Âm phủ là nơi những linh hồn người chết sẽ đi tới để nhận lấy phán quyết cho những gì mình làm trên dương thế. Những kẻ hành ác, sẽ phải bị tra tấn tàn khốc, chết đi sống lại liên tục, chịu đủ mọi cực hình. Vào thời Tây Tấn, có một người tên Triệu Thái, sau khi chết đi sống lại đã kể lại quá trình ông du ngoạn dưới địa ngục, thậm chí còn được bổ nhiệm làm Thuỷ quan đô đốc.
Triệu
Thái thời Tây Tấn du ngoạn địa ngục, lưu lại lời cảnh tỉnh với thế nhân.
Trải nghiệm chết đi sống lại của Triệu Thái
thời Tây Tấn
Thời Tây Tấn, Triệu Thái người Bối Khâu, Thanh Hà, tự là Văn Hoà,
lúc 35 tuổi đột ngột đau tim mà chết, xác đặt trên mặt đất, nhưng tim vẫn còn
nóng, chân tay vẫn có thể tuỳ ý co duỗi.
Mười ngày sau khi chết, ông đột nhiên tỉnh lại và kể rằng, lúc mới
chết bị hai người áp giải về phía Đông, đi vào một thị trấn tối tăm, đồ sộ hiểm
trở.
Trong thành có hàng ngàn ngôi nhà ngói, thấy nhiều già trẻ nam nữ
đứng xếp thành hàng, có 5, 6 tên sai dịch mặc quần áo màu đen, theo thứ tự phát
cho mỗi người một cái tên, sau khi phân loại xong thì báo cho Phủ quân.
Triệu Thái xếp thứ 30, cùng mấy nghìn người chen chúc bị dẫn vào
địa phủ, Phủ quân uy nghi ngồi đó. Sau khi kiểm duyệt danh sách, Phủ quân liền
để Triệu Thái và mọi người đi về phía Nam vào cánh cửa bên trong.
Bên trong có một người mặc quần áo màu đỏ thẫm ngồi trong phòng
lớn, theo thứ tự gọi mọi người lên trả lời, hỏi rằng: “Lúc sống có phạm tội
gì không? Có làm việc thiện gì không?”.
Đương nhiên địa phủ có phái sứ giả đến nhân gian để ghi chép lại
phần thiện ác của mỗi người, vì vậy không được nói dối, mà phải thành thật. Đến
lượt Triệu Thái trả lời, ông nói: “Phụ thân và huynh của ta lúc làm
quan hưởng hai ngàn bổng lộc, hồi nhỏ ta chỉ ở nhà đọc sách, không làm gì cả,
cũng không phạm tội gì”.
Thế là Triệu Thái được bổ nhiệm làm Thuỷ quan giám, dẫn theo hơn
2000 người mang theo cát sỏi để tu sửa kè, sau đó lại được bổ nhiệm làm Thuỷ
quan đô đốc, phụ trách tuần tra địa ngục và quản lý các sự vụ trong địa ngục.
Cảnh tượng nhìn thấy trong địa ngục
Triệu
Thái đi khắp địa ngục, bắt gặp vô số loại cực hình.
Triệu Thái đi khắp địa ngục, bắt gặp vô số loại cực hình: Có
trường hợp là kim xuyên qua lưỡi, toàn thân chảy máu; có người toàn thân trần
chuồng, đầu tóc rối bù, dắt tay nhau mà đi, còn có người cầm roi đi đằng sau
đốc thúc.
Giường sắt và cột đồng bị lửa đốt phát ra tiếng tí ta tí tách,
những người có tội sẽ bị ép bò lên giường sắt, cơ thể liền bị lửa đốt rất ghê
rợn, nhưng ngay lập tức lại sống trở lại.
Còn có tội nhân bị nhấn chìm trong lò hay vạc nóng, cơ thể tan nát
theo dòng nước sôi. Còn nhìn thấy một cái cây vô cùng cao lớn, thân lá cành cây
đều được tạo thành từ những thanh kiếm, mọi người chà đạp lẫn nhau, giằng co
leo lên, phấn khích vui vẻ như đang trong một cuộc thi, còn thân thể thì bị cắt
thành từng đoạn từng đoạn.
Những người sau khi chịu sự trừng phạt ở địa lao thì sẽ vào thành
để nhận báo ứng. Triệu Thái đi vào trong thành, thấy mấy trăm sai dịch đang xét
duyệt văn thư: kiếp trước giết người thì sẽ bị biến làm côn trùng, sáng sinh
ra, tối chết; kiếp trước kẻ nào làm phường cướp bóc trộm cắp bị biến thành lợn
cừu, mặc người giết hại.
Kiếp trước kẻ nào gian dâm phóng túng bị biến thành chim và thú.
Kiếp trước kẻ nào đặt điều ăn không nói có bị biến thành chim hót tiếng khó
nghe; kẻ nào vay nợ không trả bị biến thành trâu ngựa la lừa mặc người ta bắt
làm việc.
Triệu Thái sau khi xem xong quay về Thuỷ quan đô phủ của ông,
người chủ sự hỏi Triệu Thái phạm tội gì mà lại ở đây? Triệu Thái đáp: “Phụ
thân và huynh đệ ta đều làm quan, mặc dù ta được Hương lý tiến cử làm Hiếu Liêm
(một chế độ tuyển sĩ), nhưng ta không đi nhậm chức, chuyên tâm làm việc thiện,
trước nay chưa từng làm việc ác”.
Người chủ sự nói: “Ngài vô tội, nên mới phái ngài làm Thuỷ
quan đô đốc, nếu không thì ngài chẳng khác gì mấy người trong ngục đó cả”.
Quay lại nhân gian làm người
Triệu Thái hỏi người chủ sự: “Phải sống thế nào thì mới nhận
được báo ứng tốt?”. Người chủ sự nói: “Chỉ có tuân theo Phật pháp,
thành tâm cầu tiến, không làm chuyện xấu, mới có được báo ứng tốt, không chịu
trừng phạt”.
Triệu Thái lại hỏi: “Con người vì không hiểu Phật pháp nên
gây ra tội lỗi, sau khi lĩnh hội được rồi có được xá tội không?”. Chủ sự
trả lời: “Đều có thể được xá tội”. Nói xong, người chủ sự mở sổ mây, tra
thấy Triệu Thái còn có 30 năm dương thọ, liền để Triệu Thái trở lại dương gian.
Lúc chia tay còn dặn dò: “Ngài đã thấy được tình cảnh báo
ứng dưới địa ngục, ngài nên nhắc nhở người trên nhân gian làm việc tốt. Thiện
ác luôn gắn liền với con người, cũng giống như cái bóng và âm thanh vọng lại,
liệu có thể không dè chừng?”.
Triệu Thái sau khi sống lại đã đích thân ghi chép lại trải nghiệm
này, lúc đó là vào thời Tây Tấn, năm Vũ Đế Thái Thuỷ thứ 5, ngày 30 tháng 7
(năm 269)
Trải nghiệm của Triệu Thái thời Tây Tấn thực ra không có gì là lạ,
đó chính là trải nghiệm cận tử (Near-death experience, viết tắt NDE) mà ngày
nay nói đến, những người này khi đã lâm vào trạng thái tử vong, có thể thấy
được thiên đường, địa ngục, hoặc người thân đã mất, và xem lại cuộc đời trước
đó.
Khi họ sống lại làm người thì đều có những thay đổi giống nhau:
đều có một sự diễn giải mới về cuộc sống, nỗ lực trở thành người tốt. Nhiều
trường hợp về cận tử đã được ghi chép từ xưa và ngày nay, thử hỏi, liệu bạn còn
không tin vào sự tồn tại của báo ứng và địa ngục?
(Trích “Thái bình quảng ký – Sống lại”)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét