Bốn câu chuyện từ Thái Bình Quảng Ký
1. Đức Ngôn kính sư
Thời Đường có một học giả tên là Tiêu Đức
Ngôn. Mỗi khi học Ngũ Thư, ông luôn rửa tay, mặc quần áo trang trọng,
và sau đó ngồi với tư thế rất nghiêm trang. Vợ ông hỏi:
“Ông không mệt khi đọc như thế này à?”
Ông nói: “Chúng ta phải thể hiện lòng kính trọng với những bậc thầy đi trước.
Làm sao chúng ta có thể phàn nàn mệt mỏi được chứ?”
2. Sở Kim và Việt Thạch tiến cử nhau
Vào thời Đường, có hai nho sinh là
Trương Sở Kim và Việt Thạch ở cùng một khu vực đã cùng thi tuyển hương cống tiến
sỹ. Sau kỳ thi, viên quan địa phương đã quyết định chọn Sở Kim, không chọn Việt
Thạch. Sở Kim biết được và đã đi gặp vị quan. Anh nói: “Dựa trên tuổi tác, Việt
Thạch lớn tuổi hơn tôi; nếu dựa trên khả năng, Việt Thạch giỏi hơn tôi. Vì thế
tôi kính mong ngài đừng chọn tôi.”
Việt Thạch nghe điều này và đã kiên quyết
từ chối vị trí của Sở Kim. Vào lúc đó, viên quan địa phương đứng đầu là Lý
Tích. Ông đã nghe điều hai nho sinh nói và đã ca ngợi họ: “Mong muốn của những
nho sinh bình thường là được chọn, nhưng hai nho sinh này lại có thể nhường cho
nhau.” Cuối cùng, ông quyết định chọn cả hai làm Tiến sỹ.
Chấp Dị dùng
tiền của mình giúp đỡ người khác
Hùng Chấp Dị đang trên đường đến kinh
thành để tham gia kỳ thi của triều đình. Mùa thu năm đó ông đến Đồng Quan, và
trời đổ mưa hơn một tháng. Ông không thể đi tiếp và phải ở tại một nhà trọ. Một
ngày kia ông nghe tiếng thở dài liên tục của người đàn ông phòng kế bên. Hùng
Chấp Dị liền đi ra để xem có gì không ổn.
Người đó nói: “Tôi tên Phiền Trạch, từng
làm huyện lệnh ở huyện Nghiêu Sơn. Tôi đang đến kinh thành để tham dự kỳ thi của
triều đình. Khi đến đây, ngựa của tôi bị chết và tiền cũng tiêu hết sạch. Tôi
không cách nào đến được kinh thành”.
Hùng Chấp Dị đã không ngần ngại đưa ngựa
và tất cả tiền bạc của mình cho Phiền Trạch. Ông đã không tham dự kỳ thi vào
năm đó, nhưng Phiền Trạch đã đến kịp thời, tham dự kỳ thi và được đậu.
Hùng Chấp Dị được ca ngợi rằng:
“Tham gia khoa cử, mong được cống hiến
Thấy người gặp nạn, dốc hết túi tiền
Quên mình giúp người, xứng đáng ngợi khen
Thiên địa vô tư, tất được đáp đền”.
Lý Ước tận lực
làm tròn lời hứa
Lý Ước là con trai của Khiên Công, làm
chức quan Binh bộ viên ngoại. Ông có một trí tuệ rất xuất sắc. Một lần nọ ông
ngồi thuyền chơi trên sông. Một thương nhân họ Hồ cũng đang đi cùng dòng với
ông lúc đó.
Ông Hồ bị trở bệnh nặng và đã mời Lý Ước
qua thuyền của mình. Ông đã phó thác hai cô con gái xinh đẹp cho Lý Ước. Ông
cũng trao cho Lý Ước một viên minh châu và giao phó nhiều thứ cùng một lượng lớn
tiền cho Lý Ước. Sau khi ông Hồ qua đời, Lý Ước đã giao hàng vạn quan tiền cho
quan phủ. Ông cũng tìm những người chồng tốt cho hai cô con gái và sắp xếp hôn
sự cho họ.
Lúc đó trước khi chết, ông Hồ đã nhờ Lý
Ước đặt viên minh châu vào miệng của mình để mai táng. Không ai biết điều này.
Sau này khi người nhà ông Hồ đến để thanh lý tài sản của ông, họ đã nhờ quan phủ
mở quan tài và thấy rằng viên dạ minh châu vẫn còn ở đó. Việc Lý Ước đã giúp đỡ
nhiều người như vậy, còn có rất nhiều việc mà người khác không biết.
Đức hạnh của Lý Ước được ca ngợi là:
“Nhận lời ủy thác, tận lực thi hành
Tìm chồng cho con, nghĩa trọng tài khinh
Làm tròn lời hứa, nêu cao đức hạnh
Đạo đức sáng ngời, hơn cả minh châu”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét