên em nên vì gia đình, vì xã hội mà đừng bỏ
hết. Gác hết sự đời mà đi tu thì không tốt. Em quý trọng lời anh vô cùng.
Sài
Gòn ngày 20.8.1975
Tại
sao ba mẹ bỏ rơi em? Vì nghèo quá không nuôi được em hay vì lý do gì khác? Em
có ba mẹ mà không cảm nhận được tình thương yêu của ba mẹ dành cho mình.
Lá
thư thứ hai em viết cho anh. Lá thư trước anh đã nhận được chưa mà sao không hồi
âm cho em. Em lo lắng quá, không biết anh thế nào. Trả lời gấp cho em anh nhé.
Ở
quê anh có mẹ già. Anh thật hạnh phúc khi có mẹ yêu thương. Mẹ đã khóc thương
anh khi anh ở xa làm nhiệm vụ người lính. Giờ anh đã về với mẹ, với làng quê
nghèo khổ nhưng nhiều tình yêu thương.
Em
là con gái thị thành không biết làm ruộng. Gia đình anh có chấp nhận một người
như em không?
Sài
Gòn ngày 15.10.1975
Đây
là lá thư thứ sáu em viết cho anh rồi.
Anh
đã hiểu hoàn cảnh gia đình em. Những lời chê cười, đàm tiếu của thiên hạ không
làm em sợ. Em có làm gì xấu đâu mà phải sợ.
Quen
một người như em anh có sợ bị ảnh hưởng danh dự không? Bạn bè sẽ nghĩ gì và anh
sẽ trả lời với họ ra sao?
Tại
sao em và anh quen nhau? Có phải do chiến tranh mà quen nhau không? Chiến tranh
đã gây tang tóc cho quê hương anh và quê hương em miền Nam. Giữa hai miền Nam Bắc
sau này em mong đừng bao giờ còn cảnh máu thịt tuôn rơi.
Lòng
em xót xa.
Em
biết anh là người tốt. Con người đạo đức không lấy cảnh đau của người khác mà
làm vui cho mình.
Quê
hương thanh bình anh sẽ bớt cực khổ. Mẹ anh sẽ không phải sống cảnh xa con trai
nữa. Những người làng quê anh không còn đau khổ.
Anh
khuyên em tương lai là ở tuổi trẻ nhưng bây giờ em thấy cuộc đời mình vô vị. Em
muốn dứt xã hội. Em muốn tránh xa loài người độc ác.
Sài
Gòn ngày 20.10.1975
Em
muốn báo cho anh một tin vui, là em vừa nhập đoàn thanh nữ sáng nay. Em muốn
gánh vác một phần nào công việc xã hội.
Nhận
được thư lần này anh hãy trả lời gấp cho em nhé.
*
Người
đàn bà trườn bên bờ sông. Người đàn bà chửa với cái bụng kềnh càng. Chị kia sao
vậy. Người đàn bà hành động nhanh hơn. Chị muốn chết sao. Chị đã lăn từ trên bờ
xuống bãi.
Anh
chạy vào nhà mở ba lô lấy tăng võng. Chị đã sổ ra, trên tăng võng vừa trải.
Anh
chặt cây tre làm đòn cáng. Tìm thêm người khiêng mẹ con về trạm xá. Anh mang
tăng võng ướt đẫm màu máu và nước ối ra sông. Tại sao là chuyện như thế này xảy
ra trong buổi sáng anh trở về?
Người
đàn bà từ nơi nào đến không ai hay. Hai ngày sau chị bỏ đi. Đứa con ở lại. Một
người lính nhận làm cha. Bên sông Ngàn Sâu, con lớn lên cùng dân làng.
*
Năm
1982 chú vào Sài Gòn. Chú đến khóm 5 Gò Vấp tìm ngôi nhà cũ. Nhà cũ vẫn ở đó,
chưa thay đổi gì. Bà ngoại đã mất. Cô ấy đi dạy ở Tây Ninh một năm phải về vì chiến
tranh biên giới. Đến năm 1979 có người bảo lãnh cho sang Pháp.
Tiếp
chuyện chú lúc này là người mẹ. Ba của cô vẫn đang ở trại cải tạo Tây Ninh. Chú
xin hỏi có cách gì để liên lạc với cô ấy. Người mẹ nói, không quen nhau nữa thì
thôi, phong tục tâp quán trong này là vậy. Chú ở lại Sài Gòn thêm thời gian nữa
tính kế mưu sinh nhưng không dễ dàng, trở về yên phận làm người nông dân. Nhà
bên sông Ngàn Sâu mỗi năm mấy đợt lũ tràn về.
Chú
không còn nhớ gì nữa. Không còn nhớ được gì nữa. Những lá thư này. Khuôn mặt
ánh mắt này. Chiến trường. Xác chết. Đường số 7.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét